VI. CHỦ NHÀ, NGƯỜI Ở
Nhà
phong lưu nuôi đến ba, bốn đày tớ, nhà phú quý có khi nuôi đến vài chục
người. Đầy tớ trai dùng đế hầu hạ sai khiến gọi là thằng cam, thằng
quýt, thằng nhỏ, dùng để thổi nấu gọi là thằng bếp. Ở nhà quê cứ đến mùa
cày cấy thì mới nuôi dê làm ruộng, gọi là kẻ đi ở mùa. Đầy tớ
gái có tuổi gọi là vú già ; người trẻ tuổi nuôi cho con bú gọi là vú em,
những đứa nuôi để hầu hạ đàn bà gọi là con nhài, con mụ.
Bọn đầy tớ
toàn là kẻ nghèo khó mới đi ở, tùy chủ nhà chi công tháng hoặc nuôi ăn,
nhiều ít thế nào, miễn là đôi bên bằng lòng thì thôi.
Đầy tớ ở với
chủ nhà phải thực thà, phải siêng năng, phải trước sau một lòng, mới là
có nghĩa. Mà chủ nhà với đầy tớ thì nên ở cho có lượng khoan dung nhân
từ, đừng cay nghiệt quá, đừng hành hạ quá. Khi kẻ ăn người ở có tật bệnh
thì cũng nên trông nom thuốc thang cho nó, chớ đừng nên như câu tục ngữ
: "Khỏe mạnh thì ở cùng bà, đau mình sốt mẩy đi ra ở cầu". Khi
nó có công việc hoặc có hoạn nạn gì thì nên giúp đỡ cho nó ít nhiều. Nó
có lỗi, ta mới quở mắng, trừng trị, nếu lỗi nhỏ thì nên ngơ đi cho nó,
thế mới là lượng kẻ cả bao dung.
Đầy tớ là kẻ chẳng may cơ cùng sa
sút, mới phải đi ở với mình, thì mình, làm chủ nhà, phải có lòng thương,
chớ đừng nên khinh quá, mà ngược đãi làm chi. Lời phương ngôn: Mất tiền mua mâm, bà đâm cho thủng, mất tiền mua bát bà đập cho tan, là một điều rất ác nghiệt, chớ nên bắt chưốc lời đó.
VII. DÂU GIA
Hai nhà có con lấy nhau gọi là dâu gia, hoặc là thông gia.
Dâu gia vì tình con mà có nghĩa liên can với nhau. Khi dâu gia có người
mất, ở thành thị thì phúng nhau bằng vàng hương câu đổì, ở thôn quê
phúng nhau bằng sỏ lợn mâm xôi. về sau người dâu gia khác mất, thì người
ăn thừa tự của người dâu gia trưốc phải phúng, gọi là phúng trả nợ thay
cho cha mẹ.
Nếu người nào lấy con gái mồ côi, không còn cha mẹ nào, thì nhà trai đốì với anh em người con gái, cũng gọi là thông gia.
Dâu
gia nhiều ngưòi rất quí mến nhau. Khi hoạn nạn cũng cứu giúp nhau, mà
cũng nhiều người vì nghe lời con mà sinh ra ghét nhau, có khi vì con mà
thưa kiện nhau nữa, thế là dâu gia hóa ra oan gia.
Dâu gia không có
tình thâm nghĩa trọng với nhau gì mấy, nhưng vì con mà sinh ra tình
nghĩa, thì thương yêu con bao nhiêu nên quý trọng đến dâu gia bấy nhiêu.
Còn như con cái chẳng ưa nhau, về nhà thêm đặt lời này tiếng khác thì
nên cho là kẻ non ngưòi trẻ dạ mắng bảo cho con chứ đừng nên nghe lòi
con mà mếch lòng người lớn.
Vả lại dâu gia cũng tất là người đồng
thanh đồng khí vối mình, xưa nay hẳn cũng đi thân thiết với nhau mà dẫu
chưa biết nhau bao giờ nhưng chắc cũng là xứng đáng với mình, thì mình
có lẽ nào vì lời con mà bỏ tình cũ được.
Lạ gì mẹ chồng nàng dâu, có
tài nào mà giữ cho khỏi điều này tiếng nọ mà nghe con gái bù lu bù loa,
ít xít ra nhiều có điều gì mà chắng về mách với mẹ. Đàn bà lại hay nhẹ
dạ thấy con khóc nức nở là thương. Đàn ông lại hay nghe vợ, nghe vợ nói
thì cho là thực rồi nhân thế mà dâu gia oán ghét nhau. Vậy không nên
nghe lòi con làm gì, thì nghĩa mới trọn thủy chung.
VIII. NHO GIÁO
Nước ta sùng trọng nhất là Nho giáo. Nguyên ủy nho giáo lưu truyền kể cũng đã lâu: Bắt đầu từ vua Phục Hy chế ra bát quái, vua Hạ Vũ dựng ra cửu trùng, đã là gốc triết học của nho giáo. Điển, mô, huấn, cáo là những lời khuyên răn của Đại Vũ, Cao Dao, Y Doãn, Phó Duyệt, đã là gốcc luân lý học của nho giáo, Nghiêu, Thuấn đặt ra điển hình. Châu Công chế ra lễ nhạc, đã là gốc chính trị học của nho giáo.
Đến
đời Xuân Thu có Đức Khổng Phu Tử, ngài góp nhặt các lời lẽ, văn chương
của các tiền thánh để dạy thiên hạ, từ đó mới thành lốĩ học riêng gọi là
nho giáo. Mà muôn đời về sau, ai ai cũng suy tôn Ngài là Tiên Thánh,
Tiên Sư.
Ngài húy là Khâu, biểu tự là Trọng Ni, Thánh phụ là Khổng
Gia Phủ, tự là Thúc Lương Ngột, làm quan nước Lỗ. Thánh mẫu là Nhan Thị.
cầu tự ở núi Ni Sơn mà sinh ra ngài. Ngài sinh ngày hai mươi bảy tháng
tám năm Canh Tuất là năm thứ hai mươi mốt đời vua Linh Vương nhà Châu,
trước Thiên Chúa giáng sinh 445 năm, sinh tại làng Xương Bình huyện Khúc
Phụ, nước Lỗ.
Ngoại thư chép rằng : Khi ngài mới sinh, có năm
ngôi sao hiện làm năm ông già xuống sân mà thăm ngài, lại có ba con
rồng phủ quanh nhà. Lời ấy là lời tục truyền, chắc là của người suy tôn
đạo Ngài, bày ra một điển linh dị, để phần biệt với người thường.
Hồi
ngài còn nhỏ, hay chơi những đồ biển đậu (như các thức đèn nến trẻ con
chơi). Ngài bẩm tính sinh tri, thiên tư rất thông minh. Học rộng kiến
văn nhiều, biết thấu lẽ huyền diệu của tạo hóa. Vua nước Lỗ, nghe tiếng
Ngài là bực hiền thánh dùng ngài làm quan Tư Khấu (coi việc hình) và đã
dùng Ngài làm tướng, song chẳng bao lâu, vua nước Lỗ đam mê về vũ nhạc,
trễ nải việc triều chính, Ngài can ngăn không được mới xin từ chức.
Từ
đó Ngài đi chu du các nước chư hầu như : Tề, Vệ, Sở, Tông v.v... Ngài
mong đem đạo học của ngài để cứu đời nhưng đi đến nước nào vua nước ấy
cũng không biết tin dùng Ngài. Đến khi Ngài già, trở về nước Lỗ, mở
trường học ở nơi Hạnh Đàn để dạy học trò. Ngài san định lại kinh thi, kinh thư, kinh dịch, kinh lễ, kinh nhạc, kinh xuân thu, gọi là lục kinh (sáu bộ sách). Ngài dạy người ta cốt nhất là những điều hiếu, đễ, trung, thứ, tu, tề, trị, bình, Hiếu để thờ cha mẹ cho có lòng thảo thuận, Đễ để ở với anh em cho có lòng hoà thuận, Trung để thờ vua cho hết lòng, Thứ để ở với người cho biết suy bụng ta ra bụng người. Tu là sửa cái nết trong mình, Tế là đạo tể gia, Trị là đạo trị nước, Bình là đạo trị thiên hạ.
Tám điều nói đó là tôn chỉ của đạo Ngài. Ngài lại dạy người ta lấy lục nghệ (sáu nghề). Lục nghệ là : Lễ (lễ nghi), Nhạc (âm nhạc), Xạ (phép bắn cung), Ngự (phép cưỡi ngựa), Thư (phép viết), Số (phép tính). Lễ tức là một cách để giao thiệp, nhạc để dưỡng tính tình, xạ, ngự tức là các thể thao, số tức là toán pháp.
Học
trò Ngài đông tới ba ngàn người mà vào bực cao hiền được bảy mươi hai
người. Trong bọn cao hiền lại duy có Nhan Hồi, Tăng Xâm là giỏi hơn hết.
Ngài
thọ bảy mươi ba tuổi thì mất, bấy giờ là ngày mười tám tháng hai năm
Nhâm Tuât là năm thứ bôn mươi mốt đời vua Kinh vương nhà Châu trước
Thiên chúa giáng sinh ba trăm bảy mươi ba năm.
Ngài mất rồi, thì học trò lập đền thờ ngay ở chỗ nhà Ngài. Thầy Tăng Tử chép lời Ngài soạn ra sách Đại Học, các học trò ghi chép lời ăn nết ở của Ngài soạn ra sách Luận ngữ, để truyền đạo giáo của Ngài. Kế đến cháu Ngài là thầy Tử Tư soạn ra sách Trung Dung, cách đời Ngài một trăm mười năm lại có thầy Mạnh Tử soạn ra sách Mạnh Tử cũng toàn là phát minh thêm đạo Ngài, để truyền bá đi thiên hạ mà dạy người.
Từ
đó thì đạo Nho mỗi ngày lưu truyền một rộng. Đến đời vua Cao Tổ nhà
Hán, mới lên ngôi vua, trước hêt dùng lễ thái lao (một con trâu, một con
bò và một con dê) thân đến tế Ngài tại nơi nhà thờ. Các vua sùng đạo
nho trước từ đây. Đến đời vua Vũ Đế, đặt quan Bác sĩ đem năm kinh của
Ngài ra đê dạy thiên hạ (vì kinh Nhạc đã mất từ khi nhà Tần đốt sách,
cho nên chỉ còn năm kinh). Lại chuyên tôn đạo Khổng Tử mà bỏ các sách vở
của các nhà (như Lão Tử, Trang Tử, Dương Tử, Mặc Tử, v.v...) vì thế đạo
nho lại thịnh hơn nữa, mà từ đó mọi cách chính trị, đạo luân lý, khoa
triết học của Tàu, nhất thiết đều tuân theo đạo nho.
Trên thì có nhà
vua tôn sùng, dưới thì có các nhà hiền triết đặt ra lời bàn câu nói,
soạn ra sách nọ sách kia, đều để phát minh thêm cái nghĩa đạo nho. Như
là nhà Hán thì có Đổng Trọng Thư, Giả Nghị, Lưu Hướng, Trịnh Khang
Thành; nhà Đương thì có Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên, Trương Hoành cử, Chu
Khảo Đình v.v... Các bậc ấy đều là danh nho một đời, có công duy trì đạo
thống rất nhiều.
Nguyên, Minh trở về sau: đạo nho lại càng thịnh
hành. Quận ấp nào cũng có miếu thờ ngài gọi là Văn miếu. Đâu đâu cũng
tôn Ngài là Chi thánh tiên sư.
Nho giáo thịnh hành ở Trung Quốc rồi
truyền gần khắp phía Á Đông mà nước ta từ lúc nội thuộc nhà Hán, người
Trung Quốc như ông Sĩ Nhiếp, ông Tích Quang đã đem đạo nho mà rải rác
sang nước ta. Đến đời vua Thánh Tôn nhà Lý mới lập Văn miếu (tức đền
Giám Hà Nội bấy giờ) thờ Tiên thánh ; thờ kèm thầy Nhan Tử, Tăng Tử, Tử
Tư, Mạnh Tử, gọi là Tứ phối bọn thầy Tử Công, Tử Hạ cả thảy mười người,
gọi là thập triết. Ở ngoài hai bên tả mạc hữu mạc, thì thờ các vị cao
hiền và thờ các bậc tiên hiền tiên nho từ đòi nhà Hán, Đường cho đến nhà
Nguyên, Minh. Các người ấy toàn là người Tàu, người nước ta thì sau mới
thờ thêm ông Chu Văn An là người làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì ở vê
đời nhà Trần.
Văn miếu là một nơi duy trì đạo thông cho trong nước.
Vua mỗi năm hai kỳ xuân thu dùng trọng lễ thân ra tế để tỏ lòng tôn sùng
đạo Ngài. Lại dùng kinh truyện để thi học trò, dùng nho thuật để trị
thiên hạ. Các đời vua về sau mỗi ngày mở mang thêm sự văn hóa thì đạo
nho lại mỗi ngày một thịnh thêm.
Vài chục năm nay nước ta tiêm nhiễm
lối Âu học, xem ra nhiều ý tưởng cao lạ, và nhiều sự thực nghiệm. Đạo
nho tuy cũng còn nhiều người sùng mộ, nhưng cũng nhiều người tùy thời mà
theo về lối Âu châu. Mà trong việc học hành chữ nho cũng không được
thịnh như trước nữa. Ớ Sài Gòn thì bây giờ không còn mấy người tinh
thông chữ nho, ở Bắc ta có lẽ vài chục năm nữa cũng vậy. Ấy cũng là một
cơ hội xoay đổi quan hệ đến vận nước hay dở mai sau.
Đạo nho
là một đạo bình thường giản dị, thuận lẽ tự nhiên của tạo hóa, và hợp
với tính tình đương nhiên của người ta, ai cũng có thể noi theo được.
Người mà có nho học, thì nên một người có nết na, có phép tắc, có lòng
nhân ái. Nước mà dùng nho đạo, thì nên một nước có kỷ cương, có thể
thông dễ cho việc cai trị.
Duy có một điều : triết lý thì nhiều điều
viển vông, mà khiến cho người ta khó hiểu, thủ lễ thì lắm sự câu thúc mà
khiến cho người ta khó theo. Tính tình thì chuộng một cách êm ái hòa
nhã, khiến cho dân khí nhu nhược, không được hùng dũng hoạt động như
tính người Âu châu, nhu dụng thì chuộng một cách tiết kiệm tầm thường
khiến cho kỹ nghệ thô sơ, không được tinh xảo phát đạt như các nước Thái
Tây. Nói rút lại thì đạo nho là một đạo tự trị thì rất hay, mà đem đối
với đời cạnh tranh thì không mạnh. Còn như các thói hủ bại phần nhiều là
bởi tự ngưòi làm nên tệ.
IX. PHẬT GIÁO
Phật
giáo do ở đạo Bà La môn mà ra, nguyên trước Thiên chúa giáng sinh, dân
tộc Á Lợi An tràn vào đất Ân Độ, ở rải rác một dọc sông Hồng Hà, dựng ra
thành nhiều nước nhỏ. Dân từ đó chia ra làm bốn bậc người : bậc thứ
nhất, gọi là Bà la môn, có bọn thầy tu làm chủ, coi riêng việc tế tự, bậc thứ nhì gọi là Lý đế lợi, các quý tộc làm chủ, coi về quyền chính trị, bậc thứ ba gọi là Phệ xá tức là hạng bình dân, bậc thứ tư gọi là Thủ đá chỉ làm nô lệ mà thôi.
Đạo
Bà la môn vẫn thông hành ỏ xứ đó. Đến sau có ông Thích ca mâu ni, thấy
bọn thầy tu đạo Bà la môn sinh lắm điều tệ, và lại thấy người ta ai cũng
ở trong vòng luân hồi, chịu những cảnh khổ não, như là : sinh, lão, bệnh, tử
là bốn cái kiếp khốn nạn, vì thế chán đời mà cầu một phép để giải thoát
cái khổ não ấy, mới dựng ra một tôn giáo riêng gọi là Phật giáo. Môn đồ
về sau suy tôn ông ấy gọi là Phật Tô Như Lai.
Nguyên ông ấy
họ là Thích Ca, tên là Cô Đàm (Gôlama) tự là Tất Đại Đa, con vua nước Ca
Duy Vệ (một nước nhỏ trong nước Ân Độ) tên là Tình Phạm Đồ đầu gia,
Phật mẫu tên là Tĩnh Diệm. Sách Phật nói rằng: "Bà mẹ chiêm bao thấy người vàng đầu thai, mà sinh ra Ngài".
Lại có sách nói rằng: "Bà mẹ chiêm bao thấy con voi trắng sáu ngà, biến
thành hào quang soi vào bụng, rồi có mang mười tháng, đến lúc sinh thì
sinh ra đằng sườn phía hữu, tự nhiên có cái hoa sen nấy ra để đỡ ngài
lên, lại có hai con rồng ở trên trời xuống trông nom săn sóc. Ngài màu
da vàng, lông tóc dựng ngược. Sinh ra khỏi, Ngài bước đi bẩy bưốc, một
tay chỉ lên tròi, một tay chỉ dưới đất mà thét lên rằng: "Trên thi trời,
dưới thì đất, duy có ta là quý hơn cả". Lòi ấy chắc cũng là môn đồ bầy
ra.
Ngài sinh bấy giờ là ngày mồng tám tháng tư, nhưng không tưòng về
năm nào. Một môn phái ở phía Bắc Ân Độ, thì nói sinh về năm 1028 trước
Thiên Chúa vào khoảng đời vua Chiêu Vương nhà Chu, một môn phái ở phía
Nam Ân Độ thì cho vào chừng năm 624 trước Thiên Chúa, nhưng các nhà bác
học thái tây bây giò thì cho vào chừng năm 558 hoặc 520; cùng một thời
với Đức Khổng Tử.
Ông Thích Ca cũng đã lấy ba vợ, sinh được một con
trai tên là La Hầu La. Năm hai mươi chín tuổi (đấy theo sách An Độ, chố
sách Tàu thì nói năm mười chín tuổi) xảy thấy một người già yếu, tàn tật
vào ăn xin, mới suy nghĩ ra đời người toàn là cảnh khổ, lập tức đêm ấy
bỏ nhà vào rừng đi tu. Trước hết vào tu ở núi Đàn Đặc và núi Toàn Sơn,
sau đến tu ỏ xứ Xá Vệ, ngày ngày mặc áo cà sa ngồi dưới gốc cây đê tĩnh
niệm nghĩ cách giải thoát. Được bảy năm, xẩy tỉnh ngộ được đạo huyền
diệu, tự xưng là Bồ Đà (bouddha) nghĩa là trong tâm tính đã sáng suổt cả
rồi, từ bấy giờ mới đi truyền đạo.
Tục truyền ông ấy về sau ăn mỡ
lợn, phát trưống mà mất ở nơi Câu Thi. Lúc gần mất, ông ấy nói rằng:
"Nay ta đã lên cõi Niết Bàn, nghĩa là lên đến chỗ cực lạc thế giới".
Ngài
mất rồi, các học trò soạn nhặt các lời di ngôn, tập lại thành sách, cả
thảy bốn mươi hai chương, chia là ba quyến gọi là kinh Tam Tạng. Tạng
nghĩa là chứa, vì các lời ngài chép ra chứa vào một chỗ, cho nên gọi là
tạng. Tam Tạng:
1. Kinh tạng, là những lời luân thường đạo lý;
2. Luật tạng, là những lời trời cấm;
3. Luận tạng, là những lời nghị luận.
Mục đích đạo Phật chỉ có hai chữ hư vô là kiêm hết. Có câu rằng: "Hết
thảy không có cái gì, chỉ vì cái nhân duyên mà sinh ra. Nay dẫu tạm có,
nhưng bản tính vẫn là khộng. Người đời càn dở giữ lấy cho làm của mình
có, cho nên Đức Như Lai ra đời, lấy một chữ vô mà phá cái hoặc ấy". Mấy câu ấy đủ rõ đạo Phật.
Đạo
Phật chia trong cơ thê, gọi là Lục côn (sáu cái gốc) là :nhãn (mắt),
nhĩ (tai), tị (mũi), thiệt (lưỡi), thân (mình), ý (ý tưởng). Các ngoại
vật động tới cơ thế, gọi là Lục trần (sáu cái bụi) là : sắc (sắc đẹp), thanh (tiếng hay), hương (mùi thơm), vị (vị ngon), súc (chạm tới mình), pháp (tưởng tượng).
Lại có Ngũ giới
(năm điều cấm) là : bất sát sinh (không được giết súc vật), bất đạo
(không được trộm cắp), bất gian dâm (không được gian dâm), bất vọng ngôn
(không được nói càn), bất ẩm tửu, thực nhục (không được uống rượu, ăn
thịt).
Phép Phật lại có cách toạ thiền. Tọa thiền là người tu hành
ngồi nhắm mắt ngoảnh mặt vào vách, tĩnh hết lòng trần dục, không nghĩ
ngợi gì. Có bốn bậc :
1. Sơ thiền, không lo lắng.
2. Nhị thiền, không khổ não.
3. Tam thiền, rất vui sướng.
4. Tứ thiền, không phải chịu vòng luân hồi nữa.
Luân
hồi là kiếp trưôc làm nhũng điều tội ác, thì chết xuống âm phủ phải
chịu những tội khổ sở, rồi kiếp sau lại phải làm các giống súc vật, hoặc
phải đày đọa những cảnh khô ải.
Dưới âm phủ có một trăm ba mươi sáu
động là những nơi ngục hình làm tội người ác. Những lời ấy là cách để
khuyên cho người ta làm thiện mà chớ làm ác đấy thôi.
Nói rút lại thì đạo Phật có hai chú ý : một là sự khổ não, hai là giải thoát sự khổ não.
Khổ não là bởi sự luân hồi, thoát khỏi vồng luân hồi thì khỏi khổ, vậy
thì bỏ hết lòng dục trói buộc ở trần thế, thì ra được ngoài vòng luân
hồi rồi mới lên được cõi Niết bàn, nghĩa là lên cõi không không là nơi
cực lạc thế giới.
Trên này nói đại khái nguyên ủy đạo Phật, còn đạo Phật thịnh hành ở Ấn Độ và truyền bá sang Tàu, sang ta, thì trong Việt sử yếu của cụ Quận Hoàng nói đã tương, nay xin nhắc lại mà dịch như sau này :
"Sau
khi ông Thích Ca mất, học trò là Ma Kha Ca Diệp hội hết đồ đệ ở thành
Vương Sá cả thảy năm trăm người, đó là lần thứ nhất Phật giáo hội tụ.
Cách một trăm năm nữa. Gia Sá Đa lại họp đệ tử ở Đốn Sá cả thảy bảy trăm
người, đó là lần thứ hai Phật giáo hội tụ. Tuy vậy trước sau trong ba
trăm năm, Phật giáo lưu truyền, chỉ ở quanh một dải sông Hằng Hà. Đến
đời vua Mao Lị Gia dựng nước ở giữa đất Ân Độ, hết sức mà chủ trì Phật
giáo, thì Phật giáo mới lan khắp cả xứ Ân Độ. Trước Thiên Chúa hai trăm
ba mươi bốn năm (năm thứ năm mươi bổn đời Châu Noãn Vương), vua Kế Ma
đại hội ở Kinh Đô, duy lấy Phật giáo làm tôn chủ, bắt ép người trong
nước phải theo, và sai bọn thầy chùa làm giáo sĩ, đi ra ngoại quốc mà
truyền đạo : từ đó Phật giáo mới lan cả ra thế giới vậy.
Nước Tàu từ
khi Ban Siêu (vào đời Hán Võ để) đi sứ Tây Vực trở về thì danh hiệu Phật
ở phương Tây, mới thấu đến tai người Tàu. Năm Vĩnh Bình thứ tám đời vua
Minh Đế nhà Hán (sau Thiên Chúa sáu chục năm), vua sai người Thái Tịch
sang Tây Trúc cầu Phật. Thái Tịch mang kinh Phật và hai thầy tăng là
Nghiệp Mã Đằng, Chúc Pháp Lan về Lạc Dương, vua sai lập chùa Bạch Mã để
thờ Phật, về sau có bọn Chi Đầu Đà, Mã An Thế, Khang Mạnh Tường mới dùng
chữ nho mà dịch kinh nhà Phật để dạy người Tàu, các ngưòi ấy toàn là
ngưòi Ấn Độ đến ở Tàu.
Năm Long An thứ ba đời vua A Đế nhà Tần (402)
có người Pháp Hiển qua chơi Ấn Độ, đi du lịch hơn ba chục nước, rồi tự
Tích Lan đảo vượt bể Nam Hải, mà về nước. Năm Đại Thông đời vua Vũ Đế
nhà Lương (532), người Phổ Văn và người Tuệ Sinh sang phía Bắc nước Ấn
Độ, đem kinh Phật về nước. Năm Trình quân thứ ba đời vua Thái Tôn nhà
Đường, thầy chùa là Huyền Trang đi men Tây Tạng sang Ấn Độ mua được kinh
Phật sáu trăm năm mươi bản. Năm Hàm Thanh thứ hai đời vua Cao Tôn nhà
Đường (726) thầy chùa là Nghĩa Tinh đi qua bể Nam Hải sang Ấn Độ, lấy
được kinh Phật bốn trăm bản, ấy đều là người Tàu sang Ân Độ.
Đương
khi nước ta nội thuộc, người Tàu tôn tín thì người nước ta cũng tôn tín,
ấy gọi là chủ đi đường nào thì theo đi đường ấy. Xét khi nội thuộc nhà
Lương, có người Lý Phật Tử, Lý là họ, Phật Tử là tên, chắc là tục cầu tự
di truyền lại, mà thói mộ đạo Phật đã lâu chăng?
Xét ở cựu sử chép
năm Thái Bình thứ hai đòi vua Tiên Hoàng nhà Đinh, vua mến đạo Phật,
dùng người Ngô Chân Lưu làm Khuông Việt thái sư. Đời vua Đại Hành nhà
Lê, sứ Tàu đến nước ta, bao nhiêu tờ bồi vãng lai đều do ở tay Khúông
Việt. Sau vua lại sai sứ sang Tàu cầu kinh Tam Tạng, vậy thì Phật giáo
truyền sang nước ta từ đó.
Vua Lý Thái Tổ là một vị vua chúa mà học
thầy chùa là Vạn Hạnh ; ngưòi nước ta như Từ Đạo Hạnh, Khổng Lộ, Mẫn
Giác, Lư Ân đều là bậc danh nho mà thâm thúy về Phật học. Từ nhà Đinh
đến nhà Lý, dựng chùa tô tượng không lúc nào không có, vậy thì Phật giáo
thịnh hành ở nước ta cũng đã lâu.
Song đương bấy giờ, các bậc danh
công như ông Phạm Sư Mạnh, ông Lê Bá Quát cũng đã bài bác đi rồi. Đến
đời Vua Lê Thánh Tôn, lại cấm dân không được lập chùa mới, vậy Khang
giáo mỗi ngày một thịnh, thì phật giáo mỗi ngày một suy, cũng là cái
thềm bậc Tiến hóa tự nhiên đó.
Xét đạo Phật lấy hư vô làm tôn
chỉ, chủ ý rằng hết thảy chúng sinh nếu bỏ hết lòng ham muốn mà rũ sạch
cái bụi đời bám vào mình, thì ngày sau mình được hưởng cái phúc hậu vô
lượng. Cái mục đích ấy cũng cao, cái chủ ý ấy cũng lạ. Song hiềm vì đạo
Phật bày ra lắm điều kỳ ảo, nào luân hồi, nào siêu thoát, nào hoạ phúc,
nào nhân quả, nói toàn những mối dị đoan, làm cho lòng người mê tín, mà
không ích cho sự thật cho nên đạo nho phải bác đi mà không cho là chính
đạo.
Tuy vậy, Phật giáo cũng là một đạo giáo, người tầm thường vị tất
đã hiểu thấu lý cao sâu của nhà Phật, thì cũng chớ nên bài bác khinh bỉ
mà thành ra một người vô hạnh.
X. LÃO TỬ GIÁO
Lão Tử Giáo tức là đạo giáo. Lão Tử
họ Lý, tên là Nhĩ, tự là Bá Dương thụy là Đam, người làng Khúc Nhân
huyện Hỗ nước sở, sinh năm thứ ba vua Định Vương đời Đông Châu cũng đồng
thời với Khổng Tử. Bà mẹ mang thai tám mươi năm mới sinh ra ông ấy, lúc
sinh thì đầu đã bạc cho nên gọi là Lão Tử.
Lão Tử làm quan Trụ hạ sử đòi Châu, rồi thấy nhà Châu suy nhược bèn thôi làm quan mà đi ẩn.
Lão Tử thấy thời bấy giờ chuộng việc lễ nghĩa, nhiều điều vụn vặt, muôn uốn nắn lại cái tệ ấy, bèn soạn ra một bộ kinh Đạo Đức,
cả thảy hơn năm ngàn câu nói, chủ ý cốt theo cách tự nhiên thanh tĩnh,
không' cần phải làm gì, nghĩa là muốn việc cứ phó mặc tự nhiên, không
cần phải lo lắng nghĩ ngợi, mới hưởng được sự khoái lạc tiêu diêu.
Sử ký
chép rằng : Khổng tử hỏi lễ. Lão Tử đáp : "Người quân tử gặp thời thì
đi xe, không gặp thời thì đội nón lá mà đi chân không. Ta nghe : Người
buôn bán giỏi khéo chứa của, như người không có gì ; người quân tử có
đức tốt, coi diện mạo như người ngu. Bỏ cái khí kiêu căng và lòng ham
muốn, cùng là cái sắc dục và cái dâm chí của người : ấy điều là vô ích
cho mình ngươi cả".
Xem mấy lời đó thì đủ biết tôn chỉ của lối học Lão Tử.
Lão Tử không biết mất về năm nào. Sau có Liệt Ngữ Khâu soạn ra sách Lão Tử, Trang Chu soạn ra sách Trang Tử, cũng đều là lưu phái của đạo giáo.
Trung
Quổc mãi đến đời Tấn, Ngụy thì lối học của Lão Tử mới thịnh hành. Trên
từ vua chúa, dưới đến sĩ phu, ai ai cũng tôn sùng đạo giáo và tôn Lão Tử
là Thái thượng Lão Quân..
Đạo Lão Tử truyền sang nước ta,
cũng từ buổi nội thuộc ấy, Bây giờ sùng tín thế nào thì không biết. Song
đến đời vua Đinh Tiên Hoàng sai Trương Ma Ni làm Tăng lục đạo sĩ, Lý
Anh Tôn thì cho phép Trần Lộc lập ra Đạo nội trạng, ấy là cái chứng cớ
của người nước ta sùng tín đạo giáo.
Đạo giáo tuy không thịnh hành
như đạo nho, đạo Phật, nhưng các bậc cao nhân dật sĩ phần nhiều là tiêm
nhiễm đạo giáo mà lĩnh hội được cái tinh thần. Phàm người phóng khoáng,
người có mưu cơ, người biết nhẫn nhục, ngưòi ưa thanh tĩnh ; người chán
việc đời đều là hội được cái tinh thần của đạo giáo cả.
Còn cái hình
thức bề ngoài, như các việc ma quỷ, thần tiên, kiêng khem cấm kỵ, nhương
tai, kỳ phúc, thì ta tin theo cũng nhiều, nhưng bất cứ hạng người nào,
ai tin thì tin không có đạo phái môn đồ nào ép buộc. Còn chính đạo phái
môn đồ thì chẳng qua lác đác có mấy nhà phù thủy đạo sĩ mà thôi. Mà bọn
này thì cũng chẳng qua theo thể thức cũ, bùa bèn ấn quyết, trừ ma trừ
quỷ, dùng cách ấy đế làm nghề kiếm ăn trong vòng hạ lưu xã hội, chớ kỳ
thực thì không biết tôn chỉ đạo giáo là gì.
Đạo Lão Tử cốt lấy
thanh tĩnh tự nhiên làm tôn chỉ, cái ý tưởng ấy rất cao xa, không phải
người tầm thường hiểu thấu được. Người ta có biết đích xác được cái thân
là cái nguồn khổ sở, cái trí khôn là cái gốc phiền luỵ, thì mới biết
được cái tôn chỉ ấy là cao ; lại phải xét cho thấu hết việc đời, hiểu
cho rõ hết tính người, đem một tấm lòng nhạt nhẽo hư không mà giao thiệp
với đời, không có một sợi tơ sợi tóc nào vương vít đến trưốc mắt, thì
mới biết được đạo ấy có một cái thú ung dung, nhàn nhã, sung sướng,
khoan thai. Còn các việc đời tùy xảy đến việc gì thì ứng đối việc ấy
không cần phải khó nhọc hơi sức, lao tổn tinh thần, dùng cái lẽ tự nhiên
mà thù ứng các việc 'tự nhiên mà đâu ra đây cả.
Vậy thì đạo ấy cũng
là một lối học rất cao; một ý tưởng rất lạ, không dễ mà bỉ bác được: Duy
học theo đạo ấy thì phàm việc gì cũng cho là phù phiếm hư không, chỉ
biết nhàn thân sướng riêng lấy một mình, mà không thiết tưởng gì đến
đời, cho nên đạo nho cũng bác đi mà không cho là chính đạo.
Còn cái
lưu phái đạo Lão Tử, về sau biến ra thành lối thuật số, cách tu luyện,
đạo phù thủy, thì là các môn đồ đạo phái nhân trong tôn chỉ mà suy diễn
ra, toàn là các mối dị đoan, làm cho dân trí hư hoại, không có ích gì
cho sự thực dụng.
Nước ta bây giờ tuy không có môn phái đạo Lão Tử,
nhưng cái tính mê tín dị đoan thì tiêm nhiễm đã lâu, cũng là bởi đạo ấy
di truyền lại. Mà lòng người mê tín dị đoan, thì lại là bởi không hiểu
đến tôn chỉ của đạo ấy. Chớ nếu hiểu được tôn chỉ thì dầu chẳng được như
Thánh nhân hưng công lập nghiệp, nhưng cũng làm nên một bậc người chí
hướng cao kỳ, tiêu diêu ở ngoài cõi phong trần. Vậy ta chớ nên vì mấy
bác thầy cúng, mấy kẻ tin dị đoan mà vội khinh bỉ đạo Lão được.
XI. GIA TÔ GIÁO
Đạo
Gia Tô gốc ở Do Thái mà ra. Nguyên dân Do Thái (Juifs) ở về phía tầy
Tiểu Á Tế Á, xưa nay vẫn sùng phụng một vị thần Jehovah. Dân tin rằng
thần Jehovah sáng lập nên trời đất và tạo thành ra muôn vật, sau lại tạo
ra người theo như hình dung của thần, đàn ông thì gọi là Adam, đàn bà
thì gọi là Eva, cho ở vườn cực lạc để cai quản các giống thú vật và được
ăn các thứ quả, chỉ trừ ra không được ăn quả cây táo của thần cấm mà
thôi. Đến sau, quỷ thấy người được sung sướng, mổi xúi Eve ăn quả cầy
táo và đem cho chồng ăn nữa. Khi ăn rồi mối biết mình trần truồng là xấu
xa. Đên lúc thần lại thăm vườn thì người ấy chạy đi trốn. Thần giận bèn
đuổi người xuông phàm trần, để cho chịu những điều cực khổ, nhưng lại
hứa rằng sau sẽ sai ngưòi xuống chuộc tội cho.
Ấy là những sự tôn tín
của dân Do Thái. Dân Do Thái bị dân Ai Cập (Egypte) áp chế bắt đi làm
nô lệ, chịu nhiều điều cực khổ. Mãi về sau mới có một ngưòi tên là Moise
đem dân về xứ Gia lộ tát lĩnh (Jérusalem) làm đền thờ thần Jehovah mà
theo giữ lời thập giới. Có một đảng thầy tu giữ đền và cải quản dân.
Trong bọn thầy tu thường có những người tiên tri gọi là Prophète, bảo
dân Do Thái rằng : thần Jehovah sắp sai người xuống chuộc tội cho dân và
cho dân được vinh hiển hơn dân khác.
Sau các thầy tu gọi là bọn
Pharisiens cứ vin tiếng thần ra đê làm điều bậy bạ và ăn hiếp dân, bấy
giờ mới có Đức Gia Tô (Jésus) ra đời, cải lương đạo khác, gọi là đạo
Thiên chúa.
Cứ theo sách của bác sĩ Âu Châu thì Đức Gia Tô sinh tại
thành Nã Tát Lặc (Nazaretb) là một tỉnh nhỏ ở xứ Gia Lị Lị (Galliée) ở
đông Thổ Nhĩ Kỳ (tức là Tiểu Á Tế Á) vào chừng năm Nguyên thủy đời vua
Hiếu Bình nhà Hán. Lịch tây kỷ nguyên, bắt đầu ngày từ năm ấy.
- Sách
bác sĩ lại nói : Phụ thân Ngài là Joseph, mẫu thân Ngài là Maria, và
Ngài cũng có nhiều anh em. Nhưng cứ lời tục truyền thì bà Maria cảm thần
mộng mà sinh ra Ngài, mà ông Joseph là cha nuôi mà thôi. Tính ngài rất
thông minh, trước học theo đạo Do Thái, sau thấy bọn thầy tu làm nhiều
chuyện bậy bạ hại dân thì mới lập ra môn đạo khác để cứu đời. Mục đích
đạo Thiên Chúa thì chỉ cốt dạy người ta lấy sự yêu mến tôn kính đức
Thiên Chúa làm gốc, mà sự thò kính cốt ở
trong lòng không cần gì
trang sức bề ngoài. Đối với người ta thì cốt giữ bụng từ bi nhân thứ,
coi nhau như anh em ruột một nhà, mà ai ai cũng bình đắng cả.
Môn đồ
tin theo mỗi ngày một đông. Bọn thầy chùa đạo Do Thái sợ mất quyền lợi,
mới xui quan La Mã làm hại, song dẫu đức Gia Tô bị hại mà người tin theo
lại càng nhiều. Sau này các môn đồ lại đem đạo ấy mà truyền bá đi các
nơi. Ông Saint Pierre thì sang truyền giáo bên La Mã, ông Saint Paul thì
sang truyền giáo bên Hy Lạp, rồi rải rác đi khắp nơi, ai ai cũng tôn
Ngài là con của Thiên Chúa, thay cha mà xuông cứu dân.
Trong khoảng
đệ ngũ thế kỷ, các nước bên Âu châu tôn tín đạo Thiên Chúa rất thịnh. Mở
ra một tòa Giám đốc tại kinh đô La Mã mà công cử một người làm Giáo
Hoàng để coi việc giáo. Từ đệ thập thế kỷ trở về, các nước có việc gì to
cũng phải xin phép đến Giáo Hoàng. Các vua nối ngôi, được Giáo Hoàng
làm lễ gia miện (đội mũ) cho là vinh hiển lắm. Mà quyền chính trị cũng
về tay Giáo Hoàng.
Vào hồi thập lục thế kỷ, có người Nhật Nhĩ Man tên
là Má Đinh Lộ Đắc (Martin Luther) và người học trò tên là Ưóc Hàn Gia
Nhĩ (người Pháp) dựng ra môn giáo mới để phản đối vói đạo Thiên Chúa, vì
thế trong tôn giáo phân ra làm hai đàng đánh nhau chết hại rất nhiều.
Giáo Hoàng khi ấy quyền hành không mạnh bằng khi trước, mới tìm cách để
truvền đạo ra hoàn cầu.
Đạo Thiên Chúa truyền sang nước ta, kể cũng
đã lâu. Cứ trong Quốc sử chép thì đời Nguyên Hòa nguyên niên nhà Lê
(1523), người nước Hà Lan tên là I Nê Khu, mới bắt đầu đến các địa
phương Nam Chân, Dao Thủy (thuộc tỉnh Nam Định) giảng đạo Thiên chúa. Ở
sách Tây thì chép rằng : các thầy Dòng bên Âu Châu năm 1615 đến xứ Nam
kỳ. 1626 thì đến xứ Bắc kỳ ; các thầy ấy là người nước Pháp, nước Tây
ban Nha và người nước Nhật Nhĩ Man.
Vậy thì đạo truyền sang nước ta, chắc là bắt đầu là người Hà Lan, mà người các nước là tiếp theo đến sau để truyền giáo cả.
Trong
năm 1765. Giáo hội cử thầy Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) sang giảng
giáo ở các miền Xiêm La, Tây Trúc, Cao Man. Năm 1780 thì thầy Bá Đa Lộc
đến miền Biên Hòa, dựng nên nhà thờ để giảng đạo. Năm 1783 Gia Long bấy
giờ là chúa Nam kỳ, nhân vì đánh nhau với Nguyễn Huệ bị thua phải tránh
nạn, gặp Bá Đa Lộc ở Cà Mau, nói chuyện với nhau vui lòng lắm. Gia Long
mới cậy Ngài đem Hoàng tử cảnh về cầu cứu bên nước Pháp.
Đến đời
Thiệu Trị, Tự Đức thì nước ta nghiêm cấm người theo đạo Thiên Chúa, song
chẳng bao lâu vì chuyện ấy mà gây nên mối hiềm khích cho nước Pháp. Từ
lúc vua nước ta và nước Pháp lập hòa ước thì đạo Thiên Chúa lại thịnh
hành ở xứ ta.
Qui thức của người theo đạo'Thiên Chúa, mỗi ngươi phải
đeo một bộ câu rút, ở nhà thì thờ tượng Thiên Chúa và cây Thánh giá hình
như chữ thập (+), tức là một thứ hình cụ khi Đức Chúa bị nạn thay tội
cho trần gian. Đeo vào mình đế làm một sự kỷ niệm cho lúc nào cũng trông
thấy công đức của Chúa.
Mỗi ngày trước khi hai bữa ăn cơm và lúc đi
ngủ lúc mới thức dậy, phải chỉ tay lên trán, hai vai và ngực gọi là làm
dấu, rồi tụng một bài cầu nguyện, nghĩa là chúc tụng công đức của Thiên
Chúa mà cầu Chúa cho mình được cái lòng yêu mến Ngài mãi mãi. Mỗi một
chủ nhật và ngày lễ thì các người có đạo phải đến nhà thờ quỳ trước
tượng Thiên Chúa mà cầu kinh, đoạn rồi vào một nhà riêng quỳ trước mặt
ông cố mà thú tội. Ông cố ban cho ăn một miếng bánh thánh cho được gội
nhuần ơn Chúa.
Người theo đạo chỉ được phép lấy một vợ một chồng. Khi
mới cưới, vợ chồng phải đem nhau đến nhà thờ làm phép cưới, ông cố chúc
cho một vài câu rồi rảy nước phép mà rửa tội cho. Khi sinh con, khi
chết, cũng đều đem đến nhà thờ rửa tội.
Mỗi năm có ngày thứ tư gọi là
ngày vào mùa (Cendres) và một ngày chủ nhật gọi là ngày ra mùa (Pâque).
Trong khoảng hai ngày ấy cả thảy bốn mươi ngày thì nhà theo đạo cứ ngày
thứ tư và thứ sáu phải ăn chay (kiêng thịt, còn cá và trứng thì ăn
được). Nghĩa là trong những ngày Đức Chúa bị nạn thì phải kiêng kỵ, đến
ngày ra mùa là ngày Phục sinh thì mới thôi. Còn quanh năm thì thường
ngày thứ sáu bao giờ cũng phải ăn chay.
Mỗi năm về ngày hai mươi lăm
tháng Décembre là ngày sinh nhật Đức Chúa thì các nhà thờ làm lễ Noel,
ngày mười lăm tháng Aout là ngày thánh Mẫu lên trời thì các nhà thờ làm
lễ Assomption. Người có đạo đến lễ đông lắm. Lại có một ngày nhà thờ
rước đi quanh phố, gọi là lễ Fête Dieu, rước vui lắm.
Người đi tu
chia làm hai thứ : một thứ vào nhà tu, chỉ chuyên nghề tụng niệm suốt cả
đời, mà cách ăn ở thì rất khổ hạnh. Một thứ thì phải học cho giỏi khoa
thần học và biết đủ mọi lễ nhà thờ, ai thi đỗ thì mới được phép làm lễ ở
nhà thờ và được cử đi làm cố, làm giám mục v.v....
Nước ta
khi trước rất mộ nho giáo, mà nho giáo thì trọng nhất là việc tế tự,
thấy đạo Thiên Chúa chỉ sùng bái riêng một thần, ngoại gia không lễ bái
gì nữa, cho nên coi là đạo phản đối mà sinh ra lắm sự tàn ngược. Song cứ
xét cái chủ ý của đạo Thiên Chúa thì chỉ cốt khuyên người ta phải
thương yêu nhau, củng chẳng khác gì lòng nhân thứ của đạo nho, lòng từ
bi của đạo Phật. Vậy mới biết Thánh nào cũng vậy, cũng chỉ dạy người ta
lấy sự làm lành mà thôi. Người ta không xét đến nơi đến chốn mà cứ thây
lạ tai lạ mắt thì đem lòng hiềm nghi lẫn nhau, chẳng qua chỉ gây nên mối
họa loạn, mà hại lẫn nhau thực là điều trái với tôn chỉ của đạo giáo
mình cả.
Vả lại lòng tin tưởng của người ta nên mặc cho người ta được
tự do, sao nên lấy ý riêng của mình mà ngăn cấm, ấy lại là trái với lẽ
công bằng nữa.
Bây giờ thì nước nào cũng đã rõ cái lẽ tự do tôn giáo,
đạo thịnh hay suy chỉ cốt bởi lòng người tôn tín nhiều hay ít, chớ
không còn thói ghen ghét nhau như xưa nữa.
XII. CHÍNH TRỊ
Chính
trị nước ta xưa nay tường đủ ở trong quốc sử và trong hội điển, nhưng
cũng xin nói qua ra đây một đôi chút, gọi là cho đủ mặt hàng.
Chính
thể xưa kia là một lối chính thể chuyên chế, quyền chính trong một nước
do tự triều đình thi thố, chớ dân không phép nào được dự biết đến. Trên
thì có vua là chủ trương mọi việc, ở giữa thì có văn võ trăm quan phò
tá. Ở ngoài thì có các quan tỉnh, phủ huyện thi hành, ở dưới cùng thì có
hàng tổng lý thừa lệnh quan mà làm việc. Còn dân thì chỉ biết tuân theo
lệnh cấm mà thôi.
Quan chế - Từ chánh nhất phẩm cho đến tùng
cửu phẩm, chia làm chín phẩm mười tám cấp, có phẩm phục phân biệt trên
dưối, ai có công thì được thăng hàm thăng trật, ai có lỗi thì phải giáng
cấp hoặc là truất quan.
Binh chế - Năm người gọi là một ngũ,
mười người gọi là một thập, năm thập gọi là một đội, năm đội gọi là một
cơ hay là một vệ. Mỗi đội có bốn đội trưởng, bốn ngũ trưởng, một thơ
lại; mỗi cơ có một chánh quân cơ, một phó quân cơ, một điền ty, mười
suất đội. Vệ thì có một chánh vệ uý và một phó vệ úy, còn cũng như cơ.
Binh
ở kinh chia làm ba hạng : thân binh, cấm binh, tinh binh. Binh ở các
tỉnh ngoài thì tùy tỉnh to nhỏ mà đặt nhiều ít cơ vệ, mà mỗi tỉnh lại có
quân hiệu riêng. Ví như Hà Nội thì gọi là cơ chấn, cơ định. Nam Định
thì gọi là cơ cường, cơ tiệp, Hải Dương thì gọi là cơ kiên, cơ duệ, Sơn
Tây thì gọi là cơ hùng, cơ dũng v.v...
Binh thủy chỉ chuyên việc
phòng ngự các nơi cửa bể, hoặc đánh thủy, hoặc coi việc vận tải. Binh bộ
thì coi về việc đánh bộ và phòng ngự các nơi đồn ải. Binh kỵ thì duy
trong kinh có hai vệ gọi là khinh kỵ, phi kỵ mà thôi.
Khi có việc
giặc giã, triều đình sai phái cơ vệ thuộc tỉnh nào đi dẹp giặc thì cơ vệ
ấy phải làm lễ tế binh gia tổ sư rồi mới cất quân đi. Nếu có giặc to,
cất đại binh đi đánh thì phải đợi cho các đạo họp đủ tại nơi quân thứ,
trước hết bày đàn, dàn cắm cờ giáo chung quanh, ông chủ tướng mặc đồ
nhung phục lên đàn làm lễ, các tướng tá đều phải nhung trang vào lạy,
gọi là tế cờ. Tế xong, chủ tướng đọc mấy lời thệ quân, rồi cất quân đi.
Lúc đánh giặc, hễ được trận, lập tức đưa tin báo về kinh, gọi là hồng kỳ cáo tiệp (cờ đỏ báo tin mừng). Đợi khi nào triều đình ban cho dụ chỉ rút quân thì mới đem về, gọi là khải hoàn, về đến nơi mở tiệc khao thưởng tướng sĩ, gọi là ẩm chí.
Nếu khi nào có việc quan thiệp với địch quốc thì thiên tử ban cờ kiếm,
tướng ấn đến cho một đại tướng để thay vua đi đánh gọi là khâm sai.
Khi thắng trận trở về, nộp trả kiếm ấn và nộp tù giặc thì Thiên tử họp
trăm quan ăn mừng, ngài thân rót chén rượu để an úy công lao đại tướng.
Ai được như vậy rất là danh giá vinh hiển. Tục có câu rằng : thứ nhất đẻ con trai, thứ hai đi đánh giặc có ý trọng về sự lập quân công vậy.
Việc tế tự -
Tế tự thì trọng nhất là lễ Nam giao (tế trời đất), tế tôn miếu (tế tổ
tôn nhà vua) và tế giám (tế Đức Khổng Tử). Các lễ ấy Thiên Tử thường
phải thân vào chủ tế. Còn các đền miếu khác, tuy cũng thuộc về quốc tế
nhưng sai quan đi mà thôi. Mỗi một vị Thiên Tử lên ngôi hoặc Thiên Tử
gặp khánh tiết nào đàm ân thì phong tặng cáo sắc cho các bách thần. Khi
có việc kỳ tình đảo võ hoặc việc gì cần đến kỳ đảo thì Thiên Tử thân tế,
hoặc sai quan đến tại đền Linh ứng nào mà kỳ đảo, hễ kỳ đảo hiệu nghiệm
thì có lễ tạ hoặc phong thêm chữ mỹ tự cho bách thần.
Tài chính -
Thuế đinh, điền thổ gọi là chính ngạch. Thuế quan tân, thị độ gọi là
ngoại ngạch - Việc chi thu không mấy cho nên dân gian đóng góp nhẹ nhàng
dễ chịu, nhưng cũng vì ít tiền công khố mà muôn việc không việc gì
chỉnh đốn theo được cách văn minh.
Hình luật - Chia làm năm bực thụ hình là tử, lưu, đồ, trượng, xuy.
Tử là tội phải chết, lưu là tội phải đày, đồ là tội phải giam, trượng
là tội đánh trượng, xuy là tội đánh roi. Trong năm bực lại chia làm hơn
ba trăm điều, tùy theo tội nặng nhẹ mà gia giảm, dân gian không có phép
được xem luật, nghĩa là sợ dân biết luật thì dễ sinh thói gian, cho nên
cấm mà không cho chứa sách luật. Song cũng vì đó mà dân quê dễ phạm tội.
Công chính
- Công chính là việc tạo lập đền đài thành quách, và sửa sang đồ quân
khí, chiến thuyền. Khi có việc tạo tấc gì, quan Công bộ phải trù tính
trước, xem dùng hết bao nhiêu vật liệu và chi phí bao nhiêu tiền rồi
giao cho quan nào đứng hưng công, cứ số ấy mà dùng, không được hơn kém.
Lắm khi quan Công bộ tính làm một cái đền, hết bao nhiêu tiền, bao nhiêu
gạch, bao nhiêu gỗ, bao nhiêu vôi, bao nhiêu công thợ, rồi quả nhiên
như thế cả.
Cách dùng người - Dùng người trọng nhất là do chân khoa cử, mới gọi là chính đồ. Còn người do chân tập ấm, do chân võ biện, do chân lại điển đều cho là tạp lưu.
Cho nên ông quan nào có chân đỗ hoàng giáp, tiến sĩ, cử nhân, làm quan
vẫn có danh giá hơn người khác ; còn người không có khoa mục, dầu làm to
thế nào mặc lòng, thiên hạ vẫn không tôn quí gì lắm.
Cách giáo dục
- Ở kinh thì có quan Tế tửu, quan Tư nghiệp để dạy những hạng cử, tú,
ấm sinh, giám sinh, ở các tỉnh ngoài thì có Đốc học, giáo thụ, huấn đạo
để dạy học trò trong nước, cách dạy thì ngoài khoa văn chương, khoa luân
lý không còn có khoa học nào nữa.
Thôi nói qua mấy điều đại cương, còn muốn tường cứu thì phải xem đến quốc sử mới biết.
Xét
cách chính trị của ta, từ khi Ngô Quyền chế ra Triều nghi. Đặt ra trăm
quan rồi dần dần về sau mỗi khi lại bắt chước Tàu mà sửa sang thêm một
ít, kể ra thì lối cai trị cũng đã đủ, điển hình pháp độ chẳng thiếu cách
nào. Song xét cho kỹ thì phần nhiều còn là cẩu thả giản lược chưa đến
tinh vi, mà so với chính cách văn minh thì còn khiếm khuyết nhiều điều.
Từ khi có nhà nước bảo hộ chỉnh đốn lại các điều hủ bại, bổ thêm vào các
khuyết điểm thì đã dần dần đem nước lên bậc phú cường, sánh với khi xưa
đã thấy khác nhiều lắm. Kìa như binh chính thuở trước, một năm mới có
một lần ứng điểm, ngọn giáo để rỉ quên không đánh, tên lính bắn khẩu
súng không nên, lúc binh thời thì bán phòng, lúc ứng điểm thì mượn người
đi thế, biết bao nhiêu thói hủ bại, nay lúc thử coi đội lính tập, nghe
tiếng kèn tiếng trống, trong lúc đứng đi hùng dũng gấp mấy ngày xưa. Tài
chính thuở trước, một năm hai vụ thu thuế, kể tiếng chẳng mấy đồng, mà
thu bổ hằng năm 6 tháng cũng không xong, nào làng này thiếu, nào làng
kia bỏ, quan sai lính về bắt bớ lôi thôi, mà nào có xong việc, lại chỉ
tổ hại cho dân. Đến lúc dân nộp thuế thì thầy đồ nọ vòi cân chè, thầy bộ
kia vòi buồng cau, chờ cho khi nộp được đã mệt sức, kể ra biết bao
nhiêu nỗi xấu xa; nay đến vụ thuế dân làng đóng răm rắp, nộp cu4g chỉ
một ngày là xong, tiện lợi biết gấp mấy khi xưa. Đường xá ngày xưa thế
nào, bẩn thỉu hẹp hòi, trông mà gớm, nay thì nào đường hỏa xa, nào quan
lộ rộng rãi sạch sẽ biết dường nào. Giáo dục ngày xưa như thế nào, chỉ
đua nhau trong sự bút chiến, lều chiến, còn được nghề gì, nay thì nào
trường bách công, nào trường trung đẳng, tri thức mở mang biết chừng
nào. Ngày xưa làm gì cho có nghị viện, có báo quán, bây giờ thì mới theo
đòi được đôi chút văn minh. Ngày xưa thì làm gì cho có điện báo ngân
hàng, bây giờ thì đã mở mang ra nhiều sự lợi ích
Nói rút lại thì
trong cách chính trị của ta, thực là ... không một điều gì có thể ganh
đua được với hoàn cầu. Từ nay về sau, lại mong nhờ nhà nước bỏ hết những
thói hủ cho ta, mà dắt cho hẳn đến nơi đến chốn đường tân hóa, thì ta
mới có ngày mở mặt được cõi Á Đông này
XIII. VĂN CHƯƠNG
Văn chương ta nên chia làm hai thể cách, một thể cách theo lối Tàu và một thể cách riêng theo lối của ta.
THỂ CÁCH THEO LỐl TẦU
1.Câu đối - Câu đối bốn, năm chữ gọi là tiểu đối, bảy chữ gọi là câu đối thơ, tám chữ trở lên gọi là câu đối phú.
Câu đối hai vế phải đối nhau cho chọi từng chữ mới là hay, mà chữ cuối
cùng, tiếng bằng thường phải đối vối tiếng trắc mới được, ví như trời thì phải đối vối đất, sông thì phải đối vối núi v.v... Câu đốì thường dùng đế mừng phúng nhau, hoặc khắc gỗ mà treo thờ ở nhà và ở nơi đình miếu chùa chiền.
2.Thơ - Thơ chia làm nhiều lối : thơ năm chữ gọi là thơ ngũ ngôn, bảy chữ gọi là thất ngôn. Ngũ ngôn, thất ngôn mỗi bài bốn câu, gọi là thơ tứ tuyệt, mỗi bài tám câu gọi là thơ bát cú. Thất ngôn dùng đến tám câu, ngũ ngôn dùng đến mười sáu câu là thường, còn dài hơn nữa thì gọi là thơ tràng thiên.
Thơ không cứ gì nhiều ít câu mà không cứ gì điệu bằng trắc, duy chỉ có vần, thì gọi là thơ cổ thể
; thơ chì dùng bốn câu, tám câu, mười sáu câu và phải có điệu bằng
trắc, có vần, như bốn câu thì phải ba vần, tám câu thì phải năm vần,
mười sáu câu thì phải tám hay chín vần, thì gọi là thơ Đường luật. Đường luật nghĩa là thơ ấy mới tự đời nhà Đường đặt ra, rồi sau cứ tuân đó mà làm luật nhất định cho nhà làm thơ.
Điệu
bằng, trắc, Đường luật chia làm hai thể, một thể bằng, một thể trắc,
nay xin lấy cái dấu (-) thế cho tiếng bằng cái dấu (.) thế cho tiếng
trắc và dấu ( V ) thế cho tiếng phải vần mà lục ra sau này:
Ngũ ngôn thể bằng:
1) (-) (-) (.) (.) (V)
2) (.) (.) (.) (-) (V)
3) (.) (.) (-) (-) (.)
4) (-) (-) (.) (.) (V)
5) (-) (-) (-) (.) (.)
6) (.) (.) (.) (-) (V)
7) (.) (.) (-) (-) (.)
8) (-) (-) (.) (.) (V)
Ngũ ngôn thể trắc:
1) (.) (.) (.) (-) (V)
2) (-) (-) (.) (.) (V)
3) (-) (-) (-) (.) (.)
4) (.) (.) (.) (-) (V)
5) (.) (.) (-) (-) (.)
6) (-) (-) (.) (.) (V)
7) (-) (-) (-) (.) (.)
8) (.) (.) (.) (-) (V)
Thất ngôn thể bằng:
1) (-) (-) (.) (.) (.) (-) (V)
2) (.) (.) (-) (-) (.) (.) (V)
3) (.) (.) (-) (-) (-) (.) (.)
4) (-) (-) (.) (.) (.) (-) (V)
5) (-) (-) (.) (.) (-) (-) (.)
6) (.) (.) (-) (-) (.) (.) (V)
7) (.) (.) (-) (-) (-) (.) (.)
8) (-) (-) (.) (.) (.) (-) (V)
Thất ngôn thể trắc:
1) (.) (.) (-) (-) (.) (.) (V)
2) (-) (-) (.) (.) (.) (-) (V)
3) (-) (-) (.) (.) (-) (-) (.)
4) (.) (.) (-) (-) (.) (.) (V)
5) (.) (.) (-) (-) (-) (.) (.)
6) (-) (-) (.) (.) (.) (-) (V)
7) (- (-) (.) (.) (-) (-) (.)
8) (.) (.) (-) (-) (.) (.) (V)
Thế
nào thì cũng câu thứ nhất, thứ nhì, thứ tư, thứ sáu, thứ tám phải theo
vần nhau, mà nếu dùng bốn câu thì chỉ phải ba vần, còn thơ ngũ ngôn muốn
dùng mười sáu câu thì phải thêm tám câu nữa, mà cũng theo điệu ấy kéo
đi mà thôi. Có khi hai câu đầu bằng, trắc đối nhau ngay cũng được, thì
câu đầu không phải vần nữa. Sai vần gọi là lạc vận, không được. Câu tiếp theo đáng bằng bằng đặt trắc trắc, đáng trắc trắc mà đặt bằng bằng, gọi là thất niêm, không được. Trong câu chỉ trừ ra chữ thứ nhất và chữ thứ ba không kể bằng trắc, còn sai bằng trắc chữ nào thì gọi là thất luật,
cũng không được. Song chữ thứ nhất ở thơ ngũ ngôn và chữ thứ ba ở thơ
thất ngôn đáng trắc trắc mà dùng bằng trắc thì được, chớ đáng bằng bằng
mà dùng trắc bằng thì gọi là khổ độc, cũng không được.
Đó là luật thơ, còn như cách làm thơ thì câu đầu tiên gọi là câu phá đề,
nghĩa là mới khai cái ý của đầu bài, ví dụ đầu bài là "cái hoa hồng"
thì câu phá đề nói khơi ngay vì đâu mà sinh ra cái hoa, hoặc nhờ có mưa
móc nhuần thấm mà hoa tốt. Câu thứ nhì là câu thừa đề hoặc gọi là nhập đề,
nghĩa là nói vào đầu bài ví như bài này thì thế nào cũng phải nói lại
hai tiếng hoa hồng vào mới được. Câu thứ ba thứ tư là hai câu thực hoặc là cặp trạng,
nghĩa là phải tả cái đầu bài ra, và phải đối nhau. Như hoa hồng thì câu
này một vế tả sắc đẹp và một vế tả cái hương thơm để đối nhau, tả thế
nào cho rõ ra hương đốì với sắc của hoa hồng mới là khéo. Hai câu thứ
năm, thứ sáu gọi là hai câu luận, nghĩa là bàn cho rộng cái ý đầu
bài ra, như bài này thì đem những hoa khác vào so sánh, hoặc nói nó làm
cái cảnh vui cho tài tử giai nhân, mà cũng phải đối nhau. Hai câu cuối
cùng gọi là câu thúc kết, không cần phải đối nhau. Câu này thì
kết cái ý đầu bài lại, hoặc khen hoặc chê, tùy ý mình. Đấy là nói qua
các cách thức, chớ đến lúc làm thì biến hóa vô cùng không có nhất định
được.
Thơ làm điệu trắc cũng được, điệu trắc thì dùng vần trắc, còn thể bằng trắc thì cũng xoay xở đảo lên đảo xuống như thế mà thôi.
Thơ
ngâm vịnh chơi, hoặc để những nơi chùa chiền thắng cảnh thì hoặc dùng
cổ thể, hoặc dùng Đường luật tùy ý mình; thơ ứng thí hoặc chúc tụng vua,
hoặc tặng người tôn trưởng dùng vào những việc kính trọng thì thường
dùng đường luật, vì dùng luật thì thơ mới nghiêm, chớ dùng cổ thể thì
phóng túng thế nào cũng, được.
Trong các lối văn chương, duy thơ là
khó hơn hết, vì ít chữ mà phải nói cho đủ ý tứ, lời lẽ lại phải thanh
tao, phải có điệu, phải có vần, và phải điển nhã gọn lời thì mới là hay.
3.Phú
- Phú hoặc dùng năm, sáu vần, hoặc bảy tám vần, tùy lúc ra đề bắt lấy
vần gì thì phải làm vần ấy và cứ phải theo thứ tự trong vần mà làm, lúc
ra để có phóng vận cho mình hoặc không bắt theo thứ tự thì mới được tùy ý
mình, muốn làm vần gì trước sau cũng được.
Phú tùy mình mỗi câu đặt mấy chữ cũng được, nhưng đại để mỗi vần phải có vài bốn câu bốn chữ, gọi là câu tứ tự, hoặc dùng vần liên châu hoặc đối nhau bằng trắc tùy ý, vài bốn câu mỗi vế sáu, bảy chữ hoặc tám, chín chữ đốỉ nhau gọi là câu song qua',
một vài câu dài mỗi vế hoặc trên bốn dưới sáu, hoặc trên sáu dưới bốn,
hoặc nhiều hơn nhưng cũng chia mỗi vế là hai đoạn, đều gọi là câu cách cú, hoặc dùng mỗi vế ba đoạn, thì gọi là câu gối hạc.
Cách làm phú cũng tựa như cách làm thơ, cũng có khai, có thừa, có tả thực, có nghị luận, có kết. vần đầu mới mở gọi là vần lung, nghĩa là nói cho bao quát cả đầu bài. Vần thứ hai là vần biện nguyện, nói nguyên ủy cái đầu bài; vần thứ ba là vần thích thực, tả cho hết ý nghĩa đầu bài, vần thứ tư thì là vần phụ diễn, suy rộng ý đầu bài ra, rồi từ vần sau trở đi thì nghị luận và kết lại.
Phú
cũng nhiều lối, hoặc từ đầu đến cuối, dùng toàn bốn chữ, hoặc dùng toàn
bảy chữ, hoặc theo điệu sở từ, cứ mỗi câu dăm sáu chữ, đệm một chữ hề,
hoặc dùng cách lưu thủy như lốì phú Xích Bích cũng được.
4.Kinh nghĩa
- Kinh nghĩa là lấy một vài câu chính văn trong kinh truyện ra đầu bài,
rồi cứ suy diễn ý đầu bài; thay lời thánh hiền mà nói ra cho rộng và
cho đúng với nghĩa kinh truyện thì mới được, cho nên lại gọi là tình
nghĩa.
Kinh nghĩa có hai lối là lối bát cổ và lối tân hành. Lối bát cổ có tám đoạn: bắt đầu một, hai câu mở, gọi là phá đề, kế đến ba, bôn câu nghị luận gọi là thừa đề.
Câu phá câu thừa thì còn là lời minh, từ đoạn sau trở đi thì là lời
thánh hiền chớ mình không được nghị luận nữa. Đoạn thứ ba gọi là đoạn khởi giảng, thay lời thánh hiền mà nói suy nguyên cái đầu bài; đoạn thứ tư là đoạn khai giảng phải có hai vế đốĩ nhau, nghĩa là nói khai cái ý đầu bài. Đoạn thứ năm chỉ hoàn lại một câu đầu bài, gọi là câu hoàn đề. Đoạn thứ sáu gọi là đoạn trung cổ, thích thực nghĩa đầu bài; đoạn thứ bảy gọi là đoạn hậu cổ,
nghị luận thêm cho rộng nghĩa. Hai đoạn này mỗi đoạn cũng phải đặt hai
vế đối nhau, dài hơn đoạn khai giảng một chút. Đoạn thứ tám gọi là đoạn kết tỵ, cũng hai vế mỗi vế hai, ba câu, rồi thúc lại một câu nữa là hết bài.
Lối
tân hành đại ý cũng phải đủ chừng ấy phép tắc, duy lối đặt thì không cứ
gì mấy đoạn, hoặc nhiều hoặc ít tùy ý mỗi đoạn độ dăm bảy câu đối nhau
cũng được.
Kinh nghĩa là văn ứng thí, chớ chơi bời thì không mấy khi dùng đến.
5.Văn sách
- Văn sách là lấy những lời nghị luận hoặc những việc làm của cổ nhân
hay là việc đương thời mà hỏi cho học trò đáp lại, xem học trò có nhớ
sách, và có kiến thức không. Mỗi một mục văn sách độ dăm sáu đoạn hỏi về
việc đời xưa và một vài câu hỏi về việc đương thời, hoặc ra văn sách
đạo thì mỗi kinh truyện một câu, và vài câu hỏi vào sử ký, một vài câu
kinh. Học trò đáp lại phải lựa cái mẹo của người ra bài, hỏi đâu nói đó.
Lắm câu đầu bài hỏi lăng hỏi lứu, hỏi câu nọ nhằng ra câu kia, thì làm
bài phải theo thứ tự hoặc đảo lên đảo xuống mà nói gỡ dần dần từng câu
một, nếu đáp thiếu ý nào hoặc thừa ý nào cũng không được.
Việc thi cử
trọng nhất là văn sách, vì phải nhờ sách nhiều và phải có cao kiến mới
làm được. Văn sách tức là một bài tràng thiên vấn đáp, có thể xem văn
sách mà biết ngưòi học thức hay là hư văn, cho nên lối văn sách lại là
lối văn chương hữu dụng.
Văn sách thì có lối riêng. Mới bắt đầu thi hương thì phải có ba chữ: "Đốì sĩ văn (thưa tôi nghe), thi đình thì phải có bốn chữ: "Thần đối, thần văn" (thần xin thưa, thần nghe). Đoạn ấy phải nói lao lung cho hết ý toàn đề, rồi phải tiếp một câu: "Tư thừa sách vấn nhi lược trần chi" (Nay vâng lời sách hỏi mà nói qua sau này), từ đó trở đi mới theo từ câu hỏi mà đáp lại. Đầu câu đáp lại phải dùng hai chữ "Thiết vì"
(trộm nói rằng). Nghĩa là nói khiêm rằng mình trộm nghĩ mà thưa, chớ
không dám quyết thực như thế. Đến cuối cùng làm xong bài đâu đấy lạì
phải viết mấy cầu lề lối, nếu không viết hoặc viết sai một chữ cũng
không được. "Mây câu sau này: "Sĩ giã, hạnh phùng thịnh thế, tòng sự
văn trường, quản kiến như từ, vị chi khả phủ, nguyện chấp sự kỳ trạch
nhi tiến chi. Thần (sĩ) cẩn đốì". (Tôi đây, may gặp đời thịnh, theo
việc văn trường, kiến thức hẹp hòi như vậy. chưa biết có phải hay không,
xin quan coi việc kén lựa mà tiến tôi lên, tôi kính cẩn thưa) Mấy câu
ấy, mỗi khoa thi tùy quan trường đổi đi một vài chữ, học trò cứ theo mà
viết.
6.Tứ lục – Lối tứ lục tương tợ như lối phú, duy khác vì
không cần phải vần. Đặt câu thì phần nhiều là câu cách cú, hoặc trên bốn
dưới sáu hoặc trên sáu dưới bốn, mà bất cứ sáu vói bốn, muốn đặt trên
dưới bao nhiêu chữ cũng được.
Lối tứ lục thường dùng vào những văn chiếu, biểu, chế, sắc.
Chiếu là làm thay lời vua mà thi lịnh điều gì, biểu là làm thay lời các
quan, hoặc lời thiên hạ mà chúc mừng vua hay là tạ ơn vua, chế sắc cũng
là thay lời vua mà phong thưởng cho công thần hoặc cho ai. Thay lời vua
thì phải dùng những lời nghiêm trang điển nhã, thay lời mừng vua thì
phải dùng những lời khiêm tốn thờ phụng
Lốĩ tứ lục lại dùng làm bài ký, bài hịch, bài tựa cũng được.
7.Luận
- Luận là lời mình nghị luận, lấy một câu gì hoặc một việc gì làm đầu
bài, rồi cứ suy diễn ý câu ấy mà bàn nói, tùy ý mình muốn khen muốn chê
mặc dầu miễn là hợp lẽ thì được.
Luận cũng phải có học thức thì bàn
mới cao và phải có kê cứu văn chương mới có ruột, nếu cứ bàn vông vinh,
không có chủ ý gì, sự thực gì thì gọi là văn vu khoát.
Văn luận tức là một lối văn xuôi, như các lời nghị luận của các báo quán
Mấy lốì trên này, thơ phú, kinh nghĩa, văn sách, tứ lục, luận
là lối ta thường cho học trò học tập mà dùng để thi cử. Còn nhiều lối
nữa thì là lúc học đã quán xuyến hoặc làm chơi, hoặc dùng vào việc, mỗi
lốì cũng đều có một thể cách riêng nói qua sau này:
8.Tấu Sớ -
Là những thư dâng lên vua, hoặc cầu khẩn việc gì, hoặc can ngăn việc
gì, hoặc tấu đối việc gì, dùng lối nghị luận chớ không theo như lối
biểu.
9.Bài ký sự - Là những lời ký việc thực sự như trong khi đi chơi, hoặc là ghi chép việc gì như lối sử ký, bi ký v.v...
10.Bài tựa
- Là bài nói khai mào trên đầu sách, phải xem cho hết ý tứ trong bộ
sách mà nói tổng tự dưới lên trên, cho người xem một bài tựa mà đã hiểu
đủ ý sách. Tựa cũng có khi dùng để tặng tiến anh em, kể lai lịch cái ý
tứ của mình đốì với anh em.
11.Bài hịch - Là một bài kể tội kẻ bạn nghịch hoặc là nước địch quốc để xui giục lòng người cho được khích khuyến. Văn hịch thường dùng theo lốì tứ lục.
12.Văn án - Là một bài kết án cho kẻ có tội, cũng thường dùng theo lối tứ lục.
13.Bài tán
- Là một bài tán tụng công đức vua, công đức tổ tiên hoặc mừng quan
trên, hoặc ngông thì đề vào ảnh mà mình lại khen mình. Văn tán thường từ
đầu đến cuối, dùng toàn bốn chữ, hoặc dùng lối tứ lục hoặc dùng lốì nào
cũng được.
14.Bài minh - Là một bài ghi lên trên chỗ ngồi để
mình lại khuyên răn mình, hay là để khuyên răn học trò, con cái. Hoặc
dùng để ghi chép công đức việc gì, cũng gọi là bài minh. Lối minh cũng
thường dùng lốì bốn chữ.
15.Văn tế - Là một bài kể rõ tính nết
và công đức của thần thánh hoặc của ngưòi mình tế, dùng theo lốì phú,
mà toàn bài thường chỉ một vần, hoặc dùng lối lưu thủy cũng được.
16.Ca khúc - Là những bài hát có khúc, có điệu, có vần. Ca khúc cũng nhiều lối, có lối gọi là điệu Tây giang dạ nguyệt, có lối gọi là điệu nhất tiền mai, bộ bộ thiền v.v...
17.Diễn kịch - Là những bài tuồng Tàu, như văn Tây tương, văn Tì bà v.v...
18.Hài đàm - Là những lời nói khôi hài, nói cho ai cũng phải buồn cười, để người ta xem cho được giải trí.
19.Từ hàn
- Thư từ gửi cho nhau, những chữ hỏi han thù phụng có riêng một lối,
người học giỏi mà không quen viết thơ cũng không viết được.
20.Văn độc -
Là những tờ bồi việc quan hoặc lời yết thị, hoặc tờ trát sức, hoặc tờ
khai báo, cũng có lối riêng, phải tay thơ lại viết mới quen.
THỂ CÁCH RIÊNG LỐl CỦA TA
1.Thượng lục hạ bát
- Gọi là lối Kiều. Lối này cứ câu trên sáu chữ, câu dưới tám chữ, mà
vần chữ thứ sáu câu dưới phải tiếp vần với chữ cuối cùng câu trên. Bốn
câu ba vần, thành một đoạn nhỏ. Các truyện của ta hay dùng theo lối ấy.
2.Nhị thất lục bát - Gọi là lối Cung oán.
Lối này cứ hai câu đầu mỗi câu bảy chữ, mà chữ cuối cùng câu trên phải
dùng tiếng trắc, rồi chữ thứ năm câu dưối tiếp theo vần trắc mà hạ xuống
tiếng bằng; câu thứ ba sáu chữ, tiếp theo vần bằng, câu thứ tư tám chữ
lại tiếp như lối lục bát. Lối này thi bốn câu phải bốn vần, nhưng có khi
vần câu đầu không tiếp cũng được, các truyện cũng thường dùng lối này.
3.Biến thể lục bát - Gọi là lối Phạm Công.
Lối này cũng dùng trên sáu dưới tám nhưng thường chữ thứ tư câu dưới
tiếp với vần chữ cuối câu trên. Lốì này tay văn sĩ không mấy khi dùng,
chỉ người nôm na hay dùng.
4.Bài tuồng - Gọi là lổì diễn kịch. Trong lối này có nhiều điệu, mới khởi có mấy câu chúc tụng, gọi là câu giáo đầu; nói chuyện gọi là câu nói.
Câu giáo đầu và câu nói, bất cứ dài ngắn, hễ hết ý thì thôi, mỗi câu
hoặc bốn chữ, năm, sáu, bảy chữ, tùy đặt thế nào cũng được nhưng cứ chữ
cuốĩ câu thứ ba, phải tiếp vần với chữ cuối câu thứ nhì, mà thường câu
cuỗì cùng, hạ vần trắc thì xuống mới mạnh. Tướng mới ra đọc một vài câu
gọi là câu xướng, tiên mới giáng đọc một vài câu gọi là câu bạch, xướng và bạch thường dùng lối thơ. Nói dứt lời xuống tiếp theo một câu gọi là câu vãn,
câu vãn thường nói tiếp mấy tiếng cuối cùng câu trên rồi xuống một, hai
câu lục bát. Nói cho bổ ý câu trên hoặc để thi hành câu nói thì gọi là câu loạn,
câu loạn hoặc dùng lối thơ, hoặc dùng lối phú, hoặc hai câu thơ rồi
xuống một vài câu bốn hoặc năm chữ hoặc câu lục bát tùy ý. Gặp lúc buồn
bã mà đọc mấy câu bi ai sầu thảm gọi là câu nam, gặp lúc khoan khoái mà đọc mấy câu ngân nga thủng thỉnh gọi là câu khách, nam và khách thường dùng lốì thơ. Khi vừa đánh vừa nói gọi là câu chiến trận, khi vừa đánh vừa chạy gọi là câu tẩu mã, hai câu này cũng hay dùng lối thơ hoặc lối phú. Ngoại các câu dài, còn nhiều các tiếng đệm gọi là câu trợ ngữ, như tiếng: "Dạ dám bẩm, như tôi đây, vậy chớ, nhưng mà v.v...". Đây nói qua mấy câu đại khái, chớ lúc làm văn thì tùy việc mà đặt câu, còn nhiều biến thể, không nói hết được.
5.Bài hát ả đầu - Gọi là lối ca khúc. Ca khúc cũng chia làm nhiều cách điệu nói qua sau này:
a) Điệu ca trù,
b) Điệu lưu thủy,
c) Điệu hành văn
d) Điệu tứ đại cảnh:
e) Điệu nam thương',
f) Điệu nam bình;
g). Điệu nam ai;
h) Điệu cổ bản
i) Điệu kim tiền;
j) Điệu tam thất;
k) Điệu vọng phu
l) Điệu giao duyên.
Điệu
ca trù, câu mới mở thường bốn, năm chữ, rồi tiếp xuống một câu tám chữ,
hoặc hai câu đầu độ năm chữ đối nhau ngay cũng được. Kế đến hai câu độ
bảy, tám chữ mà tiếp vần với câu trên rồi đưa hai câu thơ ngũ ngôn hoặc
thất ngôn một vài câu đi lưu thủy, hoặc hai chữ, hoặc bốn chữ, rồi lại
tiếp hai câu bảy, tám chữ, cuối cùng thả một câu độ năm, sáu chữ lửng
lơ.
Điệu này không cứ gì dài vắn, tùy ý mình muốn đặt thế nào cũng
được, quý hồ giọng lên giọng xuống, điệu trắc, điệu bằng cho hợp cách
thì thôi. Còn như các điệu tứ đại cảnh, nam ai, hành vân, lưu thủy
v.v... thì thường mỗi chữ mỗi câu đều phải hợp vào giọng hò, lưu, xế, xang, cống, sự, phàn v.v. nghĩa là phải hợp với bài đàn mới được.
Mỗi
điệu có một thể cách riêng, phải xem các bài hát mới biết được hết các
lốì. Song cứ lấy nghĩa mấy chữ tên khúc điệu mà suy ra thì lưu thủy chắc là giọng văn lưu loát như dòng nước chảy, hành vân chắc là giọng văn man mác như đám mây bay, nam ai là những giọng sầu thảm bi thương, nam bình là những giọng khoan thai hòa nhã, vọng phu là giọng người đàn bà ai oán mong chồng, giao duyên là giọng trai gái tự tình ước hẹn v.v. Ngoài các điệu ca khúc trên, lại còn những điệu hát xẩm, hát ru, hát trống quân, hát quan họ, hát đò đưa, nhưng chẳng qua cũng theo điệu lục bát gia giảm một đôi chút mà thôi. Mà trong điệu ca trù có những điệu thuyết nhạc, gởi thơ, thiên thai, xích bích v.v... thì là theo bài Tàu mà đọc riêng một giọng, chớ không phải có lối nào khác nữa.
6.Văn xuôi - Tức là lối nghị luận hoặc là lối ký sự. Lối này không cứ lệ luận nào, nói thế nào cho đủ ý thì thôi.
Xét
các lối văn chương của ta, vừa lối riêng, vừa lốì theo của Tàu, kể ra
thì cũng nhiều và cũng đủ cách mà tả hết tính tình của người và tả hết
cảnh tượng của tạo hóa, có cách tự nhiên, có cách trang điểm, có cách
dùng âm điệu cho dễ rót vào tai người, ấy cũng là đủ lối
Song hiểm vì
trong lối văn chương, phần nhiều là hay dùng cách tiểu xảo, đối chọi
nhau từng chữ từng ý mà nhất là thơ hay tìm những tiếng mong manh, những
lời bóng bẩy, khi nhỏ nhặt tỉ mỉ, kém khí hùng hào. vả lại hay chuộng
lối phù hoa, quý hồ đặt cho đẹp câu, đọc cho sướng tai, mà rút lại thì
không có lý tưởng nào là cao lạ.
Lại còn một cách, nói thật là viển
vông huyền huýnh, khiến cho người nghe tưởng là cao kiến lắm, mà kỳ thực
thì toàn là lời tưởng tượng, vu khoát, tựa như bức tranh vẽ của ta chỉ
thấy nét xanh nét đỏ, vẽ rồng vẽ phượng trông thì choáng mắt, mà té ra
không có nét nào thực cả.
Lại nhất là những điệu ai oán, những khúc
bi thương, tiếng bổng tiếng trầm, thánh tha thánh thót, như dế kêu, như
ve hát, ta thường cho là hay mà thực thì là một thứ tiếng hèn mọn yếu
ớt, không cô động được cái khí mạnh mẽ cho người ta.
Văn chương
của một nước tức là cái tinh thần của một nước, tinh thần có mạnh thì
nước mới mạnh, tinh thần mà suy thì nước cũng suy, thiết tưởng văn
chương, dầu theo lối nào mặc lòng, quý hồ phải tả cho thực, cho đủ ý mà
nói sao cho cảm động được lòng người mới là hay, chớ bất tất phải cầu kỳ
từng chữ từng câu, bất tất phải gọt từng tiếng. Văn chương gọt từng
tiếng khác nào như ngươi gọt củ thủy tiên, cái lá này bắt cho quăn, cái
giò kia hãm cho thấp, trông thì hoa nở đều nhau đẹp đẽ nhưng giá động
vào đâu đã gãy, để chưa mấy ngày đã úa, thế là cốt lấy cái khéo nhỏ
hhặt, mà làm mất cái khí mạnh của nó, gọi là nhu nhược chí văn chương!
Kìa
xem như các tay đại gia văn chương, giọng văn hùng hào quảng bác, rườm
rà như cành to cỗi lớn, mạnh mẽ như nước chảy sóng cồn, có cần gì phải
tỉ mỉ chọi từng tiếng, từng chữ, từng câu. Lại ngẫm như nước Tàu những
lúc mới thịnh, văn chương bao giờ vẫn quê kệch mà cứng cỏi, đến khi văn
chương mềm mỏng êm tai, văn hoa đẹp mắt thì đã lại tới hồi suy nhược
rồi. Cho nên lúc đời Nam Bắc triều có người chê văn Tàu rằng: "Sách vở chồng chất, chẳng qua đều là giọng sầu thảm bi ai; hòm trắp đầy truyện, chẳng qua đều là lời phong hoa tuyết nguyệt" ấy là văn lúc suy thế.
Vậy có câu rằng: "Văn chương quan hồ thê vận" nghĩa là văn chương quan hệ với vận mệnh một đời, quả nhiên như thế thực.
x X x
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét