Bài thơ ngắn tuyệt vời của Vương Duy, diễn tả tiếng động trong sự im
lặng của núi rừng thanh vắng về đêm. Chỉ những ai có một tâm nhàn tuyệt
đối mới có thể nghe được tiếng hoa quế rụng thật khẽ, đầy cảm xúc.
鸟鸣涧 Điểu Minh Giản
人闲桂花落 Nhân nhàn quế hoa rụng
夜静春山空。 Dạ tĩnh thanh sơn không
月出惊山鸟 Nguyệt xuất kinh sơn điểu
时鸣春涧中。 Thời minh tại giản trung .
王维 Vương Duy
Dịch Nghĩa:
鸟鸣涧 Điểu Minh Giản
人闲桂花落 Nhân nhàn quế hoa rụng
夜静春山空。 Dạ tĩnh thanh sơn không
月出惊山鸟 Nguyệt xuất kinh sơn điểu
时鸣春涧中。 Thời minh tại giản trung .
王维 Vương Duy
Dịch Nghĩa:
Chim Kêu Trong Khe
Người thảnh thơi hoa quế rụng
Đêm im lặng , non xanh vắng không
Ánh trăng ló lên làm chim núi giựt mình
Thỉnh thoảng cât tiếng kêu trong khe suối
Dịch thơ:
(1)
Thư thái , lắng lòng , tiếng quế rơi ,
Đêm im , núi biếc , trời cao vời .
Trăng nhô chim núi bỗng kinh hãi ,
Thỉnh thoảng khe sâu quác vang trời .
(2)
Lòng nhàn, hoa quế rơi thật rõ ,
Đêm lặng yên , núi tỏ trời quang .
Trăng nhô , chim núi kinh hoàng ,
Lâu lâu trong suối quác vang lạnh lùng .
Mailoc phỏng dịch
Người thảnh thơi hoa quế rụng
Đêm im lặng , non xanh vắng không
Ánh trăng ló lên làm chim núi giựt mình
Thỉnh thoảng cât tiếng kêu trong khe suối
Dịch thơ:
(1)
Thư thái , lắng lòng , tiếng quế rơi ,
Đêm im , núi biếc , trời cao vời .
Trăng nhô chim núi bỗng kinh hãi ,
Thỉnh thoảng khe sâu quác vang trời .
(2)
Lòng nhàn, hoa quế rơi thật rõ ,
Đêm lặng yên , núi tỏ trời quang .
Trăng nhô , chim núi kinh hoàng ,
Lâu lâu trong suối quác vang lạnh lùng .
Mailoc phỏng dịch
* * *
Đọc bài thơ Điểu Minh Giản của Vương Duy, Quên Đi có cảm giác tác giả
đã sử dụng Tĩnh để nói lên cái Động, dùng cái Động để nói về cái Tĩnh.Có
phải đây chính là "Sắc Tức Thị Không, Không Tức Thị Sắc".
Đọc
câu:"Nguyệt xuất kinh sơn điểu",( Trăng lên chim núi giựt mình hoảng sợ
Quên Đi chợt nhớ đến câu thứ nhất trong bài thơ "Phong Kiều Dạ Bạc" của
Trương Kế.
Nguyệt lạc ô đề..(Trăng lặn quạ kêu...).
Một
đằng thì Trăng mọc, còn một đằng thì Trăng lặn không một tiếng động,
chỉ có ánh sáng xuất hiện và biến mất, đều đưa đến một kết quả là lũ
chim thức giấc.
Một
cánh hoa Quế nhỏ nhoi , khi rụng thì làm sao nghe được? Phải chăng tác
giả không dùng tai mắt để nghe thấy mà dùng tâm để nhận biết.
Tất cả chỉ là Thiền, chỉ là sự Tĩnh Lặng.
Khe Chim Kêu
Khe Chim Kêu
Tâm bình hoa rụng biết
Đêm tĩnh núi đìu hiu
Trăng mọc chim kinh sợ
Giữa khe vẳng tiếng kêu
Quên Đi
Đêm tĩnh núi đìu hiu
Trăng mọc chim kinh sợ
Giữa khe vẳng tiếng kêu
Quên Đi
* * *
Chim Kêu Khe Núi
Chim Kêu Khe Núi
Hoa Quế rụng , người thiền mới rỏ
Đêm im lìm , núi tỏ trời cao
Trăng lên, chim sợ lao xao
Từng hồi tiếng quác rì rào trong khe.
Song Quang
Chú Thích :Đêm im lìm , núi tỏ trời cao
Trăng lên, chim sợ lao xao
Từng hồi tiếng quác rì rào trong khe.
Song Quang
* Giản : Khe suối chảy giữa 2 vach núi.
* Nhàn : Ngoài nghĩa là Rảnh rổi ra, còn có nghĩa là Yên Tĩnh.
* Quế Hoa : Có 2 loại, một nở ở mùa Xuân, một ở mùa Thu.
*.Xuân sơn KHÔNG : Chữ không ở đây chỉ sự vắng lặng, Không một tiếng động tạp nhạp nào, chớ không phải Không Có Gì, Vì núi xuân lúc nào hoa cỏ cũng xanh om tươi tốt.
* Kinh : Ngoài nghĩa SỢ như Kinh Hãi, Kinh Tâm... ra , KINH còn có nghĩa là GIẬT MÌNH như Kinh động, NGẠC NHIÊN như Kinh Kỳ 驚奇, có nghĩa : Lấy làm lạ . Trong bài thơ có nghĩa là Kinh Động : Giật mình.
* Thời : Ở đây có nghĩa là Bất Thời 不時: tức Thỉnh Thoảng.
Diễn Nôm
Chim Kêu Trong Khe Suối
Nhẹ nhàng hoa quế rụng,
Núi xuân lặng như tờ.
Chim giật mình trăng mọc,
Oang oác giữa khe mờ !
Lục bát :
Nhẹ nhàng hoa quế rụng rơi,
Núi xuân vắng lặng khắp nơi im lìm.
Giật mình trăng mọc tiếng chim,
Oang oang suối vắng lặng im như tờ !
Đỗ Chiêu Đức.
* * *
Chim Hót Lòng Khe
Lặng nhìn cánh quế rụng
Đêm vắng xuân về đâu
Trăng mọc ngời đầu núi
Chim kêu lừng giản sâu
Tri Khac Pham
* * *
Lặng nhìn cánh quế rụng
Đêm vắng xuân về đâu
Trăng mọc ngời đầu núi
Chim kêu lừng giản sâu
Tri Khac Pham
* * *
Người ở ngưng, quế rụng bông,
Đêm tĩnh lặng, núi xuân không
Trăng xuất hiện, chim kinh hãi
Vang dội kêu giữa non xuân
Phạm Thảo Nguyên
Đêm tĩnh lặng, núi xuân không
Trăng xuất hiện, chim kinh hãi
Vang dội kêu giữa non xuân
Phạm Thảo Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét