Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Thanh Bảo Kiếm Của Việt Vương Câu Tiễn

Năm mươi năm trước, một bảo kiếm được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Trung Quốc. Mặc dù đã hơn 2.000 tuổi, thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn này không có một dấu vết của sự rỉ sét.


Kiếm của Câu Tiễn. (Liu Tao/Flickr)

Lưỡi kiếm đã làm đứt tay một nhà khảo cổ học khi dùng ngón tay kiểm tra độ bén của nó, hầu như nó không bị thời gian tác động. Bên cạnh chất lượng kỳ lạ, tài nghệ thủ công cũng được thể hiện rất chi tiết trên thanh kiếm từ hàng nghìn năm trước. Thanh kiếm được xem như một kho báu ở Trung Quốc ngày nay, nó như một huyền thoại đối với người Trung Quốc cũng như thanh kiếm huyền thoại của vua Arthur ở phương Tây.

Năm 1965, các nhà khảo cổ học đang tiến hành một cuộc khảo sát ở tỉnh Hồ Bắc, chỉ 7 km ( 4cm) từ đống đổ nát của Tế Nam, kinh đô nhà Chu, họ phát hiện ra năm 50 ngôi mộ cổ. Trong quá trình khai quật lăng mộ, các nhà nghiên cứu đã khai quật được thanh kiếm của Câu Tiễn cùng với 2.000 hiện vật khác.

Khai quật kiếm của Câu Tiễn
Theo trưởng nhóm khảo cổ chịu trách nhiệm về việc khai quật, nó đã được phát hiện trong một ngôi mộ, trong một hộp gỗ kín khí bên cạnh một bộ xương. Nhóm nghiên cứu đã kinh ngạc trước thanh kiếm bằng đồng hoàn toàn nguyên vẹn với bao kiếm được gỡ ra từ chiếc hộp. Khi thanh kiếm được rút ra khỏi vỏ, người ta thấy lưỡi kiếm không hề bị gỉ mặc dù bị chôn trong điều kiện ẩm trong hai thiên niên kỷ. Một thử nghiệm được các nhà khảo cổ học tiến hành cho thấy lưỡi kiếm có thể dễ dàng cắt một chồng hai mươi miếng giấy.


Kiếm của Câu Tiễn, Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc 

Thanh kiếm của Câu Tiễn là một trong những thanh kiếm sớm nhất được biết đến và là kiếm hai lưỡi sử dụng trong suốt 2.500 năm qua ở Trung Quốc. Kiếm hai lưỡi là một kiếm sớm nhất tại Trung Quốc và nó có sự liên kết chặt chẽ với thần thoại Trung Quốc. Trong dân gian Trung Quốc, nó được gọi là “Vương giả trong các loại binh khí” và là một trong bốn loại binh khí lớn cùng với côn, thương, và đao.

Kiếm của Câu Tiễn tương đối ngắn khi so sánh với các thanh kiếm lịch sử tương tự, nó là một thanh kiếm đồng với hàm lượng đồng cao, có thể uốn cong và rất khó gãy. Các cạnh được làm bằng thiếc sẽ cứng hơn và duy trì được độ sắc bén.
Ngoài ra còn có một lượng nhỏ chất sắt, chì và lưu huỳnh trong thanh kiếm, và nghiên cứu cho thấy có một lượng cao lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh và đồng, thứ làm cho thanh kiếm không bị gỉ. Hình thoi đen được khắc hai bên mặt của lưỡi kiếm, men màu xanh và màu lam bao lấy chuôi kiếm. Chuôi kiếm được bọc trong lụa và núm chuôi kiếm gồm 11 vòng tròn đồng tâm gộp lại. Thanh kiếm dài 55,7 cm (21,9 inch), bao gồm 8,4 cm (3,3 inch) cán kiếm, và lưỡi kiếm rộng 4,6 cm (1,8 inch). Nó nặng 875 gram (30,9 aoxơ).


Có thể thấy màu lam ngọc bao bọc lấy tay cầm kiềm (Wikimedia Commons)

Giải mã các dòng chữ
Trên một mặt của lưỡi kiếm, hai cột văn bản gồm tám chữ, nằm gần chuôi kiếm, chúng là chữ viết thời Trung Quốc cổ đại. Chữ viết “鸟虫文” (nghĩa từng chữ là “điểu trùng văn”) được trang trí phức tạp với các nét xác định, và là một biến thể của chữ zhuan rất khó đọc. Phân tích ban đầu đã giải mã sáu trong tám ký tự. Ký tự “越王” (Việt Vương) và “自作用剑” (thanh kiếm sử dụng cho cá nhân). Hai chữ còn lại có khả năng là tên của nhà vua.



Giải mã các chữ trên thanh kiếm của Việt Vương (Wikipedia)

Từ khi vương triều sáng lập vào năm 510 TCN đến khi sụp đổ rơi vào tay nhà Chu vào năm 334 TCN, có chín vị vua trị vì nước Việt, gồm cả Câu Tiễn, Lộc Dĩnh, Bất Thọ, Chu Câu, và những người khác. Danh tính của vị vua sở hữu thanh kiếm làm dấy lên cuộc tranh luận của các nhà khảo cổ học và học giả ngôn ngữ Trung Quốc. Sau hơn hai tháng, các chuyên gia đi đến đồng thuận rằng chủ sở hữu ban đầu của thanh kiếm là Câu Tiễn (496-465 TCN), điều này làm cho thanh kiếm có tuổi lên đến 2.500 năm.
Các nhà phân tích đã phân tích những mảnh đồng cổ với hy vọng tìm kiếm ra một cách để tái tạo công nghệ chế tạo ra thanh kiếm này. Họ tìm ra rằng thanh kiếm không bị oxy hóa là do lớp …. bọc trên bề mặt thanh kiếm. Điều này, kết hợp với một vỏ bao kiếm vừa khít giúp cho thanh kiếm huyền thoại này bảo tồn được tình trạng nguyên sơ như vậy.
Những thử nghiệm cũng cho thấy rằng những thợ rèn kiếm trong vùng đất của nhà Ngô và Việt ở miền Nam Trung Quốc trong thời Xuân Thu đã đến một mức độ cao trong kỹ thuật luyện kim, hốc thể kết hợp các hợp kim không gỉ vào lưỡi kiếm, giúp chúng tồn tại qua thời gian mà không có tì vết. Thanh kiếm được Bảo tàng Cung điện Quốc gia tại Đài Bắc mượn, nơi nó được trưng bày cho đến hết năm 2011, cùng với các miếng đồng khác từ cuộc khai quật. Nó hiện đang thuộc sở hữu của Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc.
Thanh Phong, dịch từ Ancient Origins

Huỳnh Hữu Đức Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét