Thứ Ba, 31 tháng 12, 2024
Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2024
Thứ Hai, 23 tháng 12, 2024
Với Vợ Nhà
Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2024
Đôi Dòng về video mạn đàm của Chủ tịch VBHN và nhà thơ Kim Phú
Theo lời Sử chép, ông đương làm hình bộ thương thư, có con \cá sấu đến sông Phú lương (tức sông Nhị Hà) Vua sai ông làm bài văn vất xuống sông. Cá sấu tự đi. Vua thấy việc ấy giống việc Hàn Dũ bên tàu nên cho ông đổi họ Hàn.
Về bài văn ném xuống sông để đuổi cá sấu này, sử không chép rõ là viết theo thể văn nào và làm bằng Hán văn hay Việt văn; vậy ta cũng không nên vội cho như ý kiến thông thường rằng bài ấy là một bài văn tế và viết bằng tiếng nôm. Chỉ khi nào tìm thấy nguyên bài văn ấy mới giải quyết được vấn đề ấy, mà hiện nay thì bài ấy không thấy chép ở sách nào cả.
Trải bao trăng gió / xuân già giặn
Trời dẫu già / nhưng núi vẫn non.
(Chơi Núi Non Nước Nguyễn Khuyến)
Chết riêng dễ / một mình anh nhỉ
Sống bận ra / chi lũ chúng mày...
Hỏi vợ / vợ còn đi chạy gạo,
Gọi con / con mãi đứng chơi đình.
(Đau Mắt Trần Tế Xương)
Chàng đi theo nước / thiếp theo chàng
Thiếp chết trinh / mà chàng chết trung...
(Vịnh bà Phan Thị Thuấn Dương Bá Trạc)
Tình cũng lơ / mà bạn cũng lơ
Bao nhiêu khăng khít / bấy ơ hờ...
(Trơ Trọi Quách Tấn)
Em lại nhé / ngày sau / sẽ gặp
Anh đi thôi / bước trước / còn xa.
(Tặng Biệt Quách Tấn)
Qua các thí dụ trên, chúng ta thấy có rất nhiều nhịp thơ khác như 3/4 , 3/2/2 hay 2/3/2. 2/5...
Như thế, nếu chúng ta làm thơ theo nhịp của các Tiền Bối có bị sai chăng?
Hoàn toàn không hề sai. Làm thơ Đường Luật chỉ sai khi phạm vào 5 quy tắc: Vận, Thanh, Niêm, Đối và Bố Cục.
- 僇 lục: Nhục nhã, 六 lục: Sáu, số đếm. 綠 lục: Sắc xanh biếc, xanh mà lại lẫn cả sắc vàng gọi là lục...
. Đề Tựa "Văn Nhân Lục" có nghĩa gì? Người viết văn họ Lục, 6 Nhà văn (Lục có nghĩa là 6), hay là Sách Ghi Chép Về Các Người Viết Văn và còn nhiều nghĩa nữa...vì thế để rõ ràng chúng ta cần phải thêm dòng chữ Hán bên dưới: 文 人 錄 (Văn Nhân Lục)
Thứ Hai, 9 tháng 12, 2024
Thứ Ba, 3 tháng 12, 2024
Mừng Thượng Thọ Trần Tiền Bối
Mừng Thượng Thọ Trần Tiền Bối
Cửu Tuần kính thọ Lão Thi Nhân
Đại thụ Vườn thơ Thế Vĩnh Trần
Phong ba tuế nguyệt an nhiên tại
Ý động hoa khai ngọn bút thần.
Quên Đi
Kính Chúc Anh Tám Vĩnh Thi Đàn Văn Xương Các mãi luôn dồi dào sức khoẻ.
Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2024
Bài Thơ Vô Thức
Thứ Hai, 25 tháng 11, 2024
Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024
Chân Diện Mục
Thứ Ba, 12 tháng 11, 2024
Thú Vị
Lâu rồi không rảnh để ta thẩn thờ
Đêm nay có thể vào thơ
Nên bày giấy viết vu vơ mấy vần
Thật sảng khoái chẳng ngại ngần
Êm đềm lục bát đâu cần nghĩ suy
Dở hay mình có lo chi
Ghép câu thả chữ sợ gì người chê
Thơ làm dẫu có vụng về
Miễn mình cảm thấy khoái tê đủ rồi
Niềm vui sẽ được nhân đôi
Nếu như có bạn tình ngồi kề vai...
Quên Đi
Thứ Năm, 7 tháng 11, 2024
Thứ Hai, 4 tháng 11, 2024
Xướng Hoạ Tình Thu
Tình Thu
Khi chiếc lá dường ngại nắng soi
Là nàng thu đến với muôn loài
Từng cơn gió động buồn đơn chiếc
Những trận mưa về lạnh lẻ đôi
Có lẻ úa vàng luôn thế đấy
Nên đành cam phận chỉ riêng thôi
Bao mùa thu đến tình thu nhắc
Chuyện cũ dần xa mãi mãi rồi
Quên Đi
Các Bài Thơ Hoạ
Hồ Thu
Hồ thu bàng bạc ánh trăng soi
Gợn sóng lung linh ảnh mọi loài
Nặng gánh tương tư hoài bóng chiếc
Tim đau khao khát chẳng duyên đôi
Mặt hồ yên ả dường xao động
Giấc mộng vô thường chỉ thế thôi
Đêm tận trăng tàn ôi nguyệt lão
Tơ hồng se mối đã quên rồi
Kim Phượng
***
Tình Xưa - Nghĩa Cũ
Thu về man mác nắng vàng soi
Thu tới bình yên khắp mọi loài
Thu cảm cô đơn buồn bóng chiếc
Thu sầu quạnh quẽ nhớ ai đôi…
Thu vàng lá rụng bay rơi đấy
Thu úa cây còi héo thế thôi
Thu lại tình xưa còn mãi nhắc
Thu đi chuyện cũ bị quên rồi…!
Mai Xuân Thanh
Thứ Năm, 31 tháng 10, 2024
Khi Đã Già
Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024
Thứ Tư, 23 tháng 10, 2024
Cổ Phú - Hán Phú
Nếu tính từ triều đại nhà Hạ đến nay, văn hoá Trung Hoa đã trải qua hơn 4000 phát triển, nền thi ca đi từ đơn giản đến đa dạng, từ bình dân đến bác học, từ lúc chưa có ký tự đến chữ viết hoàn chỉnh.
Khổng Tử đã có công góp nhặt thơ ca trong dân gian để soạn ra Kinh Thi. Đây là những bài ca có vần, nên giới nghiên cứu đặt tên là Thơ Cổ Phong hay Cổ Thể. Dạng thơ này chính là sự khởi đầu cho tất cả những những dạng sau này. Giới học giả đã nhận định nền thi ca của Trung Hoa ở mỗi triều đại đều có cái hay, nhưng có 4 triều đại mang đặc thù riệng. Đó là Hán Phú, Đường Thi, Tống Từ và Nguyên Khúc.
Đường Thi, Tống Từ và Nguyên Khúc được nói đến khá nhiều, chỉ Hán Phú là ít được nhắc đến.
Hán Phú
Định nghĩa.
- Phú (nghĩa đen là bày tỏ, mô tả) là một thể văn có vần dùng để tả cảnh vật, phong tục hoặc tính tình.
Phú cũng là một lối ngâm vịnh, có thể lấy câu trong sách hay cảnh gì, ý gì hoặc điển tích cũng được, để làm đầu bài. Có thể chỉ một vần hay nhiều vần cũng được, tuỳ ý tác giả mà thôi. Riêng về số chữ trong câu, có thể tuỳ thích 4, 6, 7 chữ hoặc ít, nhiều hơn..
Phú gồm có Phú Cổ Thể và Phú Đường Luật. Theo cách làm phú có thể chia làm hai lối;1) Cổ thể (thể cũ) là thể phú có trước đời nhà Đường, có vần mà không có đối, hoặc như một bài ca thật dài hoặc như một bài văn xuôi mà có vần, lối sau này gọi là lối phú lưu thủy. (nước chảy). 2) Đường Phú.
Trong phạm vi bài viết, chỉ đề cập đến Cổ Phú - Hán Phú.
Cổ phú bao gồm 3 tiểu loại : tản thể đại phú, tao thể phú và tiểu phú, nhưng thông thường nhắc đến cổ phú là nhắc đến tản thể đại phú, chỉ Hán phú, còn gọi là từ phú, dung lượng lớn, thường rất dài, hình thức chủ yếu là vấn đáp, tản văn xen lẫn với vận văn. Tác gia tiêu biểu của cổ phú là Tư Mã Tương Như và Ban Cố.
Một bài Hán phú điển hình luôn sử dụng mô thức ‘khách – chủ’, dùng lời đối thoại giữa chủ và khách để triển khai nội dung tác phẩm. Thất phát của Mai Thặng đời Tây Hán dựng ra tình huống Sở thái tử mắc bệnh, Ngô khách vào thăm, dùng hình thức vấn đáp để viết nên một bài phú mang ý khuyên răn. Tử Hư và Thượng lâm của Tư Mã Tương Như đời Tây Hán cũng dùng hình thức vấn đáp giữa nhiều nhân vật để trình bày nội dung tư tưởng, trong đó, Tử Hư là cuộc diễn thuyết tay ba giữa Tử Hư – bề tôi nước Sở - với Tề vương và Ô Hữu tiên sinh, còn Thượng lâm được viết tiếp như phần hai và cũng là cao trào của cuộc trò chuyện,
Kết thúc của Hán phú thường theo một công thức riêng, với một vài câu thơ cuối bài, hoặc học cách ‘loạn viết’, ‘từ viết’ trong « Sở từ ». Đến thời Lục triều, các bài tiểu phú hầu như đều được kết thúc bằng ‘ca viết’ và ‘hựu ca viết’. Các tác giả phú Việt Nam đặc biệt yêu thích hình thức này. Điển hình như Lý Tử Tấn, không bài phú nào của ông thiếu phần ‘ca viết’, cá biệt có Thọ vực phú sử dụng đến bốn lần ‘ca viết’, chia làm bốn đoạn khá dài, khiến cho kết cấu tác phẩm có phần không tương xứng.
Tản thể Phú, Tao thể phú chủ yếu với đặc điểm cuối một số câu lại gắn thêm chữ ‘hề’.
Thí Dụ:
Trích đoạn Thiệp Giang của Khuất Nguyên
Thiệp giang
Dư ấu hiếu thử kỳ phục hề,
Niên ký lão nhi bất thôi.
Đới trường giáp chi lục ly hề,
Quan thiết vân chi thôi nguy.
Bị minh nguyệt hề,
Bội bảo lộ.
Thế hỗn trọc nhi mạc dư tri hề,
Ngô phương cao trì nhi bất cố.
Giá thanh cầu hề tham bạch ly,
Ngô dữ Trùng Hoa du hề Dao chi phố.
Đăng Côn Lôn hề thực ngọc anh,
Dữ thiên địa hề tỷ thọ,
...
Qua Sông - Phan Kế Bính dịch
Ta thuở nhỏ ưa mặc đồ lạ hề,
Tuổi đã già mà chưa thôi.
Đeo gươm dài chi lấp lánh hề,
Đội mũ “thiết vân” chi cao lồi.
Châu “minh nguyệt” hề ta đeo,
Ngọc “bảo lộ” hề ta có.
Đời đục vẩn mà không ai biết ta hề,
Ta cứ ruổi mau mà chẳng ngó.
Cưỡi con “thanh cầu” hề kém con “bạch ly”,
Ta cùng với Trùng Hoa hề chơi ở Dao Phố.
Trèo lên núi Côn Lôn hề, ăn cánh hoa tươi.
Sánh tuổi thọ với trời đất hề,
....
.Trích đoạn Ai Nhị Thế Phú của Tư Mã Tương Như
哀二世賦
Ai Nhị Thế Phú
(Tư Mã Tương Như)
Đăng pha đà chi trường bản hề,
Bộn nhập tằng cung chi tha nga.
Lâm khúc giang chi kỳ châu hề,
Vọng nam sơn chi sâm si.
Nham nham thâm sơn chi hồng hồng hề,
Thông cốc hoát hồ hàm ha.
Cốt hức hấp tập dĩ vĩnh thệ hề,
Chú bình cao chi quảng diễn.
Quan chúng thụ chi ống ái hề,
...
Bản dịch Thơ Ngô Trần Trung Nghĩa
Thương Thay Tần Nhị Thế`
Lên sườn núi dài nhấp nhô chừ,
Dẫn thẳng vào cung điện nguy nga.
Bên bãi đoạn sông uốn quanh chừ,
Xa trông non nam lô nhô.
Liên miên núi thẳm cao chót vót chừ,
Khe sâu nối tiếp khe sâu.
Dòng nước cuồn cuộn chảy về xa chừ,
Đổ vào đồng rộng thẳng tắp.
Xem cây cối xanh tươi tốt chừ,
Ngắm rừng trúc mọc thành bụi.
...
Trên đây là hai bài Phú một thời Chu (Khuất Nguyên), một thời Hán (Tư Mã Tương Như), điểm đặc biệt của Cổ Phú nói chung hay Hán Phú nói riêng, ở cuối một số câu có thêm chữ Hề 兮, trong khi Phú Việt thì không có, vì Phú của Chúng ta thường làm theo thể Đường Phú.
Phú có rất lâu đời ở Trung Hoa và được phát triển hoàn chỉnh, thì ở Việt Nam chỉ mới xuất hiện sau này mà thôi.
Huỳnh Hữu Đức
(Theo Phan Kế Bính - Dương Quảng Hàm - TS Phan Thu Vân - Thi Viên.net)
Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024
Tình Thu
Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2024
Thứ Tư, 9 tháng 10, 2024
Điều trân quý
Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2024
Nhớ - Thương Yết Hậu Thất Ngôn Tứ Tuyệt
Nhớ
Cô đơn cung quế thêm buồn tủi
Một bóng Hằng Nga nhớ thế gian
Nào khác mình đang mơ cố quận
Than.
Thương
Đất khách trời cao lạnh khói sương
Niềm riêng tâm sự biết ai tường
Đôi câu thố lộ tình quê cũ
Thương.
Quên Đi
***
Nhớ
Xưa đó bến đưa năm tới về
Bảy năm xa cách chẳng thăm quê
Tai trời, ách nước chia đôi ngả
Thề.
Thương
Hăm ba năm vắng kiếm tìm nhau
Mái tóc mây bay đã nhạt màu
Bôi xóa thời gian, nhìn chẳng rõ
Trao.
Lộc Bắc
***
Nhớ
Đã mấy xuân đi chạnh nhớ người
Cô phòng sương lạnh nỗi đầy vơi
Tâm tư giấu kín nào ai biết
Khơi
Thương
Một lần cách biệt biết tìm đâu
Chẳng hẹn chờ nhau đến bạc đầu
Mãi đợi suốt đời thương trọn kiếp
Sau
Kim Oanh
***
Nhớ
Nỗi nhớ muộn màng cứ dậy lên
Râm ran gọi hạ mãi vang rền
Hồn ta năm cũ hay thôi đã
Quên.
Thương
Hai mái đầu xanh điểm tuyết sương
Tương tư một đóa đẫm vô thường
Muộn phiền sao mãi ôi sao mãi
Vương.
Kim Phượng
Thứ Tư, 2 tháng 10, 2024
Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2024
Tiếng Nguyệt Cầm
Xướng
Họa :
Vọng Tiếng Nguyệt Cầm
***
Bi KhúcTỳ bà bi khúc bặt âm còn
Che khuất mặt người tiếng nỉ non
Mang mối ưu sầu hồn khắc khoải
Nặng lòng trắc ẩn dạ hao mòn
Tình duyên dang dở hoen môi mắt
Kỹ nữ sụt sùi nhạt phấn son
Vang vọng âm ba hồ lụa xé
Đèn khêu rượu chuốc mộng không tròn
Kim Phượng
Thứ Hai, 23 tháng 9, 2024
"Gút Mắt" trong Phép Đối: Tĩnh và Động Từ
Theo Thầy Dương Quảng Hàm: "Đối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau.
1/ Đối ý là tìm hai ý tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
Hiện thực đối với Trừu tượng:
Niềm xưa trung ái thề chẳng phụ,
Cảnh cũ điền viên thú đã quen.
Hương chập chờn bay khóm trúc đào.
(trích Gió Khuya - Quách Tấn)
Vun thông tưới cúc ba thằng nhỏ,
Ðỏ lửa trà hâm một mụ hầu.
Mái tóc chòm xanh chòm lốm đốm,
Hàm răng chiếc rụng chiếc lung lay.
(trích Cảnh Già - Nguyễn Khuyến)
Huỳnh Hữu Đức
Thứ Năm, 19 tháng 9, 2024
Thứ Hai, 16 tháng 9, 2024
Miếng Bánh Năm Xưa