Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dân tộc ta vẫn gìn giữ được sắc thái, nét đẹp của riêng mình trong ngày tết cổ truyền.
Mỗi địa phương, tuy có những tạp tục khác nhau, nhưng tất cả đều vẫn giữ những phong tục
truyền thống như Tảo Mộ, Đưa Ông Táo, Rước Ông Bà,Cúng Giao Thừa, ...
Các Tục Lệ Tết của dân tộc ta thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp và kết thúc vào ngày
Mùng 7 tháng Giêng. Ngoại trừ việc Tảo Mộ.
Tảo Mộ
Thanh minh trong tiết tháng BaLễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Hai câu thơ trong Kiều của Nguyễn Du nói đến khoảng thời gian Tảo Mộ Tổ Tiên của Người Trung Hoa.
Còn người Việt, việc Tảo Mộ Ông Bà thường thực hiện trước Tết. Công
việc chính của tảo mộ là sửa sang sơn phết các ngôi mộ của Ông Bà cho
được đẹp, sạch sẽ, người ta mang theo dao, cuốc để đắp lại
nấm mồ cho đầy đặn, dọn hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ,
cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột
đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn
người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã
hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Trẻ em cũng được theo
người lớn đi tảo mộ,
trước là để biết dần những ngôi mộ của ông bà, sau là để tập cho
chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.
Câu đối
Nực cười thay: nêu không, pháo
không, vôi bột cũng không, mà tết!
Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi!
Trần Tế Xương
Người
Việt cũng như người Hoa, trong những dịp lễ và nhất là Tết, thường tìm
mua hay đặt viết câu đối về chưng dán ở nhà trong dịp xuân về, hoặc mua
những chữ như Phước, Lộc, Thọ để dán lên các trái cây trên mâm Ngũ Quả,
với mong muốn năm mới mọi sự đều tốt đẹp hơn. Cũng từ tục lệ này Vũ Đình
Liên đã có một thơ ngũ ngôn Bất Hủ:
Mỗi năm Hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
bài mực tàu giấy đỏ
Bên
phố đông người qua...
Đưa Ông Táo
Theo quan
điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người
ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ
và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ. Ông Táo được
cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Lễ cúng
gồm có nhang,
nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con
cá chép. Theo
sự tích ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên Đình gặp Ngọc Hoàng
Trong lúc cúng Đưa Ông Táo, thường
thêm mâm để cúng tiễn Tổ Tiên, Ông
Bà hay những vị khuất mặt trong gia đình có
thờ về Thiên Đình. Sau đó bàn
thờ được dọn thật sạch sẽ, tất
cả những chân nhang đều được đốt
hết và cắm lại 3 cây
nhang mới, chờ đến trưa ngày
cuối năm, 29 hoặc 30 sẽ làm lễ
rước Ông Bà.
Cây nêu
Một số gia đình ở nông thôn vẫn còn gìn giữ phong tục dựng cây nêu, trong khi ở thành phố, phong tục này đã bị lãng
quên.
Cây
nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở
ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng địa phương) được coi là để
dọa ma quỷ như: tỏi, xương rồng, hình nộm, lá dứa, như vàng mã, bùa
trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy
(để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải điều (màu
đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng
đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những
tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai… Người ta tin rằng những vật treo ở
cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu
cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu…
Vào
buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết
đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở
cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không mạy.
Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về
trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma
quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để
trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.
Tống cựu nghinh tân
Sau
ngày 23 tháng chạp, nhà nhà đều được quét dọn, thật sạch sẽ,
bỏ những thứ rác rưởi, cũ hư, từ trong ra ngoài, sơn phết nhà cửa cho
mới, đẹp, bàn thờ Ông bà được bày biện thật trang trọng, bộ lư hương
được đánh bóng sáng rực, bình hoa, nhang đèn thật mới thật tươi. nhất là
mâm ngũ quả được chọn lựa và chưng bày thật bắt mắt. Mái tóc cũng được
sữa sang gọn gàng, mua sắm quần áo mới để mặc những ngày Tết...Nói
chung, những việc trên mang ý nghĩa mong muốn tống khứ đi những cái cũ
không tốt, cái xui, rước về những điều hên, điều tốt trong năm mới.
Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả được
chưng trên bàn thờ Ông Bà, là một mâm trái cây có năm thứ trái cây khác
nhau
thường có trong ngày Tết. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ
hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát
triển, sinh sôi. Tết các loại trái cây
bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp
xếp của chúng. Một mâm Ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam, gồm cam,
quất bưởi, chuối và dứa. Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa
đùm bọc.
Mâm ngũ quả người miền Nam gồm dừa, đu đủ, mãng cầu, sung, xoài với ngụ ý cầu sung vừa đủ xài. Người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu (kể cả khi đọc trại) như chuối - chúi nhủi, cam - cam chịu, lê - lê lết, sầu riêng, bom (táo), Lựu -
lựu đạn... và không chọn trái có vị đắng, cay.
Hoa tết
Mọi gia đình Việt Nam, không phân biệt sang hèn, từ Bắc chí Nam, Tết đến không nhà nào là không có hoa.
Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào
trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực
trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là
lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.
Miền Trung và miền Nam lại
hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai vàng hơn, màu vàng tượng trưng cho
sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời
phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm
người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho
sự phát triển nòi giống. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay
nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn,
thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.
Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là
đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và
hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa
huệ…; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa
lan, hoa thược dược, hoa violet…Còn cây quất (trong Nam gọi là Tắc)thường được trang trí tại
phòng khách, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín
vàng ươm, tròn trịa, sum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng,
tràn đầy, viên mãn kết quả.
Cúng rước Ông Bà
Thường vào trưa hay chiều ngày 30 tết, các gia đình sửa soạn bữa cơm cuối năm để mời ông Công (trong Nam gọi Ông Địa), ông
Táo trở về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc gia đình. Đây cũng là
bữa cơm xum họp,đoàn tụ cả gia đình, để con cháu thể hiện tấm lòng tôn kính, hiếu thảo với những
người đã khuất trong gia đình.
Trong quan niệm dân gian, mặc dù ông bà đã chết nhưng linh hồn vẫn còn
sống về phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. nên những dịp lễ Tết, người ta hay mời ông bà
về chung vui với mình. Bữa cơm chiều 30 Tết có nhiều ý nghĩa tâm linh, vì thế luôn có một
cái gì đó hết sức thiêng liêng. Nó trở thành sợi dây vô hình nối giữa
người còn sống và người đã chết. Đây đã trở thành một nét đẹp truyền
thống, đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dục chữ hiếu, nguồn cội
cho cháu con, nhắc nhở họ nhớ về những công đức của ông bà.
Ngoài ý nghĩa cúng rước Ông Bà, bữa cơm còn có ý tiễn biệt năm
cũ. Đây là bữa cơm cuối cùng của năm để tiễn biệt năm cũ, ăn
xong bỏ qua mọi muộn phiền. Nên
mâm cơm chiều 30 thịnh soạn hơn hẳn ngày thường, tràn ngập không khí Tết
và không thể thiếu bánh tét hay bánh chưng, một loại bánh truyền thống trong ngày tết của dân tộc Việt.
Tục Lệ Ngày Tết phần 2
Cúng Giao Thừa
Giao thừa là gì?
Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy.Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.
Trừ tịch thì trừ:
bỏ đi,
bớt ra, cuối năm; tịch: đêm. Trừ Tịch là đêm cuối cùng trong năm. Lễ trừ tịch còn là lễ để ” khu trừ ma quỷ”.
Thường
khi cúng Giao Thừa, chủ nhà sẽ cúng hai mâm. Một trong nhà dành cho Tổ
Tiên và một ngoài trời để tiễn và rước các Thiên Binh thiên Tướng
Cúng Ngoài Trời
Theo tục lệ cổ truyền thì “giao thừa” được tổ chức nhằm đón các thiên
binh.Mâm cỗ cúng Giao thừa ở ngoài trời có chiếc hương án với bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.
Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau,
hoa quả, rượu nước và vàng mã.
Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa vị Hành khiển (行遣) cũ đã cai quản mình trong năm cũ
sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản mình
trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ
luân phiên trở lại.
Các thiên tướng đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên
trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.
Các quan mặc dầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là... người
nhà trời nên có tài thấu hiểu ngay "Ruột gan" của gia chủ. Nếu có ý cầu
lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đèn
là biết ngay (do Thổ công đánh báo qua hương đèn), và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến
vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy. Trái lại, những nhà chân
chất, thật thà, sống bằng lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén
rượu, nén hương, các vị có
chức trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.
Cúng Trong Nhà
Lễ
cúng giao thừa được cử hành đúng thời khắc giao thừa, kết thúc năm cũ,
chuyển sang năm mới. Giao thừa giờ Tý đầu xuân, đón mừng nguyên đán. Cúng giao thừa là một nghi lễ thành kính và trang
trọng, toàn thể con cháu trong gia đình đứng trước bàn thờ Tổ Tiên
cầu khấn cho một năm mới được khoẻ mạnh, vạn sự may mắn tốt lành.
Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn
ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm, bao gồm:
Cỗ mặn:
Bánh chưng hay bánh tét; Giò - chả; ; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo gia đình.
Cỗ ngọt và chay:
Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu, bia và các loại đồ uống khác.
Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình
đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ
độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi
khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các
gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ
tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về
ăn Tết.
Trong thời
khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời
chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường đốt pháo, bắn pháo hoa ở những địa
điểm rộng rãi, thoáng mát.
Tóm lại, Cúng Giao Thừa (hay lễ Trừ tịch): là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình.
Hết Phần Đầu
Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn