▼
Thứ Ba, 31 tháng 12, 2024
Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2024
Thứ Hai, 23 tháng 12, 2024
Với Vợ Nhà
Với Vợ Nhà
Thêm một đông về em có hay
Se se hơi lạnh suốt đêm ngày
Cành khô trụi lá chờ xuân đến
Bóng xế vững lòng mặc tóc phai
Mờ mịt quê nhà tuy cách trở
Đong đưa số phận chẳng hề lay
Niềm vui phía trước còn đang đợi
Thêm một đông về em có hay.
Quên Đi
Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2024
Đôi Dòng về video mạn đàm của Chủ tịch VBHN và nhà thơ Kim Phú
Có một Bạn gởi cho tôi video cùa nhóm Văn Bút Cali
và Nhà thơ Kim Phú. Sau đó Em hỏi ý kiến
tôi về video này.
Sau khi xem xong, tôi có vài ý kiến như sau:
Qua nội dung video Mạn đàm, xin phép tổng hợp những ý chính như sau:
1-
Thời điểm 7 phút 58 giây: Thơ Đường luật chữ Nôm bắt nguồn từ Hàn
Thuyên. Thơ Đường luật của mình ở đây nói của Tàu là không đúng, mình
chỉ mượn luật của thơ Đường để làm thơ nên thơ của mình gọi là Luật Thi.
2- Thời điểm 9 p 20: Chữ quốc ngữ do nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes làm ra.
3- Thời điểm 14 p 20: dùng chữ trong sáng tao nhã, không nên dùng chữ tối nghĩa.
4- Thời điểm phút thứ 22: Nhịp Thơ bắt buộc là 2/2/3. hoặc 4/3. Không được dùng nhịp 3/4, như thế là sai.
5- Thời điểm phút thứ 23: Khi làm thơ phải tránh 20 bệnh lỗi.
6- Sử dụng từ Hán Việt. Lời tựa quyển Văn Nhân Lục.
Mạn phép nhận xét về những nội dung trên:
1-
Hàn Thuyên vốn họ Nguyễn, người huyện Thanh lâm (nay là Phủ Nam sách, tỉnh Hải dương) đậu thái học sinh về đời vua Trần Thái Tôn (1225-1257)
Theo lời Sử chép, ông đương làm hình bộ thương thư, có con \cá sấu đến sông Phú lương (tức sông Nhị Hà) Vua sai ông làm bài văn vất xuống sông. Cá sấu tự đi. Vua thấy việc ấy giống việc Hàn Dũ bên tàu nên cho ông đổi họ Hàn.
Về bài văn ném xuống sông để đuổi cá sấu này, sử không chép rõ là viết theo thể văn nào và làm bằng Hán văn hay Việt văn; vậy ta cũng không nên vội cho như ý kiến thông thường rằng bài ấy là một bài văn tế và viết bằng tiếng nôm. Chỉ khi nào tìm thấy nguyên bài văn ấy mới giải quyết được vấn đề ấy, mà hiện nay thì bài ấy không thấy chép ở sách nào cả.
Theo lời Sử chép, ông đương làm hình bộ thương thư, có con \cá sấu đến sông Phú lương (tức sông Nhị Hà) Vua sai ông làm bài văn vất xuống sông. Cá sấu tự đi. Vua thấy việc ấy giống việc Hàn Dũ bên tàu nên cho ông đổi họ Hàn.
Về bài văn ném xuống sông để đuổi cá sấu này, sử không chép rõ là viết theo thể văn nào và làm bằng Hán văn hay Việt văn; vậy ta cũng không nên vội cho như ý kiến thông thường rằng bài ấy là một bài văn tế và viết bằng tiếng nôm. Chỉ khi nào tìm thấy nguyên bài văn ấy mới giải quyết được vấn đề ấy, mà hiện nay thì bài ấy không thấy chép ở sách nào cả.
- Nhân việc đuổi cá sấu kể trên, Sử chép thêm rằng: Hàn Thuyên có tài làm thơ phú Nôm; người đời ấy nhiều người bắt chước. Đời sau, thơ quốc âm gọi là Hàn luật là vì thế.
Ta phải nhận rằng Hàn luật không phải do ông sáng tác ra; đó chỉ là Đường luật (luật thơ phú của nhà Đường bên Tàu) mà ông đã biết ứng dụng vào việc làm thơ phú quốc âm thôi. Tuy vậy công ông không phải là nhỏ. Vì có ông biết theo Đường luật làm thơ phú nôm thì về sau mới có người bắt chước mà nền văn nôm ở nước ta mới thành lập từ đấy. (theo G/S Dương Quảng Hàm)
Người
Việt chúng ta sử dụng từ Luật Thi mang ý nghĩa là tất cả các thể thơ có
quy luật rõ ràng. Thí dụ như thơ Lục Bát, Song Thất Lục Bát, bao gồm cả
thơ Đường Luật.
Người Tàu dùng
chữ Luật Thi (để chỉ Thơ Luật thời Đường hay Cận Thể) để phân biệt với
các thể thơ khác. Vì Người Tàu chỉ có thơ Luật thời Đường là có quy luật
rõ ràng.
Luật Thi không phải là thơ Đường luật chữ Nôm như ý kiến cùa nhà thơ Kim Phúc.
2- Chữ Quốc ngữ Việt Nam được hình thành không phải do giáo sĩ Alexandre de Rhodes theo phát biểu của nhà thơ Kim Phú,
mà là công trình của các nhà truyền giáo Dòng Tênh Bồ Đào Nha, Pháp và
Ý, do giáo sĩ Francisco de Pina người thông thạo tiếng Việt khởi đầu.
Khi Alexandre de Rhodes đến xứ Đàng Trong thì
phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng ký tự Latinh, nay gọi là chữ Quốc
ngữ, đã và đang được hình thành.
Alexandre de Rhodes đã thừa hưởng di sản của những giáo sĩ tiền bối. Ông không phải là người tạo ra chữ Quốc ngữ nhưng
có công hệ thống hóa và san định hệ chữ này, cũng như biên soạn và giám
sát việc ấn hành Từ điển Việt–Bồ–La, là cuốn từ điển tiếng Việt đầu
tiên.
3-
Trước đây, các thi nhân tiền bối của ta khi làm thơ hay sử dụng các
điển tích.khiến các thế hệ sau khó tường tận. Ngày nay, chúng ta làm thơ
sử dụng nhiều từ Hán Việt đôi lúc làm cho bài thơ khó hiểu (ở mục 6 sẽ
giải thích rõ hơn).
4-
Theo nhà thơ Kim Phú, Thơ Đường Luật chỉ làm theo nhịp 2/2/3 hoặc 4/3.
Nhịp 3/4 là sai. Sự thật không cứng nhắc như thế, mà tuỳ theo tâm trạng của tác giả.
Mời xem một vài câu trích từ các bài thơ của Tiền nhân:
Trải bao trăng gió / xuân già giặn
Trời dẫu già / nhưng núi vẫn non.
(Chơi Núi Non Nước Nguyễn Khuyến)
Chết riêng dễ / một mình anh nhỉ
Sống bận ra / chi lũ chúng mày...
Trải bao trăng gió / xuân già giặn
Trời dẫu già / nhưng núi vẫn non.
(Chơi Núi Non Nước Nguyễn Khuyến)
Chết riêng dễ / một mình anh nhỉ
Sống bận ra / chi lũ chúng mày...
(Bỡn Người Làm Mối Trần Tế Xương)
Hỏi vợ / vợ còn đi chạy gạo,
Gọi con / con mãi đứng chơi đình.
(Đau Mắt Trần Tế Xương)
Chàng đi theo nước / thiếp theo chàng
Thiếp chết trinh / mà chàng chết trung...
(Vịnh bà Phan Thị Thuấn Dương Bá Trạc)
Tình cũng lơ / mà bạn cũng lơ
Bao nhiêu khăng khít / bấy ơ hờ...
(Trơ Trọi Quách Tấn)
Em lại nhé / ngày sau / sẽ gặp
Anh đi thôi / bước trước / còn xa.
(Tặng Biệt Quách Tấn)
Qua các thí dụ trên, chúng ta thấy có rất nhiều nhịp thơ khác như 3/4 , 3/2/2 hay 2/3/2. 2/5...
Như thế, nếu chúng ta làm thơ theo nhịp của các Tiền Bối có bị sai chăng?
Hoàn toàn không hề sai. Làm thơ Đường Luật chỉ sai khi phạm vào 5 quy tắc: Vận, Thanh, Niêm, Đối và Bố Cục.
Hỏi vợ / vợ còn đi chạy gạo,
Gọi con / con mãi đứng chơi đình.
(Đau Mắt Trần Tế Xương)
Chàng đi theo nước / thiếp theo chàng
Thiếp chết trinh / mà chàng chết trung...
(Vịnh bà Phan Thị Thuấn Dương Bá Trạc)
Tình cũng lơ / mà bạn cũng lơ
Bao nhiêu khăng khít / bấy ơ hờ...
(Trơ Trọi Quách Tấn)
Em lại nhé / ngày sau / sẽ gặp
Anh đi thôi / bước trước / còn xa.
(Tặng Biệt Quách Tấn)
Qua các thí dụ trên, chúng ta thấy có rất nhiều nhịp thơ khác như 3/4 , 3/2/2 hay 2/3/2. 2/5...
Như thế, nếu chúng ta làm thơ theo nhịp của các Tiền Bối có bị sai chăng?
Hoàn toàn không hề sai. Làm thơ Đường Luật chỉ sai khi phạm vào 5 quy tắc: Vận, Thanh, Niêm, Đối và Bố Cục.
Sử dụng nhịp 3/4 không hề sai như nhà thơ Kim Phú khằng định. Vì đây không phạm 5 nguyên tắc của Đường Luật.
5-
Luật thơ Đường chỉ có 5 quy định, có từ ngàn năm nay, bắt buộc người
làm thơ phải tuân theo đó là Thanh, Niêm, Vận, Đối và Bố Cục. Chỉ cần tuyệt đối tôn trọng 5 quy định của Đường Luật, và khi làm thơ, đọc lên đừng bẻ miệng chói tai là được.
Khi giới thiệu bài thơ "Tình Già" trên báo Phụ Nữ Tân Văn năm 1932, Phan Khôi có viết:
Mỗi
khi tôi muốn làm một bài thơ Hán Thi, thì ông Lý, Ông Đỗ đã choán trong
đầu tôi rồi. Còn thơ Nôm ư? bà Huyện Thanh Quan đã ngăn ngang
ngực...cái ý họ chưa nói, mình tính nói ra, thì bị những Niêm, những
Vận, những Luật bó buộc mà nói không được...
Chỉ với 5 quy định trên thôi, đã khiến nhà thơ Phan Khôi phải bó tay rồi.
Tiền nhân có vô vàng bài thơ tuyệt tác, nếu căn cứ vào các bệnh lỗi của người thời nay, tát cả tiền bối vi phạm rất nhiều.
Hãy
xem xét tất cả thư tịch của tiền nhân,chúng ta không thấy văn
bản nào nói đến 20 Bệnh lỗi mà nhà thơ Kim Phú đề cập. Đó chỉ là những
lỗi do các nhà thơ thời nay đặt ra, dù có phạm cũng chẳng có gì là quan
trọng cả. Chúng ta học làm thơ dựa vào lời dạy của tiền nhân là chính
hay dựa vào lời daỵ các nhà thơ ngày nay dăng vô tội vạ trên mạng Internet là chính?
6-
Khi sử dụng từ Hán Việt phải thật kỹ lưỡng, nhất là khi ghép chữ càng
đắn đo hơn. Vì từ Hán Việt có rất nhiều nghĩa Việt. Như chữ Minh vừa có
nghĩa là sáng (明) nhưng Minh cũng có nghĩa là tối (冥)...
Chữ Lục tuy đã sử dụng từ lâu. Nhưng khi ghép với chữ Văn Nhân khiến tựa đề Văn Nhân Lục khá khó hiểu vì chữ Lục có rất nhiều nghĩa:
. Đề Tựa "Văn Nhân Lục" có nghĩa gì? Người viết văn họ Lục, 6 Nhà văn (Lục có nghĩa là 6), hay là Sách Ghi Chép Về Các Người Viết Văn và còn nhiều nghĩa nữa...vì thế để rõ ràng chúng ta cần phải thêm dòng chữ Hán bên dưới: 文 人 錄 (Văn Nhân Lục)
- 僇 lục: Nhục nhã, 六 lục: Sáu, số đếm. 綠 lục: Sắc xanh biếc, xanh mà lại lẫn cả sắc vàng gọi là lục...
. Đề Tựa "Văn Nhân Lục" có nghĩa gì? Người viết văn họ Lục, 6 Nhà văn (Lục có nghĩa là 6), hay là Sách Ghi Chép Về Các Người Viết Văn và còn nhiều nghĩa nữa...vì thế để rõ ràng chúng ta cần phải thêm dòng chữ Hán bên dưới: 文 人 錄 (Văn Nhân Lục)
Từ Hán Việt không thể không dùng, nhưng chúng ta cũng không nên lạm dụng, đôi khi phản tác dụng.
Thế nên:
- Chữ nào tiếng Việt có thì không cần thiết phải dùng tiếng nước ngoài.
- Chữ nào tiếng Việt dùng được thì không dùng tiếng Hán Việt: cha, mẹ, ba, má không sử dụng từ phụ mẫu.
- Chữ nào tiếng Việt không nói lên được ý nghĩa thì dùng từ Hán Việt: đạo đức, lương tri, quốc gia...
-
Chữ nào tiếng Việt không thể diễn tả hết ý nghĩa: như khi đề cập đến
bài hát nói lên thói quen của một vùng nào đó, chúng ta dùng chữ phong
dao.
-...
Bài viết này chỉ là góp thêm vài ý kiến mà thôi. không hề có ý gì khác. Nếu có gì thất lỗi, hay mạo phạm mong thông cảm cho.
Huỳnh Hữu Đức
Thứ Hai, 9 tháng 12, 2024
Thứ Ba, 3 tháng 12, 2024
Mừng Thượng Thọ Trần Tiền Bối
Mừng Thượng Thọ Trần Tiền Bối
Cửu Tuần kính thọ Lão Thi Nhân
Đại thụ Vườn thơ Thế Vĩnh Trần
Phong ba tuế nguyệt an nhiên tại
Ý động hoa khai ngọn bút thần.
Quên Đi
Kính Chúc Anh Tám Vĩnh Thi Đàn Văn Xương Các mãi luôn dồi dào sức khoẻ.
Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2024
Bài Thơ Vô Thức
Người là giống chi chi
Phải chăng một động vật quái dị?
Có đầu óc tinh ma
Thường mơ mộng cao xa
Mà chả thiết tha hiện tại
Cho dù hiện tại rất tuyệt vời
Rất nhàn hạ thảnh thơi
Vẫn cứ nơi nầy trong núi nọ
Tự gây thêm điều khó
Rồi đổ thừa số phận
Mà không nhìn lại bản thân
Quả thật là ích kỷ
Một động vật quái dị!
Quên Đi