Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Về Miền Tây (tt) - Bài 6


  Về phía phía Nam của Định Tường và phía Đông của Vĩnh Long là tỉnh Bến Tre, một tỉnh nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với Biển Đông. Dưới thời Pháp thuộc, tỉnh lỵ Bến Tre được đặt tại Mỏ Cày. Tỉnh Bến Tre được thành lập chủ yếu do 3 cù lao lớn là cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Đất đai trên ba cù lao này hoàn toàn được bồi đắp bởi phù sa của ba nhánh sông Cửu Long. Vì nằm sát biển nên đất phù sa bị gió biển thổi đùn lên thành những giồng đất cao, giữa các giồng là đất đai canh tác, rất phì nhiêu mầu mỡ. Tuy trước đây Bến Tre trực thuộc Dinh Long Hồ (Vĩnh Long ngày nay), nhưng lịch sử phát triển của Bến Tre lại gắn liền với lịch sử của tỉnh Định Tường. Như trên đã nói, trước năm 1679, cả vùng đồng bằng sông Cửu Long mà bây giờ chúng ta gọi là Nam kỳ, chưa có dấu vết của chính quyền Nam triều. Tuy nhiên, chưa có bằng cớ gì đích xác là không có lưu dân Việt Nam tại đây vào thời kỳ này. Đến khi nhà Minh bên Tàu sụp đổ, những quan quân của nhà Minh trong hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây không phục nhà Thanh nên dong buồm đi về phương Nam tìm đất mới để dung thân. Nhân cơ hội đó mà chúa Hiền cho phép họ vào vùng Thủy Chân Lạp khai khẩn đất hoang. Thoạt tiên, họ tập trung ở những vùng Đồng Nai, Gia Định và Mỹ Tho, dần dần họ tiến xa về những vùng Bến Tre và Gò Công. Dưới thời Gia Long, Bến Tre là một trong ba tổng của phủ Kiến An (Kiến Hưng hay Cái Bè, Kiến Hòa hay Bến Tre và Gò Công và Kiến Đăng hay Đồng Tháp Mười) thuộc dinh Trấn Định (Định Tường). Đến đời Minh Mạng thì nhà vua đổi dinh và trấn ra làm tỉnh, Bến Tre và Gò Công được tách ra làm huyện Tân Hòa. Đến đời Thiệu Trị thì Gò Công được sáp nhập vào Gia Định, và Bến Tre được nhập vào Định Tường. Khi Pháp chiếm Nam kỳ, chúng lần lượt phân lục tỉnh ra làm 20 tỉnh và một phần của huyện Kiến Hòa được tách ra làm tỉnh Bến Tre vào năm 1907. Tổng diện tích là 170.000 mẫu Tây và tổng dân soá thôøi ñoù (theo thoáng keâ cuûa La Cochinchine) laø 257.216 ngöôøi, ña soá laø ngöôøi Vieät. Hieän nay dieän tích cuûa tænh Beán Tre laø 2.287 caây soá vuoâng, vaø toång daân soá laø 1.319.000 ngöôøi. Coù nhieàu giaû thuyeát veà caùi teân Beán Tre, co người cho rằng vì người Miên gọi là Kompong Ruusei hay Sóc Tre nên dân Nam ta gọi là Bến Tre. Về vị trí thì Bắc giáp Định Tường, phía Tây và Tây Nam giáp Vĩnh Long, và phía Nam giáp Trà Vinh, Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Hiện tại Bến Tre gồm có 9 quận: Trúc Giang, Hàm Long, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Mỏ Cày, Hương Mỹ và Thạnh Phú. Sau năm 1975, Chợ Lách dược sáp nhập vào Bến Tre, tuy tuy nhiên, quận Đôn Nhơn được sáp nhập vào Mỏ Cày, Hương Mỹ được sáp nhập vào Thạnh Phú, và Hàm Long được sáp nhập vào Ba Tri nên Bến Tre chỉ còn có 7 quận. Bến Tre là một vùng đất phù sa màu mỡ, gồm ba cù lao lớn là cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Tuy mang tên Bến Tre, nhưng đây chính là quê hương xứ dừa với những vườn dừa ngút ngàn. Ngoài ra, Bến Tre còn trồng lúa, mía, thuốc lá, dưa, bông vải và đủ loại trái cây. Bến Tre còn là vựa muối biển của cả vùng. Bến Tre tuy là một tỉnh nhỏ với bờ biển chỉ dài khoảng 60 cây số nhưng c hỉ riêng một mình Bến Tre đã chiếm 5 cửa biển của sông Cửu Long (Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên) nên hải sản của Bến Tre thật là phong phú và đặc sắc không thua bất kỳ nơi nào. Dù Việt Nam chịu ảnh hưởng gió mùa vùng nhiệt đới, nhưng nhờ gần biển, địa hình bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen lẫn với những cánh đồng ngút ngàn, lại được bao bọc xung quanh bởi một mạng nhện sông, kinh và rạch, nên khí hậu Bến Tre luôn dễ chịu, chỉ trừ một vài vùng có đất giồng cao như Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú nên về mùa nắng hơi có phần oi bức. Còn các nơi khác như Mỏ Cày, Giồng Trôm, Trúc Giang và Hàm Long thì bốn bề được sông nước bao bọc nên luôn mát mẻ và rất thuận tiện cho việc giao thông vận tải, cũng như thủy lợi. Ngoài 4 con sông lớn chảy qua Bến Tre là Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, Bến Tre còn hai nhánh sông lớn của sông Hàm Luông là sông Sóc Sải và sông Cái Gấm. Ngoài ra, Bến Tre còn có kinh Chẹt hay kinh An Hóa nối sông Mỹ Tho, sông Ba Lai và rạch Trúc Giang; kinh Song Mã nối sông Hàm Luông, Ba Lai và rạch Trúc Giang; kinh Hương Điểm chạy từ cù lao Bảo qua rạch Sơn Đốc. Bến Tre còn có rất nhiều rạch quan trọng như bên cù lao Bảo có các rạch Trúc Giang, rạch Lương Phú, Ngã Con, Phú Hữu, Ba Tri, Mỹ Nhiên, Bà Hiền, Cái Bông, Sơn Đốc, Cái Mít và Thủ Cửu. Bên cù lao Minh có các rạch Cái Mơn, Mỏ Cày, Cái Quao, Băng Cung, Con Ốc, Hồ Cỏ. Bên cù lao An Hóa có rạch Vũng Luông. Ngoài ra, Bến Tre còn trên một trăm rạch nhỏ khác trong toàn tỉnh. Chính vì thế mà từ trên phi cơ nhìn xuống, toàn tỉnh Bến Tre giống như là một mạng nhện sông, kinh và rạch, cắt ngang cắt dọc, cắt xiên, cắt xéo, trông rất đẹp mắt. Tuy đất Bến Tre phù sa màu mở, nhưng hãy còn những vùng hoang dã, chỉ có cây bần, mắm, chà là hay giá mọc được mà thôi... rất nhiều vùng hãy còn giữ được nét nguyên sơ của một thời cha anh ta đi khai mở đất nước và không khí cũng như môi trường thiên nhiên ở những nơi này rất trong lành như vùng bờ biển Bình Đại, An Thạnh và Thạnh Phú...Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp thuở hoang sơ ấy, những nơi này vẫn có vẻ đẹp thuần hậu của những thôn ấp với những đồng rẫy, vườn dừa và những vườn cây ăn trái rộng lớn. Chính vì thế mà ngoài chuyện rất nổi tiếng về dừa và lúa ra Bến Tre còn sản xuất nhiều sản vật và hoa quả khác như ngô, khoai, dứa, thơm, chôm chôm, mãng cầu, vú sữa, sầu riêng, vân vân. Ngoài những nơi hoang sơ ấy, Bến Tre vẫn có một diện tích ruộng canh tác đáng kể, nhờ đất đai mầu mỡ nên tổng số diện tích ruộng lên tới 113.000 mẫu nằm trong đất liền của các quận Ba Tri, Thạnh Phú, Hương Mỹ và Bình Đại... nên Bến Tre trở thành một vựa lúa lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì có một bờ biển quan trọng nên ngư nghiệp tại Bến Tre cũng rất khả quan, chẳng những ven biển, mà còn trong những con sông lớn nữa nên ngành thủy và hải sản của Bến Tre cũng rất nổi tiếng với đủ loại cá, tôm, cua, sò, ốc, hến, đặc biệt là cá thiều, cá cơm, và cá mối. Về thổ sản thì Bến Tre là nơi nổi tiếng nhất về dừa, mía, cam, quít. Diện tích trồng dừa của Bến Tre lên đến 40.000 mẫu, vượt trội hơn các tỉnh khác trong Nam, gấp 5 lần Vĩnh Long và Mỹ Tho, gấp 7 lần Bình Định, gấp 20 lần Quảng Ngãi. Dừa là sản phẩm chẳng những chỉ cho cây và trái, mà lá dừa tươi được dùng để gói bánh, lá dừa khô dùng để nhóm lửa hay làm đuốc soi ban đêm, gáo dừa dùng làm củi rất tốt, nhưng người ta còn dùng để múc nước và làm những đồ thủ công rất đẹp, củ hủ dừa là một món ăn tuyệt hảo của dân miền Nam, vỏ dừa dùng se dây hay dệt thảm, dầu dừa dùng chế xà bông rất tốt. Cũng chính từ dừa mà Bến Tre rất nổi tiếng về món kẹo dừa, chẳng những xuất cảng đi các tỉnh khác, mà còn được bán ra ngoại quốc nữa. Ngoài ra, Bến Tre còn nổi tiếng về ngành dệt chiếu. Trong thời Gia Long bôn tẩu lẩn trốn quân Tây Sơn, ông đã nhiều lần lưu lại Bến Tre tại các nơi như cồn Đất, Đa Phước Hội, vân vân. Tỉnh Bến Tre hãy còn nhiều di tích lịch sử như lăng miếu, đền, chùa cổ kính, Hồ Cỏ thiên nhiên là một trong những thắng cảnh của tỉnh Bến Tre. Kỳ thật đây là một cánh đồng cỏ xanh tươi bát ngát, mặt đồng lại thấp, bằng phẳng và xanh rì như mặt hồ không một gợn sóng, có lẽ vì thế mà dân chúng trong vùng gọi đây là hồ cỏ, chứ không gọi là đồng cỏ. Ngoài ra còn có chùa thờ Năm vị Cổ Phật ở Phú An Hòa. Về nhân vật lịch sử thì Bến Tre có ông Chưởng cơ Phạm văn An, theo phò Nguyễn Ánh, ông Hoàng văn Tứ từng theo hầu cận Nguyễn Ánh, ông Nguyễn hoài Quỳnh từng làm tới chức Hình Bộ Tả Tham Tri ở Bắc Thành dưới thời Gia Long. Ngoài ra, Bến Tre còn có ông Trương tấn Bửu, di dân từ Gia Định, nhưng đã sống suốt đời ở Bến Tre, theo phò tá Gia Long tới chức Tiền quân Phó tướng. Đời Minh Mạng, Trương tấn Bửu đã vâng lệnh Lê văn Duyệt nạo vét kinh Vĩnh Tế. Nói đến Bến Tre là phải nói về cụ Phan thanh Giản. nội tổ gốc Trung Hoa nhưng di cư sang lập nghiệp tại vùng gảnh Mù U, nên cụ Phan sanh ra và lớn lên tại đất Bến Tre này. Cụ đậu thi Hương năm 1825, và Tiến Sĩ năm 1826. Trong suốt thời gian hoạn lộ dù thăng hay dù trầm, cụ vẫn một mực cần chánh thanh liêm. Trải qua ba triều, cụ đã phục vụ khắp các miền đất nước, tuy nhiên, vào cuối đời thì cụ làm Kinh Lược Sứ 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên và tuẫn tiết khi thành Vĩnh Long thất thủ năm 1867. Cụ quả là một tấm gương cả đời hy sinh cho dân cho nước, thật đáng cho chúng ta noi theo. Hiện không có đền thờ cụ Phan tại Bến Tre vì những thế lực và xu thế chính trị đang thống trị đất nước muốn triệt hạ uy danh của cụ, nhưng trong lòng con dân Nam Kỳ, đâu đâu cũng là đền thờ của cụ, từ gảnh Mù U đến khắp các hang cùng ngõ hẻm của Nam Kỳ Lục Tỉnh người dân hồi trước và người dân bây giờ vẫn xem cụ là một dũng tướng đã hết lòng vì dân vì nước. Hiện trong xã Bảo Thạnh, quận ba Tri vẫn còn mộ cụ Phan được xây bằng đá ong, với một tấm bia bằng chữ Hán rất sơ sài trong khuôn đất hương quả, do một người cháu 7 đời của cụ trông coi. Bến Tre còn là quê hương của Chánh Lãnh binh Nguyễn ngọc Thăng, người đã cố thủ trong trận tử thủ đồn Thủ Thiêm, rồi sau đó kéo quân về hợp cùng Trương Công Định tiếp tục đánh Pháp tại Gò Công. Lãnh binh Thăng tử trận năm 1866. Sau Lãnh binh Thăng, có các ông Phan Tôn và Phan Liêm (con của cụ Phan thanh Giản) cũng nổi lên đánh Pháp tại Bến Tre. Sau khi cụ Phan tuẫn tiết và để lại di chúc cho các con đừng ra hợp tác với Pháp thì 2 ông Phan Tôn và Phan Liêm chiêu mộ hào kiệt ở các vùng Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc nổi lên đánh Pháp, nhưng vì thế cô sức yếu nên cuộc khởi nghĩa thất bại. Ngoài ra, cụ Nguyễn đình Chiểu cũng là một tấm gương yêu nước hiếm có trong thời tao loạn. Tổ tiên cụ đồ Chiểu quê ở Huế, cha cụ làm quan dưới quyền Tả quân Lê văn Duyệt, nên sau vụ Lê văn Khôi, ông bèn đem cả nhà về miền Trung, nhưng bị vua Minh Mạng kết tội xử tử, nhưng nhờ triều thần can thiệp, cha ông được miễn tội. Sau đó ông đem Nguyễn đình Chiểu và các con khác vào Gia Định lập nghiệp. Năm 22 tuổi Nguyễn đình Chiểu đậu Tú tài, đến năm 1849 khi vừa ra Huế ứng thí thi Hương thì hay tin mẹ mất, cụ bỏ thi trở về miền Nam. Dọc đường vì buồn rầu than khóc mẹ mà cụ mang bệnh đến nỗi mù cả đôi mắt. Sau khi thành Gia Định thất thủ, cụ mang cả gia quyến về Cần Giuộc lánh nạn, sau đó cụ lại dời về Ba Tri. Tại đây cụ tiếp tục dạy học và liên lạc với nghĩa binh. Chủ tỉnh Bến Tre 4 lần xin ra mắt để chiêu dụ cụ, nhưng đều thất bại. Thơ văn cụ để lại hãy còn rất nhiều bài thơ chẳng những nói lên tâm trạng bất hợp tác với Pháp, mà còn khuyến tấn sĩ dân nếu không chống Pháp được bằng súng đạn nên dùng ngòi bút mà chống và khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân cho đến vân vân. Ngoài những nơi hoang sơ ấy, Bến Tre vẫn có một diện tích ruộng canh tác đáng kể, nhờ đất đai mầu mỡ nên tổng số diện tích ruộng lên tới 113.000 mẫu nằm trong đất liền của các quận Ba Tri, Thạnh Phú, Hương Mỹ và Bình Đại... nên Bến Tre trở thành một vựa lúa lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì có một bờ biển quan trọng nên ngư nghiệp tại Bến Tre cũng rất khả quan, chẳng những ven biển, mà còn trong những con sông lớn nữa nên ngành thủy và hải sản của Bến Tre cũng rất nổi tiếng với đủ loại cá, tôm, cua, sò, ốc, hến, đặc biệt là cá thiều, cá cơm, và cá mối. Về thổ sản thì Bến Tre là nơi nổi tiếng nhất về dừa, mía, cam, quít. Diện tích trồng dừa của Bến Tre lên đến 40.000 mẫu, vượt trội hơn các tỉnh khác trong Nam, gấp 5 lần Vĩnh Long và Mỹ Tho, gấp 7 lần Bình Định, gấp 20 lần Quảng Ngãi. Dừa là sản phẩm chẳng những chỉ cho cây và trái, mà lá dừa tươi được dùng để gói bánh, lá dừa khô dùng để nhóm lửa hay làm đuốc soi ban đêm, gáo dừa dùng làm củi rất tốt, nhưng người ta còn dùng để múc nước và làm những đồ thủ công rất đẹp, củ hủ dừa là một món ăn tuyệt hảo của dân miền Nam, vỏ dừa dùng se dây hay dệt thảm, dầu dừa dùng chế xà bông rất tốt. Cũng chính từ dừa mà Bến Tre rất nổi tiếng về món kẹo dừa, chẳng những xuất cảng đi các tỉnh khác, mà còn được bán ra ngoại quốc nữa. Ngoài ra, Bến Tre còn nổi tiếng về ngành dệt chiếu. Trong thời Gia Long bôn tẩu lẩn trốn quân Tây Sơn, ông đã nhiều lần lưu lại Bến Tre tại các nơi như cồn Đất, Đa Phước Hội, vân vân. Tỉnh Bến Tre hãy còn nhiều di tích lịch sử như lăng miếu, đền, chùa cổ kính, Hồ Cỏ thiên nhiên là một trong những thắng cảnh của tỉnh Bến Tre. Kỳ thật đây là một cánh đồng cỏ xanh tươi bát ngát, mặt đồng lại thấp, bằng phẳng và xanh rì như mặt hồ không một gợn sóng, có lẽ vì thế mà dân chúng trong vùng gọi đây là hồ cỏ, chứ không gọi là đồng cỏ. Ngoài ra còn có chùa thờ Năm vị Cổ Phật ở Phú An Hòa. Về nhân vật lịch sử thì Bến Tre có ông Chưởng cơ Phạm văn An, theo phò Nguyễn Ánh, ông Hoàng văn Tứ từng theo hầu cận Nguyễn Ánh, ông Nguyễn hoài Quỳnh từng làm tới chức Hình Bộ Tả Tham Tri ở Bắc Thành dưới thời Gia Long. Ngoài ra, Bến Tre còn có ông Trương tấn Bửu, di dân từ Gia Định, nhưng đã sống suốt đời ở Bến Tre, theo phò tá Gia Long tới chức Tiền quân Phó tướng. Đời Minh Mạng, Trương tấn Bửu đã vâng lệnh Lê văn Duyệt nạo vét kinh Vĩnh Tế. Nói đến Bến Tre là phải nói về cụ Phan thanh Giản. nội tổ gốc Trung Hoa nhưng di cư sang lập nghiệp tại vùng gảnh Mù U, nên cụ Phan sanh ra và lớn lên tại đất Bến Tre này. Cụ đậu thi Hương năm 1825, và Tiến Sĩ năm 1826. Trong suốt thời gian hoạn lộ dù thăng hay dù trầm, cụ vẫn một mực cần chánh thanh liêm. Trải qua ba triều, cụ đã phục vụ khắp các miền đất nước, tuy nhiên, vào cuối đời thì cụ làm Kinh Lược Sứ 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên và tuẫn tiết khi thành Vĩnh Long thất thủ năm 1867. Cụ quả là một tấm gương cả đời hy sinh cho dân cho nước, thật đáng cho chúng ta noi theo. Hiện không có đền thờ cụ Phan tại Bến Tre vì những thế lực và xu thế chính trị đang thống trị đất nước muốn triệt hạ uy danh của cụ, nhưng trong lòng con dân Nam Kỳ, đâu đâu cũng là đền thờ của cụ, từ gảnh Mù U đến khắp các hang cùng ngõ hẻm của Nam Kỳ Lục Tỉnh người dân hồi trước và người dân bây giờ vẫn xem cụ là một dũng tướng đã hết lòng vì dân vì nước. Hiện trong xã Bảo Thạnh, quận ba Tri vẫn còn mộ cụ Phan được xây bằng đá ong, với một tấm bia bằng chữ Hán rất sơ sài trong khuôn đất hương quả, do một người cháu 7 đời của cụ trông coi. Bến Tre còn là quê hương của Chánh Lãnh binh Nguyễn ngọc Thăng, người đã cố thủ trong trận tử thủ đồn Thủ Thiêm, rồi sau đó kéo quân về hợp cùng Trương Công Định tiếp tục đánh Pháp tại Gò Công. Lãnh binh Thăng tử trận năm 1866. Sau Lãnh binh Thăng, có các ông Phan Tôn và Phan Liêm (con của cụ Phan thanh Giản) cũng nổi lên đánh Pháp tại Bến Tre. Sau khi cụ Phan tuẫn tiết và để lại di chúc cho các con đừng ra hợp tác với Pháp thì 2 ông Phan Tôn và Phan Liêm chiêu mộ hào kiệt ở các vùng Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc nổi lên đánh Pháp, nhưng vì thế cô sức yếu nên cuộc khởi nghĩa thất bại. Ngoài ra, cụ Nguyễn đình Chiểu cũng là một tấm gương yêu nước hiếm có trong thời tao loạn. Tổ tiên cụ đồ Chiểu quê ở Huế, cha cụ làm quan dưới quyền Tả quân Lê văn Duyệt, nên sau vụ Lê văn Khôi, ông bèn đem cả nhà về miền Trung, nhưng bị vua Minh Mạng kết tội xử tử, nhưng nhờ triều thần can thiệp, cha ông được miễn tội. Sau đó ông đem Nguyễn đình Chiểu và các con khác vào Gia Định lập nghiệp. Năm 22 tuổi Nguyễn đình Chiểu đậu Tú tài, đến năm 1849 khi vừa ra Huế ứng thí thi Hương thì hay tin mẹ mất, cụ bỏ thi trở về miền Nam. Dọc đường vì buồn rầu than khóc mẹ mà cụ mang bệnh đến nỗi mù cả đôi mắt. Sau khi thành Gia Định thất thủ, cụ mang cả gia quyến về Cần Giuộc lánh nạn, sau đó cụ lại dời về Ba Tri. Tại đây cụ tiếp tục dạy học và liên lạc với nghĩa binh. Chủ tỉnh Bến Tre 4 lần xin ra mắt để chiêu dụ cụ, nhưng đều thất bại. Thơ văn cụ để lại hãy còn rất nhiều bài thơ chẳng những nói lên tâm trạng bất hợp tác với Pháp, mà còn khuyến tấn sĩ dân nếu không chống Pháp được bằng súng đạn nên dùng ngòi bút mà chống và khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân cho đến khi không còn bóng dáng quân thù. Cụ mất năm 1888 tại Bến Tre. Ngoài ra tại xã Bảo Thạnh, quận Ba Tri còn có mộ cụ Võ Trường Toản. Cụ là một nhà nho lớn của Việt Nam vào thế kỷ thứ 18, với kiến thức uyên bác và chí khí thanh cao, dù quê quán của cụ ở Bình Dương, nhưng khi cụ mất, học trò của cụ là những quan chức thời danh lúc ấy đã dời lăng mộ của cụ về Bến Tre để cải táng sau khi ba tỉnh miền Đông mất vào tay giặc Pháp. Cụ Võ trường Toản là thầy của các cụ đồ Chiểu, Trịnh hoài Đức, Lê quang Định, Ngô nhân Tịnh và Phan thanh Giản. Cụ mất năm 1792 trong khi đất nước đang hồi suy mạt vì Nguyễn Ánh đang rong ruổi đó đây hết rước Xiêm rồi rước Tây về dày xéo mả tổ với ý đồ giành giựt lại chiếc ngai vàng cho dòng họ. Bến Tre cũng là quê hương của nhà thơ nữ Sương nguyệt Ánh (con của cụ đồ Chiểu). Bà từng làm chủ bút tờ “Nữ Giới Chung,” tờ báo đầu tiê n cho phụ nữ Việt Nam. Có thể nói, bà là một nữ sĩ tài ba, ngòi bút sắt thép không kém gì cha mình.



Ngày trước khi cha anh chúng ta đi khai mở đất đai về phương Nam, thì đi đâu đến đâu quý ngài cũng xây dựng đình chùa đến đấy. Chính vì thế không riêng gì Bến Tre mà cả miền nam, thấp thoáng đâu đâu chúng ta cũng thấy những kiến trúc mái cong của đình chùa. Riêng tại Bến Tre, đa số dân chúng theo đạo Phật và thờ ông bà, tuy nhiên, cũng có một ít theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài và Hòa Hảo. Tại Bến Tre hiện còn rất nhiều ngôi cổ tự được xếp vào hàng di tích như chùa Hội Tôn ở xã Quới Sơn, được Thiền sư Long Thiền xây từ thời vua Lê Hiển Tông (1740). Tại ấp Tân Quới Đông B, xã Minh Đức, quận Mõ Cày, có chùa Tuyên Linh, được xây dựng vào năm 1861. Ngay tại thị xã Bến Tre có chùa Viên Minh, đöôc xây dựng từ thế kỷ thứ 18. Đến năm 1951, chùa được trùng tu lại, trước khuôn viên chùa có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát rất lớn. Hiện tại, hệ phái Tăng Già Khất Sĩ phát triển rất mạnh tại Bến Tre với hàng chục ngôi tịnh xá, mỗi tuần đều có thuyết giảng Phật pháp cho nhân dân trong vùng. Tại quận Ba Tri, xã Phú Lễ còn ngôi Đình Phú Lễ, đã được xây dựng từ những ngày đầu cư dân Việt Nam đến chung sống với người Khmer tại đây. Hiện nay dân chúng vẫn thường xuyên lai vãng lễ bái, đặc biệt là vào hai kỳ lễ, lễ Kỳ Yên vào hai ngày 18 và 19 tháng 3 âm lịch, cũng như lễ Cầu Bông vào ngày mồng 9 và 10 tháng 11 âm lịch. Tại các đình thần trong hai quận Bình Đại và Ba Tri, hàng năm đến ngày 16 tháng 6 âm lịch còn có lễ hội tế thần cá Ông rất linh đình. Ngoài ra, tại Bầu Dơi thuộc quận Giồng Trôm hiện còn một ngôi nhà thờ cổ tên La Mã rất lớn. Rãi rác khắp nơi trong tỉnh Bến Tre cũng có nhiều thánh thất Cao Đài với lối kiến trúc thật đặc sắc. Nói đến Bến Tre, không ai không liên tưởng đến giai thoại “Ông Già Ba Tri” của tỉnh này. Theo các bô lão, thời vua Tự Đức, có một ông lão đã dám đi bộ hơn một ngàn cây số từ Bến Tre ra đến kinh đô Huế để kêu oan. Dù đây chỉ là một giai thoại, nhưng nó cũng nói lên tánh khí kiên cường của người dân Bến Tre. Ngày nay chẳng những người Bến Tre cảm thấy hãnh diện về quê hương xứ dừa của mình, mà dân Nam Kỳ Lục Tỉnh cũng hãnh diện về vùng đất với sông nước cuồn cuộn, sóng vỗ dạt dào cũng như tánh tình hiền hòa nhưng bất khuất của đồng bào Bến Tre.

Đất Cái Mơn, nay thuộc Bến Tre còn là quê hương của cụ Trương Vĩnh Ký, một người hiếu học thông minh, và nói được nhiều thứ tiếng. Gát qua chuyện cụ đã hợp tác chặt chẽ với Pháp tại Sài Gòn, cụ có công rất lớn với sự phát triển của chữ Quốc ngữ tại Việt Nam. Cụ chủ trương canh tân cải cách và mang văn hóa Âu Tây về truyền bá cho dân Việt. Hiện tại hãy còn rất nhiều tác phẩm có giá trị của cụ như bộ Văn Phạm Việt Nam viết bằng chữ Pháp, Truyện Đời Xưa viết bằng quốc ngữ, Học Vỡ Lòng Tiếng Việt viết bằng chữ Pháp. Cụ mất năm 1889 tại Sài Gòn. Ông là người đã biên soạn bộ Tự Điển Pháp Việt đầu tiên. Trương Vĩnh Ký là bậc tiền hiền chữ quốc ngữ trong toàn cõi Việt Nam. Thuở nhỏ vì cha mất sớm nên mẹ cho ông theo Cụ Tám để học chữ quốc ngữ, rồi sau ông theo Cố Long và được đưa sang du học tại Penang (nhượng địa của Mã Lai cho Anh quốc). Sau ông về nước làm thông ngôn cho Pháp, rồi phụ trách trường thông ngôn ở Gia Định, cũng như tờ Gia Định Báo. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm chữ quốc ngữ và chữ Pháp, trong đó có bộ Văn Phạm Việt Nam (viết bằng chữ Pháp cho người Pháp dùng), Truyện Đời Xưa (viết bằng quốc ngữ), và Học Vỡ Lòng Tiếng Việt (viết bằng chữ Pháp). Trước khi về hưu ông đã từng làm cố vấn cho vua Đồng Khánh. Ông mất năm 1899 tại Gia Định. Trương Vĩnh Ký chẳng những là một trong thế giới thập bát tú (18 người thông thái) vào thế kỷ thứ 19, đã để lại cho nền văn chương chữ quốc ngữ của chúng ta một kho báu văn chương, mà ông còn là người đã giúp thay đổi hẳn bộ mặt những vườn cây ăn trái của Cái Mơn nói riêng và của toàn quốc về sau này nói chung. Chính ông đã mang từ Mã Lai những cây giống sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bòn bon,

li-cu-ma về trồng tại Cái Mơn. Từ đó đến nay dù mới chỉ hơn 150 năm, nhưng người bản địa cứ ngỡ là loại cây trái ấy là của dân mình, vì những đặc sản ấy vừa ngon vừa tốt trái hơn nơi đã sản sanh ra nó. Ngoài những cây ăn trái nổi tiếng của miền nhiệt đới, Cái Mơn hiện nay còn là xứ của các loài hoa, từ hoa bản xứ như cúc, vạn thọ, hồng... đến những loại hoa được đưa vào từ miền Bắc hay từ Thái Lan sang với muôn màu muôn sắc làm cho Cái Mơn trở thành một khuôn viên cây ăn trái, cây kiểng và vườn hoa dọc theo hai bên bờ sông.

Vì được bao bọc bởi sông nước nên Bến Tre mang một nét đặc thù của miệt vườn miền Nam. Ngày trước và ngay cả bây giờ, dù đường giao thông trên bộ đã được xây dựng nhưng phương tiện di chuyển chính của người dân Bến Tre vẫn là thuyền bè. Nhiều khi cả gia đình dong ruổi đó đây trên một chiếc ghe suốt từ năm này qua tháng nọ nên tình cảm người dân Bến Tre thật gắn bó với sông nước, họ sống thật giản dị hài hòa với ruộng đồng và với những người quanh họ. Cũng chính vì vậy mà mãi cho đến bây giờ, những ai có dịp đi trên vùng sông nước Bến Tre, vẫn còn nghe được những câu hát điệu hò trên sông nước, những lời ca, điệu hát, giọng hò, hoặc những bản cải lương mà âm hưởng và ý nghĩa vẫn còn hướng về một thời cha anh chúng ta đi khai mở đất nước về phương Nam. Nhắc đến Bến Tre mà không nhắc về những cồn và những sân chim hay làng trái cây tại đây quả là một thiếu sót lớn. Ngay trong quận Châu Thành tỉnh Bến Tre, giữa sông Tiền Giang, thuộc xã Tân Thạch, tức là ngay cửa ngõ từ Mỹ Tho qua Bến Tre, có một cái cồn rất nổi tiếng mang tên Cồn Phụng, quê hương của ông Đạo Dừa. Cồn nằm cách thị xã Bến Tre 12 cây số, diện tích toàn cồn vào khoảng 50 mẫu tây. Dân cư ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn trái và làm đồ thủ công nghệ từ cây dừa. Hiện trên cồn còn ngôi tòa tháp của ông Đạo Dừa được xây trên một khu đất rộng khoảng 1.500 mét vuông. Tòa tháp có lối kiến trúc rất độc đáo với những mảng đắp chạm rồng phượng bằng những miếng miễng vỡ của tô, chén, dĩa. Chiếc cầu thang lên đỉnh tháp uốn lượn theo hình trôn ốc trông rất đẹp mắt. Cách thị xã Bến Tre chừng 20 cây số, có Cồn Qui (giống như hình con rùa), nằm trên sông Tiền, giữa hai xã Tân Thạch và Quới Sơn thuộc quận Châu Thành. Tòan cồn nổi tiếng với những vườn cây ăn trái và cá tôm đủ loại. Cách thị xã Bến Tre khoảng 10 cây số, tại xã Hưng Phong, quận Giồng Trôm có cồn Ốc hay còn gọi là cồn Hưng Phong. Cồn dài trên 8 cây số và diện tích trên 1 cây số vuông với những vườn cây ăn trái xanh tươi cũng giống như cù lao An Thành ở Vĩnh Long hay cù lao Thới Sơn ở Mỹ Tho. Trong xã Tiên Long thuộc quân Châu Thành, ngang với làng Cái Mơn trên sông Tiền còn có cồn Tiên. Cồn rộng chỉ khoảng 7 mẫu tây, nằm cách thị xã Bến Tre khoảng 23 cây số, đây là một bãi tắm trên sông rất đẹp, hàng năm vào ngày 5 tháng 5 có hàng vạn người từ các nơi đổ xô về đây trên những chiếc tam bản hay tắc rán để tham dự lễ hội tắm sông ném bùn thật vui nhộn. Giữa hai xã Mỹ Hòa và Tân Xuân thuộc quận Ba Tri, gần cửa Ba Lai, hiện còn có một sân chim rất rộng, khoảng trên 50 mẫu tây, trong đó có khoảng trên 15 mẫu rừng chà là và khoảng 7 mẫu rừng đước chưa khai phá, đó là sân chim Vàm Hồ. Từ thị xã Bến Tre đến sân chim Vàm Hồ khoảng trên 50 cây số, người ta có thể đi đường bộ hay đường sông đến đây. Đây là nơi trú ngụ của hàng triệu chim đủ loại từ cò ngà, cò trắng, cò ruồi, vạc, sếu, le le, cồng cộc, dòng dọc, diệc xám, quắm trắng, dơi, cũng như các loại thú hoang vùng đồng bằng như chồn, rắn, rùa, cua đinh, càng đước, vân vân. Trên đường vào sân chim, dọc hai bên bờ sông Ba Lai là một thảm thực vật xanh mát với đủ loại cây trái từ cây ăn quả đến cây tạp như xoài, ổi, mận, mít, chôm chôm, dừa, cam, quít... đến so đũa, bình bát, điên điển, vân vân. Trong sân chim nhiều nhất là các loại cây đước, tra, chà là,mắm, giá, vẹt, ô rô, cốc kèn, rau muống biển... Tuy nhiên, đa phần chim chỉ làm tổ trên các cây chà là đầy gai (có lẽ đây là bản năng tự vệ của chúng). Vào khoảng từ 4 đến 5 giờ chiều hàng triệu con chim từ khắp nơi bay về Vàm Hồ biến nơi đây trắng xóa tương tự như một cảnh tuyết phủ miền Bắc cực. Dưới đây là một số hình chụp tại tỉnh Bến Tre của một số nhiếp ảnh gia người Pháp từ năm 1925 đến năm 1945 sưu tập được từ các Công Báo Hành Chánh Nam Kỳ từ năm 1862 đến năm 1945 (Bulletin Administratif de la Cochinchine 1862-1945).


(Từ trang 26 - 32)

Để tiện theo dõi "Về Miền Tây", kính mời Quí Vị mở Link bên dưới:

 ***

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Hoa - Trộm Hoa


Bài Xướng:


Hoa


Mai Cúc vàng Phượng Hồng đỏ thắm

Em yêu hoa ta cũng yêu hoa
Mỗi xuân về lòng em phơi phới
Duyên cớ gì mình lại thiết tha?

Quên Đi

***
 

Bài Họa:

Trộm Hoa


Gái miệt vườn môi hồng má thắm

Gã si tình vờ ngắm... trộm hoa
Mắt hiên ngoài tình trong đan lối
Phút ngập ngừng e bắt hay tha

Kim Phượng

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Thán Hoa - Đỗ Mục



        嘆花                        Thán hoa
      
自是尋春去校遲     Tự thị tầm xuân khứ hiệu trì       
不須惆悵怨芳時     Bất tu trù trướng oán phương thì         
狂風落盡深紅色     Cuồng phong lạc tận thâm hồng sắc     
綠葉成陰子滿枝     Lục diệp thành âm tử mãn chi     
                       杜牧                                               Đỗ Mục

Dịch Nghĩa

 
Than Thở Vì Hoa

Từ thuở ấy đi tìm hương xuân, nay tính lại thì đã muộn rồi,
Cũng đừng nên đau xót hờn giận mùa thơm.
Cơn gió dữ thổi rụng hết hoa màu hồng thắm,

Lá biếc trở nên um tùm, trái kết đầy cành.

Về bài thơ này, sách "Thái bình quảng ký" có ghi một câu chuyện như sau... Có một lần Đỗ Mục đi chơi ở Hồ Châu, gặp một cô bé rất xinh đẹp nhưng mới hơn mười tuổi. Đỗ bèn hẹn với mẹ cô bé rằng: "Đợi tôi mười năm, nếu tôi không về được thì hẵng gả cô bé". Mười bốn năm sau, Đỗ Mục mới về làm thứ sử Hồ Châu, cô bé đính ước ngày trước đã lấy chồng được ba năm, sinh hai con. Đỗ Mục than tiếc và làm bài thơ này. Câu chuyện trên vị tất đã có thật, nhưng bài thơ quả là mượn hoa để ví với người, là một giai tác thở than cho tình yêu không được toại nguyện.
(theo thivien.net)

Dịch Thơ
1/
Tìm xuân thuở trước nay đà lỡ
Chớ trách hương xưa chẳng đợi người
Gió dữ nổi lên hoa thắm rụng
Nay cành trĩu quả lá xanh tươi

2/
Trở lại tìm xuân đã lỡ làng
Đừng buồn sinh giận kẻ sang ngang
Gió đùa năm tháng hoa tươi rụng
Giờ lá cành xanh trái ngập tràn.
                                   Quên Đi

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Bán Tự Vi Sư, Vô Tự Vi Sư

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Lạc Lõng

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Vui Cười 76


Sự khác nhau giữa Heo và Lợn,


Lợn người miền Bắc goi,

Heo người miền Nam gọi

Da con lợn làm bánh da lợn người miền Nam làm,còn heo không làm bánh này được

Lợn ăn ngô,Heo ăn bắp.

Người lởn đóng phim thiếu nhi gọi hiệp sĩ Lợn

Heo đóng phim người lớn , gọi phim con heo

CÔ DÂU MỚI

Bữa tối tại nhà của chú rể, mọi người đang nồng nhiệt đón tiếp nàng dâu mới về.
Cô dâu bắt đầu lên tiếng:
- Mến chào tất cả người nhà thân thương của con. Con rất cám ơn mọi người đã đón tiếp con vào gia đình mới một cách nồng nhiệt. Trước hết, con xin mọi người hãy an tâm là , sự gia nhập của con sẽ không làm thay đổi đời sống và những công việc bình thường hằng ngày của cả nhà..
Bố chồng hỏi:
-Ý của con là..?
Con dâu trả lời:
- Ý con muốn nói là những người rửa chén nên tiếp tục rửa chén. Những người giặt áo quần cũng xin giữ yên như vậy. Còn ai phụ trách nấu cơm thì xin đừng vì sự có mặt của con mà ngưng nấu cơm. Còn ai lo chuyện quét dọn thì vẫn tiếp tục quét dọn.
Mẹ chồng hỏi:
- Thế thì cô đến đây để làm gì?
Nàng dâu bình tĩnh trả lời:
- Dạ, con ấy à? Công việc của con là đến đây làm vui lòng con trai của mẹ ạ...!
...???!!!
 
(Nguyễn Thế Bình Sưu Tầm)


Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Về Miền Tây (tt) - Bài 5


Như đã nói trên, Định Tường nằm cạnh đất Gia Định và là trung tâm của miền Nam, nên ngay khi chiếm Nam kỳ, họ đã nghĩ ngay đến việc mở trường học, đào tạo nhân viên cho thuộc địa. Định Pháp Tường là một trong những nơi có trường trung học đầu tiên ở Nam kỳ. Hiện tại Định Tường có 9 trường trung học công lập kể cả Như trường Nguyễn Đình Chiểu và Lê Ngọc Hân, 9 trường trung học bán công và 11 trường trung học tư thục. Bậc tiểu học có 122 trường công và 21 trường tư. Về kinh tế, Định Tường không có rừng núi nên không có lâm sản và khoáng sản. Tuy nhiên, về nông nghiệp, Định Tường có đến trên 160.000 mẫu ruộng và sản xuất hàng năm trên 320.000 tấn lúa. Ngoài ra, Định Tường cũng rất nổi tiếng về cây trái bốn mùa, mùa nào thứ nấy. Rau quả Định Tường dư dùng nên thường mang lên cung cấp cho thành phố như rau cải các loại, khoai, dưa, dừa, mía, thuốc lá, vân vân. Trên đường về miền Tây từ quốc lộ 4, khi đi ngang qua các vùng Ngã ba Trung Lương, Cai Lậy, Cái Bè, chúng ta thấy dẫy đầy những trái cây đặc sản của Định Tường như vú sữa, xoài, mận, ổi xá lỵ, cam mật, quít đường, dưa hấu, khóm (thơm). Đặc biệt mận Trung Lương rất là nổi tiếng, gồm đủ thứ mận, mận da người, mận xanh, mận hồng đào, mận trắng, vân vân. Dân Định Tường rất phóng khoáng nhưng thuần hậu, đa số theo đạo Phật, một số theo các đạo Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo. Nếu có dịp viếng thăm và lưu lại Định Tường, bên cạnh những kiến trúc tân kỳ chúng ta sẽ có dịp thưởng thức sông nước hữu tình. Vườn hoa Lạc Hồng cũng được xem là một thắng cảnh của tỉnh, không biết bây giờ vườn hoa ấy ra sao? Có còn gợi lại cho chúng ta những cảm giác dễ chịu và thoải mái như những ngày tháng cũ nữa không? Có dịp du thuyền trên sông nước, qua cồn Rồng, cồn Phụng thăm những vườn cây xanh tốt quanh năm với đủ thứ cây trái, mùa nào cũng có, nhìn lại dòng sông đã bao năm sát cánh với dân tộc qua những bước thăng trầm của lịch sử. Về di tích lịch sử, tại xã Tân Thuận thuộc quận Chợ Gạo, người ta đã khai quật và tìm thấy các pho tượng cổ Visnu, Ganesa, Nam Thần, cùng nhiều hiện vật bằng vàng, đồng và gốm... Các nhà khảo cổ xác nhận đây là những di tích quan trọng thuộc nền văn hóa Óc Eo của vương quốc Phù Nam vào trước thế kỷ thứ 5. Ngoài ra, cách Châu Thành Mỹ Tho chừng 7 cây số, bên bờ sông Tiền Giang, thuộc địa phận bốn xã Kim Sơn, Thới Sơn, Song Thuận và Bình Đức, hàng năm vào ngày 20 tháng giêng âm lịch, dân chúng địa phương vẫn còn tổ chức lễ đua thuyền trên sông Rạch Gầm để tưởng nhớ đến chiến công oanh liệt của vị anh hùng áo vải đất Tây Sơn, người đã tiêu diệt gần trọn đoàn thủy binh và bộ binh của giặc Xiêm và Nguyễn Ánh tại vùng Rạch Gầm, Xoài Múc vào ngày 20 tháng giêng năm 1785, năm Giáp Thìn. Tại Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng chẳng những nổi tiếng trong tỉnh, mà dân vùng Nam Kỳ hầu như ai ai cũng biết tiếng về ngôi chùa này. Chùa nằm trong xã Mỹ Phong, thuộc thành phố Mỹ Tho, chùa được ông Bùi Công Đạt xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 19, đến năm 1849 Hòa Thượng Huệ Đăng từ chùa Giác Lâm ở Gia Định về trụ trì, năm 1907 chùa được trùng tu lại theo lối kiến trúc Á Âu, lộng lẫy nhưng không mất vẻ thanh u của một tự viện. Trong chánh điện có trên 60 tượng Phật cổ bằng gỗ quí, đặc biệt bộ thập bát La Hán được tạc vào năm 1907 là biểu trưng của nghệ thuật vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, tại xã Thạnh Phú, thuộc Châu Thành Mỹ Tho còn có chùa Sắc Tứ Linh Thứu, chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 18. Năm 1811, vua Gia Long cho đổi tên thành chùa Long Tuyền, năm 1841 vua Thiệu Trị lại đổi thành Linh Thứu và có sắc tứ của vua ban. Hiện trong chánh điện của chùa vẫn còn 78 cây cột bằng gỗ đen bóng và một cái chuông lớn nặng hàng trăm kí lô. Trong chùa vẫn còn thờ 49 ngọn đèn (hóa thân của Phật Dược Sư). Tại Cái Bè có chùa Hội Thọ, trước đây là chùa Kim Chương ở Gia Định, khi Pháp chiếm Gia Định, Hòa Thượng Minh Giác cùng đệ tử lui về Cái Bè lập chùa mới và đổi tên là Hội Thọ. Trong chùa còn một số tượnt Phật cổ, cũng như bài vị và nhiều pháp khí của chùa Kim Chương. Ngoài ra, sau năm 1975, cù lao Thới Sơn, nằm bên kia thành phố Mỹ Tho, biến thành một điểm du lịch cho dân địa phương. Vì được bồi đắp bởi đất phù sa nên cũng giống như cù lao An Thành bên Vĩnh Long, trên cù lao Thới Sơn có rất nhiều vườn cây ăn trái, bốn mùa hoa trái cây luôn say hoằng. Ở Phụng Hiệp (Cần Thơ) có chợ nổi Ngã Bảy nổi tiếng miền Tây, thì ở Mỹ Tho có chợ nổi ở Cái Bè và cù lao Tân Phong, với mực độ ghe thuyền và người đi mua sắm tấp nập không kém. Hàng ngày có khoảng 500 đến 600 ghe thuyền cỡ lớn đầy ấp các loại đặc sản, trái cây, rau quả, đậu dọc hai bên sông, mỗi ghe đều có treo những sản phẩm riêng của mình trên một cây sào thật cao, tại đây họ vừa bán sỉ cho những lái buôn từ các nơi về, mà cũng bán lẽ cho dân địa phương. Trên mặt sông lúc nào cũng có hàng trăm thuyền nhỏ bơi qua bơi lại rất sinh động. Đây cũng là một trong những nếp sinh hoạt thật đặc sắc của người dân miền Nam. Dưới đây là một số hình chụp tại tỉnh Mỹ Tho của một số nhiếp ảnh gia người Pháp từ năm 1925 đến năm 1945 sưu tập được từ các Công Báo Hành Chánh Nam Kỳ từ năm 1862 đến năm 1945 (Bulletin Administratif de la Cochinchine 1862-1945). Dầu hình ảnh không được rõ ràng, nhưng người viết bài này vẫn mong rằng đây là những hình ảnh kỷ niệm những sinh hoạt của một thời còn dưới sự cai trị của người Pháp:


Đi về phía Đông Bắc của Mỹ Tho và phía Bắc của tỉnh Bến Tre là tỉnh Goø Coâng, tuy nằm cách Sài Gòn không bao xa, chỉ hơn 50 cây số đường chim bay, nhưng Gò Công là một vùng trũng nước “đồng chua nước mặn”. Gò Công cũng có biển Tân Thành, nhưng nước biển không trongxanh như ở Vũng Tàu hay Nha Trang mà là  một màu đỏ xám đục ngầu. Bãi biển Gò Công không có cát vàng cát trắng như các bãi biển miền trung, mà chỉ là một bãi cát bùn màu nâu đen. Thời Pháp thuộc Gò Công có 5 tổng là Hòa Đồng Hạ, Hòa Đồng Trung, Hòa Đồng Thượng, Hòa Lạc Thượng và Hòa Lạc Hạ. Lúc đó (theo thống kê của La Cochinchine) dân số toàn tỉnh Gò Công là 101.117 người, đa số là người Việt, kế đến là người Hoa, nhưng rất ít người Khmer. Đa số người Việt thì làm ruộng rẫy, còn người Hoa thì làm bánh, mua bán tạp hóa, mua bán tơ lụa, vựa lúa gạo, rau quả, vân vân. Dưới thời VNCH, Gò Công có 4 quận: Hòa Lạc, Tân Hòa, Hòa Đồng và Hòa Bình. Bắc giáp Long An, Nam giáp Bến Tre, Tây giáp Định Tường và Đông giáp biển Đông. Gò Công có 8 con sông lớn, biến Gò Công thành một dãy đất phù sa màu mở. Sông Xoài Rạp, nằm về phía Đông Bắc giữa Gò Công và Biên Hòa, đây là cửa sông Đồng Nai. Sông Vàm Cỏ nằm về phía Bắc tỉnh Gò Công và Long An. Sông Cửa Tiểu, một trong 9 cửa của sông Cửu Long, sông này có rất nhiều phụ lưu, bên hữu ngạn thuộc Phú Thạnh Đông có rạch Cạn, rạch Bà Lắm, sông Mã, rạch Nò, rạch Bần Bọng, rạch Quẹo, rạch Ô Kim, rạch Bà Tài và rạch Tán Dù, bên phía Tân Thới có rạch Kinh Nhiếm, rạch Lý Quàn Trên, rạch Lồ Ồ, rạch Vọp, rạch Dứa, bên tả ngạn có rạch Gà, rạch Sáu Thoàn, rạch Vàm Rồng. Sông Cửa Đại có những phụ lưu bên Phú Thạnh Đông  như rạch Bà Từ, rạch Thôn Sâm, rạch Gảnh, rạch Lý Quàn Dưới, rạch Cả Thu, rạch Mương, rạch Bãi Bùn, rạch Kinh Nhiếm. Sông Cửa Trung nằm giữa cù lao Lợi Quan và các cù lao Ba Nở và cù lao Cậu. Sông Vàm Rồng bắt nguồn từ sông Cửa Tiểu chảy qua Vĩnh Hựu, bên tả ngạn có rạch Đông, bên hữu ngạn có rạch CầuNgang chảy qua hai xã Bình Phục Nhì và Thành Nhựt. Rạch Gò Công, con rạch lớn nhứt của Gò Công chảy qua tỉnh lỵ, kinh Vĩnh Lợi rồi đổ ra sông Cửa Tiểu, bên hữu ngạn có những rạch Qui Sơn nối liền với rạch Tổng Châu, rạch Già, rạch Bằng, bên tả ngạn có rạch Cần Gié, rạch Gò Dừa. Sông Ta, hữu ngạn chảy vào phía Long An, tả ngạn chảy vào Đồng Sơn với những phụ lưu nhưsông Hươu, rạch  Kiến, rạch Ô-Kính, rạch Đào, rạch Lá và kinh Chợ Gạo. Gò Công có biển dài khoảng 23 cây số, có một bãi cát khá tốt ở khúc Tân Thành. Vì phía Đông giáp biển, còn ba phía khác là sông và một hệ thống chằng chịt sông ngòi kinh rạch nên khí hậu Gò Công, dù là khí hậu nhiệt đới, nhưng chỉ nóng từ tháng giêng đến tháng ba tại những vùng đất giồng, còn lại các nơi khác đều mát mẽ dễ chịu. Ngoài hải và thủy sản ra, Gò Công còn trồng lúa, bắp, khoai, mướp, dưa, cải, cà, vân vân. Gò Công không có rừng rậm nhiều nên không có thú rừng mà chỉ có gia súc và gia cầm như trâu, bò, heo, gà, vịt... Nguồn lợi lớn nhất của Gò Công từ xưa đến nay vẫn luôn là lúa gạo, kế đến là thủy sản và hải sản. Về giao thông đường bộ, Gò Công có liên tỉnh lộ nối Gò Công Sài Gòn, dài khoảng 13 cây số. Tỉnh lộ 21, nối Gò Công Long An, dài khoảng 6 cây số. Tỉnh lộ 24 nối Gò Công Mỹ Tho, dài khoảng 33 cây số. Hương lộ 1 dài 11 cây số nối Gò Công đến xã Tân Phước. Hương lộ số 2 dài khoảng 8,5 cây số nối liền Tân Phước đến Vàm Láng. Hương lộ số 3 dài khoảng 9,8 cây số nối liền Gò Công Kiểng Phước. Hương lộ 4 dài khoảng 5 cây số chạy từ quận Hòa Lạc đến sông Cửa Tiểu. Hương lộ 5 dài khoảng 4 cây số chạy từ An Hòa đến Bình Ân. Hương lộ 6 dài khoảng 18 cây số chạy từ Gò Công qua Long Hựu đến quận lỵ Hòa Bình. Hương lộ 7 dài khoảng 18 cây số chạy từ Gò Công qua Vàm Giồng đến quận lỵ Hòa Đồng. Hương lộ 8 dài 7 cây số từ Vĩnh Bình đi Long Hựu. Hương lộ 9 dài 7 cây số nối Bình Luông Đông đến Thạnh Trị. Hương lộ 10 dài 4,5 cây số từ Bình Luông Đông đến Phú Thanh Đông. Hương lộ 11 dài 5 cây số chạy từ Bình Tân đến Bình Long. Hương lộ 12 dài khoảng 8,5 cây số chạy từ Hòa Đồng đến Thạnh Nhựt. Hương lộ 13 dài khoảng 17 cây số chạy từ Tân Niên Tây đến Đồng Sơn. Hương lộ 14 dài khoảng 3 cây số chạy từ Thành Công đến tỉnh lộ 24. Hương lộ 15 dài khoảng 19 cây số nối Đồng Sơn với Bình Thạnh Đông. Hương lộ 16 dài khoảng 25 cây số nối Phú Thạnh Đông và Tân Thới. Nói đến Gò Công là phải nói về anh hùng Trương Công Định, sanh năm 1820 tại Bình Sơn, Quảng Ngãi, tuy không phải là người gốc Gò Công, nhưng cuộc đời ông đã gắn liền với đất Gò Công qua cuộc khởi nghĩa chống Pháp ngay từ những ngày đầu thực dân đặt gót giày xâm lược lên đất nước thân yêu. Ông đã làm cho Pháp quân thất điên bát đảo, khiến chúng phải mở mặt trận Gò Công để hành quân càn quét nghĩa binh. Pháp dùng thủy bộ tấn công, vì thế cô và thiếu vũ khí nên Pháp quân đã triệt hạ gần hết thành lũy của nghĩa quân Gò Công. Tuy nhiên, Trương công Định và nghĩa binh cũng không nãn chí, vẫn tiếp tục gây dựng lại cơ sở để chiến đấu và gây cho Pháp nhiều thiệt hại nặng nề. Nhưng tháng 8 năm 1864, ông bị tên đội Tấn, một cựu nghĩa binh làm phản vì thù Trương Định đã phạt kỷ luật ông năm xưa, nên hắn dẫn Tây vào bao vây Trương Định. Trong trận phục kích này anh hùng Trương Định bị trúng đạn và đền nợ nước vào năm mới 44 tuổi. Hiện vẫn còn ngôi mộ ông tại khu vực gần chợ Gò Công. Mộ ông được xây bằng đá ong với hồ ô đước, luôn được dân chúng vùng Gò Công tu bổ và chăm sóc kỹ lưỡng. Hiện tại lăng mộ của anh hùng Trương Định lúc nào cũng khói hương nghi ngút, dân chúng khắp nơi, hễ có dịp về Gò Công là người ta tìm đến viếng mộ và lễ bái Ngài. Hiện tại trong xã Phú Tân, thuộc quận Gò Công Đông hãy còn di tích Lũy. Pháo Đài, mặt Đông xoay ra biển, mặt Bắc trông ra cửa Tiểu, có đập đa phòng ngự, mặt Tây có Rạch Đồn và được áng ngữ bởi một vùng sình lầy rộng lớn, còn mặt Nam là một dãy trại được bao bọc bởi đám rừng chà là đầy gai góc. Bờ lũy được xây đắp bằng đá ong rất vững chắc, cao khoảng 8 mét, chân bờ khoảng 5 mét, trên mặt bờ lũy rộng khoảng từ 2 đến 2.5 mét. Bốn phía có cổng và vọng gác rất kiên cố. Trong đồn có kho vũ khí, đan dược, và lầu chỉ huy. Đây là một trong những chứng tích oai hùng của dân tộc Việt Nam tại miền Nam, dù cho giặc Pháp muốn phá hủy, chúng cũng không tài nào tiêu hủy hết những chứng tích này được. Ngoài ra, Gò Công tuy hãy còn quá nhiều những mái tranh nghèo lụp sụp, nhưng chính mảnh đất ấy đã sản sanh ra không biết bao nhiêu là nhân kiệt cho đất nước. Ngoài những anh hùng xả thân vì nước, đất ấy đã hai lần sản sanh ra hai vị hoàng hậu cho Nguyễn Triều. Cách thị xã Gò Công chừng 2.5 cây số hiện còn rất nhiều lăng mộ tổ tiên bên ngoại của vua Tự Đức, gồm có mộ của ông Phạm Đăng Hưng là ông ngoại vua Tự Đức, mộ của ông Phạm Đăng Long là cha của Phạm Đăng Hưng. Lăng được khởi xây từ năm 1826, gồm khu mộ dòng họ Phạm và khu nhà thợ họ Phạm. Toàn khu kiến trúc theo lối cung đình nhà Nguyễn (phỏng theo lối cung đình nhà Thanh). Theo hiệp ước năm 1874, người Pháp làm chủ hoàn toàn cả vùng đất Nam Kỳ, nhưng chừa lại 51 mẫu ruộng để dòng họ Phạm làm chủ, lấy huê lợi trùng tu và cúng tế. Tất cả những người trong thân tộc họ Phạm đều được miễn thuế thân và miễn quân dịch. Như vậy, dưới thời pháp thuộc, vùng Lăng Hoàng Gia đã trở thành một vùng đất độc lập duy nhất còn sót lại của Việt Nam “Hoàng Triều Cương Thổ”. Ngoài ra, Gò Công còn có ngôi chùa cổ như chùa Phật Linh, được xây từ năm 1826, và năm 1851 Hòa Thượng Chơn Hội đứng ra trùng tu và đổi tên lại là Thanh Trước. Hiện tại chùa hãy còn lưu giữ nhiều di vật quý báu như tượng Đức Bổn Sư và chân dung của Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ven biển thuộc xã Kiểng Phước, quận Gò Công Đông có ngôi đền thờ cá Ong (cà voi), mỗi năm nhằm ngày 10 tháng 3 âm lịch, người ta tổ chức lễ hội nghinh Ông. Rạng sáng ngày 10 tháng 3 âm lịch, các vị sư bắt đầu tụng kinh, sau đó dân làng dâng lễ vật, rồi thuyền nghênh ông được trang hoàng lộng lẫy đi từ rạch Vàm Láng tiến ra sông Xoài Rạp. Trong lễ rước, người ta khởi tấu nhạc lễ, ca xướng, các thuyền đều kết hoa. Sau đó là lễ cúng vong Ông, và đưa Ông về an vị tại đền. Trong ngày hội này, dân chúng khắp nơi trong vùng ai nấy đều tổ chức ăn uống, vui chơi và trình diễn âm nhạc tưng bừng. Sau năm 1975, chính quyền Cộng Sản sáp nhập tỉnh Gò Công vào Định Tường để thành lập tỉnh Tiền Giang, Bắc giáp Long An, Tây giáp Đồng Tháp, Đông giáp biển Đông, Nam giáp Bến Tre. Tiền Giang hiện tại có tổng diện tích khoảng 2.367 cây số vuông, gồm thị xã Gò Công và các quận Cái bè, Cai Lậy, Châu Thành (Mỹ Tho), Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, và Tân Phước. Dân số của hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công nhập lại khoảng 1.649.300 người. Dưới đây là một số hình chụp tại tỉnh Gò Công của một số nhiếp ảnh gia người Pháp từ năm 1925 đến năm 1945 sưu tập được từ các Công Báo Hành Chánh Nam Kỳ từ năm 1862 đến năm 1945 (Bulletin Administratif de la Cochinchine 1862-1945). Dầu hình ảnh không được rõ ràng, nhưng người viết bài này vẫn mong rằng đây là những hình ảnh kỷ niệm những sinh hoạt của một thời còn dưới sự cai trị của người Pháp:




(Trang 18 -25)
 
Để tiện theo dõi "Về Miền Tây", kính mời Quí Vị mở Link bên dưới:


Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Quy Gia - Đỗ Mục



     歸家                Quy Gia  

稚子牽衣問     Trĩ tử khiên y vấn
歸來何太遲     Quy gia hà thái trì          
共誰爭歲月     Cộng thuỳ tranh tuế nguyệt     
贏得鬢邊絲     Doanh đắc mấn như ti        
             杜牧                                Đỗ Mục

Chú thích: Trong bài “Khiển Hoài”, tác giả Đỗ Mục đã thú nhận say đắm tửu sắc cả chục năm ở Dương Châu. Nay ông trở về nhà, mượn lời con trẻ để tự trách mình có lỗi với vợ con.

Dịch Nghĩa

Đứa con nhỏ kéo áo hỏi
Tại sao lâu quá mới về nhà
Có phải cùng ai giành giựt tháng năm
Nên giờ tóc đã bạc như tơ.


Dịch Thơ

        Về Nhà
1/
Con thơ níu áo cha
Sao chậm trể về nhà
Năm tháng cùng ai thế
Để giờ tóc trắng pha

2/
          Trẻ thơ kéo áo hỏi rằng
Sao lâu về thế phải chăng quên nhà
    Cùng ai giành tháng năm qua
 Khiến cho mái tóc cha đà bạc phơ.
                                Quên Đi