▼
Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017
Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017
Sớm Mai
Bài xướng:
Sớm Mai
Bổng thấy yêu đời buổi sáng nay,
Chập chờn đôi bướm, lạnh heo may.
Nụ hồng hàm tiếu sương xoa mướt
Cỏ biếc lung linh nắng trải dài.
Nhảy nhót trên cành, chim ríu rít;
Mơ màng trong gió liễu lay lay.
Bềnh bồng mây trắng, trời xanh ngắt;
Đẹp quá trần gian, phút cảm hoài.
Mailoc
***
Các Bài Họa:
Sớm mai
Mây trời sáng rỡ buổi hôm nay
Cánh bướm la đà giỡn cỏ may
Lẳng lặng công viên sương tản nhẹ
Nhôn nhao lối ngõ bước buông dài
Mặt hồ thanh thản nhìn thu lộng
Nhánh liễu nhu mì đón gió lay
Vệt nắng soi bừng nhen trí tưởng
Hồn quê viễn xứ cảm thương hoài
Mai Thắng
170727
***
Mưa Bão Liên Miên
Bão bùng liên tiếp mấy hôm nay
Số phận dân nghèo lắm rủi may
Ruộng độ vàng mơ trôi mất trắng
Vườn đang chin rộ ngả nằm dài
Phập phồng rả rích cơn mưa đổ
Thấp thỏm ì ầm tiếng gió lay
Vướng họa thiên tai ôi phải chịu!
Lầm than bao kẻ cảm u hoài.
Cao Linh Tử
***
10 Ngày Qua
Cái buồn chợt đến mấy ngày nay
Liên tiếp bão về thật chẳng may
Lũ doạ dân lành từng phút sợ
Mưa to thuỷ điện xả nước hoài
Quảng Bình Quảng Trị vừa lâm nạn
Hà Tĩnh Nghệ An chịu khốn dài
Lá lành lá rách ông cha bảo
Bầu bí chung giàn nghĩa chớ lay.
Quên Đi
***
Những Gì Còn Lại
Những gì tha thiết đến hôm nay
Lời ngỏ luyến trao nhẫn cỏ may
Vương vấn hồn thơ xao xuyến quá
Ngất ngây tình ái mộng mơ dài
Yến anh ríu rít chuyển cành động
Dương liễu rì rào nhẹ gió lay
Chén mật tình yêu mang vị đắng
Quay về kỷ niệm thoáng u hoài
Kim Phượng
***
Cái Nóng Houston
Houston nắng cháy mấy hôm nay,
Đợi gió cây im không mảy may.
Lá úa cỏ vàng sân bỏng nóng,
Hoa khô cành héo bóng vươn dài.
Im lìm chim chóc thôi không hót,
Vắng lặng gia cư chẳng gió lay.
Texas cao bồi không ngựa chạy,
Đồng hoang ngàn dặm chạnh u hoài !
Đỗ Chiêu Đức
***
Ngày Mới
Quê mình đẹp quá, sáng hôm nay
Theo gió, dập dờn ngọn cỏ may
Vòm lá ngời xanh trong nắng ấm
Bờ tre lả ngọn dọc sông dài
Bầu trời trong vắt, chim bay lượn
Ruộng lúa vàng mơ, bông trĩu lay
Hương cốm ngạt ngào, mùa cưới đến
Lứa đôi thề hẹn mãi yêu hoài...
Phương Hà
***
Nắng Ấm Cali
Cali nắng ấm mát trưa nay
Khí hậu ôn hoà nhất thật may
Người Việt an cư sinh lập nghiệp
Gia đình bảo lãnh kế lâu dài
Hoa Kỳ du học đầy hy vọng
Đất nước văn minh chẳng lá lay
Mưa nắng bốn mùa đây gió thuận
Cao niên thoải mái sống vui hoài ...
Mai Xuân Thanh
Ngày 26 tháng 07 năm 2017
***
Sáng Hạ
Quê người,chợt thấy sáng hôm nay
Giữa hạ,bướm vờn cỏ múa may
Chim hót đầu cành tia nắng sớm
Ve kêu cuối nẻo giọng buông dài
Bồng bềnh mấy khóm mây lơ lững
Giăng phủ giọt sương hoa lắt lay
Ngơ ngẫn hàng cây yên lặng gió
Thiên nhiên cảnh đẹp hết u hoài
Song Quang
7/26/2017
***
Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017
Vui Cười 82
KHÔNG DÙNG THÌ CHO
Có một ông chồng sống với vợ đã lâu năm, chán vợ già và xấu, nên lấy cớ đi làm ăn xa suốt ngày suốt đêm. Thỉnh thoảng mới ghé qua nhà nhưng không bao giờ ngó ngàng gì đến vợ. Bà vợ giận lắm, nhưng vốn tính nhẫn nhục nên đành ngậm đắng nuốt cay, chỉ biết trách cho số phận bạc bẽo của mình.
Một hôm người chồng bất ngờ về nhà, thấy vợ mình đang nằm trên giường với người đàn ông lạ. Sợ la ầm ĩ thì tai tiếng, nên ông ta chờ người đàn ông đó ra khỏi nhà mới hỏi tội bà vợ:
- Bà giải thích thế nào đây?
Bà vợ đáp:
- Anh ta nhỡ đường, hết tiền, vào xin ăn. Tôi cho anh ta ăn, thức ăn hôm qua để phần anh không về, không thì đổ đi cũng phí. Ăn xong, thấy quần áo giày của anh ta rách nát, tồi tàn, tôi lấy mấy thứ anh chê xấu và cũ, cũng muốn cho đi khỏi chật nhà. Rồi bảo anh ta tắm rửa sạch sẽ rồi mặc vào...
Ông chồng liền nổi máu ghen:
- Thế còn việc bà lên giường với nó thì sao?
Bà vợ cau mặt thẳng thừng đáp:
- Tôi chỉ làm theo đúng như những gì ông căn dặn thôi. Cái gì trong nhà nhà lâu ngày không dùng đến thì đem cho người ta dùng kẻo phí của giời...
Ông chồng: ??????
(Sưu tầm)
Váng Sữa
Hai vợ chồng nhà kia đi thăm một trại nuôi bò giống. Cô chăn nuôi của nông trường đang cho bò phối giống. Xong một hiệp, cô ta cho con bò đực uống 1 xô váng sữa. Bò đực uống một hơi rồi lại phối giống cho con bò cái khác. Sau đó, lại 1 xô váng sữa, và lần phối giống thứ ba.
Bà vợ tự nghĩ: váng sữa tốt thật. Đêm ấy về nhà, sau một hiệp, bà cho ông uống 1 cốc váng sữa. Ông uống xong vẫn ngồi im. Bà cho ông uống cốc thứ hai. Vẫn vậy.
Bực mình, bà bảo: "Ông không bằng con bò".
Ông tức mình đáp: "Tôi bảo cho bà biết nhé! 3 xô váng sữa là với 3 con bò cái khác nhau".
Theo PV.(Sưu tầm)
(Nguyễn Thế Bình Sưu Tầm)
Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017
Về Miền Tây Bài 11
Về phía Tây Nam sông Hậu
là một dãy đồng ruộng bao la, cò bay thẳng cánh, mà trước đây là đất Tầm Phong
Long của Chân Lạp. Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng phần đất này cho các
chúa Nguyễn, chúa cho đặc là Châu Đốc đạo và sáp nhập vào dinh Long Hồ (tỉnh
Vĩnh Long). Đến năm Minh Mạng thứ 13, nhà vua cho lấy vùng đất này và huyện
Vĩnh An của dinh Long Hồ để làm tỉnh An Giang. Về vị trí, tỉnh An Giang thời
Nam Kỳ Lục Tỉnh, Bắc giáp Cao Miên, Nam chạy ra tận
biển Đông, Đông giáp Vĩnh Long và Định Tường
(vùng mà bây giờ thuộc tỉnh Sa Đéc), Tây giáp Hà Tiên. Tỉnh An Giang thời Lục
Tỉnh có rất nhiều chợ búa sầm uất như chợ Thái An Đông (gần Ô Môn), chợ Tân An
(Bình Thủy), chợ Cần Thơ, chợ Vĩnh Phúc (Sa Đéc), chợ Nha Mân (Sa Đéc), chợ Hòa
Mỹ (Bãi Xào bây giờ thuộc Sóc Trăng). Sau khi xâm chiếm Nam Kỳ, người Pháp chia
An Giang ra làm 4 tỉnh gồm các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ, Sóc Trăng,
và một phần nay là vùng Nha Mân và Lai Vung cho sáp nhập vào Sa Đéc.
Cần Thơ thời
Mạc Thiên Tứ, vào năm 1739, mang tên là Trấn Giang, chỉ là một huyện của dinh
Long Hồ, nhưng bây giờ Cần Thơ là Tây Đô của miền Tây. Ngay cả
trước thời Pháp chiếm Nam Kỳ, Cần Thơ hãy còn là một vùng đất chưa được phát
triển. Cần Thơ cũng như những vùng khác ở miền Nam, nằm ven bờ sông Hậu với
nước ngọt quanh năm, nhờ phù sa sông Hậu mà nơi nào cũng đồng ruộng phì nhiêu,
cò bay thẳng cánh. Bên cạnh đó là những khóm tre bờ trúc bao quanh những thửa
vườn xanh tươi, cây trái nặng oằn, với những kinh rạch đầy tôm cá. Về sau này,
khi Mạc Thiên Tứ lên làm Tổng Trấn Hà Tiên thay cha là Mạc Cửu vừa mới qua đời,
thì vùng Cần Thơ trở thành trung tâm chiêu tập khách tao đàn, một chi nhánh
quan trọng của Mạc Gia Chiêu Anh Các. Ngay từ những ngày đầu, Cần Thơ đã nổi
tiếng là nơi của trai thanh gái lịch, nơi của gạo trắng nước trong. Trai thì
văn hay chữ giỏi, còn gái giỏi vắn về nữ công và đức hạnh. Chính vì thế mới có
câu vè kén rể chọn dâu của ông bà ta ngày trước “Trai Nhơn Ái, gái Long Xuyên”
(Nhơn Ái là một xã thuộc Cần Thơ). Dưới thời Gia Long thì Cần Thơ hãy còn trực
thuộc trấn Vĩnh Thanh, phủ Định Viễn, Dinh Long Hồ. Đến đời Minh Mạng thứ 12
thì Cần Thơ trực thuộc phủ Tân Thành và bị tách ra khỏi Vĩnh Long để trực thuộc
tỉnh An Giang. Về vị trí, Cần Thơ nằm về phía Tây Nam sông Hậu, cách Sài Gòn
169 cây số. Cần Thơ là nơi hội tụ của các con lộ quan trọng, quốc lộ 4 (nay là
quốc lộ 1), quốc lộ 80 và quốc lộ 91. Về vị trí, Bắc giáp An Giang và Sa Đéc,
Tây và Tây Bắc giáp Rạch Giá, Nam giáp Sóc Trăng, Đông Nam giáp Trà Vinh, Tây
Nam giáp Chương Thiện, Đông giáp Vĩnh Long và Trà Vinh và ngăn cách bởi khúc
sông Hậu giang dài trên 50 cây số. Ngọn rạch Cần Thơ ăn thông qua sông Cái Bé
rồi đổ ra vịnh Thái Lan. Nói là ăn thông nhưng vì rạch Cần Thơ nhận nước từ
sông Hậu,
chảy vào sông Cái Bé,
gặp chỗ giáp nước, nên sông cạn, không thuận tiện cho việc đi lại bằng đường
thủy. Chính vì vậy mà Đại Nam Nhất Thống Chí mô tả khúc đường nước ấy như sau: “Cuối
đông qua xuân, nước khô bùn cứng, ghe thuyền qua lại không được, từ mùa
hạ qua mùa đông, nước mưa tràn bờ thì ghe thuyền cỡi lên trên cỏ và bèo mà đi,
cứ trông theo phía tả hay phìa hữu rừng cây mà nhận dấu đường. Nơi đây không có
bóng người, có rất nhiều muỗi và đĩa, người qua lại rất khổ sở.” Tóm lại,
vào trước thời Pháp thuộc, Cần Thơ chỉ đông đúc ờ phía ven bờ sông Hậu.
Lại nữa, miền Tây trước thời pháp chiếm Nam Kỳ, có cửa biển Ba Thắc nên lúa
gạo, cá khô, tôm khô và những đặc sản toàn vùng Sóc Trăng và Ba Thắc thì xuất
đi từ cửa Ba Thắc. Còn lúa gạo vùng Cà Mau và Rạch Giá thì tàu buôn Hải Nam đến
thẳng vùng cửa sông Ông Đốc hay cảng Rạch Giá thâu mua... nên vùng Cần Thơ được
xem như không quan trọng. Diện tích toàn tỉnh là 162.257 mẫu, đất đai rất phì
nhiêu. Khí hậu Cần Thơ rất tốt, tuy đất hoang chưa được khai khẩn đúng mức,
nhưng đến thời Pháp thuộc thì phía Tây của Cần Thơ chỉ là những cụm rừng chồi
thưa thớt, chứ không như những cánh rừng tràm ủng nước như bên phía Rạch Giá hay
Cà Mau. Giữa Cần Thơ và Rạch Giá là một cánh đồng bát ngát, nước ngọt, và không
quá thấp và sình lầy như vùng Đồng Tháp Mười. Đó chính là vùng Ngã Bảy Phụng
Hiệp, đầy lau sậy mà ngay khi Pháp chiếm Nam Kỳ hãy còn nhiều voi và heo rừng.
Người Pháp gọi vùng này là “Đồng Sậy”, nhưng sau khi khai phá xong thì đồng sậy
cũng biến mất. Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ, năm 1782, họ tách Trà Ôn và Cầu Kè
của Vĩnh Long, Phụng Hiệp và Ô Môn của An Giang hợp với quận Châu Thành Cần Thơ
bây giờ để thành lập tỉnh Trà Ôn (hay hạt Trà Ôn). Lúc đó dân số phỏng chừng
300.000 người, đa số là người Việt, kế đó là người Khmer và người Hoa. Nhưng
sau đó vào năm 1876 thì hạt Trà Ôn bị giải tán, và tỉnh Cần Thơ chính thứ được
thành lập vào ngày 23 tháng 2 năm 1876, lúc đó Trà Ôn trở thành quận của Cần
Thơ. Tuy nhiên, người Pháp vẫn xem Trà Ôn là một trung tâm quan trọng vì tất
ghe thuyền chở lúa gạo từ miền tây về Sài Gòn đều phải qua ngã Trà Ôn, theo ngã
sông Măng Thít qua Tiền Giang, rồi lên Sài Gòn. Theo sự phân chia dưới thời đệ
nhị Công Hòa thì Cần Thơ có thị xã Cần Thơ và 7 quận: Châu Thành, Phong Phú,
Phụng Hiệp, Thuận Nhơn, Thuận Trung, Phong Điền và Phong Thuận. Hiện tại thị xã
Cần Thơ chia làm 2 quận là quận nhất và quận nhì. Cần Thơ không có rừng núi nên
đất đai tương đối bằng phẳng. Đường sá Cần Thơ mở mang sau khi Pháp chiếm Nam
Kỳ vì họ đặt thủ phủ miền Tây tại Cần Thơ. Cần Thơ
nằm giữa đồng bằng
sông Cửu Long, là trục giao thông quan trọng về đường thủy lẫn đường bộ, chẳng
những cho các tỉnh miền Tây, mà còn với Sài Gòn Gia Định nữa. Khúc sông Hậu
chảy qua Cần Thơ vừa rộng lại vừa sâu nên rất thuận tiện cho việc giao thông
đường thủy. Quốc lộ số 4 đi ngang qua Cần Thơ để chạy về Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Cà Mau, Chương Thiện. Đường liên tỉnh 27 là trục giao thông nối liền Cần Thơ với
Cái Răng, Cái Tắc và Phụng Hiệp. Liên tỉnh lộ 31 nối thị trấn Cái Tắc với Rạch
Gòi và kinh Cùn qua tỉnh Chương Thiện và Rạch Giá. Đường này do Pháp mở vào năm
1898 và hoàn thành năm 1916, từ Cần Thơ đi Vị Thủy khoảng 60 cây số. Hương lộ 4
đi từ Cái Răng đến Phong Điền, Cầu Nhiếm, Ba Xe, Ô Môn. Hương lộ 11 và 12 đi
đến Tân Hòa và chợ Bảy Ngàn.
Ngay khi vừa chiếm xong Nam Kỳ, người Pháp đã
nhận ra ngay sự quan trọng của Cần Thơ về các mặt kinh tế, chính trị và quân sự
nên họ đã đặt ngay thủ phủ miền Tây tại Cần Thơ. Về kinh rạch, Cần Thơ có nhiều
kinh lớn như kinh Thị Đội chạy từ Thới Lai Cờ Đỏ đi Rạch Giá, kinh Ô Môn chạy
từ Ô Môn đến ranh giới tỉnh Rạch Giá (đào năm 1896, nối ngọn sông Cái Bé từ
Rạch Giá qua Ô Môn), kinh Saitenoy chạy từ Rạch Gòi đến ngã tư Cây Dương ở
Phụng Hiệp, kinh Lacote chạy từ Rạch Gòi đến Cái Dứa của quận Phụng Hiệp, kinh
Xà No chạy từ rạch Cần Thơ đến chợ Bảy Ngàn của Chương Thiện, rạch Bằng Tăng
chạy từ Cần Thơ đến kinh Thới Thạnh, rạch Cái Đôi chạy từ ranh xã An Bình đến
Phú Thứ, rạch Cái Sâu chạy xuyên qua xã Phú Thứ đến rạch Cái Da, rạch Bùng Binh
chạy xuyên qua hương lộ 10 đến xã Phú Thứ, rạch Bến Hạ chạy từ Cần Thơ đến rạch
Cái Da, rạch Cái Cui chạy từ Cần Thơ đến kinh Thạch Đông, rạch Mái Dầm chạy từ
Cần thơ đến kinh Saintenoy, rạch Cái Khế chạy từ cầu Đôi đến Đầu Sấu, rạch Cái
Dầu chạy qua các xã Đông Phú, Phú Hữu tới giáp ranh Phụng Hiệp, rạch Bình Thủy
chạy từ Bình Thủy đến xã Giao Xuân của Long Xuyên, rạch Trà Nóc chạy từ Trà Nóc
đến Ba Xe, rạch Ô Môn chạy qua các xã Thới Bảo và Định Thới, rạch Cần Thơ chạy
ngang qua bến Ninh Kiều đến Phong Điền. Riêng tại Phụng Hiệp, khi người Pháp
mới xâm chiếm miền Nam thì vùng này ngày nào hãy còn từng đàn voi đến nhiễu hại
ruộng rẫy của dân trong vùng. Người Pháp đã cho đào tại đây thêm một số kinh
hội tụ về Phụng Hiệp từ bảy nơi khác nhau như Sóc Trăng, Cái Hiếu Cái Côn, Bún
Tàu, Mang Cá, Xẻo Môn và Xẻo Dông, nên từ đó tại đây có tên là Ngã Bảy Phụng
Hiệp. Từ khi Ngã Bảy Phụng Hiệp được khai thông, thì voi không còn đất dung
thân nữa nên phải chạy về vùng Sóc Trăng và cuối cùng bị các thợ săn người Miên
tiêu diệt vào khoảng cuối thế kỷ 19. Chợ Phụng Hiệp rất nổi tiếng với những đặc
sản như rắn, rùa, chồn, tắc kè, kỳ đà, gà, vịt, và đủ loại chim. Năm 1901, theo
đề nghị của Duval và Guéry, người Pháp bắt đầu dùng xáng múc kinh Xà No, đến
tháng 7 năm 1903 là hoàn tất. Kinh dài 22 cây số, mặt kinh rộng 60 mét, đáy
kinh rộng 40 mét, sâu từ 3 đến 5 mét, phí tổn lên đến 3.680.000 quan Pháp. Hồi
nầy xáng chạy bằng nồi sốt de đốt bằng củi, nên người Pháp
bắt dân xâu thay vì làm đất phải làm củi mang đến nộp gần chỗ đào kinh, tuy
nhiên, không có tài liệu đích xác là mỗi người phải nộp bao nhiêu thước củi.
Khi kinh Xà No vừa khởi đào thì toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cấp không cho
Guéry và Duval một sở đất tốt với diện tích khổng lồ là 2.500 mẫu trong vùng
đào kinh nên về sau này, hai điền của Duval và Guéry trở thành vượt trội nhất
nhì ở miền Tây, vì nước kinh vừa xả phèn vừa tưới mát ruộng đồng quanh vùng.
Hồi này rất nhiều người từ vùng Thái Bình (Bắc Việt) xin di cư vào Cần Thơ để
làm tá điền cho các điền Tây. Phải nói dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nếu
không cúc cung theo làm tay sai cho Pháp thì chỉ bị chúng coi là những nô lệ
không hơn không kém. Chính nhờ hệ thống sông ngòi và kinh rạch chằng chịt này
đã biến vùng này thành một trong những vùng bao la trù phú vào bậc nhất của
miền Tây. Cần Thơ chẳng những nổi tiếng về lúa gạo, và vườn cây ăn trái, mà
thủy sản Cần Thơ cũng không kém phần quan trọng. Cần Thơ là vựa cá tôm nước
ngọt vì ngoài cá tôm trong các sông rạch, Cần Thơ còn có hơn 5.000 ao đầm nuôi
tôm và cá nước ngọt. Ngoài ra, Cần Thơ còn có nhiều ngành công nghiệp chế biến
nông và thủy sản, cũng như các hóa chất và vật liệu tiêu dùng hay xây dựng. Về
kinh tế, cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, nguồn lợi kinh
tế lớn nhất của Cần Thơ vẫn là sản xuất lúa gạo, trong toàn tỉnh chỉ cần khoảng
1/3 số lượng sản xuất, còn lại 2/3 xuất cảng lên vùng Sài Gòn Chợ Lớn hay ra
nước ngoài. Cần Thơ không có khoáng sản hay lâm sản, nhưng nguồn lợi cá tôm
nước ngọt của Cần Thơ rất phong phú, có thể cung cấp dư dùng trong tỉnh. Vì Cần
Thơ nằm về phía Nam sông Hậu nên không có đường rầy xe lửa. Sau năm 1975, chính
quyền Cộng Sản chia tỉnh Phong Dinh ra làm hai phần, một là thành phố Cần Thơ,
và một là tỉnh Hậu Giang. Thành phố Cần Thơ, nguyên là thành phố Cần Thơ cũ
dưới thời VNCH, Bắc giáp An Giang và Đồng Tháp, Đông giáp Vĩnh Long, Tây giáp
Kiên Giang và Nam giáp Hậu Giang. Tổng diện tích khoảng 1.390 cây số vuông, gồm
các vùng thành phố Cần Thơ cũ, các quận Ô Môn, Thốt Nốt, một số xã ấp của hai quận Châu
Thành và Châu Thành A, tổng dân số toàn thành phố khoảng 1.112.000 người. Thành
phố Cần Thơ hiện có giang cảng Cái Cui tiếp nhận tàu bè với trọng tải khoảng
5.000 tấn, và phi trường Trà Nóc nằm bên bờ sông Hậu Giang, trước kia là phi
trường quân sự, nay được chuyển thành dân sự để phục vụ đường hàng không tại
các tỉnh phía Nam. Trong khi đó tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Phong Dinh
cũ, Bắc giáp thành phố Cần Thơ, Nam giáp Bạc Liêu, Đông giáp Sóc Trăng, và Tây
giáp Kiên Giang, với tổng diện tích khoảng 1.608 cây số vuông, gồm các quận
Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ, và một số xã ấp của hai quận Châu Thành và Châu
Thành A, tổng dân số của tỉnh Hậu Giang khoảng 766.000 người. Ngay từ thời Pháp
thuộc, vùng Cần Thơ đã là một trung tâm lúa gạo lớn của miền Tây, hiện nay Cần
Thơ vẫn là một trong những nơi sản xuất lúa gạo lớn nhất trong nước. Ngày trước
muốn đi từ Sài Gòn về Cần Thơ phải qua hai cái bắc là Mỹ Thuận và Cái Dồn. Bây
giờ cầu Mỹ Thuận đã xây xong nên phương tiện giao thông đường bộ cũng rất thuận
tiện. Nghe nói chính quyền Cộng Sản đang muốn nhờ người Nhật xây cây cầu dài
trên 2 cây số rưởi bắt ngang qua sông Hậu. Cầu Mỹ Thuận chỉ dài non một cây số
đã là khó khăn lắm rồi, không biết rồi đây cầu qua sông Hậu Giang sẽ như thế
nào?
Cần Thơ cũng như hầu hết các tỉnh thành khác
của Nam Kỳ Lục Tỉnh, đã trải qua những thăng trầm theo dòng lịch sử Nam tiến
của các chúa Nguyễn. Thời các chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Phúc Lan, Phúc Tần, Phúc
Trăn, Phúc Chu, Phúc Chú từ năm 1613 đến năm 1738, Cần Thơ là huyện Trấn Giang,
thuộc dinh Long Hồ. Sau khi mất, Mạc Cửu giao quyền cho con là Mạc Thiên Tứ làm
Đô Đốc trấn nhậm trấn Hà Tiên năm 1735. Mạc Thiên Tứ tiếp tục khai khẩn những
vùng đất về phương Nam như Rạch Giá, Cà Mau, phía Tây của huyện Trấn Giang (Cần
Thơ) và Trấn Di (Bạc Liêu). Bấy giờ Cần Thơ còn là một vùng rừng tràm ủng nước.
