A - Thanh điệu
B - Các quan điểm về dấu thanh
1 - Vị trí các dấu thanh đã được công nhận
2 - Vị trí các dấu thanh còn đang tranh luận
C - Chiết tự và ghép vần
B - Các quan điểm về dấu thanh
1 - Vị trí các dấu thanh đã được công nhận
2 - Vị trí các dấu thanh còn đang tranh luận
C - Chiết tự và ghép vần
1 - Chiết tự
2 - Ghép vần
Kết luận
---
2 - Ghép vần
Kết luận
---
A - Thanh điệu
Dấu của tiếng Việt
| |
Dấu
|
Chữ mẫu
|
ngang
|
a
|
sắc
|
á
|
huyền
|
à
|
hỏi
|
ả
|
ngã
|
ã
|
nặng
|
ạ
|
A- Thanh Điệu (trích vikipedia.orp)
Hệ thống thanh điệu của tiếng Việt khá phức tạp (do có những thanh và từ không thể đi chung với nhau - ví dụ: từ "mit" không thể đi với thanh huyền).
Trong tiếng Việt có sáu thanh: ngang (không dấu: a), sắc (nghiêng phải: á), huyền (nghiêng trái: à), hỏi (dấu hỏi: ả), ngã (dấu ngã: ã) và nặng (dấu chấm: ạ). Tất cả các dấu đều được đặt trên nguyên âm, riêng dấu nặng được đặt dưới nguyên âm.
.................................................................................
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn âm, nhưng những từ ghép cũng có nhiều Nguyên âm đôi (au,ai..) và nguyên âm ba iêu, oai...) rất thông thường.
................................................................................................
Trong đời sống, hiện vẫn tồn tại hai cách đặt dấu thanh trong tiếng Việt. Ví dụ "hòa" là một cách đặt dấu thanh khác cho "hoà", trong đó "hòa" còn gọi là cách đặt dấu thanh "cũ". Bảng sau liệt kê các trường hợp mà hai cách đặt dấu
thanh khác nhau:
Cũ
|
Mới
|
òa, óa, ỏa, õa, ọa
|
oà, oá, oả, oã, oạ
|
òe, óe, ỏe, õe, ọe
|
oè, oé, oẻ, oẽ, oẹ
|
ùy, úy, ủy, ũy, ụy
|
uỳ, uý, uỷ, uỹ, uỵ
|
....................................................................................................................
Tại sao đến nay vấn đề đặt dấu thanh cho chữ Việt vẫn còn tranh cải? Chỉ vì hai quan điểm trái ngược nhau và không bên nào chấp nhận ý kiến của bên kia.
Chúng ta thử tìm hiểu và nhận xét về hai quan niệm trên.
B - Các quan điểm về dấu thanh
1 - Vị trí các dấu thanh được tất cả công nhận
- Trong các chữ chỉ có 1 nguyên âm thì dấu thanh đương nhiên sẽ ngay nguyên âm đó.
- Trong các chữ có phụ âm đầu, phụ âm cuối hay cả hai, hoặc có hai, ba nguyên âm, trong các nguyên âm này nếu có dấu phụ như ă â ê ơ... thì các dấu thanh sẽ đặt ngay vị trí nguyên âm có dấu phụ đó.
Thí dụ : khuyến, luận , quốc , dấu...
- Trong các chữ nếu cả hai nguyên âm đều có dấu phụ thì dấu thanh sẽ đặt vào nguyên âm sau.
Thí dụ : trường , người...
- Trong các chữ nếu cả hai nguyên âm đều không có dấu phụ, và chỉ có phụ âm trước hoặc phụ âm sau, dấu thanh sẽ đặt vào nguyên âm đứng kế phụ âm.
Thí dụ : trào , oán....
- Trong các chữ có hai nguyên âm không dấu phụ,đồng thời có cả phụ âm trước và phụ âm sau , dấu thanh sẽ đặt vào nguyên âm đứng kề phụ âm sau.
Thí dụ : hoàng, toét....
Chúng ta thấy rất rõ những dấu thanh đều đặt ngay vị trí các nguyên âm chính trong chữ.(Nguyên âm chính là nguyên âm góp phần quan trọng trong việc đọc thành tiếng của chữ. Có thể được xác định bằng cách chiết tự và kết âm bên dưới)
| ||||||||||
Trong hai cách đặt dấu trên, cách nào đúng? Hiện tại chưa thể nói cách nào đúng cách nào sai. Mỗi bên đều có lý do bác bỏ lập luận của bên kia, đến nay, cả hai vẫn giữ lấy quan điểm của mình.
a - Phái đổi mới :
- Trong tiếng Việt những chữ có phụ âm đứng sau, các dấu thanh đều được đặt vào vị trí nguyên âm có dấu phụ, kể cả trường hợp cả hai đều không có hoặc có dấu phụ.
Thí dụ : khuyến , trường, oán , khoảng...
- Đa số các dấu thanh đều đặt vào nguyên âm đứng sau. Để cho việc bỏ dấu được giản dị, phái này đề nghị tất cả các chữ tận cùng bằng các vần : oa , oe , uy, cũng nên bỏ dấu vào vị trí nguyên âm sau như bảng Mới bên trên.
- Dựa vào Bảng ký hiệu phiên âm Quốc tế ( I PA) để chứng minh, vì các vần oa, oe, uy khi phát âm sẽ thành wa, we, wy.
- Các dấu thanh đều ở ngay vị trí nguyên âm chính
Dựa vào những lý trên, phái đổi mới đề nghị các vần này cũng đặt dấu thanh vào nguyên âm sau.
b - Phái Bảo Thủ :
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm và có đến 6 thanh điệu, nên không thể sử dụng hệ thống ký hiệu mẫu tự phiên âm quốc tế( I P A ). Phương pháp này chỉ dùng để hướng dẫn cách phát âm chớ không thể dùng trong chữ viết.
Bỏ dấu theo cách cũ (bảng Cũ bên trên) mọi người đã quen sử dụng vì đã được dùng từ lâu
Cách bỏ dấu này trong đẹp mắt hơn.
Dấu thanh ở ngay vị trí nguyên âm có phụ âm kề bên.
- Nhận xét về hai quan điểm trên :
Nếu khách quan nhận xét, thông thường trong cùng một vấn đề, những thuyết có sau thường hoàn chỉnh hơn thuyết có trước.
Sở dĩ chuyện đặt vị trí dấu thanh vẫn còn nhiều tranh cải vì cả hai quan điểm không thể dung hoà.
Quan điểm Cũ chỉ dựa theo cảm nhận, theo thói quen hoặc theo thẩm mỹ, chưa thể chứng minh một cách khoa học chính xác.
Quan điểm Mới thì dựa hoàn toàn vào phương pháp chiết tự và ghép vần, mang tính khoa học hơn.
C - Chiết tự và ghép vần :
1 - Chiết tự (tách chữ)
Chiếc tự là tách chữ ra làm hai hay nhiều phần để ráp vần cho chính xác.
a - Chiết tự dùng cho các chữ mà các nguyên âm không có dấu phụ: Trong trường hợp này, chữ thường được tách chia ngay trước vị trí nguyên âm chính (mang dấu thanh hay không có dấu thanh)
thí dụ:( những chữ có màu, gạch dưới bên dưới là những nguyên âm chính trong chữ)
thoái => th / o / ái => th..o..ái , khi ráp vần ta đọc nhanh tho..ái => thoái
toét => to / ét , khi ráp vần ta đọc nhanh to..ét=> toét
hoang => h / o / ang => h..o...ang => ho..ang => thành tiếng hoang
Chiếc tự là tách chữ ra làm hai hay nhiều phần để ráp vần cho chính xác.
a - Chiết tự dùng cho các chữ mà các nguyên âm không có dấu phụ: Trong trường hợp này, chữ thường được tách chia ngay trước vị trí nguyên âm chính (mang dấu thanh hay không có dấu thanh)
thí dụ:( những chữ có màu, gạch dưới bên dưới là những nguyên âm chính trong chữ)
thoái => th / o / ái => th..o..ái , khi ráp vần ta đọc nhanh tho..ái => thoái
toét => to / ét , khi ráp vần ta đọc nhanh to..ét=> toét
hoang => h / o / ang => h..o...ang => ho..ang => thành tiếng hoang
b - Dùng cho các vần có dấu phụ: trong trường hợp này chữ được tách chia ngay sau phụ âm trước.
thí dụ : hường => h / ường khi ráp vần ta đọc nhanh hờ..ường = > hường
khuyến => kh / uyến khi ráp vần ta đọc nhanh khờ..uyến => khuyến
thí dụ : hường => h / ường khi ráp vần ta đọc nhanh hờ..ường = > hường
khuyến => kh / uyến khi ráp vần ta đọc nhanh khờ..uyến => khuyến
2- Ghép Vần
Nguồn gốc chữ Việt ngày nay được gọi là chữ Quốc ngữ xuất phát từ các mẫu tự La Tinh. Các Giáo Sĩ Tây Phương đã lấp ghép các mẫu tự này dựa vào cách phát âm của dân ta. Ta có thể khẳng định chắc chắn rằng chữ quốc ngữ được sinh ra từ cách Ghép Vần.
Từ cách ghép vần, ta có thể xác định cách bỏ dấu hợp lý nhất trong chữ Việt.
Chúng ta thử trở lại những bài học vỡ lòng trong tiếng Việt. Phương pháp ráp vần trong tiếng Việt chính là cách đọc nhanh hai vần lại với nhau.
Thí dụ :
a - Ghép vần phụ âm với một nguyên âm :
Chữ " bà" được ghép bởi "bờ" và "à". Ta tách rời chữ " bà " ra ( chiết tự) : b./.à, và đọc thật nhanh "bờ..à", hai âm sẽ dính liền vào nhau sẽ cho ra tiếng " bà ".
Đó chính là cách Tách Chữ ( Chiết Tự ) và Ráp Vần ( Kết âm )
b - Ghép vần phụ âm với hai nguyên âm không có dấu phụ :
- Chữ "giá" .Chúng ta đều biết nếu "g" (gờ) không có "i" đi kèm sẽ đọc là "gá" . Nhưng có "i" chúng ta sẽ đọc là "zá" ( gi = z ). Như thế, chữ "giá" sẽ được tách ra : gi./.á và chúng ta sẽ đọc là "giờ..á" đọc nhanh sẽ ra tiếng zá (trong mẫu tự VN không có Z ,chúng tôi chỉ sử dụng trong cách phát âm đúng).
- Chữ "gỵa " (trong giặt gỵa). Có người cho rằng phải viết là "gịa" mới đúng. Điều này khó chấp nhận vì như thế chúng ta không thể nào ráp vần.
Chữ g.. ịa ( gờ.. ịa ) không thể nào đọc thành zịa, mà sẽ đọc thành g..ịa .
Còn chữ gỵa ( trong chữ Việt chữ y được sử dụng như hai chữ i ; y = i + i ) ta có thể tách ra như sau:
" y = i i => gỵa = gi./.ịa " và khi ta đọc nhanh gi..ịa sẽ thành " giờ..ịa = zịa ".
- Nếu trường hợp " dấu nặng " ở vị trí nguyên âm " a "
"giạ" . Khi tách chữ " gi./..ạ " . Ráp vần nhanh , thành tiếng " zạ ".
Tương tự
thuý hay thúy khi chiết tự:
- Nếu chúng ta chiếc tự chữ thúy = > th / ú / y => th..ú..i..i (y=i+i) => thú..i..i không đọc được thành tiếng thuý mà chỉ đọc thúi..i
- Nếu: thuý = thuií (y=i+i) => th / u / i / í => th..u..i..í => thu..i..í => thui..í , đọc thành tiếng thuý
- huy => hờ..u..i. / .i => hu..i. / .i => hui..i tuần tự ta ráp vần nhanh sẽ thành tiếng huy
(Những chữ có màu, gạch dưới là nguyên âm chính)
Qua những thí dụ trên, chúng ta thấy rất rõ "y" chính là nguyên âm chính trong các chữ. dấu thanh sẽ ở ngay vị trí chữ "y".
- Chữ "giá" .Chúng ta đều biết nếu "g" (gờ) không có "i" đi kèm sẽ đọc là "gá" . Nhưng có "i" chúng ta sẽ đọc là "zá" ( gi = z ). Như thế, chữ "giá" sẽ được tách ra : gi./.á và chúng ta sẽ đọc là "giờ..á" đọc nhanh sẽ ra tiếng zá (trong mẫu tự VN không có Z ,chúng tôi chỉ sử dụng trong cách phát âm đúng).
- Chữ "gỵa " (trong giặt gỵa). Có người cho rằng phải viết là "gịa" mới đúng. Điều này khó chấp nhận vì như thế chúng ta không thể nào ráp vần.
Chữ g.. ịa ( gờ.. ịa ) không thể nào đọc thành zịa, mà sẽ đọc thành g..ịa .
Còn chữ gỵa ( trong chữ Việt chữ y được sử dụng như hai chữ i ; y = i + i ) ta có thể tách ra như sau:
" y = i i => gỵa = gi./.ịa " và khi ta đọc nhanh gi..ịa sẽ thành " giờ..ịa = zịa ".
- Nếu trường hợp " dấu nặng " ở vị trí nguyên âm " a "
"giạ" . Khi tách chữ " gi./..ạ " . Ráp vần nhanh , thành tiếng " zạ ".
Tương tự
thuý hay thúy khi chiết tự:
- Nếu chúng ta chiếc tự chữ thúy = > th / ú / y => th..ú..i..i (y=i+i) => thú..i..i không đọc được thành tiếng thuý mà chỉ đọc thúi..i
- Nếu: thuý = thuií (y=i+i) => th / u / i / í => th..u..i..í => thu..i..í => thui..í , đọc thành tiếng thuý
- huy => hờ..u..i. / .i => hu..i. / .i => hui..i tuần tự ta ráp vần nhanh sẽ thành tiếng huy
(Những chữ có màu, gạch dưới là nguyên âm chính)
Qua những thí dụ trên, chúng ta thấy rất rõ "y" chính là nguyên âm chính trong các chữ. dấu thanh sẽ ở ngay vị trí chữ "y".
Từ đây Ta rút ra được một điều : chúng ta có thể áp dụng cách chiết tự và ghép vần để xác định đâu là nguyên âm chính trong chữ, các dấu thanh sẽ được đặt ở ngay nguyên âm chính, góp phần làm sáng tỏ trong các vần đang tranh cải.
Trở lại các vần đang tranh luận, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp Tách Chữ và Ghép Vần để phân tích:
- " oa " :
Cũ : òa => ò..a => đọc nhanh cũng không thành tiếng gì cả, vì không thể ráp vần.
Mới : oà => o..à => đọc nhanh sẽ cho ra tiếng oà.
- " oe " :
Cũ : ọe => ọ..e => ráp vần không được.
Mới : oẹ => o..ẹ => đọc nhanh sẽ cho ra tiếng oẹ.
- " uy " :
Trở lại các vần đang tranh luận, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp Tách Chữ và Ghép Vần để phân tích:
- " oa " :
Cũ : òa => ò..a => đọc nhanh cũng không thành tiếng gì cả, vì không thể ráp vần.
Mới : oà => o..à => đọc nhanh sẽ cho ra tiếng oà.
- " oe " :
Cũ : ọe => ọ..e => ráp vần không được.
Mới : oẹ => o..ẹ => đọc nhanh sẽ cho ra tiếng oẹ.
- " uy " :
Cũ : ủy => ủ..i..i => Ráp vần không được.
Mới : uỷ => u..ỷ => đọc nhanh sẽ cho ra tiếng u..i..ỉ=uỷ.
Kết Luận :
Vấn đề vẫn còn đang tranh cải chưa kết thúc, nên dưới đây chỉ là ý kiến cá nhân về cách bỏ dấu thanh:
- Ngoại trừ các vần : oa ; oe ; uy còn đang trong vòng tranh luận. Vị trí dấu thanh nằm ở nguyên âm đứng sau chiếm đa số : người, truyện, điểm, hoài... Nếu đặt dấu thanh vào vị trí nguyên âm đứng sau, cũng chính là nguyên âm chính trong chữ của các vần oa , oe , uy thì sẽ thật dễ dàng trong việc bỏ dấu trong chữ Việt vì hầu hết đều ở vị trí nguyên âm đứng sau.
- Dựa vào phương pháp Tách Chữ và Ghép Vần, cách mới cũng vẫn đúng hơn. Trong khi cách cũ không thể ghép vần, mà ghép vần chính là nguyên tắc căn bản để đọc trong chữ Việt.
Như thế, với những Vần : oa , oe , uy , dấu thanh đặt vào nguyên âm sau là hợp lý hơn.
...
Tóm lại, bất cứ ý tưởng mới nào cũng có sự phản đối. Việc dặt dấu thanh vào nguyên âm đứng phía sau cũng thế. Nếu không chấp nhận, chứng ta cần chứng minh quan điểm của mình là đúng.
Huỳnh Hữu Đức
- Dựa vào phương pháp Tách Chữ và Ghép Vần, cách mới cũng vẫn đúng hơn. Trong khi cách cũ không thể ghép vần, mà ghép vần chính là nguyên tắc căn bản để đọc trong chữ Việt.
Như thế, với những Vần : oa , oe , uy , dấu thanh đặt vào nguyên âm sau là hợp lý hơn.
...
Tóm lại, bất cứ ý tưởng mới nào cũng có sự phản đối. Việc dặt dấu thanh vào nguyên âm đứng phía sau cũng thế. Nếu không chấp nhận, chứng ta cần chứng minh quan điểm của mình là đúng.
Trong các quan điểm về dấu thanh, những điều gì tất cả mọi người đã công nhận, không có ý kiến phản bác, chúng ta tiếp tuc sử dụng.
Còn những điều gì đang trong vòng tranh cải, điều nào đúng, điều nào sai vẫn chưa có kết luận cuối cùng, do đó mọi người có thể tuỳ sử dụng cách bỏ dấu này hay cách kia. Chúng ta không thể dựa vào quan điểm này mà cho rằng quan điểm kia là sai.
Muốn chấm dứt tranh luận, chúng ta cần một Hội đồng bao gồm những Học giả về Văn hoá, Ngôn ngữ Việt, đưa ra một quy tắc thống nhất để đi đến một kết luận cuối cùng .
Đến một lúc nào đó, đã xác định được cách bỏ dấu nào đúng. Khi đó chỉ còn một cách duy nhất thì việc ai đặt dấu thanh không đúng vị trí quy định mới thật sự là sai
Huỳnh Hữu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét