Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021
Nỗi Niềm
Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021
Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021
Bản Ngã
Dẫu tuổi có già vẫn mộng mơ
Chữ tình muôn thuở thật vô bờ
Gặp tài mấy kẻ không ham hố
Thấy sắc bao người chẳng ngẩn ngơ
Suy gẫm nhân gian nầy vốn trọc
Xét ra nẻo đạo quá xa mờ
Thôi thì hãy cứ tuỳ duyên vậy
Lo nghĩ chi nhiều vấy cả thơ
Quên Đi
Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021
Trường Can Hành - Lý Bạch
Dẫu tận Trường Phong Sa.
Quên Đi
***
TRƯỜNG CAN HÀNH
Ngũ ngôn Cổ phong Nhạc phủ : 李白 Lý Bạch
*CHÚ THÍCH :
- Phúc Ngạch : Phúc là Đậy, Ngạch là Trán; nên Phúc Ngạch là Phủ trán.
- Kịch : không phải là Kịch nghệ, ở đây có nghĩa là Chơi Đùa.
- Hiềm Sai : là Nghi Ngại. Vô Hiềm Sai là Không nghi ngại gì cả, rất vô tư.
- Triển Mi : là Mở mày. Ta hay nói là Mở Mày Mở Mặt, ý chỉ Mặt Mũi đã trưởng thành, đã đẹp đẽ. Mở Mày Mở Mặt trong tiếng Việt ta còn dùng để chỉ Vui Vẻ hân hoan vì Hãnh Diện bởi việc gì đó.
- Nguyện Đồng Trần Dữ Hôi : là Nguyện cùng tro cùng bụi, ý muốn nói là Sẽ Đồng cam cộng khổ với nhau. - Bão Trụ Tín : là theo Thành ngữ : BẢO TRỤ CHI TÍN抱柱之信 là Cái Uy Tín Về Việc Ôm Cột ( Cầu ). Theo sách TRANG TỬ : VĨ SINH hẹn với cô gái ở dưới trụ cầu. Khi nước lớn, cô gái không đến, VĨ SINH ôm lấy cột cầu "chịu trận" mà chết. Si tình đến thế là cùng !
Vọng Phu Đài : là Đài Trông Chồng, ở cách Nam Huyện của tỉnh Tứ Xuyên hai ba chục dặm. Tương truyền là nơi của Tôn Phu Nhân đứng để ngóng trông Lưu Bị, khi Bị đã chết ở Bạch Đế Thành
- Cù Đường : Tên một bến nước, ở phía thành đông của Quỳ Châu Phủ, tên cũ là Tây Lăng Giáp, là cửa ngỏ ra vào của Tam Giáp, hai bên vách đá dựng đứng giữa dòng Trường Giang.
- Hành Tích : là Dấu tích của bước chân đã đi qua. Là Dấu Giày.
- Tam Ba : là Ba Quận, Ba Đông, Ba Tây, hợp xưng là Tam Ba.
- Trường Phong Sa : là địa danh, nay thuộc huyện Qúy Trì, tỉnh An Huy.
* NGHĨA BÀI THƠ :
KHÚC HÁT XỨ TRƯỜNG CAN
*DIỄN NÔM :
Bẻ hoa chơi lảng vảng trước sân.
Ngựa tre chàng cưỡi đến gần,
Chạy quanh bờ giếng ghẹo cành mai xanh.
Xứ Trường Can em anh cư trú,
Hai bé con vẫn cứ thơ ngây,
Mười bốn làm vợ chàng ngay,
Thẹn thùa chưa biết mảy mai chuyện tình.
Cứ quay đầu mặt nhìn vào vách,
Gọi ngàn lần… nhìn vách làm thinh.
Mười lăm mới đắm đuối tình,
Nguyện cùng lên thác xuống ghềnh có nhau !
Như Vĩ Sinh ôm cầu giữ hẹn,
Nào phải cần thẹn đá vọng phu.
Mười sáu chàng phải viễn du,
Cù Đường non nước mịt mù xa xôi.
Trời tháng năm tơi bời nóng bức,
Tiếng vượn buồn thổn thức mây xanh.
Dấu giày đưa tiễn bước anh,
Giờ đà đã phủ rêu xanh mất rồi !
Rêu xanh phủ ngậm ngùi khôn quét,
Lá vàng rơi gió rét thu sang.
Trung thu tháng tám bướm vàng,
Song song đôi lứa bay sang vườn đoài.
Thấy đôi bướm ai hoài lòng thiếp,
Hồng nhan sầu ai biết già mau.
Sớm chiều mơ ước bên nhau,
Nếu thư chàng báo về mau lại nhà,
Thiếp sẽ chẳng nề hà đường xá,
Nguyện vượt ngàn đến xứ Tam Ba.
Thẳng dong tận Trường Phong Sa,
Đón chàng về lại quê nhà đoàn viên !
是妾斷腸時 ! Thị thiếp đoạn trường thì !
Có nghĩa :
Khi chàng nhớ trở lại nhà,
Là khi lòng thiếp xót xa đoạn trường !
***
Trường Can Hành
Tóc lòa xòa chấm trán
Ngoài cổng đang hái hoa
Chàng lấy tre giả ngựa
Chạy quanh sạp đùa mai
Cùng sống tại Trường An
Cả hai đều trẻ dại
Mười bốn tuổi thành thân
Tuy gần lời ngại tỏ
Em thẹn thùng giấu mặt
Ngàn tiếng gọi vẫn im
Đến mười lăm thì đã
Vui cộng khổ bên nhau
Trước sau nguyền chung thủy
Dẫu đến Vọng Phu Đài
Mười sáu chàng lại đi
Tận Cù Đường Diễm Dự
Tháng Năm chẳng thể tới
Tiếng vượn buồn ngất trời
Trước cửa dấu chân in
Nhìn quanh rêu phủ đầy
Làm sao quét sạch đây
Thu chớm về lá rơi
Đàn bướm trời tháng Tám
Vườn cỏ vờn từng đôi
Cảnh ấy ôi não lòng
Lo nhan sắc chóng già
Khi nào tới Tam Ba
Nhớ thư về báo tin
Ngại gì đường diệu vợi
Dẫu đến tận Phong Sa
Kim Phượng
***
Trường Can Hành
- Dịch ngũ ngôn
Tóc thiếp che vầng trán
Trước cửa khẽ đùa chơi
Trúc Mã chàng thả đến
Quanh giếng đùa Thanh Mai.
Quê Trường Can khôn lớn
Hai đứa còn thơ ngây
Làm vợ năm mười bốn
E thẹn giữ lâu dài
Quay đầu vào vách trốn
Chàng khều nắm không xoay.
Mười lăm đà mở mặt
Thề cộng khổ đồng tay
Lòng thủy chung đã quyết
Dẫu lên Vọng Phu đài.
Mười sáu chàng dấn bước
Cù Đường, Diễm Dự ôi!
Tháng Năm không gặp được
Vượn hú trời xa xôi!
Dấu giày in trước cửa
Đã mọc đầy rêu xanh
Không quét đi được nữa
Thu sớm, lá rụng nhanh
Tháng Tám vàng bướm lượn
Từng đôi dạo vườn tây
Thiếp thương đời lẻ bạn
Ngồi ngắm phận tàn phai.
Tam Ba về sớm trễ
Cũng thư báo ngay nhà
Đường dù xa chẳng nệ
Đến vội Trường Phong Sa
- Dịch lục bát
Tóc che vầng trán lòa xòa
Vô tư trước cửa giỡn hoa miệt mài
Chàng phi Trúc Mã khoe tài
Chạy quanh giếng ghẹo Thanh Mai điệu đàng.
Lớn lên nơi xứ Trường Can
Thơ ngây còn đọng xóm làng còn ghi
Năm mười bốn tuổi thành thê
Thẹn thùa lắm nỗi thẹn e lắm điều
Đêm nằm lơ cú móc khều
Chàng kêu thiếp vẫn thảy đều làm ngơ.
Mười lăm mở mắt tìm mơ
Đồng cam cộng khổ dệt tơ lâu dài
Thủy chung giữ vẹn không sai
Lòng vui dẫu phải lên đài Vọng Phu.
Mười sáu chàng bước phiêu du
Cù Đường Diễm Dự mây mù khó khăn
Tháng Năm không thể vào thăm
Bi ai vượn hú xa xăm tầng trời.
Trước sân in đậm dấu hài
Giờ nơi lưu dấu bám dày rêu xanh
Không sao tẩy xóa quét nhanh
Thu về lá rụng lìa cành đơn côi.
Bướm vàng Tháng Tám cuốn lôi
Vườn Tây bay lượn từng đôi nhịp nhàng
Thương đời cô lẻ buồn chan
Ngồi đây ngắm phận hồng nhan chiều tà.
Nếu chàng về đến Tam Ba
Lời thư trực hướng quê nhà báo sương
Dù xa cũng chẳng ngại đường
Vội vàng thiếp sẽ đến Trường Phong Sa.
Mai Thắng - 210118
***
Khúc Ca Trường Can ThônTóc ngắn ngang tầm trán
Trước cửa hái hoa chơi...
Giả ngựa thời trúc mã
Còn dại lúc thanh mai
Cùng sống thôn Trường Can
Nghi ngại gì thơ dại
Hôn sự năm mười bốn
Còn mắc cở hôm nao ...
Nằm quay đầu vách trốn
Kêu hoài không trả lời !
Tới mười lăm dạn dĩ
Cực vẫn vui mình ơi...!
Tâm địa đâu đổi dạ
Dẫu tới Vọng Phu Đài
Đến mười sáu xa nhau
Đi Cù Đường Diễm Dự
Tháng năm chưa gặp lại
Vượn hú buồn trời cao
Dấu giày xưa ngoài cửa
Rêu xanh đã phủ đầy
Không thể quét sạch đây
Thu phong lá rụng bay
Tháng tám bướm vàng lại
Từng cặp vườn phía Tây
Thiếp tủi đời lẻ bạn
Rồi nhan sắc tàn phai
Đợi Tam Ba sớm muộn
Tin tức thư về nhà
Dù đường xa chẳng nệ
Ta đến Trường Phong Sa...
Mai Xuân Thanh
Ngày 18/01/2021
Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021
"The Good, Bad and the Ugly"
Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021
Vườn Thơ Thẩn
Bài Xướng: Vườn Thơ Thẩn
Lòng đầy cảm xúc mối tương giao
Thơ Thẩn bao năm lắm ngọt ngào
Sóng gió đã qua dù trở ngại
Tơ duyên vẫn đó chẳng hề nao
Thi đàn tái họp cùng hoan hỉ
Xướng họa câu vần thỏa khát khao
Bền vững vung bồi hoa đậm sắc
Vườn nhà hương vị sẽ bay cao.
Quên Đi
Các Bài Họa:
Vườn Thơ Thẩn
Tự bốn phương trời đến kết giao,
Buồn vui Thơ Thẩn ngọt cùng ngào.
Bao nhiêu trắc trở không lay chuyển,
Biết mấy thôi xao chẳng núng nao.
Bằng trắc luật niêm con chữ đãi,
Bổng trầm vần điệu tứ thi khao.
Thẩn Thơ chìm nổi theo năm tháng,
Bỉ cực qua rồi lại vút cao
Đỗ Chiêu Đức
13-10-2020
***
Niềm Vui Gặp Gỡ
(Kỷ niệm buổi họp mặt VTT )
Nhớ lần họp mặt buổi sơ giao
Cảm đông mừng vui đến nghẹn ngào
Chủ xị Quên Đi lòng náo nức
Vơ chồng Chiêu Đức dạ nôn nao
Cao Linh điềm đạm, người chơn chất
Đắc Thắng khoan hòa, dáng dỏng cao
Thân mật, Phương Hà cùng góp chuyện
Cả ngày rôm rã tiệc mời khao.
Phương Hà
***
Tâm Sự Chiều Thu
Tự ngẫm khi đồng mối cảm giao
Dường như đã thệ tiếp chung ngào
Âm thầm dệt chuyển vần thơ mới
Thoải mái vun bồi đạo nghĩa cao
Dõi ánh trăng vàng chia quả mộng
Chan tình tuổi lão động lòng nao
Trà sen điệu lý hương mùa cũ
Ý niệm chân thành viễn ảnh khao.
Mai Thắng
201015
***
Đêm Thu
Ngoài kia mờ ảo nước-trời giao
Lá bỏ vườn thu đứng nghẹn ngào.
Lạnh lẽo trăng khuya trùng thiết thiết
U hoài tiếng hạc dạ nao nao.
Nhành lan ấp ủ màn sương trắng
Đáy cốc mơ màng bóng nguyệt cao
Bên chén trà sen hồn lắng đọng
Nhạc buồn Thanh Thuý giọng khao khao.
MaiLoc
Oct 13-2020
***
Hoàng Hoa Kết Nghĩa
Nhập đường, chưa dám nghĩ tri giao
Lạ mặt, quen tên lòng nghẹn ngào
Tưởng tượng một ngày vui hạnh ngộ
Mộng mơ mỗi lúc thấy nôn nao
Thả vần mỹ tửu khai hương đãi
Hoà điệu hoàng hoa trổ sắc khao
Thắm nghĩa đậm tình chan chứa nắng
Trăm mầu , ngàn đoá cúc vươn cao ...
Utah 13 - 10 - 2020
Cao Mỵ Nhân
***
Hoài Nhớ
Họp Vườn Thơ Thẩn kết tâm giao
Những đóa hoa hương lắm ngạt ngào
Hải Ngoại mỏi mong lòng háo hức
Quê Nhà chờ đón dạ nôn nao
Cùng nhau đề bút trao tình ý
Tương ngộ ly mời cạn chén khao
Mới đấy đoàn viên đông đúc bạn
Thế mà bỗng chốc vắng anh Cao (*)
Kim Oanh
(*) Anh Cao Linh Tử đã mãn phần
***
Vườn Thơ Thẩn
Lâu ngày gặp lại bạn tâm giao
Tình tự đổi trao thể mật ngào
Lộc(*) khỏe nghê nhe như dạo trước
Hà(*) xem cũng vậy hệt hôm nao
Nào say cả nhé cô Kim đãi
Hãy cạn đi thôi anh Đức khao
Đừng để Thẩn Thơ thành quán vắng
Chắp muôn cánh hạc vút bay cao.
(*) Xin phép anh Mai Lộc và chị Phương Hà
Thái Huy
14/10/2020
***
Thơ Thẩn Vườn Xưa
Thơ Đường xướng họa cũng tâm giao
Bạn quý thầy yêu vẫn ngạt ngào
Nhớ buổi hôm nao lòng quyến luyến
Thương ngày tháng mấy dạ nôn nao
Tao nhân tới viếng em chào đón
Mặc khách vãng lai chị đãi khao
Biên khảo, văn chương bài súc tích
Thơ tranh minh họa với tầm cao !...
Mai Xuân Thanh
Ngày 14/10/2020
***
Tửu Phùng Tri Kỷ
Hương vị Đinh lăng lắm ngạt ngào
Kết tình thi hữu buổi tâm giao
Thời gian xa cách tình không đổi
Giây phút cận kề dạ chẳng nao
Rượu chuốc rượu mời cùng họp lại
Chén thù chén tạc chúc mừng khao
Tửu phùng tri kỷ bao nhiêu đủ
Cảm hứng hồn thơ nhẹ vút cao
Kim Phượng
Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021
Thơ Vui Ngày Tết: Bó Tay
Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2021
Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2021
Thành Ngữ Trâu
Thơ Xướng:
Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021
Thứ Năm, 11 tháng 2, 2021
Điểm Danh Trâu
Thứ Tư, 10 tháng 2, 2021
Thứ Ba, 9 tháng 2, 2021
Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021
Những Câu Đối Thú Vị
Tôi xin giới thiệu ra đây cùng Các Vị giải trí trong những ngày đầu năm mới.
1 - Hồ Xuân Hương với anh người Tàu
vế ra: Chân đi hài Hán - tay bán bánh Đường - miệng hát líu Lương - ngây Ngô ngây ngố
Câu này do Hồ Xuân Hương ra cho 1 anh người Tàu sang An Nam bán bánh có ý trêu ghẹo bà, trong đó có tên 4 triều đại Trung Quốc là: Hán, Đường, Lương, Ngô khiến chú khách kia tẽn tò chuồn thẳng
Vế đối này phải tới hơn 200 năm sau mới có ông Trường Văn Nguyễn Phước Thắng đối lại giúp anh người Tàu, trong đó sử dụng tên 4 triều đại của Việt Nam là: Đinh, Triệu, Lý, Mạc rất chỉnh:
Tóc cắt đầu Đinh - vai nghinh lá Triệu - bụng liệu lẽ Lý - mộc Mạc mộc mà
Nếu nói phải hơn 200 năm sau mới có ông Trường Văn Nguyễn Phước Thắng đối lại! Như thế có cường điệu quá chăng?
Có thể do câu đối này của Hồ Xuân Hương ít được biết đến nên không có người đối.
Theo Tôi,
Vế Ra này được xướng theo lối Vè, Vế Ra ngoài chữ Hán gieo vần với chữ Bán, còn có chữ Đường gieo vần với chữ Lương. Nhưng vì lý do khách quan nên Vế Đối trên không thể rất chỉnh mà chỉ tương đối chỉnh mà thôi.
Nếu đối như trên, dầu biết không thể chỉnh, Tôi xin mạn phép đối cho vui:
Mình mặc áo Hồng - Nhà trống thôn Mạc - Lời khoát muôn Triệu - Nói Lý nói vè.
Tôi cũng dùng 4 triều đại của Việt Nam để đối lại: Hồng Bàng, Mạc, Triệu và Lý để đối. Đúng ra, chữ cuối của đoạn 3 là Triệu phải bắc vần với chữ cuối của đoạn 2 là Mạc. Nhưng vương triều Việt Nam quá ít nên đành chịu.
Huỳnh Hữu Đức
***
Bấy Giờ ở kinh đô Thăng Long có bốn danh sĩ được gọi là "Trường An Tứ Hổ" gồm Vũ Diệm, Nguyễn Bá Lân, Nhữ Đình Hiền cùng Nguyễn Công Thái rủ nhau đến nhà bà Đoàn Thị Điểm để thử tài. Bà ra câu đối:
Đình tiền thiếu nữ khuyến tân lang
(Trước sân, thiếu nữ mời ăn trầu). Tân lang(*) là trầu cau, lại đồng âm (Hán) với tân lang là chàng rể mới. Tràng An Tứ Hổ đều chịu phục không nghĩ ra câu đối lại. Phải chờ đến gần 300 năm sau khi văn hóa phương Tây đã xâm nhập vào Việt Nam mới có người là Trường Văn Nguyễn Phước Thắng đối lại được câu trên như sau:
Các hậu trưởng nam hoài cựu ước
(Sau lầu, người con trai lớn nhớ lời nguyện ước cũ) (Cựu ước là lời ước nguyện cũ, cũng có nghĩa là Kinh Cựu Ước trong đạo Thiên Chúa)
Trường hợp Vế Ra này của Đoàn Thị Điểm cũng tương tự như Vế Ra ở bên trên của Hồ Xuân Hương. Nhưng đây là vế đối thơ, tôi cũng mạn phép đối:
Thư nội tiểu sinh tầm hậu nghệ
(Từ trong sách cậu học trò tìm học nghề cho mai sau . Hậu nghệ ngoài nghĩa nghề nghiệp mai sau, còn là tên của chồng Hằng Nga: Hậu Nghệ).
(*) Tân Lang : ý chỉ cây cau không phải là trầu cau
Huỳnh Hữu Đức
3 - Bà Đoàn Thị Điểm và Trạng Quỳnh:
Trạng Quỳnh rất si mê Đoàn Thị Điểm… Một lần biết bà đang tắm, Quỳnh liền đến bên nhà tắm và đòi bà cho vào ‘xem’. Bà một mực từ chối, nhưng Quỳnh cứ nằng nặc, năn nỉ đòi vào. Nhanh trí bà nghĩ ra một cách đối phó, bà nói sẽ ra một vế đối, nếu Quỳnh đối được sẽ cho vào xem, không thì từ lần sau phải xách cho bà tắm. Quỳnh đồng ý.
Vế ra:
Da trắng vỗ bì bạch.
Từ ‘bì bạch’ theo nghĩa tiếng Hán cũng chính là ‘da trắng’, như vậy bản thân vế đối này đã chính là một câu đối. Từ ‘bì bạch’ còn là một từ tượng thanh mô tả tiếng kêu của tay vỗ vào mình khi có nước chảy. Vậy thì bì bạch ở đây vừa là tượng hình (da trắng) vừa là tượng thanh (tiếng động). Trạng Quỳnh nghĩ nát óc không tìm ra vế đối lại, cho đến lúc Đoàn Thị Điểm tắm xong bước ra ngoài vẫn còn thấy đang đứng nghĩ trán vã cả mồ hôi, từ đó mỗi lần cô Điểm tắm đều có mặt Trạng Quỳnh nhưng Quan Trạng chỉ đóng vai trò là người xách nước
Trời xanh màu thiên thanh (tương truyền là của Trạng Quỳnh sau đó rất lâu mới nghĩ ra)
Quạ vàng đội kim ô (không rõ)
Tay tơ sờ tí ti (khuyết danh)
Nhà vàng ngồi đường hoàng (không rõ)
Áo vàng mặc trang hoàng (khuyết danh)
Đêm đen sờ dạ thâm (không rõ)
Đêm đen nhìn tối thui (chưa biết)
Mây đen quyện ô vân (Phạm Tuyên)
Gấu vàng ăn Hùng Hoàng (chưa rõ)
Tóc xanh thấy phát thương (chưa rõ)
Béo phù thở phì phò (Lê Anh Chí)
Áo xanh lay lục phục (Lê Anh Chí)
Quần áo vung phùng phục (Lê Anh Chí)
Đá chàm sờ lam nham (Lê Anh Chí)
Suối đỏ khoan thông hồng (khuyết danh)
Biển Tây có Hải Âu (khuyết danh)
Lên núi gặp thượng sơn (khuyết danh)
Bắp vàng đợi ngô huỳnh (khuyết danh)
Mực đen dính mặc huyền (khuyết danh)
Giấy đỏ viết chu da (khuyết danh)
Sen xấu mọc liên tục (khuyết danh)
Bẩy xanh la thất thanh (khuyết danh)
Lưỡi đỏ ngó thiệt hồng (khuyết danh)
Ra vào đòi giao hợp (khuyết danh)
Mũi thấp hun tị ti (khuyết danh)
Giếng nhỏ bé tỉnh tinh (khuyết danh)
"Da trắng vỗ bì bạch" Đây mới quả thật là Vế Ra hóc búa.
Nhìn lên trên, chúng ta thấy có mấy mươi Vế Đối. Tuy đã có nhiều Vế Đối như thế, nhưng Tôi cho rằng chưa có vế đối được.
Ngoài những ý nghĩa về tượng hình tượng thanh như ở trên đã nêu, còn một điều rất quan trọng mà bài viết bên trên chưa nêu ra.
Đó chính là :Vế Ra là Câu Đối Thơ.
Đây câu 5 chữ trong Đường Luật Thi. Khi ra Vế Đối, ta phải tuân thủ Luật Bằng Trắc.
- Chữ thứ hai (trắng), chữ thứ năm (bạch) cả hai là Vần Trắc, ta phải sử dụng vần Bằng để đối lại.
- Chữ thứ tư (bì) vần Bằng, ta phải đối lại là vần Trắc.
Chúng ta nhìn lại mấy mươi Vế đối trên, không có một vế nào hội đủ các điều kiện về tượng hình, tượng thanh, luật bằng trắc..để đối lại cả.
Như thế tính đến ngày hôm nay, Vế Ra của Bà Đoàn Thị Điểm vẫn chưa có ai đối được.
Huỳnh Hữu Đức
Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021
Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021
Thứ Ba, 2 tháng 2, 2021
Trường Can Hành Kỳ 1, 2, 3 & 4 - Thôi Hiệu
Trường Can Hành của Thôi Hiệu có 4 bài Tứ Tuyệt Cổ Phong. Gồm 2 bài của người nữ hỏi
và hai bài người nam đáp. Tuy những điều hỏi cũng như đáp có vẻ bình thường, nhưng lại đầy tình ý.