Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Luật Thơ Đường Luật Phần 2




B- Thơ Bát Cú Đường Luật:

      Cũng Như Tứ Tuyệt, Thơ Đường Luật Bát Cú có hai loại, đó là Ngũ Ngôn Bát Cú và Thất Ngôn Bát Cú .
Về Luật, Thơ Bát Cú cũng giống như Tứ tuyệt, nhưng vì số câu nhiều hơn nên có nhiều qui định hơn.
      Thơ thất Ngôn Bát Cú có luật lệ gò bó khó làm nhất, nhưng chính điều đó lại được người xưa rất ưa thích. Thứ nhất là chứng tỏ tài năng.Thứ hai là gởi gấm tâm tư tình cảm, chí khí hay cùng nhau xướng họa, ngâm nga khi tửu hứng và cũng là thể thơ bắt buộc trong các khoa thi do Triều Đình tổ chức, vì đó chính là thước đo tài năng của sĩ tử.

1- Luật Niêm:

      Cũng căn cứ vào chữ thứ 2 và chữ thứ 6 ở các câu như thơ Tứ tuyệt.

-Câu 1, 4, 5, 8 niêm với nhau.(Chữ thứ 2 ; 6 của các câu này cùng là Bằng hoặc cùng Trắc. Chữ thứ 4 thì trái lại)
-Câu 2, 3, 6, 7 niêm với nhau Trái Bằng Trắc với Các Câu Trên (Chữ thứ 2 ; 6 của các câu này cùng là Bằng hoặc cùng Trắc. Chữ thứ 4 thì trái lại)

Thí Dụ: (Những Câu Cùng Màu Niêm Với Nhau)

      Học Thơ Đường Luật

Mười ba đã thích học thơ Đường
Hán Tự làm quen cũng ở trường
"Độc Toạ Kính Đình Sơn" Lý Bạch
"Tranh Hai Tố Nữ" Hồ Xuân Hương   
Vừa Bằng lại Trắc sao kỳ quá
Đã Đối thêm Niêm thiệt khó đương
Kiên nhẫn mài mò giờ đã thấu
Trắc Bằng Niêm Đối cũng bình thường
                                      Quên Đi

2- Bố Cục Bài Thơ:

      Thơ Đường chuẩn luật, gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ hoặc 5 chữ.

- Hai câu đầu 1 và 2 là 2 câu đề, đặt vấn đề mà bài thơ đó nói tới.
- Hai câu 3 và 4 là hai câu thực, tả hoặc nói thực về vấn đề đó.
- Hai câu 5 và 6  là 2 câu luận bàn luận về vấn đề đó.
- Cuối cùng câu 7 và 8 là 2 câu kết kết luận vấn đề
 
 3 - Luật Đối:

      Nguyên tắc Đối của một bài thơ Đường bao gồm nhiều mặt :

- Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ...
- Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh...
- Đối ý : Đối thường được hiểu là sự tương phản, nhưng bao gồm cả đối xứng, sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ :

Hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau
"Độc Toạ Kính Đình Sơn" Lý Bạch (Câu 3)
"Tranh Hai Tố Nữ" Hồ Xuân Hương (câu 4)

Hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. 
Vừa Bằng lại Trắc sao kỳ quá ( câu 5)
Đã Đối thêm Niêm thiệt khó đương (câu 6)

4- Luật Bằng Trắc: (cũng giống như Đường Luật Tứ Tuyệt)

      Khi làm một bài thơ Đường Luật, ngoài những qui định về Đối trên, chúng ta còn phải tuân thủ về Luật Bằng Trắc như các bài thơ thí dụ dưới đây.
         
a/ Luật Bằng Thanh Bằng:

Thí dụ: Đông Buồn

Vui   khí hậu của ngày đông
 
b  B    t     T     t      b      B
Gió lạnh mưa phùn thấy chán không
  
t    T      b       B      t      T       B
Tuyết trắng bên đồi còn phủ  kín
  
  t       T      b    B    b    T     T 
Tùng xanh dẫu núi vẫn đua bông
  
b      B       t     T    t     B     B
Chiếc lò chống rét phà hơi ấm
   
b    B     t      T    b     B   T
Mảnh áo chờ xuân vẫn phập phồng
   
t     T    b      B     t      T      B
Ngày ngắn đêm dài sau thế nhỉ
   
t       T      b    B    b    T    T
Chắc là Tạo Hoá đã phân công
  
b    B    t      T    t     B      B 
                        
(Thái Hanh)

Thí dụ: Nhớ Văn Cao (Ngũ Ngôn Bát Cú)

Kiếp tầm nhả sắc màu
Để lại muôn đời sau
Lãng mạn cùng oai dũng
Xót xa lẫn khổ đau
Ở âm thầm lặng lẽ
Đi giản dị thanh cao
Nhưng tiếng lòng vang mãi
Văn Cao một ánh sao
               
(Quên Đi)

b/ Luật Bằng Thanh Trắc:

Thí dụ: 
Đôi Bến Sông Ngân

Giọt ngâu ướt đẫm tình đôi lứa   

   b     B      t    T      b    B   T
Ly biệt bao mùa chẳng thấy nhau  
 t    T    b     B       t        T      B
Chức Nữ cô đơn sầu ruột thắt  
   t      T   b   B     b    T     T
Ngưu Lang lạnh vắng xót lòng đau  
   b      B       t       T      t    B     B
Ngân Hà khắc khoải buồn ngăn cách 
    b    B      t      T        b      B      T
Ô Thước mong chờ thoả khát khao  
 t     T        b      B     t       T     B
Ai nỡ gây nên loan rẽ phụng  
 t   T   b    B      b   T     T

 Đôi bờ nhung nhớ bởi trời cao.                                          
  b   B       t        T     t   B     B
                                 
(Quên Đi)

 
Thí dụ: Bịn Rịn (Ngũ Ngôn Bát Cú)

Xuân đi không đợi tiễn
Ánh nắng trở màu hoe
Khoe sắc cành hoa phượng
Buồn thiu những chú ve
Nắng vàng cây đứng lặng
Má đỏ em e dè
Bịn rịn rời chưa nỡ
Nhưng giờ đã đến hè
                   
(Quên Đi)

c/ Luật Trắc
Thanh Bằng:

Thí dụ: Đêm Dài Không Ngủ

Trằn trọc đêm dài ngủ chẳng yên
  
t     T     b     B     t      T       B
Lắng nghe con cuốc réo bên thềm
  
b       B    t      T      t     b     B
Vừa thiu giấc điệp đà quanh quẩn
 
  b    B     t      T     b     B       T
Mới chợp hồn quyên đã dạo lên
  
t      T     b      B      t    T    B
Bốn bể canh hoè còn ủ mộng
 
t    T     b     B    b   T    T
Năm châu hồn bướm vẫn liên miên
 
  b      B     t       T      t     B     B
Còn mình mở mắt thâu đêm để
  b     B       t    T     b     B    T
Không ngủ vì chưng lắm nỗi phiền.
 
  t        T   b    B       t     T     B
                          (Thái Hanh)
 

d/ Luật Trắc
Thanh Trắc :

Thí dụ: Xuân Tự Trào

Uống rượu trả tiền đâu có lạ
    t      T      b   B     b    T  T
Túi đây trống rổng vẫn khề khà
 b    B     t       T       t    B    B
Rồng bay trên liểng ai  ra bút
   b     B     t     T     b   B   T
Giấy đỏ cua bò nét của ta
   t    T    b   B    t    T   B
Thử thách suốt năm cùng nắng gió
  t      T       b     B      b      T      T
Hụt hơi đến tết vẫn ba hoa
  b   B     t    T    t    B   B
Thế gian lắm chuyện cười như mếu
  b    B      t        T       b     B     T
An phận đi ông đợi tuổi già
  t    T     b   B     t    T    B
                         
(Quên Đi) 


C- Niêm Luật khác trong thơ Đường Luật

Ngoài luật niêm và Bằng Trắc như trình bày phần trên, Đường Luật còn một Luật thứ hai.
 Theo Luật niêm Bình Thường ,  câu lẻ sẽ Niêm với câu ch
n như bên dưới
- Câu 1 , 4 ; 5 , 8 Niêm với nhau
- Câu 2 , 3 ;  6 , 7 Niêm với nhau
Ngược lại trong luật Niêm dưới đây, 4 câu đầu : Câu Lẻ sẽ Niêm với Lẻ, Ch
n sẽ Niêm với Chn, do đó lụât Bằng Trắc cũng sẽ thay đổi theo.

 Thí dụ:
( Những câu cùng màu Niêm Với Nhau)
1/ Bài thơ "Thành Tây Pha Phiếm Chu" của Đỗ Phủ  :
 Câu 1 lại niêm với câu 3; câu 2 lại niêm với câu 4 .

Thanh nga hạo xỉ tại lâu thuyền
Hoành địch đoản tiêu bi viễn phương
Xuân phong tự tín nha tường động
Trì nhật từ khan cẩm lãm khiên
Ngư xuy tế lãng dao ca phiến
Yến xúc phi hoa lạc vũ diên
Bất hữu tiểu chu năng đãng tương

Bách hồ na tống tửu như tuyền


2/ Bài "Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng Đài" của Lý Bạch :

Phượng hoàng đài thượng phượng hoàng du
Phượng khứ đài không giang tự lưu
Ngô cung hoa thảo mai u kính
Tấn đại y quan thành cổ khâu
Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại
Nhị thủy trung phân bạch lộ châu
Tổng vị phù vân năng tế nhật

Trường an bất kiến sử nhân sầu


Chúng ta thấy hai bài thơ trên trong 4 câu đầu viết theo luật niêm Lẻ với LẻCh
n với Chn. Nhưng đến 4 câu cuối thì trở lại luật niêm bình thường.
   

3/
Độc Tiêu Thanh Ký của Nguyễn Du.
 

Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?


Trong bài "Độc Tiểu Thanh Ký" : 4 câu đầu theo luật Niêm thứ Nhất :
1 - 4 ; 2 - 3  . 4 câu cuối theo luật Niêm thứ Hai :  5 - 7 ; 6 - 8 .  
4/ Sau đây là bài "Chước tửu dữ Bùi Địch" của Vương Duy :

Chước tửu dữ quân quân tự khoan
Nhân tình phiên túc tự ba lan
Bạch thủ tương tri do án kiếm
Chu môn tiên đạt tiếu đàn quan
Thảo sắc toàn kinh tế vũ thấp
Hoa chi dục động xuân phong hàn
Thế sự phù vân hà túc vấn
Bất như cao ngọa thả gia san.
   
    

5/ Sau đây là bài Dĩ Hoà Di Quý của Nguyễn Bỉnh Khiêm 
    
  Dĩ Hoà Vi Quý

 
Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi cho có sự đôi co
Ðấy cậy đấy khôn, đây chẳng nhịn
Ðây rằng đây phải, đấy không thua 
Duật nọ hãy còn đua với bạng
Lươn kia hầu dễ kém chi cò
Chữ rằng nhân dĩ hoà vi quý
Vô sự thì hơn kẻo phải lo

               Nguyễn Bỉnh Khiêm
 
 
Chúng ta cũng thấy cả bài thơ trên theo luật Niêm Lẻ theo Lẻ, Chn theo Chn.
              
Từ những bài Thơ Đường Luật ở trên của Đỗ Phủ, Lý Bạch , Vương Duy, Nguyễn Du…Ta thấy rõ  trong thơ Đường Luật vẫn tồn tại một Luật Niêm và Luật Bằng Trắc thứ hai, nhưng ít được giới làm thơ sử dụng nên, cũng như ít thấy tài liệu nào nói đến.
- Luật Niêm thứ nhất : 1 - 4 ; 2 - 3 ; 5 - 8 ; 6 - 7 .
- Luật Niêm thứ hai   : 1 - 3 ; 2 - 4 ; 5 - 7 ; 6 - 8 .

Hoặc sự pha trộn giữa hai luật niêm trên.

      Từ chỗ thay đổi Luật Niêm, Luật Bằng Trắc cũng thay đổi theo. Khi gặp những bài thơ theo luật niêm thứ hai, chúng ta không nên vội vàng kết luận là sai niêm luật.

Huỳnh Hữu Đức


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét