▼
Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018
Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018
Từ Đất Mô Xoài Đến Bà Rịa-Vũng Tàu Phần 4
Danh Lam Thắng Cảnh Vùng Bà Rịa-Vũng Tàu:
Hiện tại thị xã Vũng Tàu nằm về phía Tây Nam tỉnh lỵ Phước Tuy và cách Sài Gòn khoảng 125 cây số. Đường vào thị xã Vũng Tàu chỉ có một con đường duy nhất là quốc lộ 15 đi từ Phước Tuy, qua rạch Cây Khế rồi dẫn vào trung tâm thị xã. Liên tỉnh lộ 51 từ thành phố Biên Hòa đi Phú Mỹ, Suối Tiên, qua thị xã Bà Rịa, rồi đến thành phố Vũng Tàu. Liên tỉnh lộ 56 từ thị xã Long Khánh đi Bà Rịa. Liên tỉnh lộ 55 từ thị xã Bà Rịa đi Long Điền, thuộc quận Long Đất, đến Phước Bửu rồi sau đó đi Bình Thuận. Từ Ngãi Giao có tỉnh lộ 328 đi Phước Bửu, thuộc Xuyên Mộc. Tuy nằm sát biển với mặt đất khá cao, lại không có sông lớn, thảo mộc vùng Bà Rịa vẫn xanh tươi vì vùng này có nhiều hồ khá rộng như hồ Kim Long, hồ Đá Đen, hồ Đá Bàn, hồ Châu Pha, hồ Sông Xoài, Lồ Ô, Suối Giàu, vân vân. Và Bà Rịa cũng có nhiều sông nhỏ như sông Ray, sông Bà Đáp, sông Đông... và trên 200 con suối nhỏ, đặc biệt suối nước nóng Bình Châu lúc nào cũng có độ nóng 80 độ C, là một tài nguyên nước suối thiên nhiên vô tận của Bà Rịa.
Vùng Bà Rịa Vũng Tàu hầu như không có mùa đông nên các bãi tắm của Vũng Tàu lúc nào cũng đầy người. Với bảy bãi biển mà bãi nào cũng có vẻ đẹp riêng của nó, nên có thể nói, vùng Bà Rịa-Vũng Tàu là vùng đất có số lượng cao nhất về khách khu du lịch như vùng Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dâu, Bãi Dứa, Thùy Dương, Hàng Dương, Biển Xanh, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Viễn Đông... Bãi Sau(19) còn có tên là Bãi Thùy Vân, nằm về phía đông nam thành phố Vũng Tàu, dài trên 8 cây số từ chân Núi Nhỏ đến Cửa Lấp. Vào buổi sáng nếu đứng ở Bãi Sau người ta thấy cảnh mặt trời mọc lên từ phía biển với vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên. Bãi Trước còn có tên là Bãi Tầm Dương, nằm ngay trong trung tâm thị xã Vũng Tàu, không đẹp như Bãi Sau nhưng cũng có rất nhiều người đến vãng cảnh và tắm biển. Vào buổi chiều từ Bãi Trước, người ta cũng sẽ thấy cảnh mặt trời từ từ lặn xuống mặt biển thật tuyệt với những màu sắc thay đổi từng giây từng phút của những tia nắng cuối ngày hòa quyện vào mặt nước trên biển(20). Dưới chân núi Lớn là Bãi Dâu, còn có tên là Bãi Phương Thảo. đây là một trong những bãi biển nhỏ nhắn và yên tĩnh nhất Vũng Tàu(21). Các Bãi Sau chừng một cây số là Bãi Dứa, còn có tên là Bãi Hương Phong, một trong những bãi tắm yên tĩnh nhất của Vũng Tàu.
Ngay từ thời Pháp thuộc, những khu du lịch nầy đã được xây dựng với đầy đủ tiện nghi cho các quan binh Pháp đến đây nghỉ dưỡng. Sau khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, người ta bắt đầu trở lại khu suối nước nóng Bình Châu. Theo các nhà y học, chất khoáng trong nước suối nóng tại đây có thể chữa trị được một số bệnh ngoài da. Đối diện phía dưới hải đăng, về phía cực nam của thị xã Vũng Tàu là Bãi Nghinh Phong, còn gọi là Bãi Ô Quắn, nằm gần Bãi Dứa. Đây là một bãi tắm hẹp, nhưng sạch sẽ, nhưng luôn có sóng lớn. Sở dĩ nó có cái tên “Ô Quắn” là vì nó được người địa phương phát âm trại ra từ chữ “Au Vent” của Pháp, có nghĩa là “Hứng Gió” hay “Đón Gió” mà tên chữ là “Nghinh Phong”. Từ con đường dọc theo bờ biển người ta có thể quan sát sinh hoạt tấp nập trên biển Vũng Tàu với từng đoàn ghe tàu đánh cá tấp nập ra vào(22). Từ Vũng Tàu người ta có thể đi bằng tàu hay ghe thuyền qua khu du lịch Thùy Dương bên phía Long Hải(23). Người ta cũng có thể đi xe từ Bà Rịa, theo quốc lộ 55 tới Long Điền, rồi từ Long Điền theo tỉnh lộ 44A đi Long Hải. Tại đây, ngoài khu du lịch Thùy Dương, còn có các thắng cảnh khác như Dinh Cô, Mũi Cơm Thiu, mũi Kỳ Vân, vân vân. Tuy nhiên, ở đây bờ biển đầy những đá lởm chởm và sóng biển vỗ mạnh hơn Bãi Trước bên phía Vũng Tàu. Tại đây có một tảng đá lớn có hình dạng như một con cóc ngồi, đầu nhô ra mé nước, chân bám trên bãi cát. Từ bãi tắm Long Hải nhìn vào, chúng ta sẽ thấy sườn núi Thùy Vân(24), giống như vòm mây từ trên cao rũ xuống, nên người địa phương đặt tên là núi ‘Thùy Vân’. Trên núi có chùa Hải Nhật, lại có một ngọn núi khác có tên là Nhật Sơn, bên dưới ngọn núi nầy có một cái vũng lớn có tên là ‘Trư Úc’(25). Phía bắt chân núi có cây cối xanh tươi, nơi mà người dân địa phương từng thấy những bầy heo rừng đến đây trú ẩn. Phía biển, có mỏm Dinh Cô(26). Tuy nhiên, tên trên bản đồ là mỏm Kỳ Vân (Cap Tivan).
Bên chân núi Nhỏ, về khoảng giữa Bãi Trước và Bãi Sau là Bãi Dứa. Sở dĩ có tên Bãi Dứa vì trước đây có rất nhiều cây dứa gai mọc xen bên bờ đá. Đây là một bãi tương đối êm sóng gió nên có rất nhiều người lớn tuổi tới đây hoặc để vãng cảnh, hoặc để tắm biển. Ven núi Lớn cách Bãi Trước khoảng 3 cây số là Bãi Dâu. Bãi này cạn và hẹp, lại nằm lọt vào bên trong cửa vịnh Gành Rái nên không có sóng gió. Cách núi Nhỏ chừng 200 mét, ngoài khơi mũi Nghinh Phong là Hòn Bà, lúc hải triều xuống thấp người ta có thể men theo bờ đá đi bộ ra tới ngoài hòn. Cách thành phố Vũng Tàu chừng 30 cây số về hướng Đông Bắc là vùng bãi biển Long Hải, trên là núi đồi xanh um, dưới là bãi cát vàng mịn.
Chạy dọc theo vùng bán đảo Vũng Tàu còn có núi Lái Ky(3), đối diện với cửa Cần Giờ. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, ở đầu ghềnh nơi đây thường có nhiều con rái cá bơi lặn, nhân đó mà đặt tên núi. Núi nầy chạy từ vùng cao nguyên, khu Phước Long, chạy về phía đông trong khu Long Khánh và Bình Tuy. Đến phía tây, dãy ‘Lãi Ky’ uốn lưng như con rồng xanh vương mình theo bờ biển. Đến đây đột nhiên khởi lên ba hòn núi lớn, đó là núi Vũng Mây, núi Hòn Sụp, và núi Vũng Tàu, đứng sừng sững giữa cảnh trời biển, làm tiêu chí cho ghe thuyền qua lại. Tại đây sóng biển dập vào núi cuồn cuộn cả ngày lẫn đêm. Đầu núi làm cửa bên phải cho khu núi Vũng Tàu,
còn đuôi núi nằm bên phía núi Vũng Mây. Bên trong núi có vũng lớn, nơi tàu bè có thể ghé lại, đó là ‘Vũng Tàu’. Trên núi có suối nước trong, nhìn xuống bên dưới là những xóm chài và phố xá Vũng Tàu.
Di Tích Lịch Sử Vùng Bà Rịa-Vũng Tàu:
Về di tích lịch sử, về phía trái quốc lộ 55 từ Bà Rịa đi Long Điền(27), người ta thấy có một bờ đất cao bao quanh với những khóm tre xanh tươi, như một bức tường thành che chở cho một bàu nước lớn bên trong có tên là Bàu Thành(28). Đây là một hồ nước nhân tạo, hình chữ nhật, có diện tích khoảng 12 mẫu, xung quanh hồ là những bờ đất cao, mà người địa phương gọi là ‘giồng’, ngày nay có chỗ còn cao khoảng 5 mét, bờ thành rộng từ 20 đến 25 mét. Khoảng năm 1940, nhà khảo cổ học P. Paris đã khai quật tại đây dưới độ sâu 1,6 mét, đã tìm thấy những con lăn bằng sa thạch(29). Sau đó, những di vật tại Bàu Thành được đưa về trưng bày tại viện Bảo Tàng Sài Gòn. Đến năm 1944, nhà khảo cổ học Louis Malleret đã nghiên cứu và khẳng định rằng những di vật tìm thấy ở Bàu Thành thuộc gốm văn hóa Óc Eo, và ông khẳng định vùng Bàu Thành trực thuộc cương vực phía đông của vương quốc Phù Nam. Năm 1900, người Pháp cho dựng tại Bàu Thành một tấm bảng bằng xi măng với dòng chữ ‘Mareaux Eléphants’, có nghĩa là ‘Bàu Voi Tắm’. Có lẽ người Pháp đã dựa theo quyển ‘Gia Định Thành Thông Chí’ của Trịnh Hoài Đức: “Dục Tương Trì tục gọi là Bàu Thành ở phía bắc lũy Phước Tứ, tổng Phước Hưng, huyện Phước An, trước là chỗ vua Nặc Bô Tâm(30) của nước Cao Miên đóng quân cho voi tắm, chung quanh đắp đê đất. Nay thành cũ vẫn còn.” Lũy Phước Tứ ở phía đông trạm Hương Phước, ngay đường cái quan. Trước kia chánh vương Nặc Sô đóng ờ thành Vũng Long, phó vương là Nặc Nộn đóng ở thành Sài Gòn. Khi con trai trưởng của Nặc Sô là Nặc Bô Tâm, vì không được làm vua, nên giết cha để tự lên ngôi vua... Phó Vương Nặc Nộn bị lâm vào tình thế nguy ngập, bèn chạy sang dinh Thái Khang, Nặc Bô Tâm bèn tiến đánh Sài Gòn... cho đắp lũy đất ở đầu Mô Xoài, bên ngoài trồng tre gai, lại thêm binh lính và voi trận để phụ giữ lũy nầy, thế lực rất vững vàng. Đến tháng giêng năm Giáp Dần 1674, chúa Nguyễn sai tướng dinh Thái Khang là Nguyễn Dương Lâm đem quân vào đánh và Nguyễn Diên làm Cai Cơ đi tiên phong. Tháng 3 năm 1674, nhân lúc quân Cao Miên không phòng bị, Diên Lộc Hầu bèn đánh úp lũy Mô Xoài. Ba ngày sau, quân Cao Miên các nơi tụ về rất đông, nhưng quân của tướng Nguyễn Dương Lâm kéo vào kịp thời, hợp với quân của Diên Lộc Hầu đánh tan quân Cao Miên. Bởi thế mới gọi lũy nầy là lũy Phước Tứ. Lũy ấy các đời sau vẫn đóng giữ vì cho là chỗ đóng đồn quan yếu của đạo Mô Xoài. Đó là đứng về mặt lịch sử, còn về phương diện khảo cổ học thì ‘Bàu Thành’ có niên đại lâu đời. Chung quanh Bàu Thành hãy còn rất nhiều gò, đặc biệt về phía bắc Bàu Thành khoảng 800 mét, là địa điểm Gò Cây Cám, tọa lạc trong ấp An Hòa, xã An Ngãi, huyện Đất Đỏ. Vào năm 1999, khi chánh quyền địa phương cho san bằng gò để làm đường, người ta phát hiện một pho tượng Phật bằng đá, có niên đại và phong cách mỹ thuật thời hậu Óc Eo. Người ta cũng phát hiện một số mảnh gốm sứ màu đỏ, thời Chân Lạp, từ thế kỷ thứ IX đến thứ X. Qua các nghiên cứu về những di vật khai quật được của nhà khảo cổ học người Pháp tên Louis Malleret, người ta cho rằng gốm sứ vùng Bàu Thành thuộc văn hóa Óc Eo, và Bàu Thành đã từng là một trong những trung tâm tôn giáo lớn về phía Đông của vương quốc Phù Nam, từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Tây lịch. Có thể những cư dân cổ trong vùng Mô Xoài-Bà Rịa đã đào hồ nước nầy để lấy nước từ Suối Ngang(31) vào trong hồ nhằm sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Đến khi người Chân Lạp đặt chân đến đây, họ vẫn tiếp tục cư trú bên trên những di chỉ cổ của Bàu Thành, và khi người Việt mở cõi về phương Nam, những cư dân Việt Nam đầu tiên cũng đã đến đây và định cư trên những gò đất cao quanh vùng Bàu Thành. Ngày nay, dân quanh Bàu Thành vẫn sử dụng nguồn nước Bàu Thành để trồng các hoa màu phụ quanh bàu.
Ngoài ra, Bà Rịa-Vũng Tàu còn có di tích Thích Ca Phật Đài nằm trên sườn Núi Lớn, được Hòa Thượng Narada người Tích Lan xây dựng vào năm 1941. Tượng Đức Phật ngồi cao trên 10 mét, đường kính khoảng 6 mét, tổng thể tượng và tháp đều màu trắng nên từ xa người ta có thể nhìn thấy được. Ngoài ra, cách trung tâm Vũng Tàu chừng 2 cây số có Niết Bàn Tịnh Xá với tượng Phật nằm, dài 12 mét và ngang trên 2.5 mét. Tương được đúc bằng xi măng cốt thép, bên ngoài là đá cẩm thạch lấy về từ Núi Ngũ Hành Sơn. Niết Bàn Tịnh Xá được khởi công xây từ năm 1969 và hoàn thành năm 1974. Vòng qua Núi Lớn, cách Bãi Dâu chừng 500 mét là chùa Quan Thế Âm Bồ Tát, chùa tuy nhỏ nhưng bức tôn tượng màu trắng của Đức Quán Thế Âm cao 16 mét thật lớn, nổi bật giữa cảnh trời mây bao la. Ngay trong thành phố Vũng Tàu là ngôi Linh Sơn Cổ Tự, ngôi chùa cổ nhất của vùng Bà Rịa Vũng Tàu. Ngoài ra, tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, trong vùng Núi Nứa có đền Ông Trần, được xây từ năm 1910. Dưới chân núi Nứa có hồ nước Mang Cá, nơi có trồng nhiều loại sen tỏa hương thơm ngát. Tại thị trấn Long Hải có thắng cảnh Dinh Cô, tương truyền cách đây trên hai thế kỷ có cô gái quê tên Lê thị Hồng, có lòng nhân ái, dân trong vùng ai cũng quý mến. Trong một chuyến ra khơi cô bị tử nạn khi vừa tròn 16 tuổi, dân trong vùng thương tiếc đem xác về chôn cất trên đồi Cô Sơn, từ đó cô luôn báo điềm lành cho dân diệt trừ dịch bệnh nên dân chúng sùng bái và lập đền thờ đặt danh hiệu là Long Hải Nữ Thần. Ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ, nhưng về sau này người ta cất lớn lên thành một tòa lâu đài nguy nga, trong miếu còn thờ Thánh Mẫu, Quan Thánh, và Quan Thế Âm Bồ Tát... Tại Long Điền thuộc quận Long Đất có ngôi chùa cổ Long Bàn, được xây dựng từ năm 1845, trong chùa có nhiều tượng Phật và bộ thập bát La Hán bằng đồng.
***
Về di tích lịch sử, về phía trái quốc lộ 55 từ Bà Rịa đi Long Điền(27), người ta thấy có một bờ đất cao bao quanh với những khóm tre xanh tươi, như một bức tường thành che chở cho một bàu nước lớn bên trong có tên là Bàu Thành(28). Đây là một hồ nước nhân tạo, hình chữ nhật, có diện tích khoảng 12 mẫu, xung quanh hồ là những bờ đất cao, mà người địa phương gọi là ‘giồng’, ngày nay có chỗ còn cao khoảng 5 mét, bờ thành rộng từ 20 đến 25 mét. Khoảng năm 1940, nhà khảo cổ học P. Paris đã khai quật tại đây dưới độ sâu 1,6 mét, đã tìm thấy những con lăn bằng sa thạch(29). Sau đó, những di vật tại Bàu Thành được đưa về trưng bày tại viện Bảo Tàng Sài Gòn. Đến năm 1944, nhà khảo cổ học Louis Malleret đã nghiên cứu và khẳng định rằng những di vật tìm thấy ở Bàu Thành thuộc gốm văn hóa Óc Eo, và ông khẳng định vùng Bàu Thành trực thuộc cương vực phía đông của vương quốc Phù Nam. Năm 1900, người Pháp cho dựng tại Bàu Thành một tấm bảng bằng xi măng với dòng chữ ‘Mareaux Eléphants’, có nghĩa là ‘Bàu Voi Tắm’. Có lẽ người Pháp đã dựa theo quyển ‘Gia Định Thành Thông Chí’ của Trịnh Hoài Đức: “Dục Tương Trì tục gọi là Bàu Thành ở phía bắc lũy Phước Tứ, tổng Phước Hưng, huyện Phước An, trước là chỗ vua Nặc Bô Tâm(30) của nước Cao Miên đóng quân cho voi tắm, chung quanh đắp đê đất. Nay thành cũ vẫn còn.” Lũy Phước Tứ ở phía đông trạm Hương Phước, ngay đường cái quan. Trước kia chánh vương Nặc Sô đóng ờ thành Vũng Long, phó vương là Nặc Nộn đóng ở thành Sài Gòn. Khi con trai trưởng của Nặc Sô là Nặc Bô Tâm, vì không được làm vua, nên giết cha để tự lên ngôi vua... Phó Vương Nặc Nộn bị lâm vào tình thế nguy ngập, bèn chạy sang dinh Thái Khang, Nặc Bô Tâm bèn tiến đánh Sài Gòn... cho đắp lũy đất ở đầu Mô Xoài, bên ngoài trồng tre gai, lại thêm binh lính và voi trận để phụ giữ lũy nầy, thế lực rất vững vàng. Đến tháng giêng năm Giáp Dần 1674, chúa Nguyễn sai tướng dinh Thái Khang là Nguyễn Dương Lâm đem quân vào đánh và Nguyễn Diên làm Cai Cơ đi tiên phong. Tháng 3 năm 1674, nhân lúc quân Cao Miên không phòng bị, Diên Lộc Hầu bèn đánh úp lũy Mô Xoài. Ba ngày sau, quân Cao Miên các nơi tụ về rất đông, nhưng quân của tướng Nguyễn Dương Lâm kéo vào kịp thời, hợp với quân của Diên Lộc Hầu đánh tan quân Cao Miên. Bởi thế mới gọi lũy nầy là lũy Phước Tứ. Lũy ấy các đời sau vẫn đóng giữ vì cho là chỗ đóng đồn quan yếu của đạo Mô Xoài. Đó là đứng về mặt lịch sử, còn về phương diện khảo cổ học thì ‘Bàu Thành’ có niên đại lâu đời. Chung quanh Bàu Thành hãy còn rất nhiều gò, đặc biệt về phía bắc Bàu Thành khoảng 800 mét, là địa điểm Gò Cây Cám, tọa lạc trong ấp An Hòa, xã An Ngãi, huyện Đất Đỏ. Vào năm 1999, khi chánh quyền địa phương cho san bằng gò để làm đường, người ta phát hiện một pho tượng Phật bằng đá, có niên đại và phong cách mỹ thuật thời hậu Óc Eo. Người ta cũng phát hiện một số mảnh gốm sứ màu đỏ, thời Chân Lạp, từ thế kỷ thứ IX đến thứ X. Qua các nghiên cứu về những di vật khai quật được của nhà khảo cổ học người Pháp tên Louis Malleret, người ta cho rằng gốm sứ vùng Bàu Thành thuộc văn hóa Óc Eo, và Bàu Thành đã từng là một trong những trung tâm tôn giáo lớn về phía Đông của vương quốc Phù Nam, từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Tây lịch. Có thể những cư dân cổ trong vùng Mô Xoài-Bà Rịa đã đào hồ nước nầy để lấy nước từ Suối Ngang(31) vào trong hồ nhằm sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Đến khi người Chân Lạp đặt chân đến đây, họ vẫn tiếp tục cư trú bên trên những di chỉ cổ của Bàu Thành, và khi người Việt mở cõi về phương Nam, những cư dân Việt Nam đầu tiên cũng đã đến đây và định cư trên những gò đất cao quanh vùng Bàu Thành. Ngày nay, dân quanh Bàu Thành vẫn sử dụng nguồn nước Bàu Thành để trồng các hoa màu phụ quanh bàu.
Ngoài ra, Bà Rịa-Vũng Tàu còn có di tích Thích Ca Phật Đài nằm trên sườn Núi Lớn, được Hòa Thượng Narada người Tích Lan xây dựng vào năm 1941. Tượng Đức Phật ngồi cao trên 10 mét, đường kính khoảng 6 mét, tổng thể tượng và tháp đều màu trắng nên từ xa người ta có thể nhìn thấy được. Ngoài ra, cách trung tâm Vũng Tàu chừng 2 cây số có Niết Bàn Tịnh Xá với tượng Phật nằm, dài 12 mét và ngang trên 2.5 mét. Tương được đúc bằng xi măng cốt thép, bên ngoài là đá cẩm thạch lấy về từ Núi Ngũ Hành Sơn. Niết Bàn Tịnh Xá được khởi công xây từ năm 1969 và hoàn thành năm 1974. Vòng qua Núi Lớn, cách Bãi Dâu chừng 500 mét là chùa Quan Thế Âm Bồ Tát, chùa tuy nhỏ nhưng bức tôn tượng màu trắng của Đức Quán Thế Âm cao 16 mét thật lớn, nổi bật giữa cảnh trời mây bao la. Ngay trong thành phố Vũng Tàu là ngôi Linh Sơn Cổ Tự, ngôi chùa cổ nhất của vùng Bà Rịa Vũng Tàu. Ngoài ra, tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, trong vùng Núi Nứa có đền Ông Trần, được xây từ năm 1910. Dưới chân núi Nứa có hồ nước Mang Cá, nơi có trồng nhiều loại sen tỏa hương thơm ngát. Tại thị trấn Long Hải có thắng cảnh Dinh Cô, tương truyền cách đây trên hai thế kỷ có cô gái quê tên Lê thị Hồng, có lòng nhân ái, dân trong vùng ai cũng quý mến. Trong một chuyến ra khơi cô bị tử nạn khi vừa tròn 16 tuổi, dân trong vùng thương tiếc đem xác về chôn cất trên đồi Cô Sơn, từ đó cô luôn báo điềm lành cho dân diệt trừ dịch bệnh nên dân chúng sùng bái và lập đền thờ đặt danh hiệu là Long Hải Nữ Thần. Ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ, nhưng về sau này người ta cất lớn lên thành một tòa lâu đài nguy nga, trong miếu còn thờ Thánh Mẫu, Quan Thánh, và Quan Thế Âm Bồ Tát... Tại Long Điền thuộc quận Long Đất có ngôi chùa cổ Long Bàn, được xây dựng từ năm 1845, trong chùa có nhiều tượng Phật và bộ thập bát La Hán bằng đồng.
***
Để tiện theo dõi "Đất Phương Nam 1", kính mời Quí Độc Giả mở Link bên dưới:
Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018
Hương Thơ
Đêm về lạnh lẽo ánh trăng trơ
Êm ái sương rơi phủ bóng mờ
Em ghé tìm ta vui hạnh ngộ
Tình lồng theo gió ướp trời mơ
Giấc vàng vừa đến gieo lưu luyến
Người mộng đi rồi tiếc ngẩn ngơ
Thoang thoảng chút hương còn vướng đọng
Khiến bao nhung nhớ ngập hồn thơ.
Quên Đi
***
Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018
Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018
U Cư 2 - Nguyễn Du
幽居 其二 U CƯ kỳ II
十載風塵去國賒 Thập tải phong trần khứ quốc xa,
蕭蕭白髮寄人家 Tiêu tiêu bạch phát ký nhân gia.
長途日暮新遊少 Trường đồ nhật mộ tân du thiểu
一室春寒舊病多 Nhất thất xuân hàn cựu bệnh đa
壞壁月明蟠蜥蜴 Hoại bích nguyệt minh bàn tích dịch,
荒池水涸出蝦蟆 Hoang trì thủy hạc xuất hà ma.
行人莫誦豋樓賦 Hành nhân mạc tụng Đăng Lâu Phú,
强半春光在海涯 Cưởng bán xuân quang tại hải nhai !
阮攸 Nguyễn Du
Chú Thích :
* Thập Tải :là Mười năm. Quốc ở đây không phải là Nước mà là chỉ Quê hương. Xa : là Xa xôi.
* Tiêu Tiêu Bạch Phát : là Tóc bạc hoa râm.
* Hoại Bích : Tấm vách hư, bức tường đổ.
* Tích Dịch : Chỉ chung các loại Thằn lằn, Tắt kè, rắn mối, kỳ nhông.
* Hà Ma : Từ nầy còn đọc là HÀM MÔ : chỉ chung ếch nhái ểnh ương.
* Đăng Lâu Phú : Bài phú tỏ lòng nhớ quê nhà của Vương Xán, một trong Kiến An thất tử. Vương Xán tránh nạn đến ở nhờ Lưu Biểu ở Kinh Châu, lên lầu thành Giang Lăng, nhớ nhà mà làm bài phú này.
* Cưởng Bán : là Qúa nửa, là Hơn phân nửa.
Nghĩa Bài Thơ :
Bỏ quê hương ra đi suốt mười năm trường trong gió bụi,
Đầu đã bạc lốm đốm rồi, mà còn phải ăn nhờ ở đậu nhà người ta.
Hoàn cảnh hiện nay của ta là cảnh đường đi còn dài mà trời đã về chiều, lại không tìm ra được bạn mới !
Giữa mùa xuân trong căn nhà lạnh ngắt nầy, nhiều bệnh cũ lại tái phát.
Dưới ánh trăng sáng, cắc kè rắn mối leo trên vách đà đổ nát.
Trong ao hoang, nước đã cạn khô, chỉ còn thấy ếch nhái loi ngoi.
Trong hoàn cảnh nầy, ai xa quê hương chớ nên đọc bài phú Đăng lâu.
Ôi, Quá nửa đời người, mà ta vẫn còn ở nơi chân trời góc biển nầy !
Diễn Nôm :
Ở Nơi Hẻo Lánh (2)
Mười năm gió bụi nước non nhà,
Tóc bạc lơ thơ gởi xứ xa.
Ngàn dặm chiều tà người lát đát,
Một nhà xuân lạnh bệnh là đà.
Trăng soi vách đổ thằn lằn chắc...
Nước cạn ao hoang ếch nhái oa...
Chớ đọc Đăng Lâu thân viễn xứ,
Tuổi xuân quá nửa đã trôi qua !
Lục Bát :
Mười năm xa xứ phong trần,
Hoa râm đầu bạc gởi thân ở nhờ.
Đường chiều bè bạn lơ thơ,
Một nhà lạnh lẽo bơ phờ bệnh xưa.
Thạch sùng trăng chiếu vách thưa,
Ếch nhái nước cạn đợi mưa ao nhà.
Đăng Lâu Phú chớ ngâm nga,
Tuổi xuân qúa nửa người xa ven trời !
Hoa râm đầu bạc gởi thân ở nhờ.
Đường chiều bè bạn lơ thơ,
Một nhà lạnh lẽo bơ phờ bệnh xưa.
Thạch sùng trăng chiếu vách thưa,
Ếch nhái nước cạn đợi mưa ao nhà.
Đăng Lâu Phú chớ ngâm nga,
Tuổi xuân qúa nửa người xa ven trời !
Đỗ Chiêu Đức
***
U Cư 2Gió bụi mười năm kiếp viễn phương
Phất phơ đầu bạc sống ly hương
Nắng tà phiêu bạt dân thưa thớt
Xế bóng cô đơn bệnh bất thường
Nguyệt chiếu thằn lằn ôm đỡ cột
Ao hoang ếch nhái vẳng bên đường
Đăng Lâu phú chớ nên ngâm vịnh
Nửa kiếp cao niên luống đoạn trường !
Mai Xuân Thanh
Ngày 21 tháng 04 năm 2018
***
Ở Nơi Vắng Vẻ 2
Mười năm gió bụi bỏ quê hương
Ở đậu tóc giờ lấm tấm sương
Chiều xuống đường xa không bạn mới
Một phòng xuân lạnh ốm đau thường
Vách xiêu trăng sáng thằn lằn hội
Ao cạn hồ khô lắm ễnh ương
Lữ khách phú Đăng Lâu chớ đọc
Cuộc đời quá nửa vẫn tha phương.
Quên Đi
***
Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018
Ngỏ Lời Với Chim
Bài Xướng:
Ngỏ Lời Với Chim
Chim ơi! trời rộng hãy tung bay
Vui thú chi đâu ở chốn nầy
Dù có lồng son, sâu nhộng đủ
Với nhiều gạo thóc, nước trong đầy
Sao bằng nhảy nhót ngoài sân cỏ
Hay được lượn lờ khắp ngọn cây
Trong cảnh tự do đời vẫn đẹp
Đừng vì vật chất phải xa bầy
Song Quang
5/29/2018
***
Các Bài Họa:
Đàn Chim Việt
Chim buồn vận nước bỏ trời bay,
Tìm đến tự do mảnh đất nầy.
Hiến pháp nhân quyền luôn bảo vệ,
Tình người bác ái mãi đong đầy.
Xinh tươi đại lục bao la biển,
Đẹp đẻ thác ngàn vĩ đại cây.
Cảm tạ vòng tay, lòng rộng mở
Ngày về mộng ước gọi vui bầy.
Mailoc
5-29-18
***
Cá Chậu Chim Lồng
Cá nước chim trời thoải mái bay
Lồng vàng, chậu ngọc, sợ nơi này
Đại dương, sông suối, thiên nhiên đủ
Đất cát, núi non, cái tổ đầy
Khó sánh bằng quê hương gốc gác
Không so nổi bến biển rừng cây
Lẻ loi nằm ngủ rồi ăn uống
Thiếu bạn ngồi xơi cũng lạc bầy
Mai Xuân Thanh
Ngày 30 tháng 05 năm 2018
***
Gọi Đàn
Mất mẹ lìa đàn vỗ cánh bay
Bơ vơ đất khách trọ nơi nầy
Nhớ về tổ ấm trời cao rộng
Thương tiếc lồng son cảnh đủ đầy
Cất giọng vang rền sông với núi
Gọi hồn náo động cỏ cùng cây
Tương phùng giây phút luôn chờ đợi
Chim Việt cành Nam sớm họp bầy
Kim Phượng
***
Chim Non Rời Tổ
Đủ sức, chim non cất cánh bay
Không buồn ngoái lại khoảng sân nầy
Có lồng son đẹp đang chờ sẵn
Và thức ăn ngon đã dọn đầy
Đến với trời xanh tràn nắng gió
Tìm về hạnh phúc với vòm cây
Dù bao bất trắc ngoài giông bão
Vẫn chọn tự do giữa nhóm bầy.
Phương Hà
***
Hạnh Phúc Là Đây
Rất thích tung hoành thỏa sức bay
Nhưng vì bị nhốt bởi tù này
Bên ngoài trời đất thênh thang rộng
Mặc xác lồng son đủ thứ đầy
Chỉ muốn vươn cao đôi cánh nhỏ
Để nhìn vẻ đẹp của ngàn cây
Líu lo sáng hót vui ngày mới
Chiều xuống về non rộn rã bầy
Quên Đi
Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018
Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018
Từ Đất Mô Xoài Đến Bà Rịa-Vũng Tàu Phần 3
Cư Dân Cổ Và Mới Tại Vùng Bà Rịa-Vũng Tàu:
Trước khi người Việt đến vùng Mô Xoài thì vùng nầy hãy còn là một khu rừng rậm hoang vu. Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, vùng Mô Xoài là nơi cư trú của các bộ tộc Mạ mà hiện giờ có khoảng từ 20 đến 25 ngàn người sống rải rác trong các vùng rừng núi miền tây bắc Nam Phần. Cư dân thuộc bộ tộc người Mạ là một cộng đồng cư dân cổ xưa nhất tại đây, họ nói tiếng có nguồn gốc Mã Lai. Địa bàn sinh sống của họ là vùng Mô Xoài và Đồng Nai. Về văn hóa, vùng Bà Rịa-Vũng Tàu có quan hệ với truyền thống văn hóa vùng lưu vực sông Đồng Nai. Cách nay khoảng trên 3.000 năm, cư dân từ các vùng cao nguyên Nam Trung Phần đã mở rộng vùng cư trú xuống các vùng thấp ở phía Nam như Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu, vân vân. Mặc dầu Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những vùng có rất ít di tích khảo cổ nhất tại miền Nam, và mãi cho đến ngày nay người ta chưa phát hiện dấu tích của con người và những di vật vào những thời đá cũ đến hậu đá mới; tuy nhiên, trong khoảng hơn một thế kỷ trở lại đây, nhiều nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều dấu tích về thời kỳ đồ sắt mới trong vùng nầy. Thoạt tiên, vào đầu thế kỷ thứ 20, các nhà khảo cổ học người Pháp thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ đã đạt được một số thành tựu đáng kể về dấu tích của những cư dân cổ trong vùng Vũng Tàu-Bà Rịa vào thời đồ sắt mới. Sau khi chiến tranh Nam-Bắc kết thúc vào năm 1975, nhiều nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiếp tục những hoạt động khai quật khảo cổ tại vùng nầy. Những di vật khảo cổ tại Bưng Bạc, Bưng Thơm, gò Cá Sỏi và nhiều gò nằm ven bờ đông sông Thị Vải cũng như tại vùng Long Sơn cho thấy cách nay khoảng 3 ngàn năm, vào cuối thời kỳ đồ đồng đầu thời kỳ đồ sắt, một số các bộ tộc vùng Tây Nguyên đã rời bỏ núi rừng, xuôi dòng sông Đồng Nai đi lần đến miền duyên hải tại các vùng ven sông giữa hai con sông Cả và sông Thị Vải trong vùng Long Thành ngày nay. Sau đó họ men theo dòng Thị Vải đi đến gần biển và định cư tại các gò cao trong các vùng Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Ông Trịnh, và Phước Hòa, Bưng Bạc, Bưng Thơm, vân vân. Trong khi đó, một số nhỏ khác phiêu lưu xa hơn đến quần đảo Côn Sơn ngày nay. Đến khi vương vương quốc Phù Nam xác định chủ quyền của vương quốc mình trong vùng nầy thì cư dân trong vùng Bà Rịa-Vũng Tàu đã phát triển khá cao. Vào đầu thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch, vùng nầy đã trở thành vùng tranh chấp giữa vương quốc Phù Nam và các bộ tộc tiền thân của vương quốc Lâm Ấp(11) sau nầy.
Riêng tại các vùng Bưng Bạc và Bưng Thơm(12), người ta đã tìm thấy rất nhiều những di vật tiêu biểu cho sự hiện diện của các cư dân trong buổi đầu của thời kỳ đồ sắt. Các nhà khảo cổ đã khai quật trên một diện tích khoảng 907 mét vuông và đã tìm thấy rất nhiều những hiện vật bằng kim loại, đồ đá, đồ gốm, và ngay cả đồ gỗ, đặc biệt là những khuôn đúc đồ trang sức, đồ gốm... có chung truyền thống văn hóa với lưu vực sông Đồng Nai. Điều nầy xác định sự hiện diện của cư dân cổ trong giai đoạn đầu của thời kỳ đồ sắt. Ngày nay các nhà khảo cổ học có thể phác họa lại bức tranh sinh hoạt của những cư dân cổ trong vùng nầy một cách khá rõ rệt. Cách nay hơn 3 ngàn năm thì ngoài một số gò cao và những cánh đồng nước ngọt giữa sông Cả và sông Thị Vải, đa số các vùng ven hai bên bờ sông Thị Vải đều là những đầm lầy, nên cư dân tại đây thường phải trú ngụ trong những ngôi nhà sàn và phương tiện di chuyển duy nhất của họ là những chiếc thuyền độc mộc(13). Có một số rất ít cư dân giữa hai vùng sông Cả và sông Thị Vải biết làm ruộng lúa nước ngọt, tuy nhiên, đa số vẫn sống bằng cách săn bắn và hái lượm hoa quả. Về thủ công nghệ, họ biết làm đồ trang sức bằng kim khí cũng như chế tạo đồ gốm sứ dùng trong gia dụng hàng ngày. Tại vùng Gò Cá Sỏi, người ta tìm thấy các khuôn đúc, những vòng tay bằng đá... Qua các di vật tìm thấy như bát đồng, bát sứ, nồi niêu bằng đất nung, vân vân, chúng ta thấy họ biết đúc đồng cũng như chế tạo những sản phẩm gốm sứ. Bên cạnh đó, những di vật bằng gỗ tìm được cũng cho thấy cư dân cổ tại đây có trình độ mỹ nghệ về nghề mộc khá cao. Đây là những cư dân đầu tiên khai phá vùng đất ngập mặn ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu. Họ thường sinh sống trên các gò cao giữa những khu rừng ngập mặn quanh năm và chịu ảnh hưởng sự lên xuống của thủy triều. Người ta đã tìm thấy một số lượng lớn những dấu tích của các đống vỏ sò vỏ ốc quanh gò, chứng tỏ đa số cư dân cổ tại đây sinh sống bằng nghề khai thác hải sản quanh bờ biển. Nói chung, các di tích tìm thấy tại Gò Cá Sỏi gần giống với những di vật tìm thấy tại vùng Cần Giờ. Trong khi đó cư dân tại các gò nằm ven sông Thị Vải và sông Cả thì sinh sống bằng rất nhiều nghề, họ vừa săn bắt, hái lượm, một số ít cũng biết làm ruộng. Tuy nhiên, về thủ công nghệ, họ không bì kịp với cư dân các vùng khác. Họ cũng biết chế tác đồ gốm, nhưng ở trình độ thấp, chỉ nắn đồ gốm bằng tay, chứ chưa biết làm những bàn xoay, nên sản phẩm gốm sứ của họ hãy còn rất thô. Về công cụ bằng đá, họ biết chế tạo chày đập và cối xay bằng đá rất thô sơ mà các nhà khảo cổ gọi là bàn nghiền. Riêng những cuộc khai quật khu mộ táng vào năm 2003 và năm 2005 tại Giồng Lớn thuộc vùng Long Sơn, người ta đã khai quật một khu mộ táng khá rộng(14), với tổng diện tích khoảng trên 1.000 mét vuông, nằm về phía Nam của Giồng Lớn. Kết quả cho thấy các di chỉ tại đây giống như những di chỉ tìm thấy tại Giồng Phệt bên phía Cần Giờ. Tại đây, cư dân cổ thường chôn người chết bằng vò hay chum lớn, với nhiều đồ trang sức được chôn theo và đa số những đồ trang sức nầy được làm bằng thủy tinh, đá quý hay bằng vàng. Hình thức mai táng chum mộ kiểu nầy thường được phổ biến tại những vùng chịu ảnh hưởng văn hóa Sa Huỳnh. Tuy nhiên, tại vùng nội địa Bà Rịa-Vũng Tàu, người ta chưa phát hiện loại hình một chum nầy. Ngày trước, cư dân thường sống trên những cồn có nước ngọt ven biển. Họ thường co cụm tại những thung lũng hẹp, nhưng có thể sinh sống được để trồng trọt, săn bắn và đánh bắt cá ven bờ. Vào năm 2005, người ta tìm thấy trên Hòn Cau những tàn tích những vỏ ốc núi, và những xương thú, cùng với những công cụ như chày đập có niên đại vào khoảng trên dưới 2.500 năm, chứng tỏ cách nay trên 2 ngàn năm tại đây đã có cư dân cổ sinh sống.
Đến khoảng thế kỷ thứ XVI, các chúa Nguyễn đã khuyến khích những cư dân nghèo khổ của vùng Ngũ Quảng vào khai khẩn và lập nghiệp trên đất Bà Rịa. Thoạt tiên, những lưu dân Việt Nam chỉ đến đây lẻ tẻ, hoặc họ là những người nghèo khổ ở vùng Thuận Quảng, hoặc họ là những người tù biệt xứ trốn chạy đến vùng đất nầy, hoặc được triều đình cho phép đến đây khai khẩn đất đai. Kịp đến năm 1620 khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái của mình là công nữ Ngọc Vạn cho vua Miên là Chey Chetta II, công nữ Ngọc Vạn đã đem theo với phái đoàn đưa dâu của mình rất nhiều người Việt. Khoảng năm 1621, khi quân Xiêm La xâm lấn Chân Lạp, chúa Nguyễn đã trợ giúp chi Miên vương cả vũ khí, chiến thuyền cũng như binh lính để đánh thắng quân Xiêm. Để đổi lại, vua Cao Miên rất dễ dãi trong việc cho phép lưu dân Việt Nam đến sinh sống tại vùng Thủy Chân Lạp. Năm 1623, sau khi chúa Nguyễn cho lập hai đồn thu thuế ở hai vùng Kas Krobei và Prei Nokor, tức Sài Gòn và Chợ Lớn ngày nay, thì càng ngày cư dân Việt Nam càng đến đây đông hơn. Càng về sau nầy nhờ những luật lệ khai khẩn dễ dãi nên càng có nhiều người Việt đổ xô vào đây lập nghiệp. Đến năm 1698, một sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng về mặt chủ quyền đối với vùng đất mà bây giờ chúng ta gọi là Nam Kỳ(15), đó là việc chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Gia Định. Lúc đó đã có rất nhiều người Việt tại vùng Bà Rịa, nhưng khi xứ Đàng Trong sắp đặt bô máy hành chánh thì người Việt tại vùng nầy bắt đầu di chuyển dần dần về phía Đồng Nai và Gia Định. Khi những lưu dân Việt Nam đầu tiên đến đây thì người Mạ bắt đầu rút sâu vào rừng núi nhường đất nầy cho lưu dân Việt Nam. Đến giữa thế kỷ thứ XVII, người ta còn tìm thấy người Mạ, mà người Việt chúng ta thường gọi họ là Mọi Bà Rịa. Họ sinh sống tại các vùng rừng núi giữa Biên Hòa, Bà Rịa và Long Khánh. Để rồi không đầy 50 năm sau, chính những lưu dân Ngũ Quảng tại Bà Rịa đã cùng với người Hoa và người Khmer hoàn thành công cuộc phát triển vùng đất Đồng Nai và Gia Định, làm bàn đạp vững chắc cho cuộc Nam Tiến vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam.
Bà Rịa-Vũng Tàu Thời Pháp Thuộc:
Năm 1857, quân đội Pháp sau nhiều lần tấn công Đà Nẵng và miền Trung đều thất bại, nên chúng đã kéo quân từ miền Trung vào Nam, đã đổ bộ tại Vũng Tàu, một vùng đất xa xôi triều đình và rất lỏng lẻo về mặt phòng thủ. Tưởng cũng nên nhắc lại, sau cuộc chiến dai dẵng ở Đà Nẵng mà không thu được kết quả nào trong khi họ thấy sự phòng thủ ở các tỉnh phía Nam rất lỏng lẻo, nên vào ngày 9 tháng 2 năm 1859, Pháp đã chuyển hướng kéo đại quân vào Nam để tấn công Vũng Tàu. Đô Đốc Rigault de Genouilly đã dàn trận tại vùng Bãi Trước. Sau khi đổ bộ lên đây người Pháp tưởng là vùng đất này chưa được ai khai phá và chưa có địa danh nên họ lấy tên ông Thánh Jacque mà đặt tên cho mũi Vũng Tàu, nên người ta còn gọi là Cap Saint Jacque, hay gọi theo tiếng Việt Nam là Ô Cấp. Từ đó về sau nầy, các hải đồ của các quốc gia Âu châu đều lấy tên là Cap Saint Jacques để gọi mũi đất Vũng Tàu ngày nay. Vũng Tàu mà thất thủ cũng đồng nghĩa với thành Gia Định thất thủ. Thật vậy, sau hai ngày kịch chiến tại pháo đài Phước Thắng, thực dân Pháp đã hạ đồn nầy một cách khó khăn. Sau đó họ theo đường thủy kéo quân vào đánh chiếm thành Gia Định. Năm 1895, người Pháp tách Vũng Tàu ra khỏi tỉnh Bà Rịa và đặt một viên quan Tham Biện người Pháp cai trị. Thuở đó Vũng Tàu gồm có hai quận là Châu Thành(16) và quận Cần Giờ(17).
Sau khi đã xâm chiếm toàn bộ miền Nam, Đô Đốc Rigault de Genouilly thấy vùng Bãi Trước Vũng Tàu quả là một điểm trọng yếu nên ông ta đề nghị với chánh quyền Pháp biến nơi nầy thành một tiền cảng và căn cứ quân sự làm hậu cứ cho cuộc viễn chinh thuộc địa chẳng những ở Việt Nam, mà còn khắp vùng Đông Nam Á. Đầu tiên họ cho xây dựng một pháo đài với những khẩu đại pháo cỡ từ 140 li đến 300 li, được bố trí trên các cao điểm của núi Lớn và núi Nhỏ. Năm 1890, người Pháp đã bắt đầu cho xây dựng tại Bãi Trước một tiền cảng(18) với quy mô rộng lớn, làm nơi trú đậu an toàn cho tất cả tàu bè quân sự của Pháp tại vùng Nam Á. Tuy nhiên, trong lúc đó nhiều cuộc kháng chiến đã khởi dậy tại khắp nơi, nên người Pháp phải dồn hết nỗ lực cho chiến tranh. Vì thế mà mãi đến năm 1896 dự án tiền cảng Bãi Trước mới thật sự bắt đầu. Trước tiên, họ cho xây dựng một con đê dài khoảng 400 mét, chạy dài từ mũi phía bắc núi Nhỏ ra đến cửa biển, chân đê rộng khoảng 15 mét, tất cả đều được kè đá hai bên và đổ bê tông cốt sắt, ôm trọn vịnh Hàng Dừa, tức Bãi Trước ngày nay. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất công trình, chẳng những không thu được kết quả, mà con đê dài gần nửa cây số đã trở thành con đập chắn làm nơi lắng đọng phù sa. Rồi sau đó trận bão năm Giáp Thìn năm 1904 đã làm hư hại hoàn toàn cầu tàu tiền cảng (sau nầy người dân ở đây gọi là cầu Đá). Sau cơn bão năm Thìn, người Pháp không tu sửa lại tiền cảng, có lẽ vì không thấy lợi ích từ tiền cảng nầy. Rồi sau đó, khi đã ổn định xong nền cai trị trên toàn cõi Việt Nam, thì Vũng Tàu được thực dân Pháp biến thành nơi an dưỡng và nghỉ mát cho quân đội viễn chinh Pháp.
----------------
Riêng tại các vùng Bưng Bạc và Bưng Thơm(12), người ta đã tìm thấy rất nhiều những di vật tiêu biểu cho sự hiện diện của các cư dân trong buổi đầu của thời kỳ đồ sắt. Các nhà khảo cổ đã khai quật trên một diện tích khoảng 907 mét vuông và đã tìm thấy rất nhiều những hiện vật bằng kim loại, đồ đá, đồ gốm, và ngay cả đồ gỗ, đặc biệt là những khuôn đúc đồ trang sức, đồ gốm... có chung truyền thống văn hóa với lưu vực sông Đồng Nai. Điều nầy xác định sự hiện diện của cư dân cổ trong giai đoạn đầu của thời kỳ đồ sắt. Ngày nay các nhà khảo cổ học có thể phác họa lại bức tranh sinh hoạt của những cư dân cổ trong vùng nầy một cách khá rõ rệt. Cách nay hơn 3 ngàn năm thì ngoài một số gò cao và những cánh đồng nước ngọt giữa sông Cả và sông Thị Vải, đa số các vùng ven hai bên bờ sông Thị Vải đều là những đầm lầy, nên cư dân tại đây thường phải trú ngụ trong những ngôi nhà sàn và phương tiện di chuyển duy nhất của họ là những chiếc thuyền độc mộc(13). Có một số rất ít cư dân giữa hai vùng sông Cả và sông Thị Vải biết làm ruộng lúa nước ngọt, tuy nhiên, đa số vẫn sống bằng cách săn bắn và hái lượm hoa quả. Về thủ công nghệ, họ biết làm đồ trang sức bằng kim khí cũng như chế tạo đồ gốm sứ dùng trong gia dụng hàng ngày. Tại vùng Gò Cá Sỏi, người ta tìm thấy các khuôn đúc, những vòng tay bằng đá... Qua các di vật tìm thấy như bát đồng, bát sứ, nồi niêu bằng đất nung, vân vân, chúng ta thấy họ biết đúc đồng cũng như chế tạo những sản phẩm gốm sứ. Bên cạnh đó, những di vật bằng gỗ tìm được cũng cho thấy cư dân cổ tại đây có trình độ mỹ nghệ về nghề mộc khá cao. Đây là những cư dân đầu tiên khai phá vùng đất ngập mặn ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu. Họ thường sinh sống trên các gò cao giữa những khu rừng ngập mặn quanh năm và chịu ảnh hưởng sự lên xuống của thủy triều. Người ta đã tìm thấy một số lượng lớn những dấu tích của các đống vỏ sò vỏ ốc quanh gò, chứng tỏ đa số cư dân cổ tại đây sinh sống bằng nghề khai thác hải sản quanh bờ biển. Nói chung, các di tích tìm thấy tại Gò Cá Sỏi gần giống với những di vật tìm thấy tại vùng Cần Giờ. Trong khi đó cư dân tại các gò nằm ven sông Thị Vải và sông Cả thì sinh sống bằng rất nhiều nghề, họ vừa săn bắt, hái lượm, một số ít cũng biết làm ruộng. Tuy nhiên, về thủ công nghệ, họ không bì kịp với cư dân các vùng khác. Họ cũng biết chế tác đồ gốm, nhưng ở trình độ thấp, chỉ nắn đồ gốm bằng tay, chứ chưa biết làm những bàn xoay, nên sản phẩm gốm sứ của họ hãy còn rất thô. Về công cụ bằng đá, họ biết chế tạo chày đập và cối xay bằng đá rất thô sơ mà các nhà khảo cổ gọi là bàn nghiền. Riêng những cuộc khai quật khu mộ táng vào năm 2003 và năm 2005 tại Giồng Lớn thuộc vùng Long Sơn, người ta đã khai quật một khu mộ táng khá rộng(14), với tổng diện tích khoảng trên 1.000 mét vuông, nằm về phía Nam của Giồng Lớn. Kết quả cho thấy các di chỉ tại đây giống như những di chỉ tìm thấy tại Giồng Phệt bên phía Cần Giờ. Tại đây, cư dân cổ thường chôn người chết bằng vò hay chum lớn, với nhiều đồ trang sức được chôn theo và đa số những đồ trang sức nầy được làm bằng thủy tinh, đá quý hay bằng vàng. Hình thức mai táng chum mộ kiểu nầy thường được phổ biến tại những vùng chịu ảnh hưởng văn hóa Sa Huỳnh. Tuy nhiên, tại vùng nội địa Bà Rịa-Vũng Tàu, người ta chưa phát hiện loại hình một chum nầy. Ngày trước, cư dân thường sống trên những cồn có nước ngọt ven biển. Họ thường co cụm tại những thung lũng hẹp, nhưng có thể sinh sống được để trồng trọt, săn bắn và đánh bắt cá ven bờ. Vào năm 2005, người ta tìm thấy trên Hòn Cau những tàn tích những vỏ ốc núi, và những xương thú, cùng với những công cụ như chày đập có niên đại vào khoảng trên dưới 2.500 năm, chứng tỏ cách nay trên 2 ngàn năm tại đây đã có cư dân cổ sinh sống.
Đến khoảng thế kỷ thứ XVI, các chúa Nguyễn đã khuyến khích những cư dân nghèo khổ của vùng Ngũ Quảng vào khai khẩn và lập nghiệp trên đất Bà Rịa. Thoạt tiên, những lưu dân Việt Nam chỉ đến đây lẻ tẻ, hoặc họ là những người nghèo khổ ở vùng Thuận Quảng, hoặc họ là những người tù biệt xứ trốn chạy đến vùng đất nầy, hoặc được triều đình cho phép đến đây khai khẩn đất đai. Kịp đến năm 1620 khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái của mình là công nữ Ngọc Vạn cho vua Miên là Chey Chetta II, công nữ Ngọc Vạn đã đem theo với phái đoàn đưa dâu của mình rất nhiều người Việt. Khoảng năm 1621, khi quân Xiêm La xâm lấn Chân Lạp, chúa Nguyễn đã trợ giúp chi Miên vương cả vũ khí, chiến thuyền cũng như binh lính để đánh thắng quân Xiêm. Để đổi lại, vua Cao Miên rất dễ dãi trong việc cho phép lưu dân Việt Nam đến sinh sống tại vùng Thủy Chân Lạp. Năm 1623, sau khi chúa Nguyễn cho lập hai đồn thu thuế ở hai vùng Kas Krobei và Prei Nokor, tức Sài Gòn và Chợ Lớn ngày nay, thì càng ngày cư dân Việt Nam càng đến đây đông hơn. Càng về sau nầy nhờ những luật lệ khai khẩn dễ dãi nên càng có nhiều người Việt đổ xô vào đây lập nghiệp. Đến năm 1698, một sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng về mặt chủ quyền đối với vùng đất mà bây giờ chúng ta gọi là Nam Kỳ(15), đó là việc chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Gia Định. Lúc đó đã có rất nhiều người Việt tại vùng Bà Rịa, nhưng khi xứ Đàng Trong sắp đặt bô máy hành chánh thì người Việt tại vùng nầy bắt đầu di chuyển dần dần về phía Đồng Nai và Gia Định. Khi những lưu dân Việt Nam đầu tiên đến đây thì người Mạ bắt đầu rút sâu vào rừng núi nhường đất nầy cho lưu dân Việt Nam. Đến giữa thế kỷ thứ XVII, người ta còn tìm thấy người Mạ, mà người Việt chúng ta thường gọi họ là Mọi Bà Rịa. Họ sinh sống tại các vùng rừng núi giữa Biên Hòa, Bà Rịa và Long Khánh. Để rồi không đầy 50 năm sau, chính những lưu dân Ngũ Quảng tại Bà Rịa đã cùng với người Hoa và người Khmer hoàn thành công cuộc phát triển vùng đất Đồng Nai và Gia Định, làm bàn đạp vững chắc cho cuộc Nam Tiến vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam.
Bà Rịa-Vũng Tàu Thời Pháp Thuộc:
Năm 1857, quân đội Pháp sau nhiều lần tấn công Đà Nẵng và miền Trung đều thất bại, nên chúng đã kéo quân từ miền Trung vào Nam, đã đổ bộ tại Vũng Tàu, một vùng đất xa xôi triều đình và rất lỏng lẻo về mặt phòng thủ. Tưởng cũng nên nhắc lại, sau cuộc chiến dai dẵng ở Đà Nẵng mà không thu được kết quả nào trong khi họ thấy sự phòng thủ ở các tỉnh phía Nam rất lỏng lẻo, nên vào ngày 9 tháng 2 năm 1859, Pháp đã chuyển hướng kéo đại quân vào Nam để tấn công Vũng Tàu. Đô Đốc Rigault de Genouilly đã dàn trận tại vùng Bãi Trước. Sau khi đổ bộ lên đây người Pháp tưởng là vùng đất này chưa được ai khai phá và chưa có địa danh nên họ lấy tên ông Thánh Jacque mà đặt tên cho mũi Vũng Tàu, nên người ta còn gọi là Cap Saint Jacque, hay gọi theo tiếng Việt Nam là Ô Cấp. Từ đó về sau nầy, các hải đồ của các quốc gia Âu châu đều lấy tên là Cap Saint Jacques để gọi mũi đất Vũng Tàu ngày nay. Vũng Tàu mà thất thủ cũng đồng nghĩa với thành Gia Định thất thủ. Thật vậy, sau hai ngày kịch chiến tại pháo đài Phước Thắng, thực dân Pháp đã hạ đồn nầy một cách khó khăn. Sau đó họ theo đường thủy kéo quân vào đánh chiếm thành Gia Định. Năm 1895, người Pháp tách Vũng Tàu ra khỏi tỉnh Bà Rịa và đặt một viên quan Tham Biện người Pháp cai trị. Thuở đó Vũng Tàu gồm có hai quận là Châu Thành(16) và quận Cần Giờ(17).
Sau khi đã xâm chiếm toàn bộ miền Nam, Đô Đốc Rigault de Genouilly thấy vùng Bãi Trước Vũng Tàu quả là một điểm trọng yếu nên ông ta đề nghị với chánh quyền Pháp biến nơi nầy thành một tiền cảng và căn cứ quân sự làm hậu cứ cho cuộc viễn chinh thuộc địa chẳng những ở Việt Nam, mà còn khắp vùng Đông Nam Á. Đầu tiên họ cho xây dựng một pháo đài với những khẩu đại pháo cỡ từ 140 li đến 300 li, được bố trí trên các cao điểm của núi Lớn và núi Nhỏ. Năm 1890, người Pháp đã bắt đầu cho xây dựng tại Bãi Trước một tiền cảng(18) với quy mô rộng lớn, làm nơi trú đậu an toàn cho tất cả tàu bè quân sự của Pháp tại vùng Nam Á. Tuy nhiên, trong lúc đó nhiều cuộc kháng chiến đã khởi dậy tại khắp nơi, nên người Pháp phải dồn hết nỗ lực cho chiến tranh. Vì thế mà mãi đến năm 1896 dự án tiền cảng Bãi Trước mới thật sự bắt đầu. Trước tiên, họ cho xây dựng một con đê dài khoảng 400 mét, chạy dài từ mũi phía bắc núi Nhỏ ra đến cửa biển, chân đê rộng khoảng 15 mét, tất cả đều được kè đá hai bên và đổ bê tông cốt sắt, ôm trọn vịnh Hàng Dừa, tức Bãi Trước ngày nay. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất công trình, chẳng những không thu được kết quả, mà con đê dài gần nửa cây số đã trở thành con đập chắn làm nơi lắng đọng phù sa. Rồi sau đó trận bão năm Giáp Thìn năm 1904 đã làm hư hại hoàn toàn cầu tàu tiền cảng (sau nầy người dân ở đây gọi là cầu Đá). Sau cơn bão năm Thìn, người Pháp không tu sửa lại tiền cảng, có lẽ vì không thấy lợi ích từ tiền cảng nầy. Rồi sau đó, khi đã ổn định xong nền cai trị trên toàn cõi Việt Nam, thì Vũng Tàu được thực dân Pháp biến thành nơi an dưỡng và nghỉ mát cho quân đội viễn chinh Pháp.
----------------
Để tiện theo dõi "Đất Phương Nam 1", kính mời Quí Độc Giả mở Link bên dưới:
https://huynhhuuduc.blogspot.com/p/blog-page_53.htmlThứ Năm, 21 tháng 6, 2018
Hòn Phụ Tử
Hòn Phụ Tử
Hòn Phụ Tử sau ngày 09-8/2006
Hòn Phụ Tử sau ngày 09-8/2006
Hòn Phụ Tử
Trải bao tuế nguyệt vẫn vuông tròn
Chống chỏi đời đời với nước non
Bão táp phong ba dần biến dạng
Cha già khất bóng chỉ còn con.
Quên Đi
Vào ngày 09 tháng 8 năm 2006, Hòn Phụ (Cao 33,60 m) bị gãy đổ chìm xuống biển, chỉ còn lại Hòn Tử (cao 30) nằm chơ vơ.
***
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018
Quả Bầu Tiên
Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà
nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc
mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc
lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.
Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt
chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú
bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp vỗ về
con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự
chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đâu. Mùa thu đến khi nhìn
lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi trành rét ở phương Nam, con Én
nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú
bé.
Hiểu được lòng Én, chú bé âu yếm bảo:
– Én cứ bay theo đàn đi kẻo mùa đông lạnh lắm. Đến mùa xuân ấm áp thì Én lại trở về với anh.
Nói xong chú bé tung con Én nhỏ lên
trời. Con Én đang chấp chới bay lên nền trời xanh biếc của mùa thu. Nó
nhập vào một đàn Én lớn đang trên đường di cư về những xứ sở ấm áp ở
phương Nam. Con Én nhỏ mau chóng tìm được niềm vui giữa bạn bè, nhưng nó
không thể nào quên chú bé.
Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm
về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên
thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi
cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu.
Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao
lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa,
kết quả. Nhưng lạ chưa, quả bầu to khổng lồ, cả nhà chú bé mới khiêng về
được một quả, khi bổ ra… Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc,
châu báu và thức ăn ngon!
Tên địa chủ trong vùng nghe được chuyện
ấy. Hắn cũng muốn được chim Én cho nhiều quả bầu tiên. Hắn bèn tìm cách
bắt một con chim Én con rồi bẻ gãy cánh. Sau đó hắn giả vờ thương xót
con Én rồi đem về nuôi.
Đến mùa thu, khi nhìn lên trời thấy đàn Én đầu tiên xuất hiện, hắn vội vàng ném con Én lên trời và bảo:
– Bay đi Én con! Mau đi kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta!
Con Én khốn khổ bay đi. Mùa xuân năm sau
nó cũng trở về và đem theo một hạt bầu. Tên địa chủ hí hửng đem gieo và
ngày đêm canh giữ. Khi quả bầu đã già, hắn bảo mọi người khiêng về rồi
đuổi tất cả ra. Hắn đóng cửa lại rồi một mình hắn bổ quả bầu tiên. Quả
bầu vừa được bổ ra, vàng bạc chẳng có, chỉ có rắn rết. Rắn rết từ trong
quả bầu xông ra cắn chết tên địa chủ tham lam độc ác.
Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.
***
Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018
U Cư 1- Nguyễn Du
幽居其一 U CƯ kỳ I
桃花桃葉落紛紛, Đào hoa đào diệp lạc phân phân,
0掩斜扉一院貧。 Môn yểm tà phi nhất viện bần.
住久頓忘身是客, Cửu trú đốn vong thân thị khách,
年深更覺老隨身。 Niên thâm cánh giác lão tùy thân ,
異鄉養拙初防俗, Dị hương dưỡng chuyết sơ phòng tục,
亂世全生久畏人。 Loạn thế toàn sinh cửu úy nhân.
流落白頭成底事, Lưu lạc bạch đầu thành đễ sự,
西風吹倒小烏巾。 Tây phong xuy đảo tiểu ô cân.
阮攸 Nguyễn Du
Chú Thích :
* Lạc Phân Phân : là rơi lả tả, nếu là mưa thì là Mưa lất phất.
* Yễm :là Đóng. Tà Phi: là cánh cửa xéo, là cánh cửa xiên xẹo, chỉ nhà nghèo.
* Đốn Vong : là Quên bẵng đi.
* Lão Tùy Thân : là Cái già nó đeo đuổi theo thân mình.
* Dị Hương : là Quê hương lạ, chỉ ở xứ người.
* Dưỡng Chuyết : là Nuôi nấng cái vụng về, ý chỉ giả ngây giả dại.
* Tây Phong : Gió tây là gió mùa thu.
* Tiểu Ô Cân : Cái khăn thâm(đen) nhỏ vấn trên đầu.
Nghĩa Bài Thơ :
Ở Nơi Vắng Vẻ
Hoa đào cùng lá đào rơi lả tả, ta đóng cái cửa xiêu vẹo để nhốt một sân nghèo nàn lại.
Ở nơi xứ lạ lâu ngày ta cũng quên bẵng đi mình là người khách tha phương.
Năm tháng càng chồng chất càng cảm thấy cái già luôn đeo đuổi bên mình.
Ở nơi quê hương xa lạ nầy ta luôn giả ngây giả dại để đề phòng những đứa phàm tục tiểu nhân.
Ở trong thời lọan lạc muốn bảo toàn mạng sống nên lâu dần gặp ai cũng thấy lo sợ.
Đem thân lưu lạc đến bạc đầu mới ra nông nổi thế nầy.
Đến đổi gió tây vừa vi vút thổi thì cái khăn thâm quấn đầu cũng sút ra rớt xuống !
Diễn Nôm : Ở Nơi Hẻo Lánh (1)
Tơi bời hoa lá đào rơi rụng,
Nghiêng nắng chiều buông khép cửa nghèo.
Quên bẳn lâu ngày thân đất khách,
Buồn trông năm hết cái già đeo.
Quê người giả dại e tai tiếng,
Thời loạn giữ mình sợ họa theo.
Lần lữa bạc đầu nên đến nỗi...
Khăn ô lỏng rớt gió tây vèo !
Lục Bát :
Lá hoa đào lả tả rơi,
Cửa nghiêng xiêu vẹo khép lơi sân nghèo
Quên thân đất khách bao chiều,
Năm chồng tháng chất già đeo đẵng sầu.
Giả ngây xứ lạ bấy lâu,
Sợ người ly loạn chỉ cầu sống yên,
Bạc đầu nên nỗi ưu phiền,
Gió tây thổi rớt khăn niền đầu thâm.
Đỗ Chiêu Đức
***
U Cư 1
Đào hoa xơ xác lá tơi bời
Xiêu vẹo túp lều cửa khép lơi
Đất khách lâu quên năm tháng lụn
Cái già đeo đẵng nắng chiều rơi
Ưu tư giả dại nơi thôn dã
Canh cánh vờ ngu để sống đời
Thấm thoát hoa râm buồn quạnh quẽ
Khăn thâm gió thổi rớt mòn hơi
Mai Xuân Thanh
***
Ở Nơi Vắng Vẻ
Vườn đào hoa lá rụng liên hồi
Cảnh khó cửa xiêu khép lại rồi
Tháng rộng quên mình là khách tạm
Năm dài già đến bám thân còi
Lạ nơi giả dại cho yên ổn
Thời loạn phòng người phải thế thôi
Lưu lạc trắng đầu đành dỡ việc
Khăn đầu còn bị gió tây rơi
Quên Đi
Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018
Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018
Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018
Từ Đất Mô Xoài Đến Bà Rịa-Vũng Tàu Phần 2
Vũng Tàu Là Điểm Đến Đầu Tiên Của Lưu Dân Việt Nam Trên Vùng Đất Phương Nam:
Rất nhiều người Việt Nam, nhứt là những người miền Nam, khi nói đến Nam Kỳ Lục Tỉnh, thường nghĩ ngay đến Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, chứ ít nghĩ đến một dãy đất nằm về phía Đông Sài Gòn, bên kia cửa biển Cần Giờ, đó là vùng đất mà ngày nay chúng ta gọi là Bà Rịa-Vũng Tàu. Vùng đất nầy có tên là Mô Xoài khi cha anh chúng ta mới đặt chân vào đất phương Nam. Mô Xoài có một ý nghĩa rất đặc biệt đối với dân tộc Việt Nam, vì nó là điểm đến đầu tiên của lưu dân Việt Nam trên vùng đất phương Nam. Năm 939, dưới thời nhà Ngô thì vùng biên trấn của Đại Việt là vùng Thanh Hóa. Đến năm 1069, vùng biên trấn xuống đến Quảng Bình và Quảng Trị. Năm 1307, sau khi nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm thì vùng địa đầu biên trấn của Việt Nam được thêm hai châu Ô-Lý, mở rộng đến Thừa Thiên. Năm 1425, đến Thuận Hóa. Năm 1471 đến Qui Nhơn. Năm 1611 đến Phú Yên. Năm 1653 đến Nha Trang. Đến năm 1693 thì vùng địa đầu biên trấn của Việt Nam được mở rộng xuống đến Bình Thuận. Tuy nhiên, trước đó vào năm 1679, chúa Nguyễn đã ưng thuận cho các di thần nhà Minh đi khẩn hoang tại các vùng hoang địa của vùng Đồng Nai và Mỹ Tho. Đến năm 1698, một biến cố lịch sử quan trọng đã xảy ra khi chúa Nguyễn sai quan Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh làm quan kinh lược tại vùng Mô Xoài Bà Rịa. Đây là lần đầu tiên xứ Đàng Trong thiết lập bộ máy hành chánh trên vùng đất nầy. Năm 1698 cũng là năm vùng đất Biên Hòa Nông Nại biến thành vùng địa đầu biên trấn của xứ Đàng Trong. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, năm 1620 sau khi đoàn tùy tùng theo công nữ Ngọc Vạn về Oudong thì những lưu dân người Việt từ các tỉnh miền trung cũng bắt đầu xuôi Nam lập nghiệp. Riêng sử Khmer đã ghi lại một cách không mấy thân thiện rằng sau khi lên ngôi vua Chey Chetta II đã cho xây cung điện nguy nga tại Oudong rồi cử hành lễ cưới long trọng với một nàng công nữ xinh đẹp của Việt Nam(6). Hoàng hậu Sam Đát, tức công nữ Ngọc Vạn, đã đem theo nhiều đồng hương sang Cao Miên. Có người làm quan trong triều, có người làm nghề thủ công, có người buôn bán, vân vân. Theo hồi ký của giáo sĩ người Ý tên Christofo Borri, đã từng sống tại Qui Nhơn từ năm 1618 đến năm 1622, chúa Nguyễn đã viện trợ cho vua Chân Lạp cả tàu thuyền và binh lính để chống lại quân Xiêm. Hai năm sau, tức vào năm 1623, vua Chey Chetta II chấp thuận cho xứ Đàng Trong thiết lập hai đồn thu thuế tại Prei Nokor và Kas Krobei, tức hai vùng Sài Gòn và Chợ Lớn ngày nay. Đây chính là hai tụ điểm quan trọng trong việc khai sanh ra Biên Trấn Biên Hòa và Phiên Trấn Gia Định về sau nầy.
Bờ Biển Của Vùng Đất Mô Xoài:
Bà Rịa Vũng Tàu có bờ biển chạy dài hơn 100 cây số. Theo quốc lộ 56 thì Bà Rịa cách Sài Gòn khoảng 120 cây số. Bà Rịa là một vùng có đồi núi, có biển mà cũng có cả đồng bằng. Về vị trí, phía bắc giáp Biên Hòa, phía nam Bà Rịa nối tiếp với Vũng Tàu và giáp với biển Đông, phía tây của Bà Rịa giáp vịnh Gành Rái (Cần Giờ), phía đông giáp tỉnh Bình Thuận. Diện tích toàn tỉnh khoảng 2.350 cây số vuông. Tuy giáp biển Đông, nhưng Bà Rịa là vùng đất cuối cùng của cao nguyên Trung Phần nên đất đai cũng khá cao, có đường bộ đi Biên Hòa (71 cây số), tuyến Bà Rịa, Biên Hòa Sài Gòn dài hơn 100 cây số, Bà Rịa Vũng Tàu dài khoảng 23 cây số. Về phía bắc của Bà Rịa là một vành đai đất đỏ với những cánh rừng cao su và những khu rừng gỗ quí, nhưng về phía nam là vùng đất nền mặn được phủ lên một lớp phù sa mỏng nên không thuận tiện cho việc trồng lúa nước, chỉ có những mảng nhỏ ruộng lúa mà thôi. Dọc theo bờ biển là những đồi cát hay dãy cát chạy vòng theo bờ. Bà Rịa cũng có nhiều ruộng muối, tuy nhiên, muối Bà Rịa không tốt bằng muối vùng Bạc Liêu. Bờ biển Bà Rịa dài trên 100 cây số, trong đó có trên 70 cây số là bờ cát trắng rất đẹp. Thềm biển Bà Rịa tiếp giáp với quần đảo Trường Sa nên chạy dài từ bờ ra đến tận quần đảo hãy còn vô số khu vực dầu lửa chưa được khai thác. Về phía cực nam, bờ biển Vũng Tàu không còn những bãi cát vàng như phía bắc nữa, mà là những bãi cát pha bùn nhiều hơn, nhất là tại vùng phía cửa biển Cần Giờ. Theo các bậc kỳ lão trong vùng, ngày xưa làng Long Thạnh bên Vũng Tàu, tức Chợ Bến vẫn dính liền với làng Long Thạnh bên cửa Cần Giờ, chính vì vậy mà cả hai nơi đều có tên Long Thạnh. Tuy nhiên, theo dòng thời gian những dòng nước cũng như sự thay đổi của đất bồi đất lở khiến cửa biển Cần Giờ ngày một lớn thấy rõ, và ngày nay hai làng ấy cách nhau xa lắc xa lơ. Cũng theo các bô lão địa phương, nửa thế kỷ trước gà gáy bên phía Cần Giờ bên Vũng Tàu còn nghe được, nhưng bây giờ thì không còn nghe gì cả. Hiện tại thì cả hai làng Long Thạnh nầy đều có hai ngôi đình mang cùng tên đình Long Thạnh, nhưng chỉ có đình Long Thạnh bên Chợ Bến được cất giữ sắc thần mà thôi.
Lịch Sử Vùng Đất Mô Xoài:
So với Bà Rịa, thì Vũng Tàu là vùng đất mới được phát triển về sau nầy, có lẽ chỉ trước thời Pháp thuộc không lâu. Khi các chiến thuyền của người Pháp tiến vào cửa Soài Rạp để vào đánh thành Gia Định, họ đã phát hiện ra một mũi đá tuyệt đẹp mà về sau nầy họ đặt tên là Cap Saint Jacque. Mãi đến sau năm 1620, khi Miên vương Chey Chetta II cưới công nữ Ngọc Vạn thì người Việt mới đổ xô đến vùng nầy nhiều hơn. Có thể nói thời kỳ công nữ Ngọc Vạn theo chồng về Oudong là thời kỳ mở đầu cho mở rộng lãnh thổ về vùng Thủy Chân Lạp của xứ Đàng Trong. Ngày đó hình như định mệnh lịch sử xuôi khiến nên kể từ sau cuộc hôn nhân “Chey Chetta II-Ngọc Vạn”, nội tình của Chân Lạp luôn rối ren nên họ luôn cần đến sự trợ giúp của quân đội xứ Đàng Trong. Cứ mỗi lần quân chúa Nguyễn lên Miên làm một cái gì đó giúp vua Chân Lạp thì liền sau đó triều đình xứ Đàng Trong được đền ơn đáp nghĩa bằng một số đất hoang ở vùng Thủy Chân Lạp.
Năm 1623, Miên vương Chey Chetta II cho phép xứ Đàng Trong thiết lập hai đồn thu thuế tại Prei Nokor, tức là vùng Chợ Lớn ngày nay, và tại Kas Krobei, tức vùng Bến Nghé (Sài Gòn ngày nay). Đây là những vùng dừng bước nghỉ ngơi của thương nhân khi qua lại các vùng Thủy Chân Lạp và Oudong. Từ sau khi nhà Nguyễn lập các đồn thu thuế nầy thì các vùng Mô Xoài, Prei Nokor và Kas Krobei biến thành những vùng trù phú phồn thịnh, hơn hẳn các vùng khác.
Năm 1658, triều đình Chân Lạp có nội biến, theo lời yêu cầu của thái hậu Sam Đát(7), chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần bèn sai quan Khâm Mạng Trấn Biên dinh Phú Yên là Tôn Thất Yến đem 3.000 quân qua giúp bắt Miên vương là Nặc Ông Chân đem về Quảng Bình. Kể từ đó người Chân Lạp khâm phục oai đức của xứ Đàng Trong mà nhường đứt phần đất Mô Xoài cho chúa Nguyễn. Nghĩa là toàn vùng Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay chính thức trực thuộc lãnh thổ Việt Nam vào năm 1658.
Đầu năm 1698, chúa Nguyễn sai Cai Cơ Thủy quân Nguyễn hữu Khánh và Nguyễn cửu Vân đem quân vào trấn giữ các cửa biển trong Nam trước khi chúa cử quan Kinh Lược Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam. Cũng cùng năm 1698, thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vâng mệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược. Lúc nầy đất Mô Xoài nằm trong huyện Phước Long. Trịnh Hoài Đức đã ghi lại trong Gia Định Thành Thông Chí như sau: “Mô Xoài là vùng đầu địa giới thuộc trấn Biên Hòa, là đất danh tiếng, cho nên các phủ ở miền Bắc có ngạn ngữ rằng ‘Cơm Nai, Rịa; cá Rí, Rang’. Đất ấy lưng dựa núi, mặt nhìn biển, rừng rậm tre dài, ở trên có trường tuần để vời gọi người Man Mạch đến đổi chác, ở dưới có cửa bến, để xét hỏi ghe thuyền ra biển, trạm thủy, trạm bộ giao tiếp nhau, việc cung nộp lâm sản chống trị người Đê, người Mọi, bắt bớ giặc cướp, thì có huyện nha đạo thủ chia nhau làm việc, vốn là nơi bận rộn khó nhọc bậc nhất. Có nhiều cửa quan hiểm yếu, có thành trì xưa di chỉ hãy còn, như là quốc đô của vua nào vậy. Xét Bà Rịa là đất Lục Chân Lạp xưa.”
Năm 1788, Nguyễn Ánh sai đặt ‘hỏa đài’(8) tại các đồn binh biên phòng vùng biển, tại các cửa biển Đồng Tranh, Cần Giờ và Vũng Tàu. Nguyễn Ánh lại cử Nguyễn văn Trương đem thủy quân tuần tiểu các cửa biển trong Nam, kể cả vùng Vũng Tàu.
Tháng 4 năm 1790, Nguyễn Ánh cử Cai Cơ Cao văn Lưu giữ đạo Đồng Môn, cai cơ Đặng văn Trưng giữ đạo Tắc Khái, cai cơ Vũ văn Kế giữ thượng đạo Hưng Phước, cai cơ Đỗ văn Thịnh giữ 2 đạo Lý Lê và Xích Lam, và cai cơ Tạ văn Nhuệ giữ đạo Vũng Tàu. Như vậy, ngay từ thời các chúa Nguyễn, các ngài đã thấy được tầm quan trọng của vùng biển Vũng Tàu và các vùng phụ cận trên đất liền. Tháng 6 năm 1790, Nguyễn Ánh ban lệnh miễn sưu dịch cho thuộc binh các đạo tại vùng nầy, trong đó có thuộc binh của Đạo Thủ Vũng Tàu-Gành Rái, gồm thuộc binh thuyền Thắng Nhất, Thắng Nhì, và Thắng Tam. Đến năm 1796, Nguyễn Ánh sai Nguyễn văn Đức quản đạo Cần Giờ, kiêm hai đạo Vũng Tàu và Đồng Tranh.
Đại Nam Nhất Thống Chí không ghi rõ lịch sử thành lập vùng đất Bà Rịa Phước Tuy, tuy nhiên những tài liệu lịch sử Nam Triều có ghi về sự thành lập ba làng Tam Thắng ở Vũng Tàu(9). Và ngay trước khi 2 phủ Phước Long và Gia Định được thành lập, nghĩa là vào khoảng thế kỷ thứ XVII, các chúa Nguyễn đã khuyến khích những cư dân nghèo khổ của vùng Ngũ Quảng vào khai khẩn và lập nghiệp trên đất Bà Rịa. Cũng nhờ vậy mà khi chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Gia Định vào năm 1698, người Việt đã có sẵn tại vùng Bà Rịa, rồi từ đó họ phát triển dần dần về phía Đồng Nai và Gia Định. Để rồi không đầy 50 năm sau, chính những lưu dân Ngũ Quảng tại Bà Rịa đã cùng với người Hoa và người Khmer hoàn thành công cuộc phát triển vùng đất Đồng Nai và Gia Định, làm bàn đạp vững chắc cho cuộc Nam Tiến vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam. Tưởng cũng nên nhắc lại, sau khi Nguyễn Ánh đã lấy lại giang sơn trong tay ấu chúa Tây Sơn, ông bèn ngoảnh mặt quay lưng với vùng đất đã từng cưu mang ông trong thời bôn tẩu. Chẳng những Nguyễn Ánh không ban một đặc ân nào cho vùng đất phương Nam, mà ông còn không cho xây thành đắp lũy phòng thủ ở những nơi quan yếu. Rồi những ông vua con cháu của ông lại cũng nối tiếp như vậy. Chính vì dòm thấy sự phòng thủ lỏng lẻo ấy trong Nam mà về sau này Pháp tấn công và xâm chiếm Nam Kỳ một cách dễ dàng. Ngay cả trước thời Pháp lấn chiếm Việt Nam, bọn hải khấu Mã Lai thường hay đến quấy phá ở cửa biển Cần Giờ. Trong những năm cuối đời Gia Long, ông cứ để mặc cho hải tặc Mã Lai tung hoành ở vùng biển phương Nam.
Mãi đến năm 1822, đầu đời Minh Mạng, nhà vua mới phái ba viên đội trưởng vào vùng biển Bà Rịa để tiễu trừ bọn cướp. Sau khi chiến thắng bọn cướp, các ông đội trưởng Phạm văn Dinh, Lê văn Lộc và Ngô văn Huyền được lệnh vua khai khẩn đất đai vùng này và lập nên ba làng mà bây giờ người ta gọi là làng Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam. Hiện tại Đình Thần Thắng Tam vẫn còn tại thị xã Vũng Tàu. Đình được xây dựng vào năm 1820, thờ chung ba vị có công trong công cuộc khai mở đất Vũng Tàu là Phạm văn Dinh, Lê văn Lộc và Ngô văn Huyền. Bên trái đình Thắng Tam là Miếu Bà, được xây vào cuối thế kỷ thứ XIX. Bên phải đình Thắng Tam là Lăng Cá Ông (cá Voi), cũng được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 19. Hiện trong lăng hãy còn hai bộ xương cá Ông lớn, một bộ khổng lồ được ngư dân vớt cách nay trên 100 năm, còn bộ Thần Cá Ông, được vớt sau đó 40 năm dài 12 mét, ngang 1.5 mét.
Năm 1824, vua Minh Mạng đổi tên các thủ như sau: thủ Hưng Phước đổi thành thủ Long An; thủ Vũng Tàu đổi thành thủ Phước Thắng; thủ Tắc Khái đổi thành thủ Long Hưng. Năm 1834, vua Minh Mạng cho đặt 2 đội tuần hải ở vùng biển Vũng Tàu, lấy quân ở 3 thuyền thuộc thủ sở Phước Thắng (Vũng Tàu) 50 người để lập Đội Nhứt; lấy 50 người thuộc thủ sở Long Hưng (Tắc Khái) làm Đội Nhị. Mỗi đội đặt một Suất Đội chỉ huy. Năm 1839, vua Minh Mạng cho xây đắp pháo đài tại cửa biển Phước Thắng để trấn giữ cửa biển cần Giờ. Pháo đài hình tròn được xây ở ghềnh đá bên Gành Rái; trong pháo đài có đặt 6 cổ súng Hồng, 2 cổ Phách Sơn, và 1 cổ Quá Sơn; mỗi cổ pháo được cấp 100 phát đạn. Như vậy, những điều được truyền khẩu trong dân gian có khác đôi chút với những sắc chỉ được các vua chúa nhà Nguyễn ban ra. Như chuyện các ông đội trưởng Phạm văn Dinh, Lê văn Lộc và Ngô văn Huyền được lệnh vua khai khẩn đất đai vùng này và lập nên ba làng mà bây giờ người ta gọi là làng Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam có phần hơi khác với sử liệu, nhưng hiện nay Đình Thần Thắng Tam vẫn còn đó tại thị xã Vũng Tàu. Điều nầy có nghĩa là những lời truyền khẩu cũng không phải hoàn toàn hoang đường.
Năm 1846, vua Thiệu Trị ban sắc phong cho Thần cá Ông ở đây làm “Nam Hải Đại Tướng Quân.” Dưới thời vua Minh Mạng, đất Nam Kỳ Lục Tỉnh, đất Mô Xoài là phủ Phước Tuy, thuộc tỉnh Biên Hòa, gồm các huyện Phước An(10), huyện Long Thành và huyện Long Khánh.
Năm 1858, vua Tự Đức ra lệnh cho dân địa phương xây đắp bờ cát núi Phước Thắng, phối hợp với pháo đài trên núi để đánh Pháp. Năm 1859, thực dân Pháp trên đường đánh chiếm Gia Định đã nã những phát đại bác đầu tiên vào pháo đài Phước Thắng, và kế đó chúng tấn công các đồn các tấn bảo vệ của quân ta trên đường vào sông Sài Gòn. Lúc đó Thống Chế Trần Đồng chỉ huy quân ta chống trả mãnh liệt khiến cả tàu Dragonne và Avalanche của giặc đều bị trúng đạn đại bác của ta. Tuy nhiên, mãnh hổ nan địch quần hồ, quân ta với vũ khí thô sơ đã không chống nổi với khí giới tối tân của giặc, kết quả là chẳng bao lâu sau đó cả miền Nam rơi vào tay giặc, rồi cũng chẳng bao lâu sau đó toàn cõi Việt Nam rơi vào tay giặc, nhân dân Việt Nam đã phải làm trâu cày ngựa cỡi cho thực dân Pháp trong suốt gần một thế kỷ. Sau khi chiếm Nam Kỳ, Bà Rịa là một trong số 20 tỉnh ở Nam Kỳ. Lúc nầy Bà Rịa gồm 5 tổng của người Kinh là An Phú Hạ, An Phú Tân, An Phú Thượng, Phước Hưng Hạ, và Phước Hưng Thượng; và 2 tổng của người Thượng là Cơ Trạch và Nhơn Xương. Đến năm 1959, tỉnh Bà Rịa được đổi thành tỉnh Phước Tuy.
-----------------
Để tiện theo dõi "Đất Phương Nam 1", kính mời Quí Độc Giả mở Link bên dưới:https://huynhhuuduc.blogspot.com/p/blog-page_53.html
***
Rất nhiều người Việt Nam, nhứt là những người miền Nam, khi nói đến Nam Kỳ Lục Tỉnh, thường nghĩ ngay đến Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, chứ ít nghĩ đến một dãy đất nằm về phía Đông Sài Gòn, bên kia cửa biển Cần Giờ, đó là vùng đất mà ngày nay chúng ta gọi là Bà Rịa-Vũng Tàu. Vùng đất nầy có tên là Mô Xoài khi cha anh chúng ta mới đặt chân vào đất phương Nam. Mô Xoài có một ý nghĩa rất đặc biệt đối với dân tộc Việt Nam, vì nó là điểm đến đầu tiên của lưu dân Việt Nam trên vùng đất phương Nam. Năm 939, dưới thời nhà Ngô thì vùng biên trấn của Đại Việt là vùng Thanh Hóa. Đến năm 1069, vùng biên trấn xuống đến Quảng Bình và Quảng Trị. Năm 1307, sau khi nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm thì vùng địa đầu biên trấn của Việt Nam được thêm hai châu Ô-Lý, mở rộng đến Thừa Thiên. Năm 1425, đến Thuận Hóa. Năm 1471 đến Qui Nhơn. Năm 1611 đến Phú Yên. Năm 1653 đến Nha Trang. Đến năm 1693 thì vùng địa đầu biên trấn của Việt Nam được mở rộng xuống đến Bình Thuận. Tuy nhiên, trước đó vào năm 1679, chúa Nguyễn đã ưng thuận cho các di thần nhà Minh đi khẩn hoang tại các vùng hoang địa của vùng Đồng Nai và Mỹ Tho. Đến năm 1698, một biến cố lịch sử quan trọng đã xảy ra khi chúa Nguyễn sai quan Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh làm quan kinh lược tại vùng Mô Xoài Bà Rịa. Đây là lần đầu tiên xứ Đàng Trong thiết lập bộ máy hành chánh trên vùng đất nầy. Năm 1698 cũng là năm vùng đất Biên Hòa Nông Nại biến thành vùng địa đầu biên trấn của xứ Đàng Trong. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, năm 1620 sau khi đoàn tùy tùng theo công nữ Ngọc Vạn về Oudong thì những lưu dân người Việt từ các tỉnh miền trung cũng bắt đầu xuôi Nam lập nghiệp. Riêng sử Khmer đã ghi lại một cách không mấy thân thiện rằng sau khi lên ngôi vua Chey Chetta II đã cho xây cung điện nguy nga tại Oudong rồi cử hành lễ cưới long trọng với một nàng công nữ xinh đẹp của Việt Nam(6). Hoàng hậu Sam Đát, tức công nữ Ngọc Vạn, đã đem theo nhiều đồng hương sang Cao Miên. Có người làm quan trong triều, có người làm nghề thủ công, có người buôn bán, vân vân. Theo hồi ký của giáo sĩ người Ý tên Christofo Borri, đã từng sống tại Qui Nhơn từ năm 1618 đến năm 1622, chúa Nguyễn đã viện trợ cho vua Chân Lạp cả tàu thuyền và binh lính để chống lại quân Xiêm. Hai năm sau, tức vào năm 1623, vua Chey Chetta II chấp thuận cho xứ Đàng Trong thiết lập hai đồn thu thuế tại Prei Nokor và Kas Krobei, tức hai vùng Sài Gòn và Chợ Lớn ngày nay. Đây chính là hai tụ điểm quan trọng trong việc khai sanh ra Biên Trấn Biên Hòa và Phiên Trấn Gia Định về sau nầy.
Bờ Biển Của Vùng Đất Mô Xoài:
Bà Rịa Vũng Tàu có bờ biển chạy dài hơn 100 cây số. Theo quốc lộ 56 thì Bà Rịa cách Sài Gòn khoảng 120 cây số. Bà Rịa là một vùng có đồi núi, có biển mà cũng có cả đồng bằng. Về vị trí, phía bắc giáp Biên Hòa, phía nam Bà Rịa nối tiếp với Vũng Tàu và giáp với biển Đông, phía tây của Bà Rịa giáp vịnh Gành Rái (Cần Giờ), phía đông giáp tỉnh Bình Thuận. Diện tích toàn tỉnh khoảng 2.350 cây số vuông. Tuy giáp biển Đông, nhưng Bà Rịa là vùng đất cuối cùng của cao nguyên Trung Phần nên đất đai cũng khá cao, có đường bộ đi Biên Hòa (71 cây số), tuyến Bà Rịa, Biên Hòa Sài Gòn dài hơn 100 cây số, Bà Rịa Vũng Tàu dài khoảng 23 cây số. Về phía bắc của Bà Rịa là một vành đai đất đỏ với những cánh rừng cao su và những khu rừng gỗ quí, nhưng về phía nam là vùng đất nền mặn được phủ lên một lớp phù sa mỏng nên không thuận tiện cho việc trồng lúa nước, chỉ có những mảng nhỏ ruộng lúa mà thôi. Dọc theo bờ biển là những đồi cát hay dãy cát chạy vòng theo bờ. Bà Rịa cũng có nhiều ruộng muối, tuy nhiên, muối Bà Rịa không tốt bằng muối vùng Bạc Liêu. Bờ biển Bà Rịa dài trên 100 cây số, trong đó có trên 70 cây số là bờ cát trắng rất đẹp. Thềm biển Bà Rịa tiếp giáp với quần đảo Trường Sa nên chạy dài từ bờ ra đến tận quần đảo hãy còn vô số khu vực dầu lửa chưa được khai thác. Về phía cực nam, bờ biển Vũng Tàu không còn những bãi cát vàng như phía bắc nữa, mà là những bãi cát pha bùn nhiều hơn, nhất là tại vùng phía cửa biển Cần Giờ. Theo các bậc kỳ lão trong vùng, ngày xưa làng Long Thạnh bên Vũng Tàu, tức Chợ Bến vẫn dính liền với làng Long Thạnh bên cửa Cần Giờ, chính vì vậy mà cả hai nơi đều có tên Long Thạnh. Tuy nhiên, theo dòng thời gian những dòng nước cũng như sự thay đổi của đất bồi đất lở khiến cửa biển Cần Giờ ngày một lớn thấy rõ, và ngày nay hai làng ấy cách nhau xa lắc xa lơ. Cũng theo các bô lão địa phương, nửa thế kỷ trước gà gáy bên phía Cần Giờ bên Vũng Tàu còn nghe được, nhưng bây giờ thì không còn nghe gì cả. Hiện tại thì cả hai làng Long Thạnh nầy đều có hai ngôi đình mang cùng tên đình Long Thạnh, nhưng chỉ có đình Long Thạnh bên Chợ Bến được cất giữ sắc thần mà thôi.
Lịch Sử Vùng Đất Mô Xoài:
So với Bà Rịa, thì Vũng Tàu là vùng đất mới được phát triển về sau nầy, có lẽ chỉ trước thời Pháp thuộc không lâu. Khi các chiến thuyền của người Pháp tiến vào cửa Soài Rạp để vào đánh thành Gia Định, họ đã phát hiện ra một mũi đá tuyệt đẹp mà về sau nầy họ đặt tên là Cap Saint Jacque. Mãi đến sau năm 1620, khi Miên vương Chey Chetta II cưới công nữ Ngọc Vạn thì người Việt mới đổ xô đến vùng nầy nhiều hơn. Có thể nói thời kỳ công nữ Ngọc Vạn theo chồng về Oudong là thời kỳ mở đầu cho mở rộng lãnh thổ về vùng Thủy Chân Lạp của xứ Đàng Trong. Ngày đó hình như định mệnh lịch sử xuôi khiến nên kể từ sau cuộc hôn nhân “Chey Chetta II-Ngọc Vạn”, nội tình của Chân Lạp luôn rối ren nên họ luôn cần đến sự trợ giúp của quân đội xứ Đàng Trong. Cứ mỗi lần quân chúa Nguyễn lên Miên làm một cái gì đó giúp vua Chân Lạp thì liền sau đó triều đình xứ Đàng Trong được đền ơn đáp nghĩa bằng một số đất hoang ở vùng Thủy Chân Lạp.
Năm 1623, Miên vương Chey Chetta II cho phép xứ Đàng Trong thiết lập hai đồn thu thuế tại Prei Nokor, tức là vùng Chợ Lớn ngày nay, và tại Kas Krobei, tức vùng Bến Nghé (Sài Gòn ngày nay). Đây là những vùng dừng bước nghỉ ngơi của thương nhân khi qua lại các vùng Thủy Chân Lạp và Oudong. Từ sau khi nhà Nguyễn lập các đồn thu thuế nầy thì các vùng Mô Xoài, Prei Nokor và Kas Krobei biến thành những vùng trù phú phồn thịnh, hơn hẳn các vùng khác.
Năm 1658, triều đình Chân Lạp có nội biến, theo lời yêu cầu của thái hậu Sam Đát(7), chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần bèn sai quan Khâm Mạng Trấn Biên dinh Phú Yên là Tôn Thất Yến đem 3.000 quân qua giúp bắt Miên vương là Nặc Ông Chân đem về Quảng Bình. Kể từ đó người Chân Lạp khâm phục oai đức của xứ Đàng Trong mà nhường đứt phần đất Mô Xoài cho chúa Nguyễn. Nghĩa là toàn vùng Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay chính thức trực thuộc lãnh thổ Việt Nam vào năm 1658.
Đầu năm 1698, chúa Nguyễn sai Cai Cơ Thủy quân Nguyễn hữu Khánh và Nguyễn cửu Vân đem quân vào trấn giữ các cửa biển trong Nam trước khi chúa cử quan Kinh Lược Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam. Cũng cùng năm 1698, thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vâng mệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược. Lúc nầy đất Mô Xoài nằm trong huyện Phước Long. Trịnh Hoài Đức đã ghi lại trong Gia Định Thành Thông Chí như sau: “Mô Xoài là vùng đầu địa giới thuộc trấn Biên Hòa, là đất danh tiếng, cho nên các phủ ở miền Bắc có ngạn ngữ rằng ‘Cơm Nai, Rịa; cá Rí, Rang’. Đất ấy lưng dựa núi, mặt nhìn biển, rừng rậm tre dài, ở trên có trường tuần để vời gọi người Man Mạch đến đổi chác, ở dưới có cửa bến, để xét hỏi ghe thuyền ra biển, trạm thủy, trạm bộ giao tiếp nhau, việc cung nộp lâm sản chống trị người Đê, người Mọi, bắt bớ giặc cướp, thì có huyện nha đạo thủ chia nhau làm việc, vốn là nơi bận rộn khó nhọc bậc nhất. Có nhiều cửa quan hiểm yếu, có thành trì xưa di chỉ hãy còn, như là quốc đô của vua nào vậy. Xét Bà Rịa là đất Lục Chân Lạp xưa.”
Năm 1788, Nguyễn Ánh sai đặt ‘hỏa đài’(8) tại các đồn binh biên phòng vùng biển, tại các cửa biển Đồng Tranh, Cần Giờ và Vũng Tàu. Nguyễn Ánh lại cử Nguyễn văn Trương đem thủy quân tuần tiểu các cửa biển trong Nam, kể cả vùng Vũng Tàu.
Tháng 4 năm 1790, Nguyễn Ánh cử Cai Cơ Cao văn Lưu giữ đạo Đồng Môn, cai cơ Đặng văn Trưng giữ đạo Tắc Khái, cai cơ Vũ văn Kế giữ thượng đạo Hưng Phước, cai cơ Đỗ văn Thịnh giữ 2 đạo Lý Lê và Xích Lam, và cai cơ Tạ văn Nhuệ giữ đạo Vũng Tàu. Như vậy, ngay từ thời các chúa Nguyễn, các ngài đã thấy được tầm quan trọng của vùng biển Vũng Tàu và các vùng phụ cận trên đất liền. Tháng 6 năm 1790, Nguyễn Ánh ban lệnh miễn sưu dịch cho thuộc binh các đạo tại vùng nầy, trong đó có thuộc binh của Đạo Thủ Vũng Tàu-Gành Rái, gồm thuộc binh thuyền Thắng Nhất, Thắng Nhì, và Thắng Tam. Đến năm 1796, Nguyễn Ánh sai Nguyễn văn Đức quản đạo Cần Giờ, kiêm hai đạo Vũng Tàu và Đồng Tranh.
Đại Nam Nhất Thống Chí không ghi rõ lịch sử thành lập vùng đất Bà Rịa Phước Tuy, tuy nhiên những tài liệu lịch sử Nam Triều có ghi về sự thành lập ba làng Tam Thắng ở Vũng Tàu(9). Và ngay trước khi 2 phủ Phước Long và Gia Định được thành lập, nghĩa là vào khoảng thế kỷ thứ XVII, các chúa Nguyễn đã khuyến khích những cư dân nghèo khổ của vùng Ngũ Quảng vào khai khẩn và lập nghiệp trên đất Bà Rịa. Cũng nhờ vậy mà khi chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Gia Định vào năm 1698, người Việt đã có sẵn tại vùng Bà Rịa, rồi từ đó họ phát triển dần dần về phía Đồng Nai và Gia Định. Để rồi không đầy 50 năm sau, chính những lưu dân Ngũ Quảng tại Bà Rịa đã cùng với người Hoa và người Khmer hoàn thành công cuộc phát triển vùng đất Đồng Nai và Gia Định, làm bàn đạp vững chắc cho cuộc Nam Tiến vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam. Tưởng cũng nên nhắc lại, sau khi Nguyễn Ánh đã lấy lại giang sơn trong tay ấu chúa Tây Sơn, ông bèn ngoảnh mặt quay lưng với vùng đất đã từng cưu mang ông trong thời bôn tẩu. Chẳng những Nguyễn Ánh không ban một đặc ân nào cho vùng đất phương Nam, mà ông còn không cho xây thành đắp lũy phòng thủ ở những nơi quan yếu. Rồi những ông vua con cháu của ông lại cũng nối tiếp như vậy. Chính vì dòm thấy sự phòng thủ lỏng lẻo ấy trong Nam mà về sau này Pháp tấn công và xâm chiếm Nam Kỳ một cách dễ dàng. Ngay cả trước thời Pháp lấn chiếm Việt Nam, bọn hải khấu Mã Lai thường hay đến quấy phá ở cửa biển Cần Giờ. Trong những năm cuối đời Gia Long, ông cứ để mặc cho hải tặc Mã Lai tung hoành ở vùng biển phương Nam.
Mãi đến năm 1822, đầu đời Minh Mạng, nhà vua mới phái ba viên đội trưởng vào vùng biển Bà Rịa để tiễu trừ bọn cướp. Sau khi chiến thắng bọn cướp, các ông đội trưởng Phạm văn Dinh, Lê văn Lộc và Ngô văn Huyền được lệnh vua khai khẩn đất đai vùng này và lập nên ba làng mà bây giờ người ta gọi là làng Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam. Hiện tại Đình Thần Thắng Tam vẫn còn tại thị xã Vũng Tàu. Đình được xây dựng vào năm 1820, thờ chung ba vị có công trong công cuộc khai mở đất Vũng Tàu là Phạm văn Dinh, Lê văn Lộc và Ngô văn Huyền. Bên trái đình Thắng Tam là Miếu Bà, được xây vào cuối thế kỷ thứ XIX. Bên phải đình Thắng Tam là Lăng Cá Ông (cá Voi), cũng được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 19. Hiện trong lăng hãy còn hai bộ xương cá Ông lớn, một bộ khổng lồ được ngư dân vớt cách nay trên 100 năm, còn bộ Thần Cá Ông, được vớt sau đó 40 năm dài 12 mét, ngang 1.5 mét.
Năm 1824, vua Minh Mạng đổi tên các thủ như sau: thủ Hưng Phước đổi thành thủ Long An; thủ Vũng Tàu đổi thành thủ Phước Thắng; thủ Tắc Khái đổi thành thủ Long Hưng. Năm 1834, vua Minh Mạng cho đặt 2 đội tuần hải ở vùng biển Vũng Tàu, lấy quân ở 3 thuyền thuộc thủ sở Phước Thắng (Vũng Tàu) 50 người để lập Đội Nhứt; lấy 50 người thuộc thủ sở Long Hưng (Tắc Khái) làm Đội Nhị. Mỗi đội đặt một Suất Đội chỉ huy. Năm 1839, vua Minh Mạng cho xây đắp pháo đài tại cửa biển Phước Thắng để trấn giữ cửa biển cần Giờ. Pháo đài hình tròn được xây ở ghềnh đá bên Gành Rái; trong pháo đài có đặt 6 cổ súng Hồng, 2 cổ Phách Sơn, và 1 cổ Quá Sơn; mỗi cổ pháo được cấp 100 phát đạn. Như vậy, những điều được truyền khẩu trong dân gian có khác đôi chút với những sắc chỉ được các vua chúa nhà Nguyễn ban ra. Như chuyện các ông đội trưởng Phạm văn Dinh, Lê văn Lộc và Ngô văn Huyền được lệnh vua khai khẩn đất đai vùng này và lập nên ba làng mà bây giờ người ta gọi là làng Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam có phần hơi khác với sử liệu, nhưng hiện nay Đình Thần Thắng Tam vẫn còn đó tại thị xã Vũng Tàu. Điều nầy có nghĩa là những lời truyền khẩu cũng không phải hoàn toàn hoang đường.
Năm 1846, vua Thiệu Trị ban sắc phong cho Thần cá Ông ở đây làm “Nam Hải Đại Tướng Quân.” Dưới thời vua Minh Mạng, đất Nam Kỳ Lục Tỉnh, đất Mô Xoài là phủ Phước Tuy, thuộc tỉnh Biên Hòa, gồm các huyện Phước An(10), huyện Long Thành và huyện Long Khánh.
Năm 1858, vua Tự Đức ra lệnh cho dân địa phương xây đắp bờ cát núi Phước Thắng, phối hợp với pháo đài trên núi để đánh Pháp. Năm 1859, thực dân Pháp trên đường đánh chiếm Gia Định đã nã những phát đại bác đầu tiên vào pháo đài Phước Thắng, và kế đó chúng tấn công các đồn các tấn bảo vệ của quân ta trên đường vào sông Sài Gòn. Lúc đó Thống Chế Trần Đồng chỉ huy quân ta chống trả mãnh liệt khiến cả tàu Dragonne và Avalanche của giặc đều bị trúng đạn đại bác của ta. Tuy nhiên, mãnh hổ nan địch quần hồ, quân ta với vũ khí thô sơ đã không chống nổi với khí giới tối tân của giặc, kết quả là chẳng bao lâu sau đó cả miền Nam rơi vào tay giặc, rồi cũng chẳng bao lâu sau đó toàn cõi Việt Nam rơi vào tay giặc, nhân dân Việt Nam đã phải làm trâu cày ngựa cỡi cho thực dân Pháp trong suốt gần một thế kỷ. Sau khi chiếm Nam Kỳ, Bà Rịa là một trong số 20 tỉnh ở Nam Kỳ. Lúc nầy Bà Rịa gồm 5 tổng của người Kinh là An Phú Hạ, An Phú Tân, An Phú Thượng, Phước Hưng Hạ, và Phước Hưng Thượng; và 2 tổng của người Thượng là Cơ Trạch và Nhơn Xương. Đến năm 1959, tỉnh Bà Rịa được đổi thành tỉnh Phước Tuy.
-----------------
Để tiện theo dõi "Đất Phương Nam 1", kính mời Quí Độc Giả mở Link bên dưới:https://huynhhuuduc.blogspot.com/p/blog-page_53.html
***
Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018
Đêm Đen
Sương dần rơi
Những vì sao dường như biến đổi
Bầu trời đen chứng kiến cảnh thay ngôi
Gió đẩy đưa
Làm chiếc lá dâng lên bao hờn dỗi
Cây cũng buồn lặng lẽ đứng trơ vơ
Anh vẫn chờ
Đang chờ em trong háo hức
Trái tim này hừng hực khúc thiên thai
Em biết chăng
Nếu đêm nay em vắng bóng
Anh thế nào với nỗi nhớ mênh mông
Sẽ làm sao để đốt trọn đêm dài
Hay than thở với vầng thơ buồn tê tái
Và Em đã đến
Nhưng sao không ở lại
Bỏ anh ngồi đơn độc suốt canh thâu
Cung nhạc trầm văng vẳng đến từ đâu
Nghe da diết giọt sầu đêm cô tịch. Quên Đi
***
Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018
Qua Sài Gòn Nhớ Ông Tây
Ôi ! Bây giờ người ta tranh luận: Thực Dân Pháp tốt hay xấu?
Đã gọi là Thực Dân thì đương nhiên xấu rồi!!!
Tôi không muốn nói là người ta làm chuyện thừa! … chuyện vô bổ! Nhưng
người ta không đi tìm cái tổ con chuồn chuồn! Mặc dù con chuồn chuồn nó
báo mưa khá chính xác:
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm
Tôi không muốn ngạo rằng:
Chuồn chuồn bay thấp thì cao
Bay cao thì thấp bay vừa thì bay
Nhưng quả thực con chuồn chuồn vô tích sự!
Cái thằng Thực Dân thì muôn đời nó đi chiếm đất để…khai thác… thủ lợi…
chứ đâu có vì người, đâu có tình nghĩa gì! Nhưng vô tình thì ta có hưởng
lợi chút xíu chứ!!!
Thằng Tây làm đường sắt Bắc Nam, làm cầu Doumer, khai thác than Hòn Gai, đào kinh ở miền Hậu Giang, ta hưởng lợi nhiều lắm chứ!?
Nó vì nó thôi! Thằng Yersin lập đồn điền trồng kí ninh để tính kinh
doanh bán thuốc cho Việt Nam và Đông Nam Á, các nước nhiệt đới mưa trên
thế giới! Mãi dăm chục năm sau ta mới xài cái thuốc kí ninh.
Nó lập đồn điền cao su cũng thế thôi! Người ta đâu thèm biết đến cái chất mủ kỳ quái đó .
Mắc cười nhất là con đường Thiên Lý! Trước khi Pháp tới thì làm gì có
con đường Bắc Nam!!! Cái Thiên Lý Cù của các cụ nó chỉ rộng 2 m thôi (5
thước t ) qua miền Trung còn rừng rậm và hoang vu… thì sau một mùa mưa,
con đường đó sẽ biến mất trên thế gian!!! Quan lớn có đi thì phải sai
lính phát cây, dọn đường(?). Người dân thì không đi xa đâu, Quan lớn thì
đi võng là chính (tôi nhấn mạnh: Võng), và rất ít ngựa (tôi nhấn mạnh:
ít ngựa)
Cái vĩ đại nhất của người Pháp là đào kinh lớn ở Tây Nam Bộ! Cái này nhiều người khoái lắm.
Cái Răng, Vàm Láng, Kinh Xáng, Phong Điền
Anh thương em thì cho bạc cho tiền
Đừng làm thố lộ láng giềng cười em
Rất nhiều người “mang ơn Pháp “ và ca tụng Pháp dài… dài… cho tới mãi
thời ông Diệm! Các vị này nói: các thời sau không bằng thời "Pháp Thuộc"
Trên đây là tôi nói về Kinh Tế! Người Pháp kinh doanh lợi mười thì người Việt lượm hạt rơi hạt rụng cũng được một(!)
Ngân Sách Đông Dương đã gửi về giúp Mẫu Quốc một số tiền rất lớn để đánh Đức trong thế chiến I
Nhưng nói về Văn Học Nghệ Thuật thì tôi không ngượng miệng, không mắc
cỡ, không cho là hèn khi nói rằng ta phải học người Pháp ta còn nên học
rất nhiều, học dài dài cho tới nay (2018 ) ta còn nên học !!!???
- Những tác phẩm kiến trúc: Cầu Long Biên, Dinh Toàn Quyền, Dinh Thống Sứ, Nhà Hát Tây … ta không học sao?
- Những khu nghỉ mát Sapa , Bạch Mã , Pù Nà ta nên học chứ ?
- Những Công Viên, Lâm Viên, vườn Bách Thảo, Sở Thú… ta lại càng nên học!
Tôi không cần biết những công trình này lấy tiền công quỹ, hay cá nhân
một vài ông Pháp làm… chơi! Nhưng quả là có những bậc thầy về nghệ thuật
làm để hoằng dương văn hóa nghệ thuật chứ không vì kinh doanh lợi
nhuận!
Pháp vừa chân ướt chân ráo tới … đã lập Sở Thú, vườn Bờ Rô!
Có một cái cây cho bông rất đẹp, ta gọi là bông giấy (ngày nay trồng
khắp Trung Nam, hình như ra tận ngoài Bắc). Lúc đầu nó có tên là cây “
Biện Lý “ do một ông Biện Lý tên là Bougainville mang từ Bresil về
trồng! Hãi chưa!
- Xin đừng cho rằng những gì thưc dân Pháp làm đều xấu!
- Xin đừng phá hoại rừng thông Đà Lạt
- Xin đừng phá hoại biệt thự Pháp để trồng cây lương thực: Khoai lang, khoai mì, bắp, bo bo …
- Xin đừng phá, đập những tượng đài do Pháp lập(kể cả những tên tướng
tá hiếu chiến , giết người … nếu đó là một pho tượng Đẹp!)
Thị phi tận thuộc thiên niên sự
Tiếu mạ hà phương nhất giả thân
Chân Diện Mục
3-6-2018
***