Nghề thầy có cao quý không ???
Đọc Lều Chõng ta thấy vai trò của ông thầy cũng không lấy gì làm vĩ
đại lắm (?) . Chỉ là nhồi sọ một mớ kiến thức của ông Ba Tầu ! Trường
Cao Đẳng Tiểu Học Đông Dương mở ra cũng không có gì là đột phá , là cao
siêu (?) , cũng là nhồi sọ thôi !!! Những người tốt nghiệp trường này
kiến thức cũng không quá trình độ thành trung bao nhiêu ! Ấy vậy mà đã
đem tới Việt Nam một luồng sinh khí mới ( chớ có so sánh với tiến sĩ bây
giờ , e rằng nhiều người sẽ cho là mình hâm ! ) Thời đại mới thì phải
kiến thức mới chớ ! Những ngũ luân , ngũ thường nghe sao mà nó xa lắc xa
lơ , lạ hoắc lạ huơ !
Người Pháp đã dạy cho chúng ta thế nào là mở cửa nhìn ra thế giới .
Người Pháp đã dạy cho chúng ta thế nào là dân chủ , tự do , bác ái .
Thế nào là tự trọng , trách nhiệm , hòa nhập xã hội mới !!! Chính những
ông thầy này đã truyền thụ những kiến thức đó !
Tôi ngồi nhớ lại : Ông thầy nào cũng đạo mạo , mô phạm , tư cách !
Rất nhiều thầy tôi gọi thầy xưng con dù hơn tôi chừng mười tuổi . Tôi
gọi luôn những thầy không dạy tôi là thầy . Tôi học các thầy từ lời
nói cho tới hành động , cư xử chuyện đời !
Tôi rất nhớ và bái phục thầy Hoàng cơ Nghị . Thầy được cử làm chánh
chủ khảo rất nhiều lần . Với thầy thì đừng hòng xin xỏ dù là thi oral .
Câu chuyện để đời của thầy là bà Hoàng thị Nga em ruột thầy đi thi , hồi
đó chỉ có một hội đồng thi duy nhất cho tú tài ! Bà Nga rớt !!! Một
con người như thầy thời sau không có đâu (!)
Người ngoại đạo lấy làm lạ là tai sao các trường sư phạm ( thuộc địa
) lại cho ra những người mà thoáng nhìn đã thấy toát lên phong thái bậc
thầy rồi !
Tại sao bên văn học ta có văn học sử , bên sư phạm ta không nhắc các
thầy tiêu biểu , các trường tiêu biểu ? Tại sao bên Pháp có Sorbone ,
College de France , Normal Sup Paris , ta không có ? Tại sao bộ phận
Chu Văn An di vào Sài gòn thì … sau này … bi mất tiêu ? còn ở Hà Nội thì
không đào tạo được gì ?
Trường Chu Văn An mấy năm đầu ở Saigon chẳng lừng lẫy sao ? Không có
trường sở phải mượn đỡ một dãy của Petrus Ký để học mà sản sinh ra
những người du học Pháp đỗ đầu vào hai trường lớn ở Pháp ! Ôi ! Ngày nay
thì chẳng còn trường để mà ghi danh nhớ ơn các vị hiệu trưởng Vũ Ngô
Xán , Vũ Đức Thận , các giáo sư Hoàng Cơ Nghị , Phạm Đình Ái , Vũ khắc
Khoan , Bạch văn Ngà … !
Tôi là một học
sinh cá biệt (!) học sinh khùng , học sinh hủ lậu , kính trọng cả các
thầy mà các bạn tôi chê bai và … ghét cay ghét đắng … Thầy Bạch văn Ngà
mà các bạn cho là rất khó , thầy Vũ Khắc Khoan đầu chải tém , ống quần
túm rất hẹp ( giống cao bồi ) , Thầy Quyến ăn trầu răng đỏ lòm và ở rất
dơ …
Ôi ! Thời gian thật lạnh lùng !
Nhớ hồi 1948-1949 học trường di tản chống Pháp gọi thầy là anh . Sau
các trường này đều chạy và Thanh Hóa . Thanh Hóa lúc này là thủ đô văn
hóa , thủ đô giáo dục , Thái Nguyên chỉ là đầu não thôi . Thanh Hóa mới
là nơi tập trung nhân tài , là An toàn khu lớn nhất của kháng chiến .
Chính nơi này có ông thầy lớn Đặng Thái Mai của tôi . Tôi không được học
với thầy nhưng không phải thầy cho nửa chữ mà thầy cho cả ngàn chữ .
Sau này người ta gọi tất cả những người dạy mình là thầy ( trừ một số
trường Đại Học ở Saigon ) .Riêng ở các lớp Hán Văn tại Đại Học Sư Phạm
và Đại Học Văn Khoa sinh viên không gọi thầy mà gọi cụ vì các cụ già quá
! Nhưng tôi cứ gọi là thầy ! Cụ Nguyễn Sĩ Giác , tiến sĩ khoa cuối
cùng của Việt Nam đáng tuổi ông nội tôi nhưng tôi cứ gọi là thầy Vì
thầy vẫn cứ là thầy !!!
Ôi ! Những đợt sóng trào : đợt một , đợt hai , đợt ba … xô những
“anh hùng “đi và để lại những cặn bã . Nhưng sao tôi không thể nào quên
những hình bóng xưa . Nhớ nhất là hình bóng thầy Vũ Hoàng Chương , thầy
ốm như gió thổi bay ! Thầy cầm cái cặp nặng chừng ba ký mà vai phải như
xệ xuống ( Nhưng thầy thét : Trả ta sông núi thì mới lớn làm sao ? )
Tôi là một kẻ tầm thường , bất tài nhưng nghĩ đến các anh Doãn Quốc
Sĩ , Trần Thanh Hiệp ,Lê Xuân Khoa , Lê Hữu Mục tôi không đành lòng im
lặng .Tôi không học với các anh nhưng coi các anh như anh cả , như Thầy
.Tôi phải viết để lớp hậu sinh biết rằng thời đó có những con người có
văn hóa , tư tưởng , tư cách như thế , đáng làm gương như thế
Chân Diện Mục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét