Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Phong Tục Xã Hội p3 : Khoa cử-Y Dược

XIV.   KHOA CỬ


Nước ta từ đời nhà Lý mới có khoa cử. Xét trong sử ký; năm Thái Bình thứ tư đời vua Thánh Tôn (1075), mới bắt đầu mở khoa thi ba kỳ, kén lấy người minh kinh bác học. Sau lại mở ra khoa văn học. Đến thời vua Anh Tôn mở khoa thi thái học sinh, hỏi việc chính trị, ai đỗ thì dùng làm quan; vua Nhân Tôn mở khoa lại điển, thi hành luật thư toán, ai đỗ thì bổ làm ty thuộc.
Qua sang nhà Trần, năm Thiên ứng chính binh thứ tư đời vua Thái Tôn (1232), thi thái học sinh mới chia ra làm ba hạng, gọi là nhất giáp, nhị giáp, tam giáp, năm thứ 16 (1244) lại định lệ nhất giáp, chia làm ba bậc: bậc thứ nhất là Trạng nguyên, bậc thứ nhì là Bảng nhỡn, bậc thứ ba là Thám hoa. Người xứ Bắc kỳ đỗ đầu thì gọi là Kinh trạng nguyên, người Thanh, Nghệ đỗ đầu thì gọi là Trại trạng nguyên.
Đến năm Hưng Long thứ 12 đời vua Anh Tôn (1311) đổi phép thi lại mà chia làm bốn kỳ: kỳ thứ nhất ám tả, kỳ thứ nhì thi kinh nghĩa thơ phú, kỳ thứ ba thi chiếu biếu, kỳ thứ tư thi văn sách.
Năm Long Khánh thứ hai đời vua Duệ Tôn (1370), đổi tên Thái học sinh gọi là Tiến sĩ. Trạng nguyên, Bảng nhỡn, Thám hoa, Hoàng giáp thì gọi là tiến sĩ cập đệ, còn dưới nữa thì gọi là tiến sĩ đồng cập đệ. Lại mở ra khoa thi hương, ai đỗ thì gọi là Cử nhân. Đỗ cử nhân mới được dự thi hội.
Qua sang nhà Lê, năm Thiệu Bình thứ sáu đời vua Thái Tôn (1438) đổi lại phép thi, cứ ba năm mở một khóa. Thi hương rồi thì thi hội, thi đình, ai đỗ đình mới định hơn kém mà chia làm tam giáp. Năm Đại bảo thứ ba, mới bắt đầu khắc bia tiến sĩ mà dựng trong nhà Thái học (tức ở đền Giám bây giờ). Năm Quang Thuận thứ 7 đời vua Thánh Tôn (1467), mới định lệ đỗ tiến sĩ được truyền loa và được vinh qui; năm Hồng Đức thứ hai mươi bốn (1486) thì định lệ ban yến cho tiến sĩ và ban thưởng áo mũ. Bây giờ đỗ tiến sĩ thực là vinh dự vô cùng. Còn thi hương chia làm hai hạng, ai đỗ hạng cao gọi là hương cống, đỗ hạng tháp gọi là sinh đồ.
Cách thức thi hương bản triều
Quốc triều ta, từ năm Minh Mệnh thứ sáu, định lệ cứ năm Tị, Ngọ, Mẹo, Dậu thì mở khoa thi hương. Thừa Thiên, Gia định, Nghệ An thi về tháng bảy, Thanh Hóa, Nam Định, Bắc Thành (Hà Nội) thi về tháng chín.
Năm Đồng Khánh nguyên niên thì tràng Hà Nội, tràng Nam Định họp lại làm một mà gọi là tràng Hà Nam.
Đại để phép thi của ta, cứ năm nào đến khoá thi thì quan Đốc học các tỉnh phải sát hạch học trò, ai đỗ hạch mới được đi thi. Gần đến tháng thi học trò đỗ hạch và những tú, ấm phải nộp quyển trước cho quan Đốc học biên bản hạt mỗi người nộp ba quyển, mỗi quyển độ một, hai chục tờ, đóng bằng giấy thi, mặt quyển đề họ, tên, niên canh, quán chỉ và phải khai họ tên, nghề nghiệp tổ phụ tam đại nhà mình. Quan Đốc sai lễ sinh thâu quyển rồi đóng hòm tử tế, làm danh sách đợi đến ngày thi thì đem nộp cho quan trường.
Quan trường thì do tự bộ cử ra một ông Chánh chủ khảo, một ông phó chủ khảo, còn mấy ông giám khảo, đề điệu, phân khảo, phúc khảo, sơ khảo thì tùy tràng to nhỏ mà cử nhiều hoặc ít. Chánh, phó chủ khảo giữ quyển ra đầu bài, chấm quyển lần sau cùng và lấy người đỗ. Phân khảo có quyền xét lại những quyển hỏng. Giám, Sơ, Phúc thì chỉ được phép chấm quyển ba lần trước mà thôi. Đề điệu, giám sát thì coi về việc giữ quyển và kiểm xét sự gian phi của quan trường và của học trò. Lại phải vài chục người lại phòng để coi nhận quyển, làm sổ sách viết bản v.v...
Trứớc hôm thi vài ngày, các quan trường vào tràng thi gọi là ngày tiến trường. Tiến trường rồi thì bốn mặt trường có lính canh giữ nghiêm cẩn, cấm không ai được tự nhiên ra vào nữa.
Hôm học trò vào trường thì chia làm bốn vị hoặc tám vị, mỗi vị có một cửa, ai vào cửa nào, quan trường phải yết bảng trước cho học trò biết.
Học trò mỗi người vác một bộ lều chiếu, cổ đeo ống quyến, bầu nước, vai đeo một cái tráp chứa đồ ăn thức dùng, phải chực sẵn ở ngoài cửa trường từ đêm.
Tan ba hồi trống thì quan trường chia nhau, mỗi ông võng lọng ra một cửa: quan chánh ra cửa giáp, quan phó ra cửa ất, quan phân, quan giám ra hai cửa tả hữu, mỗi cửa đốt hai cây đình liệu sáng rực trời, quan trường áo mũ đai mãng ngồi trên ghế chéo, sai lại phòng xưống danh giao quyển cho học trò vào trường.
Học trò vào đông đủ đóng lều đâu đầy, sáng rõ thì có đầu bài. Học trò phải tĩnh túc mà làm văn. Đến trưa phải đem quyển vào nhà thập đạo lấy dấu nhật trung. Tối làm văn xong thì nộp quyển. Bấy giờ quan trường hội ở nhà thập đạo, học trò nộp quyển rồi thì cứ do cửa tiền mà ra.
Kỳ đệ nhất thi bảy bài kinh nghĩa, ai muốn làm mấy bài cũng được, nhưng ít nhất cũng phải làm một bài kinh và một bài truyện. Kỳ đệ nhị một bài thơ thất ngôn và một bài phú độ sáu, bảy vần. Kỳ đệ tam một bài văn sách, hỏi độ năm, sáu câu cổ và một câu kim. Ai đậu kỳ thứ nhất mới được vào kỳ thứ nhì, đậu kỳ thứ nhì mới được vào kỳ thứ ba. Trong ba kỳ đều thông cả, ai có ưu, bình thì mới được dự vào kỳ phúc hạch. Mỗi kỳ vào đều có bảng yết ngoài cửa trường. Người được vào phúc hạch, phải nộp thêm một quyển để hôm sau vào trường.
Kỳ phúc hạch phải làm bài kinh nghĩa, bài phú độ hai, ba vần và một, hai câu văn sách, gọi là lược bị. Quan trường soát cả trong bốn kỳ, rồi phân thứ bậc mà lấy người đỗ, văn tốt lấy lên hạng cử nhân, văn làm thường lấy vào hạng tú tài.
Đến hôm treo bảng, xướng hồi danh thì các quan trường áo mũ cân đai ngồi sắp hàng trên ghế chéo ở trước cửa Tiền, cho lính truyền loa mà xướng từng tên ngươi đỗ cử nhân vào ngồi sắp dãy trước nhà thập đạo, rồi ban thưởng cho mỗi ông tân khoa một bộ áo mũ, một cái lọng xanh. Các tân khoa lãnh áo mũ rồi theo cả các quan trường đến đền kính thiên bái mạng, nghĩa là lạy tạ ơn vua. Đoạn rồi theo các quan về dinh quan tỉnh ăn yến. Hôm sau các tân khoa lại rủ nhau đi tham yết các quan tỉnh. Quan tỉnh hoặc thưởng riêng cho các tân khoa thức gì, hoặc quan trên diễn thuyết một bài khuyên các tân khoa. Các việc đó tùy ý quan trên, không có lệ nào.
Trong khi ăn yến. các tân khoa trao lẫn cho nhau mỗi người một cánh danh thiếp, nghĩa là trong hội đồng canh, thông tính danh cho được biết nhau. Ông đỗ thủ khoa phải tặng chung cả bạn đồng canh một bài thơ, trong thơ thì đại để bài nào cũng kể lể sự vinh hạnh rồi kết ý khuyên nhau phải giữ trung nghĩa để báo đáp ơn cao sâu của vua.
Cách thức thi hội bản triều
Năm Minh Mệnh thứ sáu, định lệ cứ năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì mở khoa thi hội, và thi về tháng ba.
Thi hội, có một chánh chủ khảo, một phó chủ khảo, hai tri công cử, hai Đề điệu, sáu đồng khảo để coi việc ra đầu bài, chấm quyển, vài bốn tuần sát để coi việc giữ gian; và bốn mươi thơ lại để coi việc sổ sách, viết quyển, viết bảng v.v...   '
Các cử nhân giám sinh, giáo thụ, huân đạo, và tú tài ấm sinh tình nguyện ứng thi, đều được phép đi thi hội.
Thi hội chia làm bốn kỳ: kỳ đệ nhất ít ra phải làm bài kinh nghĩa; kỳ đệ nhị chiếu, biếu, luận; kỳ đệ tam một bài thơ ngũ ngôn mười sáu câu, một bài phú độ tám vần; kỳ đệ tứ một bài văn sách. Trong hai kỳ phải một kỳ bất cập phân thi hỏng; trong bốn kỳ được tám phân trở lên mới là trúng cách. 
Hội thi trúng cách rồi mới được vào đình thí. Đình thí chỉ đối sách một bài rất dài. Quan trường hội đồng xét văn rồi đứng lên Ngự lãm, quyển nào nhiều phân số lấy vào hạng tiến sĩ, còn ít phân số thì cho vào hạng phó bảng.
Ngày xướng danh gọi là ngày truyền lô. Hôm đó, bầy nghi vệ đại triều ở đền Thái Hòa, các quan mặc đồ triều phục chia ban đứng chầu, phụng Hoàng thượng ra ngự điện, rồi quan Khâm mạng tâu lại việc thi, quan Giám thị thì triệu các tân khoa tiến sĩ vào nhà công văn, phụng mệnh vua, mà ban thưởng mỗi người một bộ áo mũ. Các tiến sĩ quỳ lãnh rồi, quan Lễ bộ dẫn vào quỳ sắp hàng trước sân rồng, rồi quan truyền lô cầm sổ theo thứ tự mà xướng danh. Đâu đấy mới treo bảng ở trước lầu phú văn ba ngày.
Sau khi ra bảng, ban ăn yến tại dinh Lễ bộ và ban cho mỗi người một cành kim trâm. Sáng hôm ấy, các quan trường và các tân khoa tiến sĩ mặc đồ triều phục, lễ vọng tạ ơn ban yến. Ăn yến đoạn mỗi ông tân khoa phải dâng một bài biểu tạ ơn.
Quan lễ bộ lại dẫn các quan giám thị và các ông tân khoa vào vườn Ngự uyển xem hoa, mỗi người đều mặc đồ triều phục, cưỡi ngựa che lọng, xem hoa xong thì ra từ cửa thành đông mà đi xem các phố xá.
Còn dựng bia thì cũng theo như cách nhà Lê.
Năm Thành Thái thứ mười tám (1906) nhà nước bảo hộ nghị định cải lương lại phép học phép thi, thi từ khảo hạch cho đến thi hương, thi hội đều có thay đổi ít nhiều. Thi hương kỳ thứ nhất bổ kinh nghĩa, mà làm năm đạo văn sách; kỳ thứ nhì làm hai bài luận chữ nho, kỳ thứ ba làm một bài luận quốc ngữ và dịch một bài chữ Pháp ra quốc ngữ; kỳ phúc hạch làm văn lược bị, nghĩa là đủ các văn thể ba kỳ trước mà mỗi bài làm ít câu mà thôi. Phép thi hội cũng còn tương tự như phép thi hương, đợi khi nào lối tân học thịnh hành, sẽ lại cải định.
Mỗi khoa thi có quan Toàn quyền hoặc quan Thông sứ vào trường diễn thuyết một bài để khuyên học trò. Còn cách thức ban ơn cho tiến sĩ cử nhân thì vẫn như trước.

Xưa nay lối khoa cử của ta là một con đường cho bọn sĩ phu. Sĩ phu có do con đường ấy xuất thân mới là chính đồ, mà sự vinh hạnh về sau cũng bởi đó mà ra cả. Bởi vậy nhân tâm nước mình say mê bia đá bảng vàng, cố sức mà dùi mài truyện hiền kinh thánh, có người đầu bạc mà vẫn chịu khó đeo bộ lều chiếu để đua ganh vối bọn thiếu niên. Mà rút lại thì có gì đâu, học cũng chẳng qua là học văn chương, thì cũng chẳng qua là thi văn chương. Ai may ra hiển đạt, cũng phải nhờ có tài trí riêng mới chuyên vận được việc đời. Chớ như chuyện một lối văn chương, có mấy khi mà nên được việc. Vậy mà ta mê mẩn mấy trăm năm nay, vẫn chưa tỉnh hết.
Nhà nước gần đây cải lương lại phép thi, bỏ bớt lối hư văn mà thay đổi lối thực học. Hiềm các vị tân học chưa được thịnh hành mà tục cựu nhiễm của ta thì chưa gột hết cho nên cách thi cử cũng chưa theo ngay được lối văn minh. Thiết tưởng làm sao cũng phải có một phen đổi hết cách cũ mà dùng toàn cách mới có ngày mong đến được cõi tân hóa. Xem như các nước bên Á Đông ta, như nước Tàu, Nhật, trước cũng thi cử như ta, mà họ bỏ đi đã lâu rồi. Duy ta còn khăng khăng giữ mãi, không biết bao giờ mới đổi được

XV.   VÕ NGHỆ


Võ nghệ của ta cũng có nhiều cách, nhưng có mấy lối thường dùng nói qua sau này:
1.   Tập xách nặng - Dùng một hòn đá hoặc quả chì nặng độ năm, sáu chục cân, khi tập giơ lên nhắc xuống cho cứng gân xương, tập được rồi lại lần lần dùng quả nặng hơn mà tập.
2.   Tập đu - Kiếm cành cây nào dễ vin, hoặc trồng cột bắc giá, mỗi ngày thong thả đánh đu một vài dạo. Hai tay vịn cành cây hoặc giá đu từ từ mà đưa mình lên và hạ mình xuông độ năm, sáu lần, hễ đưa được thẳng cánh tay đem đầu gối lên sát cành cây hoặc giá đu thì mới được và lại tập lộn mình trên giá cho dẻo gân xương.
3.   Luyện chân tay - Trước hết dùng một thùng thóc, mỗi ngày giương thẳng hai bàn tay mà đâm xỉa vào thóc, lâu rồi gân tay rắn chắc, có thế đâm thủng được cây chuối. Luyện chân thì tập đá vào cây chuối, đá mãi thành chai, có thể đá vào tường gạch cũng không biết đau.
4.   Tập nhảy - Kiếm một chỗ gò thấp, mỗi ngày tập nhảy. Thoạt tiên bỏ đầy cát vào hai ống quần, buộc lại mà nhảy. Trước nhảy còn nặng sau dần dần quen mà nhẹ đi. Đến lúc tập được bỏ hết cát đi, thì nhảy nhẹ mình lắm, có thể cao tới mái nhà cũng nhảy được.
5.   Tập côn, tập đâu rồi tập khiên mộc, tập múa đại đao - Mỗi cách đã có một bài dạy, khi động, khi tĩnh, khi lên khi lui, khi múa mình khi nhảy nhót, đều có phép cả. Thầy dạy võ cầm mõ làm hiệu, học trò nghe theo tiếng mõ mà đi bài.
Trong khi tập thường phải ăn cháo cho nhẹ người dễ tập. Nếu lúc mới tập mà đau gân xương thì nấu nước lá tre mà xông mình hoặc uống thì khỏi và lại khỏe thêm ra nữa.
Võ kinh của ta thì chẳng qua chỉ những cách xem giờ, kén ngày, coi thiên văn, xét địa lý, tính nhâm độn và các phép huyền ảo v.v...
Còn phép thi võ về những triều trước, thì không rõ thế nào. Duy bốn triều ta, từ năm Minh Mạng thứ mười bảy, mới mở khoa thi võ ở Thừa Thiên, sau lại mở thêm trường thi ở Hà Nội và ở Thanh Hóa. Năm Thiệu Trị thứ năm, nghị định cứ năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì mở khoa võ hương thứ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì mở khoa võ hội thí. Cứ thi văn chương thì kế đến thi võ.
Cách thức thi chia làm ba kỳ:
Kỳ thứ nhất xách tạ. Quả tạ đúc bằng chì, nặng một trăm hai chục cân An Nam. Hai tay mỗi bên xách một quả, đi được mười sáu trượng (mỗi trượng vào bốn thước tây, mười sáu trượng thành ra sáu mươi bốn thước tây) trở ra; hoặc xách một tay một quả, đi được ba mươi hai trượng trở ra thì là ưu hạng, xách hai quả đi được mười hai trượng trở ra, xách một quả đi được hai mươi bốn trượng trở ra thì là bình hạng, xách hai quả đi được tám trượng trở ra, xách một quả đi được mười sáu trượng trở ra thì là thứ hạng. Không được như số ây là liệt hạng.
Kỳ thứ hai thi múa côn sang. (Thời Minh Mạng kỳ này thi múa côn đánh quyền, và đấu gươm mộc, đến thời Thiệu Trị mới đổi cách này). Côn sắt nặng 30 cân, chia ba cầm một phần côn, vừa đi vừa múa và làm bộ nhảy nhót, đâm đánh, hễ đi được ngoài sáu chục trượng là ưu hạng, ngoài năm chục trượng là bình hạng, ngoài bốn chục trượng là thứ hạng, không đầy số ấy là liệt hạng.
Ngọn sang (ngọn giáo) dài bảy thước bảy tấc An Nam, người thi một tay cầm đốc sang, một tay cầm giữa khúc, đứng cách người bù nhìn ba trượng, múa may nhảy nhót ba, bốn bước, rồi mắt nhìn cho kỹ, chạy tuột đến đâm giữa rốn bù nhìn. Hễ đâm trúng mà suốt mũi sang thì là ưu hạng, trúng không là bỉnh hạng, trúng sượt qua là thứ hạng, không trúng là liệt hạng.
Kỳ thứ ba thì bắn súng hiệp. Đứng cách xa chỗ ụ bắn hai chục trượng năm thước, bắn sáu phát súng, hễ hai phát trúng đích, một phát trúng vành tròn, ba phát trúng ụ đất là Ưu hạng; một phát trúng đích, một phát trúng vành tròn, bôn phát trúng ụ đất là bình hạng-, hai phát trúng vành tròn, bốn phát trúng ụ đất là thứ hạng; sáu phát không trúng cả, hoặc trúng đích được một phát đều là liệt hạng.
Quán cả ba kỳ, hễ ai có ưu bình thì lấy đỗ vào hạng võ cử nhân, toàn một hạng thứ thì lấy đỗ vào hạng võ tú tài. Kỳ phúc hạch hỏii vài ba câu võ kinh, tùy văn lý mà chia thứ bậc trên dưới.
Phép thi hội cũng y như phép thi hương, duy mỗi kỳ phải nặng hơn thi hương một chút. Ví như thi hương quả tạ nặng một trăm mười cân thì thi hội phải nặng một trăm hai mươi cân, thi hương đi mười sáu trượng thì thi hội phải đi hai mươi trượng. Thi trúng đủ ba kỳ cho vào hạng trúng cách. Kỳ đình thi ai biết chữ thì vào, không biết chữ xin thôi cũng được.
Đình thi hỏi một bài đại nghĩa trong võ kinh, một vài điều yếu lược về phép dùng binh của danh tướng lịch triều và một vài điều thời sự. Xét văn lý hơn kém thế nào rồi định phân số. Hễ có phân số thì lấy đỗ vào hạng võ tiến sĩ, ban áo mũ cờ biển, cho vinh qui cũng như tiến sĩ thi văn. Ai không được phân số nào, hoặc chỉ trúng hội thi mà không vào đình thi thì cho đỗ vào hạng phó bảng.

Văn võ bao giờ cũng phải dùng cả đôi đường, chớ không bỏ đường nào được. Có văn thì mới gây dựng nên mớì thái bình, mà có võ thì mới dẹp yên được những lúc nguy biến. Vì thế nước ta xưa kia, đã có thi văn thì tất phải thi võ, tuy những lúc bình thời không cần đến ngọn giáo mũi gươm mà vẫn không bỏ được.
Song mỗi thời một khác, khi xưa làm đến việc chiến trận, hai bên còn đấu quân đấu tướng, còn dùng đến kiếm kích qua mâu, còn phải đợi đến người sức hùm tay vượn, mới quyết được thắng bại ở nơi chiến trường, chớ bây giò chỉ quyết được thua bằng trí khôn, bằng tiền của, bằng quân khí gớm ghê, dẫu có tài nhất nhẫn địch vạn như Triệu Tử Long, có sức giang đỉnh bạt sơn như Sở Hạng Võ so với thời này chắc cung không đứng vững được với một trái đạn. Vậy thì võ nghệ ngày xưa, thực là vô dụng cho đời nay lắm.
Ta lại phải một điều nữa là văn võ chia ra làm đôi đường. Người thông thái biết chữ thì thường sức yếu như sên có khi gió mạnh phải ngã, mà người có luyện tập gân cốt, mạnh mẽ hơn người thì thường dốt đặc cán mai, một chữ chi chẳng biết. Ấy đều là cách giáo dục của ta chưa được hoàn toàn.: Từ khi nhà nước bảo hộ bỏ cách thi võ, dẫu không cần gì phép võ của ta, nhưng trong cách giáo dục, có riêng một khoa thế thao thì chẳng khác gì dạy ta phép võ mà phép võ ấy mới là có ích, nghĩa là võ không cần phải đánh nhau với ai, chỉ cốt luyện tập cho nên người khỏe mạnh để giúp thêm cho tri thức đặng mà gánh vác mọi việc đòi.

XVI.   NGHỀ LÀM RUỘNG


Nước ta là một nước Nông quốc, nghĩa là lấy việc làm ruộng làm gốc sinh nhai. Nguyên địa thế nước ta, có hai đại bình nguyên ở rải theo hai dọc sông cửu Long Giang và sông Nhĩ Hà. Đất tốt màu mỡ, lại ở về nhiệt đới, cây cối dễ mọc, mà người thì ít đất thì nhiều, cho nên xưa nay chỉ lấy việc cày cấy làm trọng hơn cả.
Kỳ thủy ta cày cấy theo hai dọc sông ấy, rồi lần lần khai thác đến các nơi rừng xanh núi đỏ, thành ra một nước chỗ nào cũng là đất ruộng nương.
Ruộng chia làm hai vụ: cày cấy từ tháng năm tháng sáu, đến tháng tám tháng chín được gặt gọi là vụ mùa, cày cấy từ tháng một tháng chạp đến tháng tư tháng năm năm sau được gặt, gọi là vụ chiêm. Cũng có nhiều ruộng làm được cả hai vụ, có ruộng chỉ cấy một vụ, còn một vụ thì trồng màu.
Về các nơi sơn cước, phần nhiều là trồng trà, bông, sơn, cau, cà phê v.v... Ở về các nơi đất bãi phần nhiều là trồng ngô, khoai, đậu, mía, dâu, vừng, lạc v.v... Các thứ ấy mỗi năm được lợi cũng nhiều.
Nhà làm ruộng rất là cần khổ. Thoạt tiên cày võ, bừa cỏ rồi đến gieo mạ cấy lúa. Cày hôm cuốc sớm, vất vả quanh năm, nào khi làm cỏ, nào khi tát nước; trời nắng chang chang, xém cả da cháy cả thịt cũng phải lọm cọm ở giữa cánh đồng, qua sang đông thì trời rét như cắt ruột, xẻo da mà cũng phải dầm chân xuống nước. Nói rút lại thì nghề nghiệp nước ta, không nghề gì khó nhọc bằng nghề làm ruộng. Mà cách ăn uống lại rất kham khổ, trừ ra mấy nhà phong lưu giàu có, còn phần nhiều thì quanh năm chí tối, cơm tương với cà, bữa nào đổi đồ ăn cho khỏi chán thì đến rau muống luộc chấm tương, hoặc đậu phụng kho nước mắm là cùng, bữa nào canh tôm nấu bầu, hoặc canh cua nấu khoai sọ đã là phong vận, còn thịt cá thì hoạ chăng ngày giỗ ngày Tết mới có. Cơm cũng chẳng mấy khi ăn cơm gạo trắng gạo thơm, phần nhiều là cơm đỏ gạo xấu.
Nhà làm ruộng chẳng những người lớn vất vả, dẫu đến trẻ con cũng vất vả. Nào khi chăn trâu chăn bò, nào khi mò cua bắt ốc, khố rách áo ôm, coi hình thù rất tiều tụy.
Thôi nói cái cảnh nhà làm ruộng của ta, thì chẳng còn nước nào khổ hơn. Song cũng lắm lúc vui thú mà vui thú thật. Xem những lúc cấy gặt, chỗ túm năm, chỗ tụm ba đua ganh nhau làm ăn, câu ,truyện pha trò, tiếng cười hể hả làm cho quên sự mệt nhọc mà sinh vui. Lại nhất là đi những quãng đồng thanh vắng thỉnh thoảng được nghe mấy câu hát ví của các cô cấy mạ, tiếng vang lanh lảnh, gió đưa như rót vào tai, khiến cho lòng người bát ngát. Những lúc mùa màng lúa chín, đi hai bên bờ ruộng gió đưa mùi thơm đến mũi, sướng biết là dường nào, lại những khi chiều hôm gió mát, mấy đứa mục đồng ngồi trên lưng trâu thả cánh diều nhỏ, xem dáng nó ung dung đắc ý thì lại thêm vui cho tai mắt mình hơn nữa. Cho nên lại có câu "Điền gia lạc thú" thì tưởng ra không nghề gì vui bằng nghề làm ruộng.
Duy phải một điều là nghề làm ruộng của ta phần nhiều nhờ ở tròi, phần chắc ở sức mình thì ít, có câu tục ngữ rằng: "Mồng chín tháng chín có mưa, mẹ con đi sớm về trưa mặc lòng" lại rằng: "Mồng chín tháng chín không mưa, mẹ con bán cả cày bừa mà ăn". Xem vậy thì biết ta không chịu dùng sức người để tranh quyền tạo hóa, cũng vì nông học của ta chưa mở mang.
Ta lại phải một điều nữa là cách thức làm ruộng từ xưa thế nào, bây giờ vẫn giữ lối ấy, không ai trù nghĩ được cách nào tiện lợi hơn. Mà đất sơn lâm bỏ hoang còn nhiều, chưa khai khẩn được hết.
It năm nay nhờ có nhà nước mở mang, đã khai phá được nhiều nơi hoang địa và lại nhờ có cơ khí cày bừa tiện hơn xưa, nhờ có đào kinh xẻ lạch, tiện bề lấy nước và tháo nước. Lại dạy cho ta cách lựa giống, cách bón màu, chẳng bao lâu ta theo được phép canh, nông, thì việc làm ruộng của ta chắc mỗi ngày một phát đạt.

Nước ta công nghệ khoáng sản bề nào cũng kém các nước, duy còn nhờ có hòn đất cao du, lắm thóc nhiều gạo, trước là đủ nuôi nhau trong một nước, sau còn thừa bán ra ngoại dương để có tiền mà chi tiêu mọi việc. Xem như mấy năm nay, mỗi năm tải đi các nước hàng vạn tấn vừa ngô, vừa gạo, đủ biết nước ta thóc gạo là nhiều. Ngưòi Pháp đã có người nói rằng: "Đông Dương là cái kho vô tận của Đại Pháp".

XVII.   NGHỀ NUÔI TẰM


Nuôi tằm là một nghề căn bản của nước ta và là nghề của đàn bà. Các nơi có bãi trồng dâu, nuôi tằm nhiều hơn các nơi khác.
Cách nuôi tằm, trước hết mua trứng ngài treo để chỗ mát cho nó nở ra các con sâu nho nhỏ rồi bỏ vào nong, lấy lá dâu thái thật nhỏ như sợi thuốc lào rắc vào nong cho nó ăn. Mỗi ngày phải cho ăn độ ba mươi sáu hoặc bốn mươi tám lần, ít nhất cũng phải hai mươi sáu lần. Cho ăn như thê độ một tuần lễ, rồi thái to hoặc đế cả lá mà cho ăn mỗi ngày độ năm sáu lần. Nuôi cho đến khi thấy con tằm vàng ánh bụng ra thì bắt nó lên né cho nó kéo tơ làm tổ, gọi là quả kéo.
Cứ hai mươi bốn ngày hoặc một tháng thì được một lứa tằm. Nhà thường thường mỗi lứa nuôi vài chục nong, nhà giầu nuôi đến hằng trăm nong.
Nuôi tằm phải làm một phòng riêng hoặc phải làm riêng một cái nhà. Nền nhà phải cao cho khỏi ẩm thấp. Nhà phải kín và bốn mặt đều phải có cửa, thường thường phải mở cửa cho thông khí. Trời nóng phải mở cho mát, trời rét phải đóng cho ấm.'
Phải giữ gìn đừng cho ruồi nhặng đậu vào con tằm. Nếu để ruồi nhặng đậu vào thì sinh ra bọ mà hại kén về sau. Lại phải giữ chuột vì chuột hay ăn tằm lắm.
Nuôi tằm kiêng nhất là hơi người chết. Nếu phạm phải hơi ấy thì tằm giã nước mồm ra, ăn kém không kéo được tơ mà làm thành kén nữa.
Lại kỵ nhất là gió tây. Hễ mùa bức động có gió tây thì tằm chết nhiều, nên phải che kín chiều gió ấy mà mở cửa khác cho mát.
Lại thường phải xem xét tằm tốt hay xấu, nêu con nào xấu thì nhặt bỏ đi, hoặc xấu cả nong thì đổ cả đi, kẻo nuôi tằm xấu hại lá dâu mà không ích gì, lại uổng công nữa.
Khi tằm chín bắt lên né phải đem phơi qua nắng để nó làm tổ cho chóng.
Thành kén rồi, trong ba ngày phải ươm ngay. Nếu muốn để lâu thì phải sấy kén cho con nhộng ở trong quả kén chết đi, kẻo để nó thành ngài cắn quả kén thì hỏng cả tơ.
Nhà nuôi tằm thường người già trẻ đều vất vả. Nào người hái dâu nào người thái lá, nào người săn sóc chăn nuôi. Nhất là khi tằm ăn rỗi lại càng phải chăm chỉ lắm.
Nuôi tằm cũng nhiều lợi lắm. Ai được luôn dăm lứa tằm có thể làm giàu ngay được. Nhưng, không khéo mà để hỏng vài lứa thì cũng thiệt hại nhiều.
Còn như cách ươm tơ của ta khi trước thì cũng còn vụng nhiều, làm cho tơ nhiều đầu mối mà không được thành sợi. Từ khi có trường canh nông dạy ươm theo cách cẩn thận thì tơ đã tốt hơn khi trước.
Cách ươm:   ,
1.   Người đàn bà ươm tơ phải xem nước trong nồi ươm nóng vừa độ, đê cho sợi tơ kéo khỏi đứt.
2.   Bỏ kén vào nồi ươm phải bỏ từng ít một, lấy đũa nhào đi nhào lại đê lấy sợi gốc ra cho được thanh và đều nhau thì bán càng được nhiều tiền.
3.   Khi lấy gần hết gốc thì bỏ đũa ra mà kéo bằng tay cho đến khi ra hẳn sợi tơ. Đừng kéo lấy gốc nhiều quá mà hao tơ.
4.   Kén phải bỏ vào nồi cho đều, đừng có khi nhiều khi ít. Mỗi bàn ươm thì ươm hai mối. Muốn cho tơ dễ kéo và dễ bán thì cho bảy con kén làm một sợi.
Những người ươm tơ phải có ý tứ giữ mực, lúc nào cũng bảy con kén, ngộ có sợi nào đứt thì phải nối ngay, mà khi có nhiều con kén hết một lúc cho kén mới vào thay thì để tám con mà thôi chớ nên cho nhiều quá.
5.   Cái cần để bắt chéo mối tơ lại thì phải cho dài thì tơ mới tròn mà săn sợi, tơ có chỗ đầu mấu nào thì khi đi qua chỗ bắt chéo ấy phải đứt ngay, mà mình dễ trông thấy để nhặt nó đi:
Còn người quay tơ thì thường thường dùng trẻ con quay cũng được, quí hồ quay cho đều, mà quay mau hay chậm thì tùy người ươm bảo. Lúc nào sợi tơ đứt ra thì người quay tơ phải tìm mốii đứt ở các gàng để cho người ươm quấn mối ấy lên cần mà nối lại cho liền, đừng để thừa mối ra.
Mỗi lúc bỏ kén vào quay để lấy gốc ra thì phải dùng lò ươm cho đều lửa.
Khi nào con tơ đã to độ 40, 50 grammes thì đầu mối phải quấn vào, buộc lại cho dễ tìm rồi đem nguyên cái gàng phơi ra chỗ có gió mà không có bụi cho được chóng khô và sạch sẽ. Khô rồi tháo ra mà để vào chỗ kín đừng để cho ẩm ướt.

Nghề nuôi tằm và nghề làm ruộng đều là nghề nghiệp căn bản rất hệ trọng cho việc sinh nhai và lại rất khó nhọc hơn cả mọi nghề, nước nào thì cũng phải trọng hai nghề ấy làm cốt. Nước Tàu và nước ta, nhà vua cũng phải có ruộng tịch điền, có nhà tầm thất, vua thì phải thân canh, bà hoàng hậu thì phải chăn tằm đê làm gương cho thiên hạ, cũng là ý trọng nghề căn bản đấy thôi.
Tiếc cho nước ta, nghề nào cũng cứ theo một lối cổ, không ai nghĩ được cách biến hóa nào cho mỗi ngày một tấn tới thịnh vượng. Cho nên đồ hàng tằm của ta, tuy cũng dệt được các thứ tơ lụa mà không bao giờ tôt đẹp bằng hàng vóc hàng nhiễu của các nước.
Ít nay nhờ có xem xét hết các cách ích lợi trong việc canh tang thì cũng đã nhiều khi dạy cho ta lấy phép tiện diệu hơn trước. Các nhà canh nông ta, tưởng nên lưu ý mà học lấy các cách khôn ngoan hơn ấy, thì mới có thể thịnh vượng được. Còn như cách dệt hàng, cũng nên bỏ lối cũ của ta mà học theo lối mới hoặc là nhân lối cũ mà cải lương cho thêm tốt đẹp, thì mới có thể đem ra ngoại quốc mà tranh lấy mối lợi với hoàn cầu.

XVIII.   NGHỂ BÁCH CÔNG


Đường công nghệ của ta thì kém lắm. Duy có mấy nghề độ vài chục năm nay người nước ta đã chịu khó dùng công làm kỹ càng, và kiểu cách mới, như nghề: khảm xà cừ, nghề thêu, nghê trỗ chạm gỗ gụ, nghề đúc đồ đồng v. v... các nghề ấy cũng đã tân tới. có thể cho vào bậc xảo kỹ, và có thế bán ra ngoại quốc, tranh được ít nhiều mối lợi với hoàn cầu.
Lại còn mấy nghề đang học dở dang chưa được tinh xảo lắm, như nghề nặn tượng đất, nghề làm mũ theo kiêu tây, nghề đan bít tất, nghề đóng giày tây, nghề rút mây làm ghế ngồi, nghề làm pháo, nghề khắc chữ đồng, nghê xi bạc .v.v, các nghê này thông dụng cũng nhiều nếu khi ta học được đến nơi đến chốn, làm cho chắc chắn, tốt đẹp khéo léo thì dẫu chắng bán ra nước ngoài nhưng cũng giữ được tiền của trong nưốc khỏi xông ra ngoài nhiều lắm.
Lại có mấy nghề cũ của ta xưa nay thông dụng ở trong nước rất mạnh mà chưa có thể tranh lợi được với ngoại quốc như nhiễu Bình Định, the La Khê, lụa Cổ Độ, Nguyễn Xá, bút Bạch Liên, mực Kiêu Kỵ, giấy Yên Thái, vải Thượng Hội, giày Trúc Lâm, chiếu cói Thiện Trạo, đồ sành Bát Tràng, đồ mây Phú Vinh, nón lông Kim Dộng v.v... các thứ này tuy là trong nước dùng nhiều nhưng không ai chế ra được kiểu cách mới nào cho thích mắt và hợp dụng với ngươi ngoại quốc, lại e có khi ngươi trong nước dùng mãi cũng chán mà bỏ tiền mua của nước ngoài thì thiệt hại cho của trong nước lắm.
Lại có mấy nghề rất lớn lao, rất đại lợi, nước ta nhiều người có chí ước ao muốn mở mang mà chưa học được và chưa có thể làm được như'nghề chế đồ sứ, nghề dệt vải cát bá, nghề đúc đồ pha lê, nghê đúc sắt v.v... các nghề ấy mới là đại dụng nhưng phải tốn nhiều tiền mới lập được nên công xưởng máy móc mà làm, ước sao cho trong nước có được vài ba công ty to mà làm những nghề ấy.
Còn như mây nghề làm thợ như thợ sơn Đình Bảng, thợ khắc Nhị Khê, thợ đồng Ngũ Xã, thợ mộc Nhân Hiền, thợ nề Yên Phụ, thợ đá Quảng Nam, thợ vàng Định Công, thợ bạc Đồng Tham v.v... thì cũng là các nghề kiếm ăn ra tiền, nhưng chẳng nghề nào là nghề tấn tới thịnh vượng cho nên ngươi làm thợ chỉ kiếm đủ nuôi miệng, có khi ráo mồ hôi thì hết tiền.

Công nghệ là các thứ cần dùng ở trong nước, hoặc cần để ăn, hoặc cần để ở, hoặc cần để trang sức, hoặc cần đê dùng vào việc nọ việc kia, thiếu một nghề nào thì kém một thức dùng ấy. Trong nước đã thiếu đồ dùng tất phải mua của ngoại quốc mà dùng, mua của ngoại quốc bao nhiêu tất thiệt hại cho của cải trong nước bấy nhiêu. Vả lại nhân tình ai là chẳng muôn dùng đồ đẹp, đồ tốt, đồ chắc chắn vững bền, đồ hoa mỹ thanh lịch. Nếu trong nước có đồ dùng mà xấu xa thô bỉ thì người ta chẳng mấy khi muốn nhìn đến, té ra có cũng như không. Vậy muốn giữ cho khỏi hao của thì tất trong nước phải đủ thứ dùng mà đồ dùng phải cho hợp ý người ta, nếu lại muốn chọi khéo đế tranh lợi với hoàn cầu thì lại phải chế ra đồ tốt như người ta hoặc hơn ngưòi ta mới được.   '
Nước ta, công nghệ thì cũng chẳng thiếu thứ gì, nhưng chỉ vì tính người mình không biết quí trọng công nghệ, người làm nghề tựa hồ như bất đắc dĩ không học được mà làm quan, chẳng lẽ ngồi khoanh tay mà chịu chết mới phải xoay ra làm nghề mà thôi. Mà làm nghề thì không cần gì lấy tinh xảo, chỉ cốt làm cho bán rẻ tiền được nhiều người mua là hơn. Nghề như thế thì mong sao cho tấn tới thịnh vượng được, mà công nghệ suy nhược, lại là vì người có học thức không chịu làm, người chịu làm thì lại là người không có học thức, chẳng qua chỉ theo lối cũ nghìn năm xưa chớ không nghĩ được cách thức mới nào nữa.
ít năm nay, có trường bách công dạy dỗ, có lắm lời tân học cổ động thì cũng đã tỉnh ngộ ra ít nhiều và cũng đã có người sinh được nghề khéo, học được nghề mới, tranh được lợi buôn bán một đôi ít rồi. Song cái tính khinh đường công nghệ của ta thi vẫn chưa bỏ được. Dầu có người như công nghệ mà làm nên giàu có song vẫn tự coi mình đê tiện, phải mượn cái phấn ông hàn ông bá mới là vẻ vang. Tục ngữ có câu rằng: "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", lại có câu rằng: "Ruộng bề bề chẳng bằng một nghề trong tay". Than ôi! Cố nhân ta đã có những câu ấy mà ta không ai biết trọng là cớ sao vậy?

XIX.   NGHỀ BUÔN BÁN


Việc buôn bán nước ta cũng suy đồi lắm. Bao nhiêu các mối lợi to như vận hàng hóa xuất dương, khai mỏ, mở nhà ngân hàng, lập đại thương cục v.v thi ở cả tay các ngươi ngoại quổc, chớ người mình thì chưa thấy mấy người dựng nên công cuộc nào hoặc hợp cô mà làm nên việc gì to tát. Duy vài chục năm nay thi mới có mấy nhà phú thương gây dựng được vài việc như công ty tàu thủy, hiệu cầm đồ, hiệu nhà in, cửa hàng bán đồ thêu đồ khảm v.v... có việc vốn tới vài ba mươi vạn, kẻ làm công tới một hai trăm người, kể đã là to song so với cách buôn bán của ngoại quốc thì vẫn chưa thấm vào đâu cả. Dưới hạng này thì các nhà buôn bán ở các nơi thành phố, người thì mở hàng cân ngô cân gạo, người thì buôn cất hàng Tây hàng Tàu, hoặc người thì buôn hàng tơ lụa, hoặc ngươi thì bán hàng tạp hóa, hoặc ngưòi thì cho vay đặt lãi, để tranh lợi với bọn sắt Ty v.v... Những nghề này dấn vốn nhiều ra độ một vài vạn, ít nữa độ đôi ba nghìn, cũng nên kể là nhà buôn bán to của An Nam ta.
Lại còn các nhà buôn thuyền bán bè chỏ tỉnh này qua tỉnh khác, hoặc mắm hoặc muối, hoặc ngô hoặc gạo, hoặc củi hoặc gỗ, hoặc nứa hoặc tre v.v... Hạng này cũng kế là một việc buôn bán vật lực, cũng phải một vài nghìn vốn mới đủ dùng.
Dưới nữa thì là các nhà tư bản ít ỏi, đan lồng phất giấy, buôn chợ kia bán chợ nọ, buôn chiều hôm bán sớm mai. Nan người nứa ngươi, nhờ cái tay khéo phất, kiếm được đủ ăn tiêu đủ thuế má là tốt, mà không khéo vỡ nợ bỏ xứ mà đi cũng nhiều.
Còn về chốn nhà quê nơi nào không có ruộng nương, không có nghề nghiệp gì thì xoay ra làm hàng xay hàng xáo, lái trâu lái bò hoặc bán hàng quà hàng bánh kiếm ít lời đầu tôm, đầu cá, về nhà cơm rau cơm cháo cho qua đời. Nhà nào có được một vài trăm bạc, bỏ ra vốn đong vốn để hoặc chứa thóc gạo, đong lúc rẻ bán lúc đắt, hoặc cầm bát họ bát hàng, đã kể là phong vận hơn người.

Xét ra việc buôn bán của ta không được thịnh vượng bằng các nước cũng bởi nhiều cớ:
Một là vì ta không biết trọng nghề buôn bán. Phần nhiều người chỉ nô nức về đương công danh sĩ hoạn mà coi nghề buôn bán là một nghề khinh thường. Người giàu có cho con đi học, mong cho con về sau nhất ra thì làm nên ông nghè, ông bảng, không nữa thì cũng phải làm được ông hậu, ông hàn, chớ nào ai mong cho con mai sau làm nên bác tài này ông tài nọ. Người làm quan trở về thì lấy gió mát trăng thanh, cúc thơm lan tốt chè chuyên thuốc quấn, đàn ngọt hát hay làm vui thú, chớ nào ai thiết gì ông chủ cửa hàng nọ, ông quản lý cửa hiệu kia. Mà các bác nhờ tổ ấm đủ bát ăn thì cũng lấy sự thanh nhàn là thú ở trên đời, còn việc buôn bán thây mẹ đĩ. Té ra bao nhiêu công việc buôn bán phần nhiều ở trong tay người đàn bà và ở trong bọn mấy chú lái thì mong sao mà mở mang ra to được:
Hai là vì nhát tính không dám đi xa. Người nhờ có dấn vốn chỉ ngồi phền phệt một xó, cái gì cũng chờ người ta mang đến tận nơi, mua tranh bán cướp với nhau, chớ một bước cũng không dám dời đi đâu cả. Ví dụ có đi chăng nữa thì chẳng qua Hà Nội xuống Hải phòng, Sơn Tây xuôi Nam Định đã cho là xa xôi, ai bần cùng lắm mới lên đến Lào Cai, Yên Bái, hoặc vào đến Bình Định, Sài Gòn. Còn chỉ những lo nước độc ma thiêng, hoặc là phong ba bất trắc mà quanh năm chí tối, bán quẩn buôn quanh.
Ba là vì không có lòng thành thật, nhất là những kẻ gian tham, của một nói thách lên mười để lừa những người khờ dại, nhờ cái sự sơ ý của người ta mà kiếm ăn làm giàu làm có, thì cái tài ấy cũng đáng khinh bỉ lắm. Lại còn những kẻ giả dốì điêu chác nói tốt bán của xấu, càng người quen càng nèn đau thì cũng đáng khinh nữa. Đến như các nhà hợp cô mở ra hội này hội khác, công việc chưa thành, đã đem lòng ngờ vực nhau rồi. Nào là chủ hội thì nghi cho người làm công ăn bớt, nào là người có phần thì nghi cho chủ hội hà lạm. Mà rồi thì ai ai cũng chỉ muốn giữ lợi riêng, chẳng quản gì đến hội nữa. Vì thê người có phần sinh chán, mà chẳng bao lâu phải tan.
Bôn là vì ta không có lòng kiên nhẫn. Phàm làm việc gì, có phải dễ dàng mỗi chốc mà thành hiệu ngay được đâu. Ta buôn bán động hơi thấy lỗ vôn một chút hoặc hơi vấp váp điều gì thì đã ngã lòng ngay. Hoặc người đóng cửa trả môn bài, hoặc ngưòi xin thôi cổ phần, làm cho các việc có cơ tấn tới mà cũng phải tan không thành nữa.
Năm là vì ưa phù hoa, lấy sĩ diện với ngoài. Ai buôn bán hơi được kha khá phát tài, đã vội vàng đổi ngay bộ dáng cũ. Cửa nhà trang sức rực rỡ, coi ra dáng đại phú gia rồi. Đi đâu thì quần nọ áo kia, xe xe ngựa ngựa, nghênh ngang lên mặt tưởng không ai phong lưu bằng ta, nhất là dư của mà mua được tiếng ông hàn, ông bá thì lại coi ra dáng nữa. Chí khí nông nổi như vậy thì tích lũy làm sao cho nên một vốn to để mở mang cho mỗi ngày một phát đạt.
Vì các nỗi trên này mà đường buôn bán suy nhược, trách nào mà bao nhiêu lợi quyền, chẳng vào tay người khác.
It lâu nay đã có người hiểu cách buôn bán là trọng, lập nên công này việc khác cũng đã ra tuồng, và cũng đã được hưởng những lợi quyền sung sướng ở trong việc buôn bán. Song nghìn muôn ngưòi mới được một vài ngưòi, chớ phần nhiều thì vẫn u u mê mê như trước mà dẫu có muốn mở mang cũng không có lòng thành tín và lòng kiên nhẫn để cho nên một cuộc hay.
Than ôi! Việc lý tài chung của một nước, trọng nhất là sự buôn bán. Đường buôn bán có thịnh thì nước mới thịnh, đường buôn bán mà suy thì nước cũng suy. Thử xem như các nước cường thịnh, bây giờ nước nào là nước không có tàu đi buôn đi nhiều nơi. nước nào là  nước không có hiệu buôn lập nhiều chốn, có đâu lại lạ như nước ta, không được một chiếc, tàu nào xuất dương, một cửa hàng nào ở ngoại quổc, vậy mà cứ muốn vinh dự như các nước, thì vinh làm sao được?

XX.   Y DƯỢC


Ta trước đây chỉ dùng hai thứ thuốc: các vị của Tàu gọi là thuôc bắc, các vị của ta gọi là thuốc nam.
Thuốc nam cũng nhiều phương thần hiệu lắm. Như thuốc bó xương, thuôc rắn cắn. thuốc chó dại v.v... nhiều khi chữa khỏi trông thấy. Chắc cũng còn nhiều phương thần hiệu nữa; nhưng ngặt vì tính người mình bí hiểm, ai có phương nào tuyệt hay thì chỉ để làm bài thuốc gia truyền mà kiếm lợi riêng một mình; chớ không ai làm ra sách vở hoặc truyền lại cho người khác. Người ấy mất thì bài thuốc cũng mất, cho nên không còn mấy bài hay đê đến bây giờ.
Thuốc nam không có cách xem bệnh tinh vi bằng thuôc bắc, chỉ bệnh nào phát hiện ra ngoài thì cứ theo bài thuốc truyền tục mà chữa thôi. Ví như sốt rét thì uổng nước lá ngâu, đi tả thì ăn lộc táo hoặc nấu nước lá ổi tàu, vỏ dừa mà uống; trẻ đầy bụng thì giã lá xoan với con gián đất mà dit vào rốn, đàn bà đẻ thì uống nước lá nhân trần, cao ích mẫu v.v... Các bài ấy chốn hương thôn dùng nhiều mà nhiều bệnh lại không phải thầy thuốc xem xét nữa; cách ấy là cách cẩu thả, các người cẩn thận không mấy khi dùng.
Người cẩn thận ưa dùng thuốc bắc nhiều. Thuốc bắc nguyên từ đời vua Hoàng đế bên Tàu nếm các thứ cỏ cây mà chế ra, các vị thuốc có vị hàn vị nhiệt, có vị bình thường không nóng không lạnh, có vị ôn hòa. Làm thuốc biết bào chế rồi mới chữa được bệnh.
Về sau các danh y như Hoa Đà, Biển Thước v.v... mỗi ngày lại kê cứu thêm tinh vi, mà chế ra nhiều phương thuốc hay và soạn ra sách vở để lưu truyền về sau.
Bệnh chứng đại để chia ra làm hai căn nguyên; một là nội thương, hai ngoại cảm. Nội thương là gốc bịnh tự trong phát ra hoặc vì huyết khí suy nhược, hoặc vì thất tình không được điều hòa, ăn uống chơi bời quá độ mà sinh bệnh; ngoại cảm là gốc bịnh ở ngoài nhiễm vào, hoặc nhiễm phải phong hàn thử thấp, hoặc nhỡ ăn phải độc chất mà sinh bịnh
Người chữa bệnh cũng chia làm hai môn, một môn nội khoa và một môn ngoại khoa. Môn nội khoa chuyên trị những bịnh đau yếu trong tạng phủ hoặc nhức đầu, đau mắt, sốt rét, ho lao v.v... Môn ngoại khoa chuyên trị những bịnh què, gãy, nhọt, ghẻ v.v...
Nội khoa phần nhiều là dùng thuốc chén, hoặc công, hoặc bồ, hoặc hạ, hoặc giải; ngoại khoa phần nhiều là dùng thuốc cao, thuốc lá để xoa bóp hoặc châm chích, cắt mổ mà trị bề ngoài.
Cách xem bệnh có bốn phép cốt yếu:
1.   Vọng (trông) là phải xem hình dung người bịnh, coi sắc người thế nào, hoặc xanh vàng, hoặc đen xám, rồi mới đoán được gốc bịnh.
2.   Văn (nghe) là nghe xem tiếng nói người có bịnh hoặc mê hoặc tỉnh hoặc trong hoặc đục để đoán bịnh nặng nhẹ dường nào.
3.   Vấn (hỏi) là hỏi người có bịnh hoặc gia nhân người có bịnh xem căn do bởi đâu mà thành bịnh, hoặc hỏi xem nóng lạnh thế nào và đã uổng những thuốc gì để cho biết thêm đích xác.
4.   Thiết (bắt mạch) là xem mạch ở hai cổ tay, xét xem người bịnh đau tại đâu, hoặc hàn, hoặc nhiệt, hoặc hư, hoặc thực thế nào, rồi mới biết chắc được bệnh mà bổc thuốc.
Trong bốn cách: vọng, văn, vấn, thiết thì cách xem mạch là tinh vi hơn cả. Mạch mỗi cổ tay có ba bộ thôn, quan, xích, mỗi bộ đều ứng nghiệm vào trong tạng phủ. Ví như cổ tay ta, bộ thôn thì thuộc tâm, bộ quan thì thuộc can, bộ xích thì thuộc thận âm. Cổ tay hữu, bộ thôn thuộc phế, bộ quan thuộc tỳ, bộ xích thuộc thận dương. Mà mỗi tạng lại kèm theo một phủ.
Mạch. Sơ án đã thấy mạch gọi là phù, trọng án mới thấy mạch gọi là trầm, nhất tức tam tứ chí gọi là trì; nhất tức lục thất chí gọi là sác. Mạch bộ nào thì ứng vào tạng phủ bộ ấy, xét xem nối chìm mau chậm thế nào thì. mới đoán được trong tạng phủ thủy hỏa suy vượng khí huyêt hư thực mà chữa bệnh.
Xem mạch phải về buổi sáng sớm, tinh thần còn an tĩnh thì xem mới được. Khi đã xét được đích bịnh còn ở đâu, bấy giò mới lập phương bốc thuốc.
Nước ta theo dùng thuốc bắc đã lâu. Tự đời Hồ Hán Sương đã lập tòa y viện để chữa bệnh cho nhà vua. Đám quân thứ và các tỉnh cũng đặt ra quan điều hộ đế chữa bịnh cho các quan và quân lính.
Về cuối đời nhà Lê, có ông Lê Hữu Trác là người làng Hiệu Xá huyện Đường Hào (thuộc tỉnh Hải Dương), học thức rộng, giỏi vê nghề làm thuốc, có tiêng thánh y ở đời. Ông ấy có soạn ra một bộ sách thuôc, hai mươi sáu quyến, gọi là bộ Hải Thượng Lãn Ông truyền ở đời. Bộ sách tinh hiệu lắm, bấy giờ các nhà làm thuôc theo dùng nhiều.
Thời Minh Mệnh lại có ông Trạch Viên là người Bắc Xinh, thời Tự Đức lại có ông Đô Văn Tuyển là người Hưng Yên, cũng đều là tay danh y có tiêng trong nước.
It lâu nay, trong nước đâu đâu cũng có nhà thương, có những y khoa chuyên môn Thái tây coi việc chữa bệnh. Nhà nước lại mở ra trường Thái y viện để dạy người ta học cách làm thuốc theo lối Âu châu. Ta cũng nhiều người học được cách hay, mà dân gian theo dùng, thuôc tây cũng đã nhiều.

Thuôc thang là một sự rất quan hệ cho việc vệ sinh, dù thuốc nam, dù thuốc bắc, người mới chế ra, mới đặt ra bài thuốc, chắc là đã có kinh nghiệm rồi mới dám truyền cho đời sau, thì cũng không nên nhất thiết bài bác cho là không hay cả được.
Hiềm vì xưa kia nước ta không biết trọng việc vệ sinh, không biết trọng nghề làm thuốc. Thường cho nghề làm thuốc là một nghề nhỏ mọn, không mấy người lưu tâm về việc ấy. Nhà vua cũng không đặt ra khoa học thuốc, không có phép thì không có chức lớn, không có cách nào cổ động cho lòng người. Cho nên những người thông minh tài trí còn đua ganh về nghề khác mà không ai tưởng gì đên nghề này. Trừ ra chỗ Thái y viện coi riêng về việc thuốc thang nhà vua là một nơi rất cẩn trọng thì còn có quan Ngự y, có y sinh còn có chuyên môn học tập một chút. Còn như chốn dân gian thì chỉ những người bất đắc chí trong đường khoa cử sĩ hoạn mới xoay ra xem sách thuốc để lấy nghề sinh nhai về sau. Ai xem hết dăm bảy bộ sách thuốc như bộ Cảnh nhạc, Phùng thị cẩm nang, Y tôn kim giám, Thạch thất, Hải Thượng Lãn Ông v.v... thì làm thuốc cũng đã kha khá, ai có chí kê cứu nhiều và làm thuốc đã lịch duyệt lâu năm rồi thì thuốc men cũng chín chắn, mạch lạc mới phân minh. Song mấy người có chí, chẳng qua xem qua loa mấy bộ đã tự đắc là hay là giỏi, may ra chữa được một vài chứng bệnh nguy hiểm ngẫu nhiên mà khỏi, đã nổi tiếng là danh sư. Còn phần nhiều là người thiên học, xem vọc vạch mấy bài tân phương bát trận, hoặc mấy bài nghiệm phương tân biên, rồi cũng dám lên mặt ông lang, đi khắp chợ cùng quê để chua bệnh cho thiên hạ. Mạch thấy nắm cũng nắm, mà có hiểu thế nào là mạch thực, mạch hư, bệnh thấy xem cũng xem, mà có hiếu thế nào là bệnh hàn bệnh nhiệt. Động xem đám nào cũng giảng qua một đôi lời: Bệnh kia chân hỏa nhược, bệnh nọ chân thủy khuy, bệnh ấy nên bổ tỳ, bệnh khác nên bổ thận v.v... Thuốc biết lập phương, biết gia giảm đã vào bực khá, chớ còn nhiều ông lang chỉ cứ bệnh nào phương ấy, đã có một cuốn sách trong tráp làm thầy.
Lại có một hạng thầy lang không cần phải đi xem bệnh cho ai, hễ người có bệnh cho người nhà đi lấy thuốc thì cứ hỏi từng câu mà bốc từng vị. Ví dụ hỏi có ho thì gia cam thảo kết cánh, hỏi không lợi tiểu tiện thì gia xa tiển mộc thông, rồi bốc thêm một vài vị vô thưởng vô phạt như hoài sơn, phục linh v.v... Hoặc đệm thêm một nắm lá xì xằng cho to gói thuốc đê lấy cho đáng đồng tiền của người ta. Cũng may mà dân ta phần nhiều còn ngu xuẩn, sống chết đổ cho tại số, chớ không thì các ông lang ấy chắc ăn không ngon ngủ không yên.
Than ôi! Tính mệnh của ngưòi ta rất trọng, nghề làm thuốc là nghề rất khó, mà ta đã không có khoa học thì chớ, lại coi là việc dễ dàng, một nghề nhỏ mọn thì thuổc thang hay làm sao cho được
Còn như thuốc nam, cũng lắm bài hay, mà tiếc vì không có sách di truyền chỉ còn một vài bài gia truyền của mấy nhà giữ được thì còn thấy hiệu nghiệm đó thôi. Giá thử có người chịu khó kê cứu cách thức thuốc nam thuổc bắc cho tinh tường, lại học thêm những bài kinh nghiệm, hợp lại mà làm riêng một khoa y học An nam thì có lẽ cũng hay lắm.

x  X  x

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét