Vầng trăng sáng đẹp giữa trời trong
Cớ sao tăm tối ở nơi lòng
Thu đến thu đi và mãi mãi
Ngưu Chức bao giờ hết đợi mong
Tựa giọt sương buồn trong mắt ai
Như đang nhung nhớ tháng năm dài
Mỗi mùa thu đến lòng xao xuyến
Cảnh vật u hoài nghe đắng cay
Tình đến rồi đi tựa khói mây
Bao mùa lá đổ chẳng sum vầy
Trăng kia dẫu khuyết nhưng rồi vẹn
Nào giống tình ta khó thể đầy.
Những giọt thu buồn vương mắt tôi
Từng dòng xúc cảm dậy bao hồi
Lắng nghe ray rức màu thương nhớ
Chợt hiểu tàn phai đã đến rồi.
Quên Đi
Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021
Sắc Thu
Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021
Nói Về Câu Đối
Từ khi học làm thơ Đường Luật, điều rắc rối nhất với tôi
chính là câu đối. Vì thế tôi đã bỏ nhiều công sức tìm hiểu về Đối qua
các sách (thời thập niên 60 của thế kỷ 20 trở về trước). Qua đó mới phát
hiện các cặp Đối trong Đường Luật Thi có nguồn gốc từ xu hướng Văn Học
Biền Ngẫu, một thể loại phát triển mạnh vào thời Lục Triều bên Tàu. Thú thật, từ trước đến giờ, tôi chỉ biết quyển "Câu Đối" của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc là chuyên viết về Câu Đối. "...Câu đối cứ kể, không đáng đứng làm một loài văn riêng như Thơ, Phú, Văn bia, Văn tế, …Câu đối, chẳng qua, chỉ là một lối văn vụn-vặt, tính từng chữ, chớ không đếm từng trang, từng tờ.Tuy
vậy mà câu đối là một thể văn rất cần. Phàm các lối văn vần của ta, bất
cứ là Thơ hay Phú, Văn tế hay Văn bia, cho đến cả văn Lục-bát hay
Song-thất-lục-bát cũng không vượt được câu đối, cũng đều có câu đối lẩn ở
trong. Người ta có biết làm câu đối, nhiên-hậu mới học làm thơ, làm
phú được. Câu đối khác nào như a, b, c của quốc-ngữ, như bước đầu vào
làng văn..." (Lời Tựa "Câu Đối" của Ôn Như Hầu
Nguyễn Văn Ngọc)
Ngoài ra những quy định về luật của câu đối chủ yếu dựa trên những cặp đối ngẫu trong thể Đối Phú, các cặp Thực và Luận trong thơ Đường luật. Từ các sách của Phan kế Bình, Trần Trọng Kim, Quách Tấn, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Ngọc, Nghiêm Toản .v.v.. đều có bài viết về phép làm Câu đối. Đại khái: "Đối có nghĩa là đáp, chống lại. Ngẫu có nghĩa là đi đôi. Như vậy Đối Ngẫu tức là hai câu đi đôi với nhau có ý và từ chống lại hay trả lời nhau.
Hầu hết các bài viết của các Tác giả trên đều có cùng quan điểm là nhiều dạng Đối. Như dạng Tiểu đối (dưới ba chữ); Câu đối thơ (từ bốn đến Tám chữ), Đối theo thơ Đường Luật (năm chữ và bảy chữ). Câu đối có nhiều chữ gọi là câu đối phú. Những câu đôi, ba chục chữ... cũng gọi là câu đối phú. Trong những câu đối phú chia làm nhiều đoạn, thì những chữ cuối của các đoạn trước là bằng thì chữ cuối đoạn sau cùng phải trắc; trái lại những chữ cuối tất cả những đoạn trước là trắc thì chữ cuối đoạn sau cùng phải bằng.
Đói ăn rau
Đau uống thuốc (Thành Ngữ)
Kia mấy cây mía
Có vài cái vò (Vua Tự Đức)
Sớm đào tối mận lân la
Trước còn trăng gió sau ra đó vàng (Kiều - Nguyễn Du)
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
(Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)
...
Bóng nắng dọi trứng gà bên vách, thằng bé tri trô,
Hạt mưa soi hang chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó.
Trong cũi, lợn nằm gặm máng, đói chẳng muốn kêu,
Đầu giàn, chuột cậy khua niêu, buồn thôi lại bỏ.
Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bịch bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no...
(trích "Hàn Nho Phong Vị Phú" Nguyễn Công Trứ)
Tuy câu đối có những quy định bó buộc, nhưng đôi khi có thể chấp nhận sự phá cách (trong trường hợp bất khả kháng), kể cả thất luật, đọc không xuôi tai (khổ độc) nghĩa là không tuân thủ luật bằng trắc một cách nghiêm túc như câu đối khuyết danh:
Lúa tám, gặt chín tháng một; Nồi tư, mua năm quan sáu
hay
Mười mấy khoa còn gì, nhờ trời có phúc, có phận; Năm mươi tuổi thành tài, mừng ông càng dẻo, càng dai.
Câu đối treo ở Thư viện Đông Lâm, Trung Quốc :
Phong thanh, vũ thanh, độc thư thanh, thanh thanh nhập nhĩ;
Gia sự, quốc sự,, thiên hạ sự, sự sự quan tâm.
(Tiếng gió, tiếng mưa, tiếng đọc sách, tiếng tiếng đều nghe.
Việc nhà, việc nước, việc thiên hạ, việc nào cũng quan tâm).
Sau này, Hồ Diệu Bang có sửa lại câu này cho khí chất mạnh mẽ hơn như sau :
Phong thanh , lôi thanh, bi thán thanh, đô thử nhất sinh;
Hiểm sự, nan sự, thiên hạ sự, tranh đương dũng sĩ.
(Tiếng gió, tiếng sấm , tiếng bi thương, đều là tiếng một cuộc đời này.
Việc nguy, việc khó, việc thiên hạ, đua nhau để làm dũng sĩ).
Có những câu đối chỉ có thể đối như thế, không thể đối khác, người ta gọi là tuyệt cú. Đó là trường hợp câu:
Lạn Tương Như, Tư Mã Tương Như, danh tương như, thực bất tương như
Ngụy Vô Kỵ, Trưởng Tôn Vô Kỵ, bỉ Vô Kỵ, thử diệc Vô Kỵ.
Ở Trung Hoa cũng có những vế đối không đối được như :
Du Tây Hồ, đề tích hồ, tích hồ tiêu Tây Hồ, tích hồ, tích hồ.
(Tích hồ là cái bình thiếc, tích hồ cũng là lời than tiếc thay. Tạm dịch là: Chơi Tây Hồ, xách bình thiếc, bình thiếc rơi mất vào Tây Hồ, tiếc thay bình thiếc).
Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021
Còn Đâu Cảnh Cũ
Bài Thơ Xướng
Còn Đâu Cảnh Cũ
Bạn nở môi cười, tôi cũng cười,
Chi hay hơn nữa mà không tươi ?
Công nhân chạy cả, chi còn bận !
Vật liệu có đâu, để phải bươi !
Đường xá giờ đây thông suốt thật,
Thợ thầy thuở nọ cũng trây lười.
Khách hàng, chủ hảng, nay tan tác,
Hảng xưởng xòe tay, đếm mấy người ?
Danh Hữu 02.10.2021
Các Bài Thơ Họa
Sài Gòn Mở Cửa Rồi
Sài Gòn mở cửa nở môi cười
Mấy tháng nằm nhà dạ kém tươi
Xe cộ dập dìu như mắc cửi
Thợ thầy chộn rộn tựa cào bươi
Hang cùn ngõ cụt giờ thông suốt
Chợ mở đường thông khó biếng lười
Chốt chặn không còn luôn án ngữ
Cửa hàng hảng xưởng nhận thêm người
songquang
***
Mếu Máo Cười
Bụng đói nhăn răng mếu máo cười
Trời trồng mấy tháng khiến đâm lười.
Đường xe chốt dựng buồn tênh phố
Hẻm hốc rào ngăn lạnh lẽo người.
Bỏ lại Sài thành tìm cách thoát
Trở về quê mẹ ngắm gà bươi.
Tin mừng cùng dịch chung vui sống
Phá cảng triệu người mặt sáng tươi!
Mailoc
***
Tạm An Tâm
Nghe tin mở cửa-nháy nhau cười
Hết bị bó chân,và hết lười
Phố xá cộ xe thời nhộn nhịp
Thôn trang chòm xóm tiếp vui tươi
Sài gòn trở lại ngày hoa lệ
Ngõ ngách không còn cảnh rác bươi
Nhưng hỏi này nha chừng mấy nỗi,
Chắc chi covid tránh con người?
Thái Huy
***
Rời Xa Thành Phố
Mấy tháng lao đao tắt nụ cười
Ngồi chơi nào phải tại trây lười
Ngậm ngùi mất việc, lòng luôn héo
Lo lắng cạn tiền, dạ kém tươi
Muốn trở về quê, đường chẳng phép
Đành yên tại phố, bạc khôn bươi
Vừa thông chốt chặn, ùn chen lấn
Đào thoát tìm nơi cứu sống người
Phương Hà
***
Chán Phèo
Cũng giống như người bị cách ly
Ngó tới ngó lui càng thấy bực
Máy ơi sao vẫn cứ ngủ khì.
Bó chân hai tháng khóc hay cười
Ủ rủ ngồi không phát bịnh lười
Máy tính hùa theo không chịu động
Bản thân buồn nản chẳng hề tươi
Cô Vi Vũ Hán còn đang quậy
Cô bác tỉnh nhà khó thể bươi
Giản cách đợt này rồi đợt nữa
Quên Đi
Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2021
Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021
Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021
Hoa Thơ
Bài Thơ Xướng
Các Bài Thơ Họa
Vườn Thơ Xướng Họa
Vườn thơ xướng họa nở ngàn hoa
Vẳng tiếng ngâm nga rộn cửa nhà
Ngợi bóng trăng treo chòm trúc lão
Khen làn gió gợn khóm tre ngà
Bạn bè chốn chốn luôn thân ái
Tình cảm nơi nơi mãi thuận hòa
Tao nhã niềm vui ngày tuổi hạc
Nhẹ nhàng lan tỏa khắp gần xa
Phương Hà
( 30/08/2021 )
***
Vườn Thơ Thẩn
Vườn thơ lan tỏa vạn hương hoa,
Danh Hữu hương thân vốn cụ nhà.
Mai Lộc vững vàng vung bút thánh,
Phương Hà diễm lệ múa tay ngà.
Xuân Thanh có mặt từng cây số,
Hữu Đức hữu tâm nỗi bão hòa.
Kim Phượng Kim Oanh vang đất Vĩnh,
Thái Huy Hồng Thủy kẻ miền xa !...
Đỗ Chiêu Đức
09-01-2021
***
Thơ Thẩn Cùng Quý Vị Thi Nhân VTT
Tiêu biểu thân quen những đoá hoa
Quý Thầy Cô Giáo cũ quê nhà
Quên Đi, Chiêu Đức, hai bồ chữ
Mailoc, Sông Thu, bút ngọc ngà (1)
Kim Phượng, Kim Oanh, lòng hiếu khách
Thái Huy, Thầy Trí, dạ trung hoà
Vườn Thơ Thẩn biết bao tình nghĩa
Danh Hữu, Mỵ Nhân ở chốn xa…!
Mai Xuân Thanh
September 01,2021
***
CĂN NHÀ XƯA
Ngôi vườn thuở ấy bướm cùng hoa
Cổ kính, ven sông một mái nhà.
Thủy tạ sen hồ vờn nước biếc
Đêm khuya thôn xóm lộng trăng ngà.
Thanh bình cuộc sống đời an lạc
Êm ả tháng năm cảnh thái hoà.
Ly loạn một thời nền trống vắng
Bồi hồi kỷ niệm đã đi xa!
Mailoc 8-30-21
***
Hoa Thơ
Thẩn Thơ,Thơ Thẩn trổ muôn hoa
Thân hữu xưa nay cũng một nhà
Góp ý tìm vui bên khóm cúc
Gieo vần cảm hứng dưới trăng ngà
Vườn xuân vẫn đợi-lòng nhân ái
Cánh én đừng quên-sự hiệp hòa
Xin thỉnh tỷ huynh cùng tụ lại
Thật ra trong,ngoại có chi xa.
Thái Huy 30/8/21
***
TRI ÂM HOA
Mỗi vần thơ chính một lời hoa
Thanh sắc vườn ai rực rỡ nhà
Cúc trúc mai lan đều kết ngọc
Hồng đào mận lý đã vươn ngà
Hoàng liên khắc kỷ vui an tịnh
Cẩm chướng khai tâm đẹp thái hoà
Bốn mùa mộ điệu ân tình khách
Nhật nguyệt tri âm vạn dặm xa ...
Hawthorne 30 - 8 - 2021
CAO MỴ NHÂN
***
Vườn Thơ
Thi nhân tô điểm nét tinh hoa
Xướng họa chung vui thể một nhà
Kết chữ gieo vần truyền cảm hứng
Đề thơ khai bút động tay ngà
Khu vườn vẫn thắm cầu mưa thuận
Hoa trái còn xanh cậy gió hòa
Hạt giống từ tâm cùng tưới tẩm
Thâm tình bằng hữu thoảng hương xa
Kim Phượng
***
VƯỜN THƠ THẨN
Cứ thẩn thơ cùng đợi trỗ hoa
Hồn nhiên cổ kính tự sân nhà
Khu vườn thủy tạ hồ xanh biếc
Ngữ mạng tâm đồng khoảng bớt xa
Trải tháng năm dài vui thiện mỹ
Tìm hương liệu cũ thắm nhân hòa
Thăng trầm diễn biến là quy luật
Kỷ niệm chung lòng ngẫu hứng ta.
Mai Thắng – 210912
Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021
Mừng Sinh Nhật thứ 88 của Thầy Phạm Khắc Trí
Sinh Nhật 88
Tám tám năm rồi thực đấy ư
Trời mây lãng đãng thuở tàn dư
Quê người sống sót thương đời lỡ
Đất khách lang thang tội kiếp hư
Vất vưởng vào ra thời máy móc
Khư khư gìn giữ nếp thi thư
Vẫn mong lời cuối, cùng con cháu
Hãy sống cho vui với chữ Từ
Phạm Khắc Trí - Mây Tần
Mừng Thượng Thọ Bác Trí
Bác sắp chín mươi rồi đấy ư!
Tôi thua bác gần hai năm dư.
Quê người đặt gót, đời theo nối;
Đất khách chen vai, kiếp ảo hư.
Nếp Mỹ, còn nuôi lòng sách vở;
Mây Tần, vẫn giữ mối thi thư.
Lời mong của Bác cùng con cháu,
Chắc chắn không ai dám chối từ.
Danh Hữu
04.10.2021
***
Mừng Sinh Nhật 88Thoáng chốc thế mà tám tám ư?
Một con giáp nữa chẵn trăm... dư!
Một đời hử bụi thương trường cũ...
Một kiếp gỏ đầu dạy trẻ hư...
Một bước ly hương sầu cố quốc...
Một lòng nhớ nước gởi vần thư...
MÂY TẦN gom góp bao tâm huyết,
Cần kiệm, Khiêm cung, nhất viết Từ!
Đỗ Chiêu Đức
Kính chúc
10-04-2021
Duyên thầy đạt tám tám rồi ư
Gió thổi chao đèn ngọn chẳng hư
Biến loạn quê nhà trôi viễn xứ
Ôn hòa đất khách phục tàng thư
Mây tần phảng phất hồn xưa cũ
Ý nguyện chuyên cần đạo khả dư
Nhắn nhủ ba điều kinh Lão viết
Đầu tiên hãy nhớ chính là Từ.
Mai Thắng
Giáo Sư Phạm Khắc Trí
Cao Mỵ Nhân
Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021
Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021
Bá Đạo
Bài Thơ Xướng
Bá Đạo
Cô-Vi vốn thật đến từ đâu
Mà khiến nhân gian phải phát rầu
Có phải dơi rừng mang đến trước
Hay là Vũ Hán có từ đầu
Chiến Tranh Sinh Học kia từng đã
Thế Chiến Thứ Hai vốn chẳng lâu
Ôn cố tri tân càng hoảng sợ
Dã tâm càng lớn họa càng sâu.
Quên Đi
***
Bài Thơ Họa
BÁ ĐẠO
Vẫn cứ phân vân hỏi do đâu
Covid quậy tung quả thật rầu
Vũ hán nghe qua-làm nhức óc
Con dơi nói tới-khiến bung đầu
Suy vì ganh ghét mà nên cả
Gẫm bởi được thua đã có lâu
Mọi cách ngoi lên danh đệ nhất
Từ đây phẩm gía bị chôn sâu.
Thái Huy 8/9/21