Trong 5 quy định của thơ Đường luật:
- 1) Vần
- 2) Đối
- 3)
Luật
- 4) Niêm
- 5) Cách bố cục.
Duy chỉ có Đối là khiến nhiều người yêu
mến Thơ
Đường Luật quan tâm nhất. Đúng vậy, dù trên trang mạng cộng đồng, có rất
nhiều hướng dẫn, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều nghi vấn.
Theo Thầy Dương Quảng Hàm: "Đối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau.
1/ Đối ý là tìm hai ý tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
2/
Đối chữ thì vừa phải đối thanh tức là bằng đối với trắc, trắc đối với
bằng; vừa phải đối loại của chữ, nghĩa là phải đặt hai chữ cùng một tự
loại để đối với nhau (như danh từ đối với danh từ, hoặc động từ đối với
động từ v.v. )"
Có một vấn đề rất nhiều người làm thơ thắc mắc là:
Chúng ta có thể dùng Động Từ đối với Tĩnh Từ hoặc ngược lại được chăng?
Đúng hay sai? Tại Sao.
Để giải đáp vấn đề này, trước hết, chúng ta
cần xác định rõ một điều là trước đây, tiếng Việt ta chỉ theo lối học
chữ Nho không có lối phân tự loại Tĩnh từ, Động từ như ngày nay.
Khi chữ Quốc ngữ xuất hiện, vấn đề phân chia Tự Loại cũng xuất hiện. Chữ
Quốc Ngữ được hình thành và hoàn chỉnh do các Giáo sĩ Tây Phương. Nên
việc phân Tự Loại cũng xuất xứ từ cú pháp của Phương Tây.
Thơ
của các bậc Tiền Bối tuy có phân biệt Thực Hư, Chân Giả, nhưng không
cứng nhắc như: trên phải đối với dưới, trời đối với đất, xanh đối với
đỏ... các Vị vẫn dùng chữ hiện thực đối với chữ trừu tượng, hữu hình đối
với vô hình.
Chúng ta cùng xem lại vài Bài Thơ của của các bậc Khoa Bảng Nho Gia
Hiện thực đối với Trừu tượng:
Niềm xưa trung ái thề chẳng phụ,
Cảnh cũ điền viên thú đã quen.
(trích Điền Viên Thú 3 - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Trung Ái: từ trừu tượng. Điền Viên : từ hiện thực.
Sáo dìu dặt nổi rừng dương liễu
Hương chập chờn bay khóm trúc đào.
(trích Gió Khuya - Quách Tấn)
Sáo: từ hiện thực, Hương: từ trừu tượng.
Động từ đối với Tĩnh Từ:
Tĩnh Từ là tiếng chỉ cái Thể của chủ Từ (Danh Từ) Bông Hoa Đẹp.
Động từ là tiếng chỉ cái dụng của Chủ Từ (Danh Từ) Bông Hoa Nở
Vun thông tưới cúc ba thằng nhỏ,
Ðỏ lửa trà hâm một mụ hầu.
(trích An Phận của Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Vun: Động từ, Đỏ: Tĩnh từ
Mái tóc chòm xanh chòm lốm đốm,
Hàm răng chiếc rụng chiếc lung lay.
(trích Cảnh Già - Nguyễn Khuyến)
Xanh: Tĩnh Từ, Rụng: Động Từ
Kết Luận
Qua
các Thí dụ trên, chúng ta thấy trong phép đối, không phải chỉ là Cân
Đối hay Sóng Đối mà còn Phản Đối. Chúng ta có thể dùng các từ chỉ sự vật
hiện hữu đối với vô hình, di động đối với bất động, ồn ào đối với yên
lặng. nói chung là Tĩnh đối vối Động. Như vậy, có thể khẳng định Tĩnh từ
vẫn có thể sử dụng đối với Động Từ, trong hai cặp Thực và Luận trong
Phép Đối ở thơ Đường Luật.
Huỳnh Hữu Đức