Năm 1722, quân Xiêm dùng vũ lực toan lấn chiếm Hà Tiên và các vùng lân cận, Mạc
Thiên Tứ lui về Trấn Giang cố thủ, con ông là tướng Mạc Tứ Sanh đã hy sinh tại
cầu Tham Tướng. Xem thế họ Mạc không chỉ có công khai mở đất Hà Tiên, mà còn có
công khai mở cả một vùng bao la rộng lớn khắp miền Tây Nam bộ. Năm 1739, Mạc
Thiên Tứ đã dâng toàn bộ miền Tây cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đặt các vùng
Rạch Giá, Long Xuyên (Cà Mau), Trấn Di (Bạc Liêu), và Trấn Giang (Cần Thơ) trực
thuộc dinh Long Hồ về mặt hành chánh, nhưng vẫn tiếp tục cho Mạc Thiên Tứ làm
Đô Đốc trấn nhiệm Hà Tiên. Năm 1753, chúa Võ Vương sai Nguyễn cư Trinh, đang
làm Ký Lục của dinh Bố Chính vào Nam trông lo việc khai khẩn và lập bộ máy cai
trị hành chánh. Nguyễn cư Trinh đã tỏ ra rất xuất sắc và có công rất lớn về
tham mưu trong việc điều khiển các dinh Trấn Biên, Trấn Phiên và Long Hồ. Trong
khi đó thì tại Hà Tiên, Mạc Thiên Tứ đã tỏ ra xuất sắc trong việc biến nơi đây
thành một dãy đất phì nhiêu trù phú và văn vật đáng kể của đất nước vào thời
bấy giờ. Tuy nhiên, về sau này Nguyễn Ánh vì quyền lợi gia tộc đã khởi binh tại
xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh để giành giựt lại giang sơn từ tay nhà Tây Sơn và gieo rắc
không biết bao nhiêu là điêu linh đồ thán cho nhân dân Nam kỳ, nhứt là vùng Cần
Thơ vừa yên giặc Xiêm, đến nội chiến. Khi quân Tây Sơn vào Nam bình định lãnh
thổ và bắt sống được chúa Định Vương Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ánh chạy thoát
cùng Mạc Thiên Tứ sang Xiêm cầu viện và mang quân về tiếp tục gây cuộc can qua
với nhà Tây Sơn.
Đến năm Minh Mạng thứ 13
(1832), thì vua cho đổi Vĩnh Thanh trấn làm Vĩnh Long trấn, sáp nhập hai huyện
Tuân Nghĩa và Trà Vinh (trước thuộc Gia Định) vào Vĩnh Long. Năm Minh Mạng thứ
20 (1839) thì Cần Thơ đổi làm huyện Phong Phú. Sau đó những năm cuối đời Minh
Mạng (khoảng năm 1839) nhà vua chia các vùng đất của Gia Định thành làm 6 tỉnh,
nên từ đó mới có tên Nam Kỳ Lục Tỉnh. Sau khi Pháp Chiếm toàn bộ miền Nam,
thoạt tiên vào năm 1868 chúng cho thành lập tỉnh Tam Cần, bao gồm các huyện Trà
Ôn và Phong Phú (nay là Cần Thơ) và đặt tòa bố tại Trà Ôn để kiểm soát vùng
này. Đến năm 1876, Soái Phủ Sài Gòn cho vùng Phong Phú thành lập tỉnh Cần Thơ, còn
Trà Ôn thì trở thành một huyện của Cần Thơ. Lúc đó Cần Thơ có 5 quận là Châu
Thành, Phụng Hiệp, Ô Môn, Trà Ôn và Cầu Kè gồm 8 tổng là Định An, Định Bảo,
Định Phong, Định Thành, Định Quới, Thạnh Trị, Thới Bảo, Tuân Giáo và Tuân Lễ.
Đầu quận có quan Chủ Quận và đầu tổng có Cai Tổng. Dưới tổng là xã có các hương
cả, hương chủ, hương sư, hương trưởng, hương chánh, hương giáo, hương bộ, hương
quản, hương thân, hương hào, xã trưởng và chánh lục bộ trông coi. Thời VNCH,
năm 1956, Cần Thơ được đổi ra Phong Dinh, giao hai quận Trà Ôn và Cầu Kè về cho
Vĩnh Bình, cắt phần đất Kế Sách trả lại cho tỉnh Ba Xuyên, trả hai quận Long Mỹ
và Long Đức cho tỉnh Rạch Giá (sau này thuộc tỉnh Chương Thiện). Trong khi đó
tại vùng kinh Xáng Xà No thì thành lập hai quận mới là Khắc Nhơn (sau này đổi lại là
Thuận Nhơn) và Khắc Trung (sau này đổi lại là Thuận Trung). Về sau này nghe nói
chánh quyền CSVN đổi lại tên tỉnh là Hậu Giang và nâng thị xã Cần Thơ lên hàng
thành phố, dân số trong tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ lên đến hai triệu
người (theo thống kê năm 2000 của CSVN). Đa số theo đạo Phật (khoảng 70%), toàn
tỉnh có trên hàng trăm ngôi chùa Phật giáo. Khoảng 6% theo đạo Thiên Chúa, có
một nhà thờ chánh tòa rất lớn tọa lạc trong thành phố. Ngoài ra, còn các đạo
khác như Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành, Ba Hai, và một số lớn dân chúng
không theo đạo nào, mà thờ ông bà theo truyền thống cổ truyền của dân tộc.
***
Để tiện theo dõi "Về Miền Tây", kính mời Quí Vị mở Link bên dưới:
Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017
Thăm Lại Vùng Cao
Xướng:
Thăm Lại Vùng Cao
Vùng cao khí lạnh tỏa muôn trùng
Hoãn bước di hành ruổi tạm dung
Phố vắng lên đèn mơ hạnh ngộ
Hồ êm chọn lối mộng tương phùng
Nâng ly rượu sưởi đời lang bạt
Lắng giọng ca chìm nỗi nhớ nhung
Hạt nhỏ mưa phùn bay lất phất
Tàn đêm giấc quạnh vẫn khôn cùng!
Mai Thắng
170718
***
Các Bài họa:
Nhớ Đà Lạt Xưa
Đà Lạt, cao nguyên núi trập trùng
Buổi xưa sương khói bước ung dung
Chiều buông tắt nắng đen như mực
Chạng vạng lên đèn đỏ má phùng
Mứt mận thơm ngon nghe ấm áp
Rượu dâu hương vị dịu như nhung
Xe đò quảng cáo rung cờ phất
Gánh hát cải lương diễn đến cùng
Mai Xuân Thanh
Ngày 29 tháng 07 năm 2017
***
Đà Lạt Nguồn Thơ
Đà Lạt mù sương non núi trùng
Đây miền quyến rũ khách tìm dung
Vi vu thông hát hoà theo gió
Róc rách suối reo khúc hiệp phùng
Khoan nhặt đàn ai khai lối mộng
Xuôi hồn lặng đắm giấc mơ nhung
Đôi câu hạ bút mời tri kỷ
Hoà vận tương giao hãy đến cùng
Quên Đi
***
Nhớ Ngày Trăng Mật
Lớp lớp núi non kỷ vạn trùng,
Lên cao ngắm xuống bước ung dung.
Hồ êm gió lộng lời than thở,
Đồi vắng cỏ non ức hỉ phùng.
Thông vút bạt ngàn reo trước gió,
Thác tuôn trắng xóa nước như nhung.
Nhớ ngày trăng mật năm xưa ấy,
Hạnh phúc theo nhau đến tận cùng!
Đỗ Chiêu Đức
***
Bảo Lộc, Ngày Xưa...
Rừng rộng bao la, núi điệp trùng
Đôi tình nhân trẻ bước ung dung
Đất trời rộn rã niềm hoan lạc
Hoa bướm hân hoan phút hạnh phùng
Nắng nhuộm hồng tươi môi đỏ thắm
Gió bồng óng mượt tóc đen nhung
Thì thầm hẹn ước bên bờ suối
Sẽ mãi yêu nhau đến tận cùng...
Phương Hà
***
Mắt Xưa
Chia tay một thuở biệt ngàn trùng,
Vẫn nhớ thương hoài đôi mắt Dung.
Trở lại đồi thông nơi gặp gỡ,
Về đây trăng nước mộng tương phùng.
Gió chiều hương ngát ươm làn tóc,
Chiếc lá thu vàng trải thảm nhung.
Đà Lạt đêm nay vầng nguyệt lạnh,
Tri âm phương ấy có mơ cùng!
Mailoc
8-1-17
Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017
Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017
Cảm Thơ "Lãng Đãng Hương Xưa"
Cảm tác khi nhận Tập Thơ "Lãng Đãng Hương Xưa" do Nhà thơ Hồng Băng gởi tặng.
***
Cảm Thơ "Lãng Đãng Hương Xưa"
Đôi trang Lục Bát giao cầu
Mấy chương Thơ Mới khắc sâu tình người
Lãng Đãng tràn bao ý
Hương Xưa thoảng mấy vầng
Lòng như có chút bâng khuâng
Chiều nay sao lại ngẫn ngơ lòng
Một thoáng mây thu trong sắc tím
Để hồn ngây ngất đắm vào mơ
Gieo vận buông lời óng ả
Kết trang thon thả dáng thơ
Cùng chấm phá đan thanh ngời âm sắc
Như trăng thu vằng vặc cảnh mê say
Đôi câu gởi gắm tình này.
Quên Đi
***
Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017
Cá Lóc Nướng Trui
Bài Xướng:
Cá Lóc Nướng Trui
Hãy về Cao Lãnh mặc lòng "trui"
Cá lóc lửa rơm nhất ngọt bùi
Cuốn tụm bún rau cùng lúi húi
Nâng mời mồi rượu khích vui vui
Mùi sen thoảng mũi lâu tàn rụi
Vị mắm vương môi khẽ tiếc chùi
Chén tạc thân tình say chúi nhủi
Hương nhà đất mẹ dưỡng thằng tui
Hãy về Cao Lãnh mặc lòng "trui"
Cá lóc lửa rơm nhất ngọt bùi
Cuốn tụm bún rau cùng lúi húi
Nâng mời mồi rượu khích vui vui
Mùi sen thoảng mũi lâu tàn rụi
Vị mắm vương môi khẽ tiếc chùi
Chén tạc thân tình say chúi nhủi
Hương nhà đất mẹ dưỡng thằng tui
Mai Thắng
170726
***
Các Bài họa:
Các Bài họa:
Quên Món Cá Lóc Nướng Trui
Tui đã quên rồi món cá trui
Nhưng còn mãi nhớ vị năn bùi
Lửa rơm bốc ngọn nay tàn lụi
Tàu hủ chiên dầu đủ thấy vui
Kiếm củ heo rừng ra sức ủi
Trau gương bụi bậm bỏ công chùi
Rót ly rượu mít thêm gần gủi
Vẫn nhắc nhau hoài bạn của tui.
Cao Linh Tử
30/7/2017
***
Cá Trê Nướng Trui
(Hoạ Vận)
Nhưng còn mãi nhớ vị năn bùi
Lửa rơm bốc ngọn nay tàn lụi
Tàu hủ chiên dầu đủ thấy vui
Kiếm củ heo rừng ra sức ủi
Trau gương bụi bậm bỏ công chùi
Rót ly rượu mít thêm gần gủi
Vẫn nhắc nhau hoài bạn của tui.
Cao Linh Tử
30/7/2017
***
Cá Trê Nướng Trui
(Hoạ Vận)
Lục tỉnh dân quê thích nướng trui,
Cá trê vàng ngậy thật là bùi !
Rau thơm bánh tráng cùng thêm vị,
Chuối chát dưa leo cũng góp vui.
Tỏi ớt hít hà mồm vẫn há,
Mắm nêm ngốn ngám mép quên chùi.
Đưa cay sáu xị còn chưa đã ...
Nước mắt quê hương của xứ tui!
Đỗ Chiêu Đức
***
Cá Lóc Nướng Trui
Đệ nhất Miền Tây món nướng trui
Về đây thưởng thức vị thơm bùi
Vót tre xiên cá cùng nhau lụi
Rơm đốt lửa tàn xúm lại vui
Nước mắt quê hương say đến chúi
Hương miền dân dã dính chưa chùi
Đơn sơ mộc mạc thêm gần gũi
Độc đáo bao đời ở xứ tui
Quên Đi
***
Cá trê vàng ngậy thật là bùi !
Rau thơm bánh tráng cùng thêm vị,
Chuối chát dưa leo cũng góp vui.
Tỏi ớt hít hà mồm vẫn há,
Mắm nêm ngốn ngám mép quên chùi.
Đưa cay sáu xị còn chưa đã ...
Nước mắt quê hương của xứ tui!
Đỗ Chiêu Đức
***
Cá Lóc Nướng Trui
Đệ nhất Miền Tây món nướng trui
Về đây thưởng thức vị thơm bùi
Vót tre xiên cá cùng nhau lụi
Rơm đốt lửa tàn xúm lại vui
Nước mắt quê hương say đến chúi
Hương miền dân dã dính chưa chùi
Đơn sơ mộc mạc thêm gần gũi
Độc đáo bao đời ở xứ tui
Quên Đi
***
Văn Thơ Trui Rèn
(Hoạ Vận)
Văn thơ cầu tiến phải rèn trui!
Đừng nghĩ rằng hay chả gọt bùi
Sách vỡ đọc nhiều đâu mệt lũi Bạn ,
Thầy học hỏi thấy cũng vui
Để lòng mặc cảm đầu thêm chúi
Cho dạ tự ti óc khó chùi
Lên mạng vụng về tay lúi húi
Bởi già lọng cọng hại thân tui
Song Quang
(Hoạ Vận)
Văn thơ cầu tiến phải rèn trui!
Đừng nghĩ rằng hay chả gọt bùi
Sách vỡ đọc nhiều đâu mệt lũi Bạn ,
Thầy học hỏi thấy cũng vui
Để lòng mặc cảm đầu thêm chúi
Cho dạ tự ti óc khó chùi
Lên mạng vụng về tay lúi húi
Bởi già lọng cọng hại thân tui
Song Quang
***
Bài Cảm Tác
Cá Lóc Nướng Trui
"Mồi Ngon Xin Cạn Chén"
Nhìn chị ra tay nướng cá trui
Em lo phụ giúp cứ lui cui
Mùi nghe hấp dẫn rơm con cúi
Gia vị ngon thơm ai nấy vui
Bánh tráng, rau tươi cây hún lũi
Mắm nêm ớt tỏi quẹt tay chùi
Ăn no cạn chém say ngồi dũi
Mộc mạc đơn sơ níu kéo tui !
Mai Xuân Thanh
Ngày 30 tháng 07 năm 2017
***
Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017
Nguyễn Triều
Chuyện cũ xưa rồi biết nói sao
Vương triều tham dốt lại làm cao
Bịt tai toả cảng khôn ngăn được
Che mắt bế quan chỉ lúc nào
Nguyễn tộc trị vì đâu thế mãi
Thời gian hưởng thụ chẳng là bao
Dân lành đến lúc không cam nổi
Buộc phải vùng lên để phá rào.
Quên ĐiThứ Ba, 19 tháng 9, 2017
Về Miền Tây Bài 10
Phía Đông Nam của Vĩnh Long, về phía hạ lưu sông Cửu Long là tỉnh Trà Vinh. Trà Vinh cũng được bao bọc bởi hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang. Đây là đoạn chót của cù lao ba tỉnh Vĩnh Long Sa Đéc Trà Vinh. Trà Vinh do tiếng Khờ me “Preas Trapeang” có nghĩa là Chủng Tử Phật. Dưới thời Gia Long thì Trà Vinh thuộc trấn Vĩnh Thanh (An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh). Sau khi chiếm trọn Nam kỳ, tướng Pháp là De la Gradière cho thành lập tỉnh Trà Vinh để tiện việc cai trị. Tuy là tỉnh mới, nhưng Trà Vinh có mức độ phát triển rất nhanh. Đất Trà Vinh cũng nằm giữa hai con sông Tiền giang (Cổ Chiên) và Hậu giang (Ba Thắc), gồm 7 quận: Châu Thành, Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang và Duyên Hải. Về vị trí thì Bắc và Đông Bắc giáp Bến Tre, Tây và Tây Bắc giáp Vĩnh Long, Tây Bắc giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, Tây và Tây Nam giáp Sóc Trăng, Đông giáp Bến Tre và biển Đông, Đông Nam giáp biển Đông. Về địa thế, Trà Vinh là một dãy đất hình móng ngựa ven bờ biển Đông, bao gồm vùng châu thổ được thành hình lâu đời và vùng đất trẻ mới được bồi đắp sau này. Tuy nằm trên một cù lao và gần biển hơn so với Vĩnh Long, nhưng độ cao trung bình của Trà Vinh tương đối khá cao, từ 2 đến 3 mét so với mực nước biển. Từ trên phi cơ nhìn xuống chúng ta thấy phía Đông Nam Trà Vinh như những vũng nước (những cánh đồng nhỏ hẹp xen lẫn những đầm lầy) được bao bọc xung quanh bởi những giồng đất hay cát khá cao và chạy song song với những đợt sóng của biển Đông. Trà Vinh là một dãy đồng bằng chằng chịt sông kinh rạch và được bao bọc bởi ba phía Đông Nam và phía Nam là biển, với bờ biển dài khoảng 65 cây số, còn phía Đông Bác và Tây Nam là sông Tiền và sông Hậu. Những vùng dọc theo bờ biển Trà Vinh có nơi cát bị gió biển thổi đùn lên thành những đụn cát tạo thành những giồng, xen lẫn với đất phù sa từ hai cửa sông Cổ Chiên và Ba Thắc tạo thành những cánh đồng nhỏ hẹp chạy song song với những giồng cao trông như những lượn sóng biển dọc theo miền duyên hải. Trà Vinh không có núi đồi, mà chỉ có kinh rạch chằng chịt khắp nơi. Hai con sông chính là sông Cổ Chiên và sông Ba Thắt. Sông Cổ Chiên giáp ranh với Bến Tre và đổ ra cửa Cung Hầu, còn sông Ba Thắt giáp ranh với Sóc Trăng và đổ ra cửa Định An. Ngoài ra, Trà Vinh còn có nhiều kinh rạch như kinh Bà Liêu, kinh Ba Túc, kinh Tân Lập, kinh Láng Sắc, kinh Trà Ếch, và một số kinh đào nhỏ ở vùng Bàu Sen, Láng Cháo, Cồn Cù, chạy dài từ kinh Zéro đến kinh 28. Thời Pháp mới chiếm Nam Kỳ và mới thành lập tỉnh, thì diện tích Trà Vinh khoảng 2.000 cây số vuông. Thời Việt Nam Cộng Hòa, diện tích Trà Vinh khoảng 2.226 cây số vuông với dân số khoảng trên 500.000. Tuy nhiên, hiện tại tỉnh Trà Vinh rộng hơn với diện tích khoảng 2.369 cây số vuông, và sau theo thống kê mới năm 1999, dân số Trà Vinh có gần một triệu người. Người Kinh chiếm trên 70 phần trăm, kế đến là người Khmer và người Hoa. Về khí hậu tỉnh Trà Vinh cũng như toàn thể Nam bộ chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì nằm gần đường xích đạo nên Trà Vinh nóng và ẩm quanh năm và chia làm hai mùa mưa nắng rõ rệt. Tuy nhiên, vì có những giồng cát ven biển nên mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4) nên Trà Vinh có phần nóng hơn các nơi khác trong vùng. Về mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) thường có những đám mưa lớn và dai hơn những nơi khác, lượng nước mưa trung bình vào khoảng từ 1.400 mm đến 1.600 mm. Nhiệt độ trung bình quanh năm từ 25 đến 27 độ C. Trà Vinh nối liền với Vĩnh Long bởi liên tỉnh lộ 7A, dài 66 cây số. Ngoài ra Trà Vinh còn các tỉnh lộ 34, 35, 36 và 37 nối liền tỉnh lỵ Trà Vinh với các quận. Về đất đai, cũng như các vùng lân cận, Trà Vinh được hình bồi đắp bởi phù sa hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang. Ven biển có nhiều đụn cát do thủy triều từ xa xưa tạo nên, dồn phù sa lại thành giồng cao hơn những vùng chung quanh. Thêm vào đó Trà Vinh có nhiều kinh rạch chằng chịt nên rất thuận tiện cho việc trồng trọt. Chính vì thế mà về nông nghiệp, Trà Vinh có đến 90% diện tích trồng lúa. Những vùng giáp với Vĩnh Long thì nước ngọt quanh năm và việc canh tác cũng giống như Vĩnh Long, còn những vùng ven biển nơi có nước pha chè (nước lơ lớ nửa mặn nửa ngọt) thì dân chúng thường cất nhà trên những giồng đất cao và làm ruộng ở những vùng đất trũng. Từ Trà Vinh đi Long Toàn, Bàu Sen, Long Khánh, Láng Cháo, Cồn Cù... nông dân thường cấy lúa trong những cánh rừng thấp, đất rất mềm, khỏi cày cuốc chi cả như những khu rừng 13, 14, 15 ở Long Toàn. Về kinh tế, ngoài việc trồng lúa, dân Trà Vinh còn trồng đủ loại cây ăn trái mang lại nhiều lợi tức như dừa, cam, quít, dưa hấu, mảng cầu, ổi, chuối, chanh, dứa, vân vân. Dọc theo các kinh rạch từ các quận Càng Long, Cầu Ngang, Long Toàn, Trà Cú, và Cầu Kè và hai bên bờ sông Cổ Chiên và Ba Thắt, người ta trồng rất nhiều cây thuốc lá và các loại đậu. Bên cạnh đó, dân các vùng liên ranh với tỉnh Vĩnh Long còn chuyên nghề trồng các loại hoa từ trúc đào, vạn thọ, cúc, lan, mộc cẩn, kim phụng, bồ điệp... Khu rừng thấp chạy dài từ Bến Giá, Ba Động, qua Long Toàn, Cồn Cù, Láng Cháo, có rất nhiều khu rừng mắm, giá, đước, vẹt, dừa nước, tràm... Ngoài ra, bờ biển Trà Vinh cũng giúp mang lại cho ngành hải sản một nguồn lợi lớn lao như tôm càng, tôm bạc thẻ, cua, sò huyết, ốc tai voi, rùa... Bên cạnh đó, nhờ có một mạng lưới kinh rạch nên nghề đánh cá và thủy sản ở Trà Vinh cũng rất phồn thịnh. Trà Vinh nổi tiếng về cá trê, cá lóc, cá rô, cá tra, cá mè, cá bống kèo, cá rô phi... Cũng như Mỹ Tho và Bến Tre, Trà Vinh là nơi mà người Triều Châu đến lập nghiệp sớm nhất (có lẽ còn trước cả thời Dương Ngạn Địch xin các chúa Nguyễn vào Mỹ Tho lập nghiệp nữa là khác). Hiện nay tại chợ Trà Vinh hãy còn rất nhiều những khu phố buôn bán của người Hoa. Đến Trà Vinh bạn không thể nào bỏ qua món điểm tâm với cơm xíu mại thật đặc sắc của người Triều Châu. Có thể nói Trà Vinh là vùng đất có nhiều người Khmer nhất ở miền Nam. Trước năm 1975, chánh quyền VNCH đã thống kê Trà Vinh có trên 200 ngôi chùa, gồm trên 140 ngôi chùa Việt, 50 chùa Khmer, và khoảng trên 10 ngôi chùa của người Hoa, có trên 50% dân số trong tỉnh Trà Vinh là người Khmer. Chính vì thế mà Trà Vinh hãy còn rất nhiều di tích văn hóa và lịch sử Khmer. Chùa của người Khmer chẳng những là nơi tín ngưỡng lễ bái theo Phật giáo Theravada, mà còn là trường học dạy chữ Khmer. Hằng năm các chùa Khmer đều tổ chức những lễ hội đặc sắc và độc đáo theo truyền thống Khmer. Tại xã Đa Lộc, về phía Nam thị xã Trà Vinh chừng 6 cây số có chùa Hang đã có gần bốn thế kỷ nay. Chùa còn có tên là chùa Mồng Rầy (Kamponynixprdle), nhưng dân địa phương quen gọi là chùa Hang, vì nó có lối kiến trúc giống như một cái hang. Chùa Angkorett Pali là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Trà Vinh. Chùa tọa lạc trên khu đất rộng trên 4 mẫu đất, nằm trong xã Nguyệt Hóa cách thị xã Trà Vinh chừng 7 cây số, ẩn mình trong những hàng cây cổ thụ quanh khuôn viên ao Bà Om. Chùa Nôdol hay chùa Cò (còn gọi là chùa Giồng Lớn), nằm trong ấp Giồng Lớn, thuộc quận Trà Cú, khoảng 40 cây số về phía Nam của Trà Vinh. Vì sân chùa rộng nên chùa là nơi cư ngụ của đủ các loại cò trắng, cò quắm, cò đầu đỏ, cò đầu vàng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen, vân vân, vì thế mà dân trong vùng gọi là chùa Cò. Đây là ngôi chùa có nét kiến trúc độc đáo của nền văn hóa người Khmer ở Trà Vinh. Chùa được bao bọc bởi những rặng tre và những hàng cây sao cây dầu cao ngất. Chùa Samrông Ek cũng trong xã Nguyệt Hóa, nghe nói chùa đã được xây vào thế kỷ thứ 7, có thuyết khác cho rằng chùa đã được xây vào năm 1373. Nhưng ngôi chùa cũ đã hư hại hoàn toàn nên ngôi chùa mới được xây năm 1850 và trùng tu vào năm 1944. Trong chùa hãy còn lưu giữ một số tượng cổ Noria bằng đá quý và các bia khắc bằng chữ Khmer, quanh chùa có nhiều tháp mộ. Nói đến Trà Vinh người ta thường nhắc đến những thắng cảnh nổi tiếng như Ao Bà Om. Đây chẳng những là thắng cảnh của Trà Vinh mà còn của cả vùng Nam bộ. Ao nằm trong xã Nguyệt Hóa, quận Châu Thành, cách thị xã Trà Vinh chừng 7 cây số. Ao có hình chữ nhật, dài khoảng 500 mét, rộng khoảng 300 mét, nằm dọc theo quốc lộ 53. Mặt nước ao lúc nào cũng trong và phẳng lặng, xung quanh có gò cát cao với những hàng cây sao cổ thụ rợp bóng mát. Lúc toàn vùng Trà Vinh hãy còn là vùng đất mới, chung quanh có nơi còn đang bồi đắp bởi phù sa, thì ao Bà Om chính là nơi chứa nước ngọt quanh năm. Truyền thuyết kể rằng lúc đào ao Bà Om thì 2 phái nam và nữ tranh chấp (lúc Chân Lạp còn theo chế độ mẫu hệ thì người nữ phải cưới người nam), trong khi phụ nữ thì muốn nam giới phải đi cưới vợ, phải làm rể một thời gian sau ngày cưới, và sau khi cưới phải ở luôn bên nhà vợ; còn phái nam muốn người nữ phải đi cưới chồng, nên hai phía còn tranh chấp nhau mãi không thôi. Về sau thì bên nữ thách bên nam là hai bên sẽ thi đua đào hai cái ao, nếu bên nào đào xong trước thì bên đó thắng. Phái bên nào thua thì từ đó phái đó phải chịu tốn tiền cưới hỏi. Hai bên bắt đầu đào từ đầu hôm khi “sao Hôm” vừa ló dạng, đến rạng đông khi “sao Mai” ló dạng là phải ng ưng tay để chấm điểm hơn thua. Bên phái nam cầm chắc chiến thắng trong tay vì ai nấy đều lực lưỡng, sức đàn bà làm sao qua nỗi, vì thế mà họ khinh địch, không khởi công đào một lượt với bên nữ, ngược lại họ còn tụm năm tụm ba nhăm nhi ba xị đế. Bên phái nữ biết phận mình nên khi trời vừa sụp tối là họ bắt tay ngay vào việc. Đào được một lúc thì bên nữ có bà thủ lãnh tên “Om” đã dùng mỹ nhân kế dụ dỗ cho bên nam xao lãng công việc, vừa đào vừa chơi. Đến rạng sáng khi sao mai vừa mọc thì ao bên nữ đã đào xong một cái ao thật to, còn ao bên nam vẫn còn dở dang. Từ đó phái nam phải đi cưới vợ và phải ở rể. Có người bác bỏ truyền thuyết về người đàn bà tên “Om,” nhưng thôi mình đâu phải là những nhà khảo cổ chính xác. Thôi thì nhận có truyền thuyết bà “Om” cũng được, mà không nhận cũng không sao. Trải qua bao thế hệ, ao Bà Om vẫn còn tồn tại và vẫn giữ được vẻ đẹp, trong khi ao bên đàn ông ở phía bên kia chùa Âng đã bị lấp dần, dầu hiện nay vẫn còn dấu vết (cách chùa Âng chừng 1 cây số).
Ngoài ra, cách bãi biển Mỹ Long, quận Cầu Ngang chừng 3 cây số có một thắng cảnh tuyệt đẹp là Cồn Ngao. Khi thủy triều lên thì toàn bộ cồn cát chìm trong nước biển, khi thủy triều xuống thì cồn mới hiện. Không khí ở đây mát mẻ dễ chịu, đặc biệt ở đây có rất nhiều ngao nước ngọt nên người ta gọi là cồn ngao. Trên cồn có những nhà nghỉ mát được cất cao hơn mực nước biển để phục vụ du khách. Từ Trà Vinh đi khoảng 55 cây số về hướng Long Toàn, qua khỏi Bến Giá một đổi là đến Ba Động. Biển Ba Động nằm trong xã Long Hòa, huyện Duyên Hải, bãi dài khoảng 12 cây số. Không khí ở đây rất trong lành, xa xa có nhiều cồn cát trắng rất đẹp. Vào mùa hè, dân các vùng Sa Đéc Vĩnh Long thường hay về đây nghỉ hè và tắm biển. Có lẽ đây là vùng biển duy nhứt trong vùng biển phía Nam có cát trắng nước xanh. Không khí ở đây rất trong lành, nên thời Pháp thuộc, họ đã cho xây nhà nghỉ mát, dành cho các quan chức đến đây nghỉ mát và tắm biển. Vùng biển Bến Giá, Ba Động, Long Toàn, Giồng Trôm, Cồn Cù, Láng Cháo... còn một thứ đặc sản rất đặc biệt mà không nơi nào khác có được, đó là món “mắm rươi”. Rươi là một loại “rít biển” (nói nôm na theo dân địa phương), rươi thường sống trong những đám dừa nước, đến mùa “rươi” hay mùa nước lớn thì từng đám “rươi” không biết là hàng tỷ tỷ con trôi theo con nước. Dân địa phương chỉ việc dùng vợt để vớt “rươi” rồi bỏ chúng vào những lu nước muối để sẵn dưới ghe, rồi đưa về nhà phơi nắng, phơi khoảng một mùa nắng là ăn được. Người ta còn dùng rươi để nấu nước mắm rất ngọt và thơm, ngon hơn nước mắm cá biển nhiều. Phẩm chất cua và cá kèo Trà Vinh không thua bất cứ vùng nào quanh miền biển Nam Việt. Dân địa phương thường nấu cá kèo với mắm rươi, người ta nói thời Gia Long tẩu quốc thì đây là món mà ông ta thích nhất, nên dân trong vùng còn gọi mắm rươi là “mắm ngự.” Trà Vinh không những là quê hương của đủ loại cá biển, mà nó còn là quê hương của những đìa cá nước ngọt đủ loại từ cá lóc, cá rô, cá trê trắng, trê vàng... và đủ các loại rắn, trăn, rùa, kỳ đà, lươn, chạch. Ngoài ra, ba khía Trà Vinh cũng nhiều và không thua gì ba khía Bạc Liêu hay Cà Mau. Cũng như các vùng khác ở đồng bằng sông Cửu Long, Trà Vinh chằng chịt những kinh rạch nên hầu hết dân chúng trong vùng di chuyển đi lại bằng đường thủy, và lực lượng ghe thuyền của Trà Vinh cũng đáng kể. Tuy nhiên, hệ thống đường bộ của Trà Vinh cũng nhiều. Trà Vinh có đường trải đá và tráng nhựa đi các nơi như tỉnh lộ 35 từ Trà Vinh đi Bắc Trang, tỉnh lộ 36 từ Trà Vinh đi Trà Cú, tỉnh lộ 6 từ Trà Vinh đi Mặc Bắc, liên tỉnh lộ số 7 từ Trà Vinh về Vĩnh Long... Nguồn lợi chủ yếu của Trà Vinh vẫn là lúa gạo, nhưng nghề rẫy và sản xuất rau quả tại đây những vùng đất giồng cũng phát triển mạnh. Ngoài ra, ngành hải sản cá khô, tôm khô, cũng như các loại cua, ghẹ... sản xuất dư dùng trong tỉnh và xuất cảng đi Sài Gòn và các vùng phụ cận. Thị xã Trà Vinh nằm bên bờ rạch Trà Vinh, cách bờ sông Cổ Chiên (sông Tiền Giang) khoảng 3 cây số. Từ Trà Vinh đi Vĩnh Long khoảng 66 cây số. Từ Trà Vinh đi Sài Gòn qua ngã Vĩnh Long là 202 cây số, tuy nhiên, nếu đi ngã Bến Tre và Mỹ Tho, Trà Vinh chỉ cách Sài Gòn có 110 cây số mà thôi. Trà Vinh là vùng cây cối xanh tươi quanh năm, kênh rạch dọc ngang chằng chịt, với những giồng cát liên tiếp nhau như sóng biển, vì thế mà phong cảnh Trà Vinh rất hữu tình và thơ mộng với ruộng đồng chen lẫn vườn cây, đụn cát chạy dài trên các giồng. Đây là vùng đất mà trên đó ba sắc dân Việt, Khmer và Hoa sống với nhau rất hài hòa. Chính vì thế mà lễ hội ở Trà Vinh cũng mang một sắc thái đặc biệt hơn những nơi khác. Người Việt và người Hoa thường sống chen lẫn nhau tại thành thị, còn người Khmer thường sống quanh các chùa, trong các thôn làng có nhiều cây to. Dân tộc Khmer có những lễ hội rất đặc sắc quanh năm, như lễ đón năm mới (Chôl Chnam Thmây), tức là Tết của cộng đồng người Khmer, được tổ chức vào giữa tháng 4 dương lịch. Lễ cúng ông bà (lễ Đôlta), cũng là một torng những lễ lớn của người Khmer, được tổ chức vào 3 ngày mỗi năm từ ngày 29 tháng 8 đến mồng 1 tháng 9 âm lịch. Lễ cúng trăng (lễ Ooc Om Bok) và hội đua ghe ngo vào ngày 15 tháng 10 âm lịch. Người Khmer tổ chức lễ cúng trăng để tưởng nhớ đến công ơn của mặt trăng, vì họ coi mặt trăng như một vị thần điều tiết mùa màng, đã giúp họ làm ăn khá giả trong suốt năm, trong lễ cúng trăng người Khmer còn tổ chức lễ đua ghe ngo rất hào hứng. Mỗi khi Phum hay Sóc cần xây dựng cầu, đường, chùa chiền hay trường học, hoặc các công trình lợi ích chung khác, họ thường tổ chức lễ dâng bông để quyên góp tiền bạc của dân chúng trong vùng. Thường thì các sư sãi đứng ra làm chủ lễ cầu nguyện, và các địa phương thường rước các đám hát về giúp vui cho dân địa phương. Người Việt chúng ta có đám cúng giỗ kỵ để tưởng nhớ người thân đã qua đời, thì người Khmer cũng có lễ dâng phước. Bên cạnh những lễ hội của người Khmer, người Việt và người Hoa có lễ hội cúng biển Mỹ Long (quận Cầu Ngang) hay lễ hội Nghinh Ông. Hằng năm lễ cúng biển được tổ chức tại Miếu Bà Chúa Xứ trong ba ngày, từ mồng 10 đến 12 tháng 5 âm lịch. Trong ba ngày này rất nhiều nghi lễ được tiến hành rất trang trọng, như lễ nghinh Ông Nam Hải (trên thuyền là những vị thần hóa trang Quan Công, Châu Xương, Quan Bình), lễ rước Bà Chúa Xứ, lễ rước Cậu, lễ Nghinh Ông (rước cá ông để tỏ lòng biết ơn đã cứu vớt tàu thuyền khi lâm nạn), lễ tế Thần Nông, lễ chánh tế, lễ nghinh ngũ phương đi bộ vòng quanh thị trấn, và nhiều trò chơi dân gian như nhẩy bao, kéo dây, bắt cá kèo hay cá bống. Lễ hội được kết thúc với việc đưa tàu thuyền ra biển. Lễ cúng biển được bắt đầu từ năm 1937, do dân làm nghề biển tổ chức, với mục đích cầu an. Nhưng về sau này, lễ cúng biển đã lôi kéo nhiều người từ các địa phương xa khác trong tỉnh, nên càng ngày lễ hội càng thêm náo nhiệt và có tính cách đại chúng hơn. Dưới đây là một số hình chụp tại tỉnh Trà Vinh của một số nhiếp ảnh gia người Pháp từ năm 1925 đến năm 1945 sưu tập được từ các Công Báo Hành Chánh Nam Kỳ từ năm 1862 đến năm 1945 (Bulletin Administratif de la Cochinchine 1862-1945). Dầu hình ảnh không được rõ ràng, nhưng người viết bài này vẫn mong rằng đây là những hình ảnh kỷ niệm những sinh hoạt của một thời còn dưới sự cai trị của người Pháp
***
Để tiện theo dõi "Về Miền Tây", kính mời Quí Vị mở Link bên dưới:
http://huynhhuuduc.blogspot.com/p/blog-page_60.html
http://huynhhuuduc.blogspot.com/p/blog-page_60.html
Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017
Ý Thu
Bài Xướng: Ý Thu
Mỗi độ chuyển mùa dạ xốn xang
Sầu dâng lãng đãng đỉnh non vàng ̣
Trời trong mây trắng trôi ngơ ngác
Rừng biếc lá xanh rụng ngỡ ngàng ̣
Thương nắng ráng hồng chiều lạc lõng
Tội thân cò trắng tối lang thang ̣
Cố nhân biền biệt từ thu ấy
Biết gửi về đâu nghĩa cũ càng ̣
Phạm Khắc Trí
Mây Tần - PKT
Phụ Chú:
"Tiếc thay chút nghĩa cũ càng / Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng "
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
***
Các Bài Họa:
Thu Năm Ấy
Bạn bè mấy đứa cũng xênh xang
Áo mới đem khoe, lúa chín vàng
Hàng xóm cô nàng không muốn liếc
Thôn lân thục nữ cũng đâu ngàng
Các anh tiểu học, đường tam cấp
Mấy chị chung trường, ruộng nấc thang
Khói lửa chiến tranh bùng khắp nẻo
Mùa thu năm ấy chạy bò càng
Mai Xuân Thanh
Ngày 06/07/17
***
Cung Xưa
Thanh âm xê cống líu xừ xang
Cung điệu vào thu tiễn hạ vàng
Tích tịch phượng còn ngơ ứ ngẩn
Tình tang cúc chẳng ngó ư ngàng
Đi tìm hương cũ hoài mong nhạn
Muốn hỏi trời xanh khó bắc thang
Ray rức đàn tôi đành lỗi nhịp
Mộng xưa lưu luyến chỉ thêm càng..
Quên Đi
***
Cô Đơn Trên Sông Trăng
Ray rứt câu hò liu...xự...xang...
Trên dòng sông nhuôm ánh trăng vàng
Mái chèo lặng lẽ không khua động
Gã lái buồn thiu chẳng ngó ngàng
Nỗi nhớ người xưa còn chất ngất
Niềm đau tình phụ vẫn thênh thang
Đêm đêm làm bạn cùng mây nước
Chìm đắm cô đơn, ngẫm lại càng...
Phương Hà
***
Tranh Thu
(Phỏng Hoạ)
Nàng Thu áo mão cũng xênh xang
Mặc gió heo may điểm lá vàng
Mây trắng,trắng bồng sờ đỉnh núi
Trời xanh,xanh ngắt níu non ngàn
Đường mòn uốn lượn như thân rắn
Đồi cỏ chập chùng tựa bậc thang
Ôi ! ngắm thiên nhiên lòng cảm khái
Bức tranh cảnh cũ đẹp thêm càng....(đẹp)
Song Quang
***
Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017
Vui Cười 81
Chuyện Phiếm
Trong Trong công ty, một
chút giải lao 2 thằng bạn nói chuyện. Một thằng hỏi:
- Ê, theo mày thì mày thích con gái như thế nào?
Thằng kia đáp:
- Tao không thích những cô gái có gương mặt đẹp, mà tao chỉ thích những nét đẹp bên trong thôi.
- À, ý mày là tấm lòng ấy hả?
- Không, là những thứ bên trong lớp quần áo đấy :
- !????????
- Ê, theo mày thì mày thích con gái như thế nào?
Thằng kia đáp:
- Tao không thích những cô gái có gương mặt đẹp, mà tao chỉ thích những nét đẹp bên trong thôi.
- À, ý mày là tấm lòng ấy hả?
- Không, là những thứ bên trong lớp quần áo đấy :
- !????????
Câu chuyện xảy ra tại chung cư
Có
một cặp vợ chồng nọ cưới nhau đã lâu mà vẫn chưa có con. Trong khi đó người
hàng xóm ở ngay tầng trên đã có tới 7 đứa con. Suy nghĩ thân phận mình hẩm hiu
anh ta quyết định lên nhà anh hàng xóm hỏi bí kíp. Gặp người hàng xóm anh ta
nói:
- Tôi thật sự hết cách rồi, tôi không biết làm sao để vợ tôi có thể có bầu được anh à!
Ông hàng xóm liền nói:
- Dễ thôi, nếu bây giờ anh làm đúng theo lời tôi nói thì mọi việc sẽ ổn cả thôi!
Anh chàng sốt sắng:
- Thật à, vậy theo anh thì thế nào?
Ông hàng xóm bật mí:
- Trước tiên, anh hãy mua 1 cục xà phòng loại 1, thật thơm nhé, một lọ nước hoa và một cái chổi cán dài. Rồi sau đó anh bảo vợ anh tắm rửa sạch sẽ, xức nước hoa thật thơm vào người rồi nằm trên giường.
- Thế còn cái chổi cán dài... tôi sẽ làm gì với nó?
- Khi cô ấy đã sạch sẽ thơm tho, anh lấy cái chổi gõ gõ lên trần nhà, tôi sẽ xuống ngay!
- Tôi thật sự hết cách rồi, tôi không biết làm sao để vợ tôi có thể có bầu được anh à!
Ông hàng xóm liền nói:
- Dễ thôi, nếu bây giờ anh làm đúng theo lời tôi nói thì mọi việc sẽ ổn cả thôi!
Anh chàng sốt sắng:
- Thật à, vậy theo anh thì thế nào?
Ông hàng xóm bật mí:
- Trước tiên, anh hãy mua 1 cục xà phòng loại 1, thật thơm nhé, một lọ nước hoa và một cái chổi cán dài. Rồi sau đó anh bảo vợ anh tắm rửa sạch sẽ, xức nước hoa thật thơm vào người rồi nằm trên giường.
- Thế còn cái chổi cán dài... tôi sẽ làm gì với nó?
- Khi cô ấy đã sạch sẽ thơm tho, anh lấy cái chổi gõ gõ lên trần nhà, tôi sẽ xuống ngay!
- !!$@%!%#
KHÔNG BẰNG CON BÒ
. Hai anh chị sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp ngồi học bài trên đồi. Chàng trai cặm cụi đọc sách, cô gái nhìn vơ vẩn ngắm cảnh chiều hôm tuyệt đẹp, thỉnh thoảng liếc nhìn anh bạn. Bỗng cô thấy một con bò từ phía sau một quả đồi lồng lên chạy đến chỗ con bò cái đang ăn cỏ phía bên này đồi.
-Anh ơi, tại sao con bò đực ở tít tận bên kia đồi lại biết có con bò cái ở đây mà chạy lại? Cô gái hỏi.
Anh chàng trả lời, mắt vẫn không rời trang sách:
-Con bò cái cái đến kỳ phát dục phát ra cái mùi đặc biệt, đó là tín hiệu dẫn dụ, con đực không nhìn thấy bạn tình nhưng nó ngửi thấy.
Cô gái không nói gì, lát sau bảo:
-Anh không bằng con bò.
(Nguyễn Thế Bình Sưu tầm)