Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018
Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018
Đất Phương Nam tt - Cộng Đồng Người Minh Hương Trong Vùng Mỹ Tho Đại Phố:
Cộng Đồng Người Minh Hương Trong
Vùng Mỹ Tho Đại Phố:
Trong khi quan Tổng Binh Trấn Thủ các châu Cao, Lôi, Liêm là Trần Thượng Xuyên, còn gọi là Trần Thắng Tài, cùng phó tướng là Trần An Bình, đem gia quyến và tùy tùng trên 3.000 người và 50 chiến thuyền được chúa Nguyễn cho vào khai khẩn đất Đồng Nai; thì quan Tổng Binh Trấn Thủ Thủy Lục ở Long Môn, thuộc tỉnh Quảng Tây là Dương Ngạn Địch và Phó Tướng của ông là Hoàng Tấn cũng được chúa Nguyễn đồng ý cho về miệt Mỹ Tho để vừa giúp đám lưu dân Việt Nam đang ở chung đụng với người Chân Lạp, vừa tiếp tục khai khẩn những vùng đất hãy còn hoang vu, mà cũng vừa trấn át quân Xiêm và Chân Lạp lúc nào cũng lăm le quấy phá vùng đất mới này. Theo Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, năm Kỷ Mùi, 1679, mùa xuân, tháng giêng, tướng cũ nhà Minh là Long Môn tổng binh Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến, Cao Lôi Liêm, tổng binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình đem hơn 3.000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung và Đà Nẳng, tự trần là là bề tôi của nhà Minh, vì nước mất nên trốn đi, không chịu làm tôi nhà Thanh, đến để xin làm tôi tớ. Bấy giờ bàn bạc rằng: phong tục tiếng nói của họ đều khác, khó bề sai dụng, nhưng họ bị thế cùng bức bách đến đây thì không nỡ cự tuyệt. Nay đất Đông Phố, nước Chân Lạp đồng ruộng phì nhiêu nghìn dặm, triều đình chưa rỗi mà kinh lý, chi bằng nhân lấy sức của họ cho đến khai khẩn để ở, làm một việc mà lợi ba điều. Chúa theo lời bàn bèn sai đặt yến ủy lạo khen thưởng, trao cho quan chức, khiến đến ở đất Đông Phố. Lại cáo dụ nước Chân Lạp rằng như thế là có ý không để nước Chân Lạp ra ngoài. Nhóm Dương Ngạn Địch đến cửa khuyết tạ ơn để đi. Binh thuyền của Ngạn Địch và Hoàng Tiến vào cửa Lôi Lạp (Soài rạp), đến đóng ở Mỹ Tho(10). Binh thuyền của Thượng Xuyên và An Bình vào cửa Cần Giờ, đến đóng ở Bàn Lân(11). Họ vỡ đất hoang, dựng phố sá, thuyền buôn của người Thanh và các nước Âu châu, Nhật Bản, Chà Và đi lại tấp nập(12). Nhờ hai đạo quân hùng mạnh giữ an ninh trật tự nên chẳng mấy chốc, các sắc tộc Việt, Miên và Hoa cùng nhau khai phá, phát triển và biến những vùng đất này thành một trong những vùng đất trù phú nhất Nam Kỳ thời đó. Khác với những nhóm lưu dân người Việt đến đó trước đây là chỉ lưu tâm đến phá rừng làm ruộng rẫy, những nhóm người Hoa mới đến này họ vừa phá rừng làm ruộng rẫy, vừa làm thương mại buôn bán. Hai nhóm người Hoa này đến Việt Nam thời đó đi theo rất nhiều nhà khoa bảng bất mãn với Thanh triều nên chẳng mấy chốc hai vùng Đồng Nai và Mỹ Tho biến thành hai thành phố vừa lớn mạnh về các mặt nông nghiệp và thương mại, mà cũng vừa phát triển về văn hóa nữa. Chính những người Minh Hương nầy đã biến hai vùng này thành hai trung tâm thương mại và giao dịch với nước ngoài lớn nhất vùng Nam Kỳ thời đó.
Cũng như Mạc Cửu ở Hà Tiên, nhóm người Minh Hương ở Mỹ Tho Đại Phố cũng tìm cách giao dịch với người Tân Gia Ba, Hương Cảng, Nhật Bản, và người Tây Dương(13). Thời đó thuyền buôn các xứ này tới lui vùng Mỹ Tho thật tấp nập. Khu chợ búa trong vùng Mỹ Tho Đại Phố chẳng những qui tụ những người Minh Hương, mà còn qui tụ khá đông người Việt từ các khu vực lân cận. Theo Gia Định Thành Thông Chí: “Tại Mỹ Tho, phố xá buôn bán đông đúc. Chợ phố Mỹ Tho có nhà ngói cột chạm, đình cao, chùa rộng, ghe thuyền ở các ngã sông, biển đến đậu đông đúc, làm thành một chốn đại đô hội, rất phồn hoa, huyên náo. Bên cạnh đó, tại Mỹ Tho Dương Ngạn Địch cũng khai khẩn nhiều thôn ấp. Vùng này đất đai phì nhiêu, sông sâu nước chảy, rất thuận tiện cho việc trồng trọt.” Theo Đại Nam Nhất Thống Chí:
“Ở đây người Hoa cùng người Việt khai phá đất mới làm ruộng, lập vườn trồng cau bán cho thương nhân Mã Lai. Ruộng bằng phẳng tốt ... có những vườn cau xum xuê. Nhà nào cũng có chứa cau khô và cau tươi đầy sân, đầy lẫm để bán đi các nơi xa gần. Đời sống dân Mỹ Tho thời đó có phần sung túc hơn ở Gia Định. Phụ nữ thì nuôi tằm, dệt cửi cũng hơn, mà nhà nông cày cấy cũng hơn.” Thật tình mà nói, trong cuộc mở cõi về đất phương Nam, Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, cùng với Mạc Cửu là những người Minh Hương đã góp phần không nhỏ trong việc mở mang, khai phá và phát triển vùng đất Nam Kỳ, đáng được toàn dân Việt Nam nói chung và con dân Nam Kỳ nói riêng ghi nhớ công đức và lập đền thờ lưu lại cho hậu thế.
Tóm lại, sự xuất hiện của tướng Dương Ngạn Địch và quân dân Long Môn tại vùng Thủy Chân Lạp vào cuối thế kỷ thứ XVII đã góp phần tạo nên những biến chuyển quan trọng cho việc định hình và phát triển vùng đất Nam Kỳ về sau nầy. Chính Dương Ngạn Địch và những người Minh Hương cùng tháp tùng theo ông đã tự nguyện trở thành thần dân của xứ Đàng Trong và không riêng gì gia quyến của Dương Ngạn Địch, mà cả đoàn đi theo ông đã có những hành động rất tích cực trong việc khẩn hoang lập ấp để không những xây dựng nên một cộng đồng người Minh Hương vững chắc tại vùng Mỹ Tho. Bên cạnh đó, nhóm người Minh Hương nầy còn giúp cho các chúa Nguyễn xây dựng và phát triển một Nam Kỳ thật vững chắc và phát triển vượt bực so với các vùng khác. Phải thành thật nói rằng công lao khai phá vùng đất Nam Kỳ của cộng đồng người Minh Hương không phải là nhỏ. Chính bao nhiêu thế hệ của những người Minh Hương đã đổ ra không biết bao nhiêu là mồ hôi và xương máu để biến vùng đất Nam Kỳ thành một trong những miền đất trù phú và thịnh vượng nhất Đông Nam Á.
(Còn Tiếp)
***
Để tiện theo dõi "Đất Phương Nam 1", kính mời Quí Độc Giả mở Link bên dưới:
https://huynhhuuduc.blogspot.com/p/blog-page_53.html
-----------------
Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018
Tiệc Tiễn Hoàng Thị Thơ Đi Định Cư tại Hoa Kỳ
Hôm 27/3/2018, một nhóm chs Tống Phước Hiệp nk 62-69 và Thân hữu, có tổ chức buổi tiệc tiễn Bạn Thơ sang định cư ở Mỹ.
Từ trái sang phải:
Hàng ngồi: Bạch Tuyết, Sương, Tuyết Nga, Thơ. Mui, Ngọc Hoa, Phúc Liên.
Hàng đứng: Duyên, Chí Thanh, Ngọc Điệp, Hoàng Xuân Khải, Xuân, Phụng, Đức.
Nhóm ở Sài gòn về đến Vĩnh Long đã ghé thưởng thức món phở ngon nhất Vĩnh Long "Phở 91" miễn phí
Hình ảnh Phúc Liên, Tuyết Nga, Huỳnh Hữu Đức.
Từ trái sang phải:
Hàng ngồi: Bạch Tuyết, Sương, Tuyết Nga, Thơ. Mui, Ngọc Hoa, Phúc Liên.
Hàng đứng: Duyên, Chí Thanh, Ngọc Điệp, Hoàng Xuân Khải, Xuân, Phụng, Đức.
Nhóm ở Sài gòn về đến Vĩnh Long đã ghé thưởng thức món phở ngon nhất Vĩnh Long "Phở 91" miễn phí
Những nhân vật đến trước
Tặng quà Kỷ Niệm cho Thơ
---------------------
---------------------
Màn Kịch vui nhộn nhất do Bạch Tuyết thủ vai chính
Bạch Tuyết vì nghe lời dụ dỗ của bạn bè nên bi giờ...
Thấy tờ 20 đô Singabore, mừng híp mắt.
--------
Cũng ngay trong buổi tiệc, mình có cảm xúc mấy câu:
--------
Cũng ngay trong buổi tiệc, mình có cảm xúc mấy câu:
Trời Vĩnh Long có còn ấm không em
Mình tiễn nhau sao nắng rũ bên rèm
Rồi mai này một mình nơi xứ lạ
Như mây ngàn lặng lẽ chốn trời xa.
-----------------------
Hình ảnh Phúc Liên, Tuyết Nga, Huỳnh Hữu Đức.
Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018
Gái Ngoan Dạy Chồng
Ngày xưa có một người đàn ông giàu, vợ
chết sớm, chỉ có một người con trai. Đứa con xấu nết, đần độn, lại là
tay chơi bời lêu lổng không chịu học hành hay làm ăn gì cả.
Thấy con không lo nối nghiệp nhà, người
nhà giàu rất buồn phiền, biết rằng của cải của mình sẽ có một ngày đội
nón ra đi mà thôi. Bởi vậy, ông bèn tính
chuyện kiếm cho con một người vợ khôn ngoan đảm đang, để may ra nó sẽ
ngăn chặn tay chồng, bảo vệ một phần nào cơ nghiệp.
Nghĩ vậy, ông cất công đi khắp nơi tìm kiếm, nhưng đi đã nhiều nơi mà vẫn chưa thấy một người nào vừa ý.
Một hôm, đến một vùng kia, nhân mỏi
chân, ông nghỉ lại một gốc đa bên đường. Ông bỗng thấy ở một cây táo gần
đấy có một bọn trẻ đang tranh nhau trẩy ăn . Một chốc sau, một cô gái
tuổi chừng đôi tám, cũng đến hái táo. Ông mới lân la lại gần hỏi xin ăn .
Lúc này, táo chín đã bị bọn người trước
hái hết, chỉ còn những quả xanh, nhưng cô gái cũng cố chọn lấy những quả
ương ương đưa cho khách.
Thấy cô gái tốt bụng, ông ta nghĩ : “Sởi
lởi, trời gởi của cho, quăn co, trời gò của lại. Chỉ có người nào tốt
bụng với mọi người mới xứng đáng được hưởng giàu có sung sướng”.
Bởi vậy, ông mới tìm đến nhà cô gái, giả
làm một người lỡ độ đường, xin nghỉ trọ một tối. Và rồi ông được gia
đình cô gái ân cần tiếp đãi.
Để thử xem cô gái có khôn ngoan không,
ông lân la làm quen với nàng. Khi biết cô sắp đi chợ, ông đưa ra một
quan tiền nhờ mua hộ cho mình “một nắm gió, một bó lửa”. Cô gái chẳng
nói chẳng rằng, mua về cho ông một cái quạt và một con dao đánh lửa.
Thấy thế, ông thầm khen ngợi, nhưng vẫn định thử thêm cho biết.
Qua ngày hôm sau, ông dậy sớm, giở tay
nải đưa cho cô mấy bát gạo nếp, nhờ nàng thổi giúp cho mình một nồi vừa
cơm vừa bánh để ăn và đem đi ăn đường. Cô gái không từ chối, vội lấy gạo
ra vo . Trước khi cho vào nồi, nàng bớt lại một ít giã làm bột vắt bánh
rồi hấp luôn vào cơm . Khi nàng bưng ra, ông già lấy làm vừa ý, cho là
con người đó đủ cả đức hạnh, khôn ngoan, đảm đang ít có. Bèn quyết định
trở về sửa soạn lễ hỏi cho con trai làm vợ.
Đứa con trai của ông từ ngày có vợ lại
càng lêu lổng ; hắn thường bỏ nhà đi đánh đàn, đánh đúm với bọn vô lại,
làm cho ông hết sức buồn. Và điều làm ông lo lắng nhất là hắn thỉnh
thoảng lại trộm tiền của ông, khi dăm bảy quan, khi một vài vác, tung
vào cuộc đỏ đen . Mặc dù ông đánh đập, mặc dù vợ hắn khuyên lơn, nhưng
hắn chứng nào vẫn tật ấy. Dần dần ông buồn phiền thành bệnh. Một hôm,
biết mình sắp chết, ông gọi con dâu đến bên giường dặn nhỏ :
– Này cha đã gần đất xa trờị Chồng con
là một thằng “Phá gia chi tử”, cơ nghiệp này chỉ còn một sớm một chiều
mà thôi . Cha rất thương con xấu số. Từ lâu cha làm ăn dành dụm, có để
được một hũ vàng chôn ở sau vườn. Vậy cha cho riêng con hũ vàng đó, đừng
cho chồng con biết. Sau này chồng con có thật sự ăn năn thì giúp cho nó
làm lại cuộc đờị
Đứa con trai ông sau khi người cha qua
đời, lại càng chơi bời mặc sức. Vợ hết khuyên lơn đến cầu khẩn, hắn
chẳng những đã không nghe lại còn phũ phàng với vợ. Mỗi lần thua bạc,
hai người lại càng xô xát. Nhiều lần vì vợ cản trở, hắn đánh đập vợ
không tiếc tay và làm nhục nàng trước mặt mọi ngườị Một hôm để khỏi
vướng, hắn viết giấy cho vợ đi lấy chồng khác rồi đuổi nàng ra khỏi cửa.
Từ đó, hắn phỉ chí tung hoành không một
ai dám cản. Quả như lời đoán của bố hắn, mấy chục mẫu ruộng đều lần lượt
“nướng” vào sòng bạc. Hết ruộng vườn tới nhà ở, chẳng bao lâu tất cả cơ
nghiệp mấy đời lưu truyền lại đều sạch sành sanh . Cuối cùng không một
đồng dính túi, không một nghề cầm tay, hắn đành bỏ làng mạc quê quán, đi
lang thang khắp đầu đường xó chợ, ngửa tay xin ăn qua ngày.
Còn về người đàn bà sau khi bị chồng
đuổi, mới đổi tên, tìm đến trấn thành mở một ngôi hàng nước. Sau ít lâu,
kiếm được một số nhỏ, nàng bắt đầu buôn hàng tấm. Số vốn của nàng ngày
một lớn dần. Một hôm, gặp hai em bé gái mồ côi đi ăn xin, nàng thương
tình đưa về nuôi làm con, coi như ruột thịt. Cuộc đời dần dần nở hoa
trước mắt nàng. Trong một dịp đi tìm kiếm củi, hai con nàng nhặt được
một khúc gỗ mục, về chẻ ra thấy có mấy thoi vàng. Có vốn lớn lại có tài
kinh doanh, nên chẳng bao lâu, nàng trở nên giàu có, nổi tiếng trong
trấn. Tiền bạc tuôn về như nước. Tuy sống sung sướng nhưng nàng vẫn ở
một thân một mình. Thấy nàng giàu có, nhiều kẻ ngấp nghé muốn thành hôn,
nhưng người đàn bà ấy nhất thiết từ chối mọi lời đường mật. Mặc dù
người chồng bạc bẽo và mặc dầu mười lăm năm xa cách, nàng vẫn không quên
được tình xưa nghĩa cũ. Đã nhiều lần nàng thuê người lần đi các chợ búa
phố phường dò hỏi nhưng tin tức của chồng càng hỏi, càng bặt tăm .
Năm ấy, sau mấy tháng hạn, lúa khoai
chết mòn trên những cánh đồng nứt nẻ. Giá gạo cứ lên vùn vụt. Ngoài
đường, người đi xin ăn kéo từng đoàn. Người đàn bà lúc này đã là bà chủ
tiệm. Bà xin phép quan trên cho mình đem tiền gạo ra phát chẩn cho kẻ
khó. Làm như thế, nàng còn mong một khi thấy yết thị dán khắp thôn xóm
thì chồng mình tất sẽ lần mò về, nếu hắn còn sống. Y như thế thật, ngày
bắt đầu phát, nàng đã thấy bóng dáng của chồng ngồi ở hàng cuối đội quân
lĩnh chẩn. Đúng là hắn. Từ ngày bắt đầu cầm bị gậy đến nay, hắn vẫn
chưa có cách gì để sống khá hơn và đỡ hèn hạ hơn trước. Bây giờ nghe nói
có phát chẩn, hắn vội mò đến đây và ngồi đầu hàng về phía trái. Thế
nhưng khi phát, những người giúp việc cho bà chủ hiệu lại được lệnh phát
từ phía phải trước. Khi sắp sửa đến lượt hắn thì bọn họ tự nhiên nói
lớn :
– Hôm nay đã hết gạo, mời bà con về đợi đến ngày mai !
Hắn buồn bực trở ra . Qua ngày sau, hắn
cố tìm đến thật sớm, ngồi vào đầu hàng bên phải. Nhưng hắn không ngờ,
những người phát chẩn hôm nay lại bắt đầu phát từ phía bên kia . Lúc sắp
phát đến hắn thì chúng lại giơ thúng không lên :
– Hôm nay thế là lại hết gạọ Bà con hãy đợi đến mai .
Hắn thở than cho số đen đủi, lần trở ra
về. Qua hôm sau, lại mò đến thật sớm. Lần này hắn len vào ngồi đúng
chính giữa đội quân lĩnh chẩn. Trong bụng hắn nghĩ lần nầy thì không để
mất phần được. Nhưng đến giờ phát, hắn không ngờ người nhà của bà chủ
hiệu hôm nay lại phát hai đầu phát lại và cuối cùng người không được gì
cả, vẫn lại là hắn. Ba lần hỏng cả ba, hắn rất ngao ngán, bèn đánh liều
tìm đến dinh cơ bà chủ để xin ăn . Gặp hai đứa con gái nuôi của vợ, hắn
ngả nón kêu van hết lời. Ở trong nhà người đàn bà nhìn ra biết là chồng,
đã do mưu của mình mà đến đây, bèn sai người hầu ra hỏi, xem hắn có
biết làm việc gì không để thuê mượn. Nghe hỏi thế, hắn vội trả lời :
– Xin ông bẩm với bà lớn rủ lòng thương,
cho tôi được ở hầu bà, rửa bát, quét nhà, mọi việc tôi đều xin hết sức.
Chỉ cho tôi ăn ba miếng là đủ rồi !
Người nhà trở ra cho hắn biết bà chủ
nhận lời. Từ đó, hắn chăm chỉ làm lụng, cố làm vừa lòng chủ. Nhưng chung
quy hắn vẫn không biết chủ chính là vợ cũ của mình. Về phần người vợ
cũng không hề để lộ một tí cho hắn biết, chỉ dặn hai con và người nhà
đối đãi tử tế mà thôi . Sau một thời gian, thấy hắn chịu khó làm ăn,
người đàn bà mừng lắm. Một hôm nàng cho gọi hắn lên nhà hỏi xem có biết
chữ nghĩa gì không ! Hắn đáp :
– Tôi lúc nhỏ được đi học có biết ít nhiềụ
– Vậy từ mai trở đi, anh không hầu hạ nữa, cho anh ở gian nhà khách dạy đám trẻ học tôi sẽ trả mỗi năm ba mươi quan tiền.
Nghe nói, hắn tưởng không có gì sung
sướng hơn thế nữa, cảm thấy lòng nhân đức của bà chủ đối với mình bằng
trời bằng biển, vội nhận lời ngay . Từ đó, hắn đóng vai thầy đồ cố sức
làm cho chủ tin cậy. Nhưng người vợ vẫn thử mãi không thôi .
Một lần, gặp ngày tết, bà chủ sai lấy tiền ra cho kẻ hầu người hạ. Nàng nói :
– Ta cho mỗi người năm quan, hãy mang đi
đánh bạc cho vui, nếu hết sẽ cho thêm . Thầy đồ ta cũng được năm quan
tiền. Nhưng trong khi mọi người đem tiền nướng vào xóc đĩa, bài mười,
thì trái lại, hắn mang nguyên vẹn số tiền đó về gửi cho chủ. Bà chủ hỏi :
– Tại sao anh không thích đánh bạc ? Hắn trả lời :
– Bẩm bà, tôi ngày xưa, vì cờ bạc mà đến nông nỗi này. Cho nên bây giờ buộc chỉ cổ tay thề rằng không đụng đến nó.
Thế rồi luôn miệng, hắn kể hết cho chủ
nghe, từ cuộc đời cũ có ruộng nhiều, có vợ ngoan như thế nào, rồi bán
ruộng đuổi vợ ra sao, cho đến lang thang đói rách, và ngày nay đã ăn năn
hối lỗi v.v… Bà chủ hỏi :
– Anh còn thương vợ nữa không ? Hắn rầu rĩ :
– Tôi đã nhiều lần dò tìm mà không thấỵ
– Nghe anh nói tôi rất thương tình. Vậy
tôi cho anh năm quan để anh đi tìm vợ. Nếu hết tiền mà vẫn chưa thấy,
anh cứ về đây, tôi sẽ cho thêm mà tìm cho ra.
Hắn mừng rỡ vâng vâng, dạ dạ, mang tiền
đi tìm. Nhưng sau ba tháng trở về với bộ mặt thiểu não, hắn cho chủ biết
không hề thấy tung tích đâu cả, chắc là vợ hắn đã chết.
Từ đấy, vợ thấy chồng chí tình, lại có
lòng tu tỉnh, nên rất mừng. Nhưng nàng vẫn chưa ra mặt vội, chỉ an ủi
hắn hãy ở lại đây, may ra sẽ có ngày hội ngộ.
Một hôm, nhân ngày giỗ cha chồng, bà chủ
nhờ thầy đồ chép bài văn tế. Hắn ta ngạc nhiên và bội phần mừng rỡ khi
thấy bài vị của tổ tiên nhà chủ chính là bài vị tổ tiên mình. Lập tức,
hai vợ chồng ôm nhau khóc lóc. Rồi sau khi cúng xong, họ mời làng xóm và
người nhà ngồi lại kể rõ sự tình. Ai nấy đều cho là một cuộc tái ngộ
hiếm có.
Về sau, hai vợ chồng dựng vợ gả chồng
cho hai con nuôi, giao cửa hiệu lại cho chúng cai quản. Sau đấy, họ dắt
nhau trở về quê hương xưa, chuộc lại vườn tược nhà cửa cũ. Và sau khi đã
sống yên ổn ở quê nhà, vợ mới sai đào hũ vàng bố chồng cho mình ngày
xưa lên . Nàng nói :
– Có vàng chưa chắc đã có hạnh phúc. Cho nên trong những cơn túng thiếu nhất, tôi vẫn không cần đến nó.
Nói đoạn, đem số vàng ấy cúng cho đền
chùa để bố thí cho người nghèo. Từ đấy, hai vợ chồng sống với nhau đến
đầu bạc. Câu tục ngữ : “Làm trai rửa bát quét nhà. Vợ gọi thì ‘Dạ bẩm bà
tôi đây!'” là do chuyện này mà ra.
theo truyencotich.vn
Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018
Về Thăm Mộ Gia Tiên
Đã hơn 2 năm, vì sức khỏe kém, nên tôi chưa về thăm mồ mả Ông bà, cha mẹ...Mãi đến hôm nay, tôi mới cùng hai đứa con của đứa em thứ 9 ( Huỳnh văn Mẫn mới mất hồi 29 tết rồi) cùng về để sắp xếp vị trí làm phần mộ cho Mẫn, do phải mang tro cốt ở chùa về chôn vì sắp đến 49 ngày.
Đất hương hỏa của gia đình chúng tôi ở xã Phú Phụng huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Tro cốt đang gởi tại chùa Bửu Linh Chợ Lách.
Các Ngôi Mộ trên đất Hương Hỏa
Ngôi Mộ của Ông Nội
Ngôi Mộ của Bà Nội
Ngôi Mộ của Ba
Ngôi Mộ của Má
Ngôi mộ của Cô Mười
Ngôi Mộ của Cô Út Lớn
Phần Mộ của Cô Út Nhỏ
Phần Mộ của Năng, đứa em thứ 7.
Hình Ảnh Huỳnh Hữu Đức
Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018
Xuân An Bình
Bài Xướng:
Xuân An Bình
Thời gian thấm thoát tựa con thoi
Đinh Dậu chợt qua Mậu Tuất rồi
Những muốn Mai Nam danh đệ nhất
Càng mong Đào Bắc loại hoa khôi
Cho nhà hạnh phúc ngời tiên tổ
Để nước an vui rạng giống nòi
Hết cảnh qua phân vì vị kỷ
Mừng xuân minh Chúa sẽ lên ngôi.
Thái Huy
***
Các Bài Họa:
Xuân Bình An
Ngày qua tháng lại tựa như thoi
Mậu Tuất lên ngôi Dậu xuống rồi
Đào Bắc mừng xuân xưa hạng nhất
Mai Nam đón Tết mới tinh khôi
Một mâm ngủ quả bàn thờ tổ
Mấy dĩa cau trầu giống đất nòi
Buông xả thương yêu vì nước Việt
Xuân đem hy vọng đổi thay ngôi...
Mai Xuân Thanh
Ngày 21 tháng 01 năm 2018
***
Xuân Ơi Xuân
Mới đó mà đông đã hết rồi
Tháng năm vun vút tựa đưa thoi
Gà vừa rời bỏ nay chó đến
Đinh sắp qua rồi mậu chiếm ngôi
Mong khổ sẻ chia vì một gốc
Còn thù quên hết bởi chung nòi
Cầu cho dân tộc luôn an lạc
Hạnh phúc có ngày sẽ phục khôi.
Quên Đi
Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018
Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018
Đất Phương Nam (TT) - Cộng Đồng Người Minh Hương Trên Đất Nam Kỳ
Tổng Quan Về Tên Gọi Minh Hương:
Trung Hoa là một nước lớn nằm về phía Đông Bắc Á Châu. Tuy nhiên, từ ngày lập quốc đến năm 1911, chưa bao giờ nước nầy có một quốc hiệu thống nhất. Thời các vua Nghiêu Thuấn thì chưa có sử sách rõ ràng về một quốc hiệu Trung Hoa. Đến đời nhà Chu thì người ta cũng chỉ gọi tên nước theo họ của người làm vua; và nước nầy chưa bao giờ có được một tên gọi thống nhất. Không biết tên mà chúng ta gọi nước nầy là Trung Hoa ngày nay có từ thời nào, chứ từ sau đời nhà Chu thì họ y cứ theo họ của vị hoàng đế đầu tiên mà gọi. Đến đời nhà Tần, sau khi Tần Thủy Hoàng gồm thâu lục quốc, thì nước nầy có danh xưng là Tần Quốc. Đến đời nhà Đường thì gọi là Đại Đường, đời nhà Tống thì gọi là Đại Tống, thời lệ thuộc Mông Cổ thì gọi là Đại Nguyên, sau khi Chu Nguyên Chương thu hồi độc lập rồi lập lên nhà Minh thì gọi là Đại Minh. Đến khi lệ thuộc tộc Mãn Thanh thì gọi là Đại Thanh, vân vân. Còn nói về người Trung Hoa di dân đến Việt Nam có lẽ đã diễn ra từ hàng chục thế kỷ về trước, từ sau khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam hán giành lại độc lập cho Việt Nam, một số quan quân nhà Hán không chịu về nước, đã định cư luôn ở xứ Đại Việt. Trước thế kỷ thứ XVI, người Hoa ở Đại Việt chỉ tập trung tại miền Bắc, trong các vùng Vân Đồn, Phố Hiến, chứ chưa có sử liệu nào cho thấy họ đã vào xứ Đàng Trong. Đến cuối thế kỷ thứ XVI, đã có một số thương buôn Hoa kiều theo chân chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào buôn bán và định cư luôn tại miền Thuận Quảng, như tại các vùng Ái Tử, Hội An, và Quảng Ngãi, nhưng với một số lượng không đáng kể, vì thời đó cả vùng từ Thuận Hóa vào đến Phú Yên dân cư thưa thớt và kinh tế không mấy phát triển. Trong khoảng thời gian đó, vùng đất mà bây giờ chúng ta gọi là Nam Kỳ, chưa có người Hoa nào vào sinh sống vì toàn hãy còn chìm ngập trong sình lầy hoang vu, chưa được khai phá. Khoảng đầu thế kỷ thứ XVII, chúa Nguyễn khuyến khích tàu buôn nước ngoài đến mua bán tại các hải cảng của xứ Đàng Trong(1). Từ nửa đầu thế kỷ thứ XVII, số kiều dân Trung Hoa cư ngụ tại cảng Hội An đã khá đông. Theo Christoforo Borri, một giáo sĩ người Ý đã từng cư ngụ tại Hội An từ năm 1618 đến năm 1621, đã ghi lại như sau: “Vì muốn cho tiện việc họp hội chợ, vua xứ Đàng Trong đã cho phép người Trung Hoa và người Nhật Bản lựa chọn một nơi thích hợp để xây dựng thị trấn. Thị trấn nầy gọi là ‘Faifo’. Vì tại đó đất rộng, nên người ta có thể nhận ra hai phố. Một là phố Khách, hai là phố Nhật. Các phố đặt riêng thủ lãnh và y theo phong tục tập quán riêng mà sinh sống.” Như vậy ngay từ thế kỷ thứ
XVI, người Hoa đã lập thành cộng đồng đầu tiên của họ tại xứ Đàng Trong. Từ giữa thế kỷ thứ XVII, sau những biến cố chánh trị bên Trung Hoa, những di thần nhà Minh không phục nhà Thanh như Trần Thượng Xuyên, Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến cùng khởi binh dưới sự lãnh đạo của Trịnh Thành Công, kéo nhau ra cố thủ Đài Loan, nhưng rồi cũng thất bại, họ đành phải kéo hết gia đình và thuộc hạ dong buồm xuôi Nam tìm đất tỵ nạn. Họ đã được chúa Nguyễn cho phép đi vào vùng đất Thủy Chân Lạp khai hoang lập ấp. Sau khi đã ổn định, an cư lạc nghiệp và hòa nhập vào cuộc sống mới trên vùng đất Nam Kỳ, những người Hoa nầy đã tự cho mình hay được người Việt gọi họ là người “Minh Hương”. Theo thiển ý, có lẽ những người Hoa nầy đã tự xưng mình là người Minh Hương thì đúng hơn, vì hai chữ “Minh Hương” có nghĩa là những người còn tưởng nhờ đến quê hương nhà Minh, hay những người có cùng một quê hương dưới thời nhà Minh. Những người Minh Hương ở Nam Phần thời đó đã lập ra 5 bang chánh, gồm Quảng, Hẹ, Triều Châu, Phước Kiến và Hải Nam, nhưng đông nhất là hai bang Quảng Đông và Triều Châu. Điểm đặc biệt là người Minh Hương gốc Quảng Đông thường sống co cụm tại các tỉnh thành và chuyên nghề kinh doanh và buôn bán; trong khi người của các bang khác thì sinh sống bất cứ nơi nào mà họ có thể làm ăn được, như người Tiều thì thường sống hòa nhập với người Khmer trên các giồng cao và chuyên nghề làm rẫy, người Hải Nam thì thường sống bằng nghề đánh cá tại các vùng ven biển, vân vân.
Đối với xứ Đàng Trong từ thế kỷ thứ XVI trở về sau nầy, người Minh Hương đã góp phần không nhỏ trong việc khai khẩn và phát triển đất nước, nhất là trong tiến trình Nam Tiến. Riêng những người Minh Hương tiên phong như Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, cùng với Mạc Cửu là những người Minh Hương đã góp phần không nhỏ trong việc mở mang, khai phá và phát triển vùng đất Nam Kỳ, đáng được toàn dân Việt Nam nói chung và con dân Nam Kỳ nói riêng ghi nhớ công đức và lập đền thờ lưu lại cho hậu thế. Và phải thành thật mà nói ở những vùng mới khai phá trên tiến trình Nam Tiến, người Việt luôn giữ thế chủ động, tuy nhiên, nếu không có sự đóng góp của người Minh Hương chắc hẳn cha ông chúng ta đã gặp phải nhiều trở lực và công cuộc khai phá đã phải tiến triển chậm chạp hơn nhiều. Theo Gia Định Thành Thông Chí, chính những quan quân của những di thần nhà Minh đi tiên phong như Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch và Mạc Cửu chẳng những đã khai phá hoang địa mà còn chiêu mộ lưu dân Trung Quốc để thành lập những cộng đồng người Hoa có tầm cỡ đầu tiên trong vùng Nam Kỳ(2). Quan Tổng binh Trần Thượng Xuyên cùng Phó Tướng Trần An Bình và Dương Ngạn Địch cùng phó tướng Hoàng Tiến cùng một số thuộc hạ chạy sang xứ Đàng Trong vào khoảng năm 1679, dưới thời chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần. Chúa đã cho phép ông được giữ nguyên chức Tổng binh và cùng bộ tướng đi vào khai phá vùng đất Nông Nại, tức vùng Đồng Nai-Biên Hòa ngày nay. Trong khi nhóm của Trần Thượng Xuyên đã vào cửa Cần Giờ, rồi lên đồn trú ở vùng Bàn Lân thuộc xứ Đồng Nai thời đó; còn nhóm của Dương Ngạn Địch đã theo cửa Tiểu hoặc cửa Đại, rồi lần lên theo sông Tiền để khai phá vùng Mỹ Tho Đại Phố.
Cộng Đồng Người Minh Hương Trên Vùng Đất Đồng Nai:
Có thể nói Trần Thượng Xuyên là một trong những người đi tiên phong trong việc khai phá hoang địa tại miền Nam. Ông chẳng những có công trong việc khai hoang lập ấp, mà còn góp phần rất đắc lực trong việc chấn chỉnh và kiện toàn bộ máy hành chánh tại vùng Biên Hòa ngày nay. Lúc ông và phó tướng Trần An Bình tới vùng Nông Nại thì vùng đất nầy hãy còn là một hoang địa, đất rộng người thưa. Ban đầu đa số người trong nhóm Trần Thượng Xuyên đến định cư và khai khẩn vùng Lộc Dã, Bàn Lân, vùng Bến Gỗ, thuộc Biên Hòa ngày nay, còn lại một số nhỏ thì Trần Thượng Xuyên ra lệnh cho họ đi thám sát những khu vực gần đó xem coi có nơi nào thuận tiện và tốt hơn vùng Bến Gỗ hay không. Cuối cùng Trần Thượng Xuyên đã quyết định đưa toàn bộ thuộc hạ về khai phá vùng Cù Lao Phố(3). Đây là một vùng đất nằm trên khu đất mầu mỡ nhất giữa lưu vực sông Đồng Nai. Nhờ đất đai đầy phù sa mầu mỡ nên việc khai thác cũng rất dễ dàng. Chính Trần Thượng Xuyên đã chiêu mộ cư dân bản địa gồm những người Mạ, Stiêng, Cơ ho, Chu ru... cùng với lưu dân người Việt để khai phá đất hoang, lập nên phố chợ thương mãi rất phồn thịnh, thông thương với người Hoa tại Đài Loan, người Nhật, người Ấn, cũng như người Âu Châu. Đó là khu Giản Phố hay Cù Lao Phố, hay nói đúng ra là cả vùng Biên Hòa ngày nay.
Lịch sử di dân của người Hoa đến Việt Nam đã khởi nguồn từ rất sớm, vì có lẽ đây là vùng ‘đất lành chim đậu’. Trong “Bút Kỳ Đồng Bằng Sông Cửu Long”, Phan Quang có ghi lại theo giáo sư Trần Kinh Hoa, một người Trung Hoa chuyên nghiên cứu về người Hoa hải ngoại: “Từ thời Tần Thủy Hoàng đã có người Hán sang lánh nạn tại Việt Nam. Cuối đời Đông Hán, có đến ba, bốm trăm người danh vọng chạy sang Giao Chỉ trong đó có các tướng tài như Trần Quốc, Viên Trung, Hứa Tĩnh, vv...
Thế kỷ thứ XIII, quan quân Nam Tống không hợp tác với nhà Nguyên cũng chạy sang tỵ nạn. Đến thế kỷ thứ XVII, di thần nhà Minh lại chạy sang tỵ nạn vì không muốn hợp tác với Thanh triều, vv...”(4) Theo thống kê của VNCH vào năm 1955, trên toàn miền Nam có hơn 800.000 người Hoa, riêng vùng Sài Gòn-Chợ Lớn đã có trên 570 ngàn người. Thật tình mà nói, vì những nguyên nhân khách quan vào thế kỷ thứ 17, khi cục diện chánh trị ở Trung Hoa thay đổi đã xô đẩy những di thần nhà Minh phải lưu vong đào tỵ ở xứ Đàng Trong(5). Thêm vào đó là những biến chuyển thuận lợi cho các chúa Nguyễn trên vùng đất Thủy Chân Lạp cũng là nguyên nhân khách quan khiến cho nhóm di thần nhà Minh có mặt trên vùng đất mà bây giờ chúng ta gọi là Nam Kỳ. Mặc dầu khi Trần Thượng Xuyên tới vùng Nông Nại thì ở đây đã có những nhóm lưu dân Việt Nam vào đây từ thời công nữ Ngọc Vạn vào làm hoàng hậu cho vua Chey Chetta II (1620), và từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên thiết lập hai trạm thu thuế ở Kas Krobei và Prei Nokor vào năm 1623. Tuy nhóm Trần Thượng Xuyên không phải là những người tiên phong mang gươm đi mở cõi, nhưng họ cũng là những người có công lập nên cơ nghiệp lớn cho xứ Đàng Trong trên vùng đất Nam Kỳ nầy. Theo sử liệu, trước khi nhóm Trần Thượng Xuyên đến dựng trại trong vùng Lộc Dã và Bàn Lân, thôn Tân Lân, thuộc dinh Trấn Biên, khi đó vùng Mô Xoài và Đồng Nai đã có lưu dân người Việt đang ở chung đụng với người Khmer và các bộ tộc bản địa như Mạ, Stiêng, Cơho, Churu... và tại những vùng đất nầy đã thành hình những thôn xã lâu đời với những cái tên mà lịch sử xứ Đàng Trong thường hay nhắc đến như Lộc Dã, Bàn Lân, Đồng Môn, vân vân. Trần Thượng Xuyên đã chiêu mộ những người nầy về hợp sức với mình và đã biến một Bàn Lân hoang dã thành một Nông Nại Đại Phố sau nầy.
Như vậy, đối với công cuộc Nam Tiến của các chúa Nguyễn, Trần Thượng Xuyên và nhóm người Minh Hương của ông đã góp phần không nhỏ trong việc khai khẩn, định cư và phát triển. Từ trung tâm cù lao Phố, ngoài xã Thanh Hà là trung tâm định cư của người Minh Hương thời đó, vì lưu dân khắp nơi ngày càng qui tụ về đây đông đảo nên nhiều thôn xã khác đã được khẩn hoang như xóm Rạch Lò Gốm, xóm Chùa, xóm Chiếu, vân vân. Tính đến năm 1700, đã có trên 10 thôn xã đã được thành hình tại đây. Ngoài ra, người Minh Hương còn sống rải rác tại các vùng có liên hệ mật thiết với cù lao Phố về phương diện buôn bán thương mại như các nhà buôn bán tôm cá ở Tam An và Hội Bài, các vựa trái cây ở vùng Long Phước, các vựa sầu riêng và chuối ở An Lợi và Long Tân, các vựa cá biển và sò huyết ở Phước An, các lò sản xuất lu hủ và gốm sứ ở chợ Đồn trong xã Bình Long, các chành lúa ở Tân Bản và Phước Khánh, các tiệm buôn bán vàng bạc và đá quý ở Mỹ Khánh và Bình Long, vân vân. Tại các nơi nầy người Minh Hương thường là các chủ tiệm hay chủ vựa, họ là những đại lý thu mua nguyên vật liệu tại chỗ đem về cung cấp cho cù lao Phố. Thuở đó, cù lao Phố là một giang cảng nằm sâu trong đất liền, cách bờ biển khoảng trên 100 cây số. Sở dĩ nó có được vị trí thuận lợi là vì nó là khu thương mại đầu mối, vì từ đó người ta có thể dự trữ và đưa nông lâm sản đi các nơi khác rất dễ dàng. Nông Nại Đại Phố đã sớm trở thành một trung tâm thương mãi có nhiều tàu ngoại quốc tới lui buôn bán. Vùng Nông Nại Đại Phố lúc nầy cũng đã sẵn có người Việt Nam ở đây làm ăn khá đông. Việc thương mại của vùng Nông Nại Đại Phố lúc nầy phần lớn dựa vào nghề nông của người Việt và cư dân bản địa. Ngoài ra, ngoài gạo ra, tại cù lao Phố những hàng hóa khác mà các ghe tàu ngoại quốc thường mua để chở về xứ bao gồm cá khô, sừng tê, ngà voi, gạc nai, các loại dược thảo quí, vân vân(6). Thời nầy lúa gạo(7) là nguồn xuất khẩu chính ở đây tương đối rẻ hơn nhiều nơi khác trong vùng Đông Nam Á như Xiêm La hay Nam Vang. Bên cạnh đó, cư dân vùng cù lao Phố còn làm những nghề thủ công khác như dệt vải, dệt chiếu, gốm sứ, đúc đồng, làm đường mía, làm bột, làm đồ gỗ, đóng ghe thuyền, và nhiều ngành thủ công khác nữa. Thật tình mà nói, vùng Nông Nại Đại Phố lúc nầy trù phú và cường thịnh nhưng không vượt nổi vùng Prei Nokor do người Việt Nam khai phá từ trước, vì Prei Nokor nằm gần cửa biển hơn Nông Nại Đại Phố đến hàng mấy chục cây số. Tuy nhiên, do tài giao tiếp của tướng Trần Thượng Xuyên nên chẳng mấy chốc mà cù lao Phố đã nghiễm nhiên trở thành một thương cảng lớn và quan trọng nhất của Nam Kỳ thời đó. Chính nhờ sự phát triển quá nhanh như vậy mà vào cuối thế kỷ thứ 17, khi quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Đồng Nai, cư dân vùng nầy đã lên đến 4 vạn hộ. Cù lao Phố tiếp tục phát triển trong suốt gần một thế kỷ, kể từ năm 1679 đến 1776. Theo Sơn Nam trong “Cù Lao Phố, Cảng Biển Đầu Tiên Ở Nam Bộ”, Nông Nại Đại Phố tức là Chợ Lớn của xứ Đồng Nai, mà Đồng Nai là âm theo tiếng Quảng Đông từ chữ Nông Nại. Theo Trịnh Hoài Đức trong Gia Định Thành Thông Chí: “Nông Nại Đại Phố, lúc đầu do Trần Thượng Xuyên, tức Trần Thắng Tài khai thác. Ông chiêu mộ thương buôn người Hoa đến xây dựng phố sá với mái ngói, tường vôi, lầu cao, quán rộng, dọc theo bờ sông liên tiếp đến 5 dặm. Đường phố chia vạch làm 3 loại, đường phố lớn thì lót đá trắng, đường phố ngang lót đá ong, và đường phố nhỏ lót đá xanh. Đường rộng và bằng phẳng, dưới sông thì tấp nập thuyền buôn lớn đến đậu tại bến, ấy là chỗ đô hội, là nơi hội tự của nhiều nhà buôn bán lớn từ khắp nơi. Ngoài ra, Trần Thương Xuyên còn khuyến khích lưu dân người Trung Hoa từ lục địa đến đây làm ăn sinh sống, khiến cho dân số trong cộng đồng người Minh Hương ngày càng tăng.
Cộng Đồng Người Minh Hương Trên Vùng Đất Prei Nokor:
Trận chiến năm 1776(8) giữa nghĩa quân tây Sơn và Nguyễn Ánh đã xãy ra ngay tại vùng cù lao Phố và đã tàn phá gần hết phố sá tại đây. Từ đó đa số người Hoa đã bỏ vùng cù lao Phố để chạy về phía Nam, dọc theo sông Tân Bình, tức vùng Prei Nokor thời Thủy Chân Lạp để thành lập nên khu Chợ Lớn ngày nay. Phải công tâm mà nói, sự suy tàn ở nơi kia lại chính là sự hưng khởi ở nơi nầy. Thật vậy, thời điểm suy tàn của cù lao Phố lại là cái mốc hưng khởi của vùng đất Prei Nokor, tức Chợ Lớn ngày nay. Sau khi cư dân vùng cù lao Phố bỏ chạy về Prei Nokor, họ đã co cụm lại buôn bán tại vùng đất nầy. Bắt đầu năm 1788, vùng Chợ Lớn bắt đầu đi vào xây dựng và phát triển để cuối cùng trở thành một trong những trung tâm thương mại hàng đầu cho cả nước. Chỉ trong vòng không đầy hai chục năm, thành phố Chợ Lớn đã vượt qua hẳn Bến Nghé và biến thành trung tâm thương mại chính của Nam Kỳ thời đó.
Qua kinh nghiệm xây dựng vùng cù lao Phố, lần nầy Chợ Lớn được xây dựng với những con đường đan xuyên nhau hình chữ điền, phố sá liền mái nhau, người Việt và người Hoa ở chung lộn với nhau trên những khu phố dài đến 3 dặm. Trong phố chợ hàng hóa bày bán đủ thứ như tơ, lụa, gấm, gốm sứ, đồ trang sức, sách vở, tiệm thuốc bắc, trà, và vô số những cửa hàng ăn uống như hủ tiếu, mì, phở và cháo, vân vân. Lúc nào trong phố chợ người ta cũng dập dìu đi mua sắm. Sau khi thành phố Chợ Lớn xuất hiện như một trung tâm thương mại, thì gần như các trung tâm khác trong vùng không còn chiếm thế thượng phong như trước đây nữa. Đến thời Pháp thuộc, Chợ Lớn đã nghiễm nhiên đóng vai trò trung tâm thương mại chính yếu chẳng những cho cả Nam Kỳ mà còn cho cả nước nữa. Theo thống kê của người Pháp vào năm 1881 thì lúc nầy người Hoa chiếm một phần hai mươi lăm dân số Nam Kỳ. Đặc biệt là từ trước đến nay họ đều sống tập trung ở vùng Sài Gòn-Chợ Lớn. Năm 1881 ở Sài Gòn có 1.047 Pháp kiều, 5.946 người Việt và 5.595 người Hoa; ở Chợ Lớn có 20.677 người Việt và 19.096 người Hoa. Như vậy lúc đó số người Hoa và người Việt tại Sài Gòn-Chợ Lớn gần như tương đương với nhau(9).
Trong bài viết về “Hình Ảnh Sài Gòn” năm 1860, ông Louis Malleret đã viết: “Ở phần đất cao của thành phố, sau khi vượt qua Trường Thi, nơi kỵ binh và thủy binh đang đóng, người ta gặp nhiều lăng mộ và các vườn cây ăn quả ẩn mình trong các ngôi làng toàn nhà lá. Cuộc kê khai số đinh trong khu vực đô thị Sài Gòn-Chợ Lớn cho phép chúng ta xác định được một số những ngôi làng nầy. Đi theo con “đường chiến lược”, ngày nay trở thành phố Frère Louis, ta có thể tới được khu buôn bán lâu đời nhất (khu Chợ Lớn), trong đó Sài Gòn, nói đúng hơn lúc đó Bến Nghé chỉ là một khu ngoại ô xa xôi... Sách vở cho biết sự di cư của người Tàu tới Chợ Lớn bắt đầu từ năm 1778 và có lẽ sự kiện người Tàu rời bỏ các trung tâm ở sâu trong nội địa tới Chợ Lớn để chạy trốn cuộc chiến tranh của Tây Sơn là có thực. Nếu chú ý rằng Nam Kỳ xưa kia thuộc Cao Miên và trước khi có Chợ Lớn đã có một thành phố Khmer gọi là Prei Nokor thì ta có thể giả thuyết rằng người Tàu đã ở Chợ Lớn từ rất sớm như đã ở khu vực Angkor và nhiều thành phố khác trong nước Cao Miên cổ. Từ trên máy bay nhìn xuống, dấu vết của Prei Nokor là một đường bao với một trường đua ở bên trong. Với các đền chùa của các bang hội Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu của người Minh Hương...”
Tóm lại, sự xuất hiện của Trần Thượng Xuyên và quân dân Long Môn tại vùng Thủy Chân Lạp vào cuối thế kỷ thứ XVII đã góp phần tạo nên những biến chuyển quan trọng cho việc định hình và phát triển vùng đất Nam Kỳ về sau nầy. Chính Trần Thượng Xuyên và những người Minh Hương cùng tháp tùng theo ông đã tự nguyện trở thành thần dân của xứ Đàng Trong và không riêng gì gia quyến của Trần Thượng Xuyên, mà cả đoàn đi theo ông đã có những hành động rất tích cực trong việc khẩn hoang lập ấp để không những xây dựng nên những cộng đồng người Minh Hương vững chắc tại đây, mà nhóm người Minh Hương nầy còn giúp cho các chúa Nguyễn xây dựng và phát triển một Nam Kỳ thật vững chắc và phát triển vượt bực so với các vùng khác của đất nước. Bên cạnh cộng đồng người Minh Hương trong vùng Đồng Nai và Sài Gòn, chúng ta phải kể đến những cộng đồng Minh Hương trên các vùng khác như tại các vùng Mỹ Tho Đại Phố và Hà Tiên trấn. Phải thành thật nói rằng công lao khai phá vùng đất Nam Kỳ của cộng đồng người Minh Hương không phải là nhỏ. Chính bao nhiêu thế hệ của những người Minh Hương từ các vùng Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên và nhiều nơi khác trên đất Nam Kỳ đã cùng với người Việt Nam đổ ra không biết bao nhiêu là mồ hôi và xương máu để chẳng những biến đất Nam Kỳ thành ra một vùng đất trù phú, mà còn là một vựa lúa lớn nhất cho cả nước.
Trung Hoa là một nước lớn nằm về phía Đông Bắc Á Châu. Tuy nhiên, từ ngày lập quốc đến năm 1911, chưa bao giờ nước nầy có một quốc hiệu thống nhất. Thời các vua Nghiêu Thuấn thì chưa có sử sách rõ ràng về một quốc hiệu Trung Hoa. Đến đời nhà Chu thì người ta cũng chỉ gọi tên nước theo họ của người làm vua; và nước nầy chưa bao giờ có được một tên gọi thống nhất. Không biết tên mà chúng ta gọi nước nầy là Trung Hoa ngày nay có từ thời nào, chứ từ sau đời nhà Chu thì họ y cứ theo họ của vị hoàng đế đầu tiên mà gọi. Đến đời nhà Tần, sau khi Tần Thủy Hoàng gồm thâu lục quốc, thì nước nầy có danh xưng là Tần Quốc. Đến đời nhà Đường thì gọi là Đại Đường, đời nhà Tống thì gọi là Đại Tống, thời lệ thuộc Mông Cổ thì gọi là Đại Nguyên, sau khi Chu Nguyên Chương thu hồi độc lập rồi lập lên nhà Minh thì gọi là Đại Minh. Đến khi lệ thuộc tộc Mãn Thanh thì gọi là Đại Thanh, vân vân. Còn nói về người Trung Hoa di dân đến Việt Nam có lẽ đã diễn ra từ hàng chục thế kỷ về trước, từ sau khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam hán giành lại độc lập cho Việt Nam, một số quan quân nhà Hán không chịu về nước, đã định cư luôn ở xứ Đại Việt. Trước thế kỷ thứ XVI, người Hoa ở Đại Việt chỉ tập trung tại miền Bắc, trong các vùng Vân Đồn, Phố Hiến, chứ chưa có sử liệu nào cho thấy họ đã vào xứ Đàng Trong. Đến cuối thế kỷ thứ XVI, đã có một số thương buôn Hoa kiều theo chân chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào buôn bán và định cư luôn tại miền Thuận Quảng, như tại các vùng Ái Tử, Hội An, và Quảng Ngãi, nhưng với một số lượng không đáng kể, vì thời đó cả vùng từ Thuận Hóa vào đến Phú Yên dân cư thưa thớt và kinh tế không mấy phát triển. Trong khoảng thời gian đó, vùng đất mà bây giờ chúng ta gọi là Nam Kỳ, chưa có người Hoa nào vào sinh sống vì toàn hãy còn chìm ngập trong sình lầy hoang vu, chưa được khai phá. Khoảng đầu thế kỷ thứ XVII, chúa Nguyễn khuyến khích tàu buôn nước ngoài đến mua bán tại các hải cảng của xứ Đàng Trong(1). Từ nửa đầu thế kỷ thứ XVII, số kiều dân Trung Hoa cư ngụ tại cảng Hội An đã khá đông. Theo Christoforo Borri, một giáo sĩ người Ý đã từng cư ngụ tại Hội An từ năm 1618 đến năm 1621, đã ghi lại như sau: “Vì muốn cho tiện việc họp hội chợ, vua xứ Đàng Trong đã cho phép người Trung Hoa và người Nhật Bản lựa chọn một nơi thích hợp để xây dựng thị trấn. Thị trấn nầy gọi là ‘Faifo’. Vì tại đó đất rộng, nên người ta có thể nhận ra hai phố. Một là phố Khách, hai là phố Nhật. Các phố đặt riêng thủ lãnh và y theo phong tục tập quán riêng mà sinh sống.” Như vậy ngay từ thế kỷ thứ
XVI, người Hoa đã lập thành cộng đồng đầu tiên của họ tại xứ Đàng Trong. Từ giữa thế kỷ thứ XVII, sau những biến cố chánh trị bên Trung Hoa, những di thần nhà Minh không phục nhà Thanh như Trần Thượng Xuyên, Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến cùng khởi binh dưới sự lãnh đạo của Trịnh Thành Công, kéo nhau ra cố thủ Đài Loan, nhưng rồi cũng thất bại, họ đành phải kéo hết gia đình và thuộc hạ dong buồm xuôi Nam tìm đất tỵ nạn. Họ đã được chúa Nguyễn cho phép đi vào vùng đất Thủy Chân Lạp khai hoang lập ấp. Sau khi đã ổn định, an cư lạc nghiệp và hòa nhập vào cuộc sống mới trên vùng đất Nam Kỳ, những người Hoa nầy đã tự cho mình hay được người Việt gọi họ là người “Minh Hương”. Theo thiển ý, có lẽ những người Hoa nầy đã tự xưng mình là người Minh Hương thì đúng hơn, vì hai chữ “Minh Hương” có nghĩa là những người còn tưởng nhờ đến quê hương nhà Minh, hay những người có cùng một quê hương dưới thời nhà Minh. Những người Minh Hương ở Nam Phần thời đó đã lập ra 5 bang chánh, gồm Quảng, Hẹ, Triều Châu, Phước Kiến và Hải Nam, nhưng đông nhất là hai bang Quảng Đông và Triều Châu. Điểm đặc biệt là người Minh Hương gốc Quảng Đông thường sống co cụm tại các tỉnh thành và chuyên nghề kinh doanh và buôn bán; trong khi người của các bang khác thì sinh sống bất cứ nơi nào mà họ có thể làm ăn được, như người Tiều thì thường sống hòa nhập với người Khmer trên các giồng cao và chuyên nghề làm rẫy, người Hải Nam thì thường sống bằng nghề đánh cá tại các vùng ven biển, vân vân.
Đối với xứ Đàng Trong từ thế kỷ thứ XVI trở về sau nầy, người Minh Hương đã góp phần không nhỏ trong việc khai khẩn và phát triển đất nước, nhất là trong tiến trình Nam Tiến. Riêng những người Minh Hương tiên phong như Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, cùng với Mạc Cửu là những người Minh Hương đã góp phần không nhỏ trong việc mở mang, khai phá và phát triển vùng đất Nam Kỳ, đáng được toàn dân Việt Nam nói chung và con dân Nam Kỳ nói riêng ghi nhớ công đức và lập đền thờ lưu lại cho hậu thế. Và phải thành thật mà nói ở những vùng mới khai phá trên tiến trình Nam Tiến, người Việt luôn giữ thế chủ động, tuy nhiên, nếu không có sự đóng góp của người Minh Hương chắc hẳn cha ông chúng ta đã gặp phải nhiều trở lực và công cuộc khai phá đã phải tiến triển chậm chạp hơn nhiều. Theo Gia Định Thành Thông Chí, chính những quan quân của những di thần nhà Minh đi tiên phong như Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch và Mạc Cửu chẳng những đã khai phá hoang địa mà còn chiêu mộ lưu dân Trung Quốc để thành lập những cộng đồng người Hoa có tầm cỡ đầu tiên trong vùng Nam Kỳ(2). Quan Tổng binh Trần Thượng Xuyên cùng Phó Tướng Trần An Bình và Dương Ngạn Địch cùng phó tướng Hoàng Tiến cùng một số thuộc hạ chạy sang xứ Đàng Trong vào khoảng năm 1679, dưới thời chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần. Chúa đã cho phép ông được giữ nguyên chức Tổng binh và cùng bộ tướng đi vào khai phá vùng đất Nông Nại, tức vùng Đồng Nai-Biên Hòa ngày nay. Trong khi nhóm của Trần Thượng Xuyên đã vào cửa Cần Giờ, rồi lên đồn trú ở vùng Bàn Lân thuộc xứ Đồng Nai thời đó; còn nhóm của Dương Ngạn Địch đã theo cửa Tiểu hoặc cửa Đại, rồi lần lên theo sông Tiền để khai phá vùng Mỹ Tho Đại Phố.
Cộng Đồng Người Minh Hương Trên Vùng Đất Đồng Nai:
Có thể nói Trần Thượng Xuyên là một trong những người đi tiên phong trong việc khai phá hoang địa tại miền Nam. Ông chẳng những có công trong việc khai hoang lập ấp, mà còn góp phần rất đắc lực trong việc chấn chỉnh và kiện toàn bộ máy hành chánh tại vùng Biên Hòa ngày nay. Lúc ông và phó tướng Trần An Bình tới vùng Nông Nại thì vùng đất nầy hãy còn là một hoang địa, đất rộng người thưa. Ban đầu đa số người trong nhóm Trần Thượng Xuyên đến định cư và khai khẩn vùng Lộc Dã, Bàn Lân, vùng Bến Gỗ, thuộc Biên Hòa ngày nay, còn lại một số nhỏ thì Trần Thượng Xuyên ra lệnh cho họ đi thám sát những khu vực gần đó xem coi có nơi nào thuận tiện và tốt hơn vùng Bến Gỗ hay không. Cuối cùng Trần Thượng Xuyên đã quyết định đưa toàn bộ thuộc hạ về khai phá vùng Cù Lao Phố(3). Đây là một vùng đất nằm trên khu đất mầu mỡ nhất giữa lưu vực sông Đồng Nai. Nhờ đất đai đầy phù sa mầu mỡ nên việc khai thác cũng rất dễ dàng. Chính Trần Thượng Xuyên đã chiêu mộ cư dân bản địa gồm những người Mạ, Stiêng, Cơ ho, Chu ru... cùng với lưu dân người Việt để khai phá đất hoang, lập nên phố chợ thương mãi rất phồn thịnh, thông thương với người Hoa tại Đài Loan, người Nhật, người Ấn, cũng như người Âu Châu. Đó là khu Giản Phố hay Cù Lao Phố, hay nói đúng ra là cả vùng Biên Hòa ngày nay.
Lịch sử di dân của người Hoa đến Việt Nam đã khởi nguồn từ rất sớm, vì có lẽ đây là vùng ‘đất lành chim đậu’. Trong “Bút Kỳ Đồng Bằng Sông Cửu Long”, Phan Quang có ghi lại theo giáo sư Trần Kinh Hoa, một người Trung Hoa chuyên nghiên cứu về người Hoa hải ngoại: “Từ thời Tần Thủy Hoàng đã có người Hán sang lánh nạn tại Việt Nam. Cuối đời Đông Hán, có đến ba, bốm trăm người danh vọng chạy sang Giao Chỉ trong đó có các tướng tài như Trần Quốc, Viên Trung, Hứa Tĩnh, vv...
Thế kỷ thứ XIII, quan quân Nam Tống không hợp tác với nhà Nguyên cũng chạy sang tỵ nạn. Đến thế kỷ thứ XVII, di thần nhà Minh lại chạy sang tỵ nạn vì không muốn hợp tác với Thanh triều, vv...”(4) Theo thống kê của VNCH vào năm 1955, trên toàn miền Nam có hơn 800.000 người Hoa, riêng vùng Sài Gòn-Chợ Lớn đã có trên 570 ngàn người. Thật tình mà nói, vì những nguyên nhân khách quan vào thế kỷ thứ 17, khi cục diện chánh trị ở Trung Hoa thay đổi đã xô đẩy những di thần nhà Minh phải lưu vong đào tỵ ở xứ Đàng Trong(5). Thêm vào đó là những biến chuyển thuận lợi cho các chúa Nguyễn trên vùng đất Thủy Chân Lạp cũng là nguyên nhân khách quan khiến cho nhóm di thần nhà Minh có mặt trên vùng đất mà bây giờ chúng ta gọi là Nam Kỳ. Mặc dầu khi Trần Thượng Xuyên tới vùng Nông Nại thì ở đây đã có những nhóm lưu dân Việt Nam vào đây từ thời công nữ Ngọc Vạn vào làm hoàng hậu cho vua Chey Chetta II (1620), và từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên thiết lập hai trạm thu thuế ở Kas Krobei và Prei Nokor vào năm 1623. Tuy nhóm Trần Thượng Xuyên không phải là những người tiên phong mang gươm đi mở cõi, nhưng họ cũng là những người có công lập nên cơ nghiệp lớn cho xứ Đàng Trong trên vùng đất Nam Kỳ nầy. Theo sử liệu, trước khi nhóm Trần Thượng Xuyên đến dựng trại trong vùng Lộc Dã và Bàn Lân, thôn Tân Lân, thuộc dinh Trấn Biên, khi đó vùng Mô Xoài và Đồng Nai đã có lưu dân người Việt đang ở chung đụng với người Khmer và các bộ tộc bản địa như Mạ, Stiêng, Cơho, Churu... và tại những vùng đất nầy đã thành hình những thôn xã lâu đời với những cái tên mà lịch sử xứ Đàng Trong thường hay nhắc đến như Lộc Dã, Bàn Lân, Đồng Môn, vân vân. Trần Thượng Xuyên đã chiêu mộ những người nầy về hợp sức với mình và đã biến một Bàn Lân hoang dã thành một Nông Nại Đại Phố sau nầy.
Như vậy, đối với công cuộc Nam Tiến của các chúa Nguyễn, Trần Thượng Xuyên và nhóm người Minh Hương của ông đã góp phần không nhỏ trong việc khai khẩn, định cư và phát triển. Từ trung tâm cù lao Phố, ngoài xã Thanh Hà là trung tâm định cư của người Minh Hương thời đó, vì lưu dân khắp nơi ngày càng qui tụ về đây đông đảo nên nhiều thôn xã khác đã được khẩn hoang như xóm Rạch Lò Gốm, xóm Chùa, xóm Chiếu, vân vân. Tính đến năm 1700, đã có trên 10 thôn xã đã được thành hình tại đây. Ngoài ra, người Minh Hương còn sống rải rác tại các vùng có liên hệ mật thiết với cù lao Phố về phương diện buôn bán thương mại như các nhà buôn bán tôm cá ở Tam An và Hội Bài, các vựa trái cây ở vùng Long Phước, các vựa sầu riêng và chuối ở An Lợi và Long Tân, các vựa cá biển và sò huyết ở Phước An, các lò sản xuất lu hủ và gốm sứ ở chợ Đồn trong xã Bình Long, các chành lúa ở Tân Bản và Phước Khánh, các tiệm buôn bán vàng bạc và đá quý ở Mỹ Khánh và Bình Long, vân vân. Tại các nơi nầy người Minh Hương thường là các chủ tiệm hay chủ vựa, họ là những đại lý thu mua nguyên vật liệu tại chỗ đem về cung cấp cho cù lao Phố. Thuở đó, cù lao Phố là một giang cảng nằm sâu trong đất liền, cách bờ biển khoảng trên 100 cây số. Sở dĩ nó có được vị trí thuận lợi là vì nó là khu thương mại đầu mối, vì từ đó người ta có thể dự trữ và đưa nông lâm sản đi các nơi khác rất dễ dàng. Nông Nại Đại Phố đã sớm trở thành một trung tâm thương mãi có nhiều tàu ngoại quốc tới lui buôn bán. Vùng Nông Nại Đại Phố lúc nầy cũng đã sẵn có người Việt Nam ở đây làm ăn khá đông. Việc thương mại của vùng Nông Nại Đại Phố lúc nầy phần lớn dựa vào nghề nông của người Việt và cư dân bản địa. Ngoài ra, ngoài gạo ra, tại cù lao Phố những hàng hóa khác mà các ghe tàu ngoại quốc thường mua để chở về xứ bao gồm cá khô, sừng tê, ngà voi, gạc nai, các loại dược thảo quí, vân vân(6). Thời nầy lúa gạo(7) là nguồn xuất khẩu chính ở đây tương đối rẻ hơn nhiều nơi khác trong vùng Đông Nam Á như Xiêm La hay Nam Vang. Bên cạnh đó, cư dân vùng cù lao Phố còn làm những nghề thủ công khác như dệt vải, dệt chiếu, gốm sứ, đúc đồng, làm đường mía, làm bột, làm đồ gỗ, đóng ghe thuyền, và nhiều ngành thủ công khác nữa. Thật tình mà nói, vùng Nông Nại Đại Phố lúc nầy trù phú và cường thịnh nhưng không vượt nổi vùng Prei Nokor do người Việt Nam khai phá từ trước, vì Prei Nokor nằm gần cửa biển hơn Nông Nại Đại Phố đến hàng mấy chục cây số. Tuy nhiên, do tài giao tiếp của tướng Trần Thượng Xuyên nên chẳng mấy chốc mà cù lao Phố đã nghiễm nhiên trở thành một thương cảng lớn và quan trọng nhất của Nam Kỳ thời đó. Chính nhờ sự phát triển quá nhanh như vậy mà vào cuối thế kỷ thứ 17, khi quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Đồng Nai, cư dân vùng nầy đã lên đến 4 vạn hộ. Cù lao Phố tiếp tục phát triển trong suốt gần một thế kỷ, kể từ năm 1679 đến 1776. Theo Sơn Nam trong “Cù Lao Phố, Cảng Biển Đầu Tiên Ở Nam Bộ”, Nông Nại Đại Phố tức là Chợ Lớn của xứ Đồng Nai, mà Đồng Nai là âm theo tiếng Quảng Đông từ chữ Nông Nại. Theo Trịnh Hoài Đức trong Gia Định Thành Thông Chí: “Nông Nại Đại Phố, lúc đầu do Trần Thượng Xuyên, tức Trần Thắng Tài khai thác. Ông chiêu mộ thương buôn người Hoa đến xây dựng phố sá với mái ngói, tường vôi, lầu cao, quán rộng, dọc theo bờ sông liên tiếp đến 5 dặm. Đường phố chia vạch làm 3 loại, đường phố lớn thì lót đá trắng, đường phố ngang lót đá ong, và đường phố nhỏ lót đá xanh. Đường rộng và bằng phẳng, dưới sông thì tấp nập thuyền buôn lớn đến đậu tại bến, ấy là chỗ đô hội, là nơi hội tự của nhiều nhà buôn bán lớn từ khắp nơi. Ngoài ra, Trần Thương Xuyên còn khuyến khích lưu dân người Trung Hoa từ lục địa đến đây làm ăn sinh sống, khiến cho dân số trong cộng đồng người Minh Hương ngày càng tăng.
Cộng Đồng Người Minh Hương Trên Vùng Đất Prei Nokor:
Trận chiến năm 1776(8) giữa nghĩa quân tây Sơn và Nguyễn Ánh đã xãy ra ngay tại vùng cù lao Phố và đã tàn phá gần hết phố sá tại đây. Từ đó đa số người Hoa đã bỏ vùng cù lao Phố để chạy về phía Nam, dọc theo sông Tân Bình, tức vùng Prei Nokor thời Thủy Chân Lạp để thành lập nên khu Chợ Lớn ngày nay. Phải công tâm mà nói, sự suy tàn ở nơi kia lại chính là sự hưng khởi ở nơi nầy. Thật vậy, thời điểm suy tàn của cù lao Phố lại là cái mốc hưng khởi của vùng đất Prei Nokor, tức Chợ Lớn ngày nay. Sau khi cư dân vùng cù lao Phố bỏ chạy về Prei Nokor, họ đã co cụm lại buôn bán tại vùng đất nầy. Bắt đầu năm 1788, vùng Chợ Lớn bắt đầu đi vào xây dựng và phát triển để cuối cùng trở thành một trong những trung tâm thương mại hàng đầu cho cả nước. Chỉ trong vòng không đầy hai chục năm, thành phố Chợ Lớn đã vượt qua hẳn Bến Nghé và biến thành trung tâm thương mại chính của Nam Kỳ thời đó.
Qua kinh nghiệm xây dựng vùng cù lao Phố, lần nầy Chợ Lớn được xây dựng với những con đường đan xuyên nhau hình chữ điền, phố sá liền mái nhau, người Việt và người Hoa ở chung lộn với nhau trên những khu phố dài đến 3 dặm. Trong phố chợ hàng hóa bày bán đủ thứ như tơ, lụa, gấm, gốm sứ, đồ trang sức, sách vở, tiệm thuốc bắc, trà, và vô số những cửa hàng ăn uống như hủ tiếu, mì, phở và cháo, vân vân. Lúc nào trong phố chợ người ta cũng dập dìu đi mua sắm. Sau khi thành phố Chợ Lớn xuất hiện như một trung tâm thương mại, thì gần như các trung tâm khác trong vùng không còn chiếm thế thượng phong như trước đây nữa. Đến thời Pháp thuộc, Chợ Lớn đã nghiễm nhiên đóng vai trò trung tâm thương mại chính yếu chẳng những cho cả Nam Kỳ mà còn cho cả nước nữa. Theo thống kê của người Pháp vào năm 1881 thì lúc nầy người Hoa chiếm một phần hai mươi lăm dân số Nam Kỳ. Đặc biệt là từ trước đến nay họ đều sống tập trung ở vùng Sài Gòn-Chợ Lớn. Năm 1881 ở Sài Gòn có 1.047 Pháp kiều, 5.946 người Việt và 5.595 người Hoa; ở Chợ Lớn có 20.677 người Việt và 19.096 người Hoa. Như vậy lúc đó số người Hoa và người Việt tại Sài Gòn-Chợ Lớn gần như tương đương với nhau(9).
Trong bài viết về “Hình Ảnh Sài Gòn” năm 1860, ông Louis Malleret đã viết: “Ở phần đất cao của thành phố, sau khi vượt qua Trường Thi, nơi kỵ binh và thủy binh đang đóng, người ta gặp nhiều lăng mộ và các vườn cây ăn quả ẩn mình trong các ngôi làng toàn nhà lá. Cuộc kê khai số đinh trong khu vực đô thị Sài Gòn-Chợ Lớn cho phép chúng ta xác định được một số những ngôi làng nầy. Đi theo con “đường chiến lược”, ngày nay trở thành phố Frère Louis, ta có thể tới được khu buôn bán lâu đời nhất (khu Chợ Lớn), trong đó Sài Gòn, nói đúng hơn lúc đó Bến Nghé chỉ là một khu ngoại ô xa xôi... Sách vở cho biết sự di cư của người Tàu tới Chợ Lớn bắt đầu từ năm 1778 và có lẽ sự kiện người Tàu rời bỏ các trung tâm ở sâu trong nội địa tới Chợ Lớn để chạy trốn cuộc chiến tranh của Tây Sơn là có thực. Nếu chú ý rằng Nam Kỳ xưa kia thuộc Cao Miên và trước khi có Chợ Lớn đã có một thành phố Khmer gọi là Prei Nokor thì ta có thể giả thuyết rằng người Tàu đã ở Chợ Lớn từ rất sớm như đã ở khu vực Angkor và nhiều thành phố khác trong nước Cao Miên cổ. Từ trên máy bay nhìn xuống, dấu vết của Prei Nokor là một đường bao với một trường đua ở bên trong. Với các đền chùa của các bang hội Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu của người Minh Hương...”
Tóm lại, sự xuất hiện của Trần Thượng Xuyên và quân dân Long Môn tại vùng Thủy Chân Lạp vào cuối thế kỷ thứ XVII đã góp phần tạo nên những biến chuyển quan trọng cho việc định hình và phát triển vùng đất Nam Kỳ về sau nầy. Chính Trần Thượng Xuyên và những người Minh Hương cùng tháp tùng theo ông đã tự nguyện trở thành thần dân của xứ Đàng Trong và không riêng gì gia quyến của Trần Thượng Xuyên, mà cả đoàn đi theo ông đã có những hành động rất tích cực trong việc khẩn hoang lập ấp để không những xây dựng nên những cộng đồng người Minh Hương vững chắc tại đây, mà nhóm người Minh Hương nầy còn giúp cho các chúa Nguyễn xây dựng và phát triển một Nam Kỳ thật vững chắc và phát triển vượt bực so với các vùng khác của đất nước. Bên cạnh cộng đồng người Minh Hương trong vùng Đồng Nai và Sài Gòn, chúng ta phải kể đến những cộng đồng Minh Hương trên các vùng khác như tại các vùng Mỹ Tho Đại Phố và Hà Tiên trấn. Phải thành thật nói rằng công lao khai phá vùng đất Nam Kỳ của cộng đồng người Minh Hương không phải là nhỏ. Chính bao nhiêu thế hệ của những người Minh Hương từ các vùng Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên và nhiều nơi khác trên đất Nam Kỳ đã cùng với người Việt Nam đổ ra không biết bao nhiêu là mồ hôi và xương máu để chẳng những biến đất Nam Kỳ thành ra một vùng đất trù phú, mà còn là một vựa lúa lớn nhất cho cả nước.
***
Để tiện theo dõi "Đất Phương Nam 1", kính mời Quí Độc Giả mở Link bên dưới:
https://huynhhuuduc.blogspot.com/p/blog-page_53.htmlThứ Năm, 22 tháng 3, 2018
Xuân Vui
Xuân Vui
Xuân về nở rộ vạn hoa xuân
Xuân thắm luôn nhờ muôn sắc xuân
Xuân ắp an vui ran pháo tết
Xuân đầy hạnh phúc ngợp hương xuân
Xuân ơi có biết ta mong bạn
Xuân hỡi hay chăng tớ nhớ xuân
Xuân hãy về đây cùng cụng cốc
Xuân chung cộng hưởng chút men xuân.
Thái Huy
***
Các Bài Họa:
Đón Xuân
Mậu Tuất Chó về rộn rã xuân
Thương ai quạnh quẽ nửa chừng xuân
Năm cùng tháng tận Giao Thừa Tết
Ngày mới đường thông lân pháo xuân
Tuổi trẻ hăng say mà vắng lớp
Cao niên hờ hững bị du xuân
Ông bà mỏi gối chồn chân lão
Tiệc rượu đầy ly nhấm nháp xuân
Mai Xuân Thanh
***
Xuân Hoa Hạnh Phúc
“Song điệp độc vận”
Hàm tiếu hoa còn đợi chúa xuân,
Búp hoa e ấp sớm mai xuân.
Hoa khai phú quý xuân vờn nắng,
Trúc báo bình an hoa đón xuân.
Thu nguyệt xuân hoa hà nhật liễu ?
Hoa tàn nguyệt khuyết kỷ hồi xuân ?
Hoa xuân nở khắp làng thôn xóm,
Mong ước hoa mang hạnh phúc xuân
Đỗ Chiêu Đức
***
Xuân
Những bội hoa vàng toả ánh xuân
Như cùng rộn rã đón nàng xuân
Thềm xuân lộ rõ giàn thiên lý
Bậu cửa in đầy những nét xuân
Nở giữa xuân tình ong đắm mật
Vờn quanh nhụy mở bướm đùa xuân
Vần thơ uyển dáng chiều xuân đẹp
Giục giã tim nồng thưởng thức xuân!
Mai Thắng
***
Xuân Xuân
Xuân đến cho đời bao sắc xuân
Xuân về thêm thắm nụ cười xuân
Mơ xuân thiếu nữ xuân len lén
Xuân mộng khuê phòng ngan ngát xuân
Nhớ thuở xuân xưa xuân khói lửa
Xuân còn lưu dấu não nùng xuân
Xin xuân đừng tái mùa xuân cũ
Xuân mãi đậm đà những nét xuân.
Quên Đi
***
Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018
Vụ Kiện Châu Chấu
Ngày ấy có một con châu chấu mải mê
kiếm ăn lạc mất đường về. Tối đến, trời rét lại mưa rơi rả rích, làm
cho chấu ta run rẩy. Nó muốn tìm một chỗ ngủ, nhưng bóng đen dày đặc
chẳng biết đường nào mà lần. – “Ta cứ bò liều may gặp chỗ nào khỏi ướt
thì nằm tạm một đêm”. Nghĩ vậy, chấu ta cứ lồm cồm bò mãi trên một cành
cây mới bám được. Cuối cùng, không ngờ nó lại lọt được vào nhà chim ri.
Ðến đây, châu chấu thấy ấm áp dễ chịu. Nhưng một tiếng hỏi cất lên:
– Ðêm hôm khuya khoắt, ai vào nhà tôi đó? Khéo kẻo đạp lên mấy đứa con tôi!
Thấy chim ri mẹ đứng lên hỏi thế, chấu rên rỉ đáp không ra hơi:
– Tôi là chấu đây!… Ðêm lạnh quá… Làm ơn cho ngủ nhờ một đêm, sáng dậy đi ngay.
– Nhà rách nát lại chật chội, mấy mẹ con nằm không đủ. Thôi chú đi tìm nơi khác đi!
Nhưng chấu vẫn kêu nài:
– Cho ghé lưng nằm một tí phía ngoài này cũng được, kẻo tôi lạnh cóng không thể bước đi đâu được nữa.
Nghe nói, chim ri mẹ thương hại, bèn đáp:
– Thôi được, cho chú mày nằm ghé bên kia, nhưng phải co cẳng kẻo đạp vào mấy đứa con ta.
Thế là chấu xếp hai càng vào bụng, đặt
lưng ngay bên cạnh mấy con bé của chim ri. Chỉ một chốc sau, chấu cũng
như chim ri ai nấy đều ngon giấc.
Ðang ngủ say sưa, bỗng nhiên một tiếng
nai kêu “tác” bên cạnh nhà. Tiếng kêu quá to làm cho châu chấu giật mình
tỉnh dậy. Chấu vươn vai rồi quên mất lời chim ri dặn, duỗi thẳng đôi
cẳng dài thượt của nó. Nhà chim ri vốn đặt lơ lửng trên một cành na, nhà
quá rách nát vì gió đánh tả tơi lâu ngày chưa kịp chữa. Châu chấu duỗi
mạnh đôi càng làm cho cả một chỗ nằm kêu răng rắc:
– Ôi chao! Ðổ mất, đổ mất.
Chim ri mẹ kêu tướng lên. Quả nhiên cái
duỗi chân của chấu đã làm hại nó. Mấy con chim con bị đạp dồn về một
phía, cái nhà nghiêng hẳn, chỉ một chốc rời khỏi cành na, một con chim
non còn ngủ say cũng lăn theo và rơi tõm xuống sông. Mẹ con chim bay
loạn xạ đi tìm thì nó đã bị nước cuốn đi mất.
Tức giận vì châu chấu tự dưng vô cớ đến
gây tai họa cho nhà mình, sáng hôm sau mẹ con chim ri bèn đi kiện với
Bụt. Nghe nguyên cáo trình bày đầu đuôi, Bụt liền theo đến tận nơi xem
xét rồi gọi châu chấu đến hỏi:
– Tại sao nhà ngươi đêm hôm đến làm hại nhà người ta?
Châu chấu cúi đầu nhận rằng quả nó có gây tang tóc cho nhà chim ri, nhưng nó cũng cho Bụt biết rằng nó vốn không có ác ý:
– Tôi không phải là kẻ vô ơn bạc nghĩa
đâu. Vì con nai tự dưng ở đâu đến kêu thét vào tai làm cho tôi giật nảy
mình. Chính vì thế mà tôi duỗi chân theo thói quen nên mới ra nông nỗi.
Thấy châu chấu tình thực nên Bụt cũng thương hại, bèn cho gọi nai đến, kể cho nai biết đầu đuôi sự việc xảy ra, rồi bảo:
– Nhà đổ, con chết, rõ ràng là tại tiếng
kêu thét của nhà ngươi. Tại sao nhà ngươi đêm hôm khuya khoắt đến đây
kêu rống lên làm gì để gây nên tai vạ?
Nai vội vàng trả lời:
– Oan tôi quá! Lúc ấy tôi cũng đang lim
dim đôi mắt. Tự nhiên một quả na xanh rơi xuống trúng vào mặt làm cho
tôi toáng đảm kêu lên. Vậy là tại quả na chứ không phải tại tôi.
Nghe nai bày tỏ có lý, Bụt lại quay sang hỏi cây na:
– Vì sao ngươi lại để cho quả xanh rơi
trúng vào mặt con nai, làm cho nó hét tướng lên, gây tai vạ cho nhà
người ta. Ngươi đã biết tội chưa?
Na đợi Bụt buộc tội xong, lập tức trả lời:
– Bẩm ngài. Tôi đâu có muốn quả xanh của tôi rơi. Vì con sâu nó làm hại tôi, nó cắn cuống quả xanh, cho nên quả mới rụng đấy ạ!
Ðến lượt sâu được Bụt sai gọi đến kể cho nghe sự tình rồi kết tội:
– Nhà ngươi đã thấy rõ chưa? Nếu nhà
ngươi không cắn quả na xanh thì làm gì có tai vạ xảy đến cho nhà chim
ri. Vậy ngươi không tránh được tội lỗi.
Nhưng Bụt không ngờ sâu cũng không nhận tội. Sâu đáp:
– Bẩm ngài, tôi vốn sống yên ở trong đám
lá khô dưới kia. ở đó tôi có nhiều thức ăn ngon lành. Nhưng mấy hôm nay
có con gà ở đâu đến sục sạo tìm giết cả họ nhà tôi rất là kinh khủng.
May mắn làm sao, tôi ba chân bốn cẳng bò được lên đây. Chẳng có gì nhét
vào bụng nên tôi phải gặm chút vỏ quả na xanh cho đỡ đói. Nếu có rơi
trúng vào nai hay là con gì khác thì điều đó không phải tại tôi mà là
tại con gà kia.
Lại đến lượt gà được gọi đến đối chất.
Gà vốn không phải quê tại khu vực này. Nó có một đàn con. Mẹ con thường
dẫn nhau đi kiếm ăn. Nhưng thức ăn ngày một hiếm. Ngày hôm kia, mẹ gà
nhờ được vịt, chỗ quen biết chở qua sông hứa sẽ xin ấp trứng vịt để đền
ơn. Vì thế mấy hôm nay gà được no bụng. Nhưng khi nghe Bụt buộc tội vì
đã gây tai vạ cho chim ri, gà đớ người không biết tìm câu gì để chống
chế vì khu vực này không phải là quê quán của mình. Hỏi đến ba lần, gà
không trả lời được, nên bị Bụt sai giam lại.
Bầy con của gà có bốn con mái, một con
trống. Khi nghe vịt cho biết là mẹ mình bị giam ở bên kia sông thì chúng
nó hết sức hốt hoảng. Chúng khẩn khoản nhờ vịt chở qua thăm mẹ. Bốn con
gà mái nhớ thương mẹ quá, tranh đi trước. Chúng nó chỉ biết kiếm sâu
tìm dế nuôi mẹ mà không biết kêu van với Bụt để mẹ được tha nên cuối
cùng lại về không. Hôm sau đến lượt con trống con đi thăm mẹ nó. Khi
nghe mẹ nó kể đầu đuôi sự tình vì sao bị Bụt bắt giam, gà trống con bèn
đi tìm Bụt rồi phân trần:
– Bẩm ngài, ngài bắt giam mẹ con thật quả oan ức.
Bụt chau mày hỏi:
– Lại còn oan nỗi gì. Nếu mẹ mày cứ kiếm
ăn ở bên kia sông đừng qua bên này, thì làm gì có chuyện con sâu bò lên
cắn quả na xanh, làm gì có chuyện quả na xanh ấy đứt cuống rơi vào mặt
con nai để con nai kêu thét lên, rồi làm gì có chuyện con châu chấu giật
mình duỗi chân đạp đổ nhà chim ri và làm cho con nó chết. Chính thủ
phạm là mẹ mày, mày còn kêu oan nỗi gì.
Gà trống con lễ phép thưa:
– Bẩm ngài, chính vì thế mà con phải kêu
oan cho mẹ con, vì rõ ràng trong lục súc sáu loài, loài nào loài ấy khi
sinh con đẻ cái đều được trời cho có sữa nuôi con. Riêng loài gà chúng
con thì tuyệt nhiên không có lấy một giọt sữa. Vì thế gà phải chạy vạy
tần tảo nuôi con. Mẹ con phải vất vả đi các nơi kiếm thức ăn là vậy. Bên
kia người khôn của khó nên phải lần mò sang bên này. Tình cảnh khó khăn
buộc phải thế, đâu có phải là tội tại mẹ con!
Bụt thấy gà trống con cãi cho mẹ có lý có lẽ, đành phải thả cho mẹ nó về.
Thấy gà trống bé người mà khôn ngoan, ai
nấy đều khen ngợi. Từ đó mỗi lần có kiện tụng việc gì, người ta thường
mang gà trống theo, hy vọng nhờ sự có mặt của nó mới thắng kiện. Còn gà
thì phải ấp trứng vịt để trả ơn, dòng dõi của nó sau này vẫn thế.
Nguồn: Tổng hợp.
Theo truyencotich.vn
Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018
Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018
Xuân Hy Vọng
Xuân Hy Vọng
Nhắp chén trà nồng đêm tất niên
Bên đàn con cháu rất ngoan hiền
Mừng gia đình bớt lo và lắng
Buồn xã hội còn oan với khiên
Mong nắng mới về xua bóng tối
Ước công bằng đến xóa ưu phiền
Hai Ngàn Mười Tám tràn hy vọng
Cuộc sống nhà nhà khấm khá lên.
Phương Hà
( 03/01/2018 )
***
Tân Niên 2018
Rượu khui pháo nổ đón tân niên
Bên có gia thân với bạn hiền
Cốc cạn tâm tư đầy cảm khái
Ly vơi đầu óc nhẹ oan khiên
Bỏ đi quá khứ dù thương nhớ
Hướng tới tương lai chẳng sợ phiền
Công việc nay mai rồi tốt đẹp
Cũng như sức khỏe mãi tăng lên.
Thái Huy
***
Tiễn Đinh Dậu
Rót rượu khơi mào tiệc tất niên
Thấy năm Đinh Dậu tưởng đâu hiền
Không ngờ gà dữ bươi tan nát
Rúng động khắp nơi nỗi oán khiên
Cả ngược đến xuôi đều hoảng sợ
Từ nam chí bắc lắm ưu phiền
Suốt năm giông bão thay nhau quậy
Hy vọng chó về sẽ khá lên.
Quên Đi
***
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)