Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Họp Mặt CHS Tống Phước Hiệp NK 61-68 và 62-69 đầu năm 2015


Thực Hiện Video Huỳnh Hữu Đức

Xướng Hoạ Song Thất Lục Bát : Nhớ Thu


   Trên đồi hoang , nắng chiều vương vấn , 
Lá phong vàng lấm tấm sương thu . 
Thông ngàn theo gió vi vu , 
Cánh chim bạt gió , mịt mù hoàng hôn

    Chiều chầm chậm còn hôn trên tóc     
Mắt mơ nhìn mấy nóc nhà xa . 
Áo ai nhuộm ánh dương tà , 
Nắng thu hiu hắt thướt tha tơ sầu .  

Mưa giăng mắc giọt ngâu trên phố ,  
 Mấy bóng dù lố nhố hành lang . 
Đèn đường mờ ảo sương đan , 
Trăng thu lãng đãng mơ màng cánh cung . 

Chung cư quạnh , mông lung tiếng trẻ , 
Không gian mờ khe khẻ giọng ru . 
Buồn tênh lắng đọng chiều thu , 
Như dày như xéo tâm tư lạnh lùng !

Cơn gió nào làm rung màn cửa ?
Hal-lo-ween đêm giữa âm u .
Bên đèn lạnh lẽo lù mù , 
Lạc loài một chiếc lá thu trên giường !! 
                                              ( Mùa thu 1986 thành phố ERIE – Pennsylvania 
                                                Mai Lộc
                    Bài Hoạ
Lạnh Tàn Thu
Cây lặng lẽ như đang tự vấn
Hay buồn vì xa tấm áo thu
Gió ngàn về chốn hoang vu
Giờ đây tình đã biệt mù môi hôn
Dòng đời đã hoàng hôn nhuộm tóc
Khói chiều đang vương nóc xóm xa
Phải chăng tiễn ánh chiều tà
Khiến lòng ray rức thiết tha cung sầu
Tí tách vang mưa ngâu đẫm phố
Bóng xa mờ nhấp nhố tình lang
Khuê phòng vắng lạnh mộng đan
Thuỷ chung giữ vẹn đâu màng lầu cung
Trong đêm vắng trăng lung linh trẻ
Gió thì thào cất khẻ lời ru
Cũng rồi thêm một mùa thu
Thêm mùa thương nhớ niềm tư mơ lùng
Sương sũng ướt lẻn rung song cửa
Đem cô đơn vào giữa thâm u
Hồn như lạc bước mây mù
Tình còn đọng mãi hơi thu bên giường
                                     Quên Đi

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Xướng Hoạ : Sốt

Ba bữa lim dim giống đạo nằm
Ngoạ thiền trên võng suốt ngày câm
Cháo nhừ trả nợ lưng bao tử
Thuốc đắng nhăn mày thiếu củ sâm
Sức lực ngang tàn tan hết trọi
Tinh thần yếu nhớt thả xa xăm
Bát phong nếu thổi bay đi tuốt
Còn tiếc trần ai ráng mạng cầm
                           Cao Linh Tử
                             26/11/2014
***
                     Lười
Lim dim thanh thản ngả lưng nằm
Chẳng muốn chuyện trò nên giả câm
Xót dạ, húp nhanh tô cháo loãng
Lạt mồm, ngậm đỡ kẹo nhân sâm
Để quên quá khứ theo năm tháng 
Bỏ mặc tương lai trong lá xăm 
Lo nghĩ làm chi cho mệt xác
Hết tiền, mang sách vở đi cầm !
                     Phương Hà 
***
                Câm
Không còn chút sức bỏ đi nằm,
Kẽo kẹt đu đưa võng tưởng câm.
Húp cháo buồn lòng nghe đỡ dạ,
Thuốc thang nguội hết đợi hàn sâm.
Hao mòn lực kiệt thân trơ trọi,
Sức khỏe còn đâu bốc lá xăm.
Số mạng trần ai chưa dễ dứt,
Ơn trên độ mạng chắc như cầm.
                    Mai Xuân Thanh 
xin kính bút họa "SỐT" của Cao Linh Tử
         Ngày 26 tháng 11 năm 2014
***
               Siêng
Người siêng thiệt chẳng thích đi nằm
Đụng chuyện mê làm miệng nín câm
Đói lả còn quên cơm với cháo
Khát khô nào nhớ nước cùng sâm
Lây quây bao việc vui như tết
Rảnh rỗi một giây rát tựa xăm
Tự nhủ mình đây không thể được
Nhốt thân vào việc tự giam cầm
                              Quên Đi
***
                Bệnh
Mấy nay uể oải muốn vào nằm
Thân sốt nhưng mình cứ rét căm
Lục tủ tìm telenol để uống
Kéo bàn kiếm nước thuốc Hàn sâm
Lòng rầu cho cảnh không người viếng
Dạ héo buồn tênh chẳng kẻ thăm 
Muốn bỏ mặc cho đời...thân lạc xứ 
Ngờ đâu,thơ họa ....bút tay cầm.
                            Song Quang

Hương Đãng p 6: Hội Tư cấp-Đạc Phu ; Phong Tục Xã Hội P 1 Vua Tôi-chú Khách

XXXI.   HỘI TƯ CẤP

Trong làng hoặc mươi mười hai người, hoặc vài chục người rủ nhau lập một hội tự giúp lẫn nhau, gọi là hội tư cấp.

Hội tư cấp chìa ra làm nhiều cách.

1.Họ mua bán

Một người cầm cái họ, hoặc trong hội cắt lần lượt mỗi người cầm cái một năm. Cứ đầu năm về trung tuần tháng giêng hoặc sang đầu tháng hai thì người cầm cái mời người chơi họ đến hội tại nhà mình, đính ước với nhau, chia làm hai ba hạng đóng tiền, hoặc mỗi tháng mỗi người đóng ba đồng, hai đồng, một đồng, năm hào gọi là họ nhỏ; hoặc mỗi tháng mỗi người đóng mười đồng, sáu đồng, gọi là họ lớn. Tùy ai muốn chơi hạng nào hay là chơi mấy tên cũng được.
Ai chơi đề tên vào sổ, gọi là sổ họ. Cứ tháng đến ngày gọi thì bao nhiêu người chơi họ họp lại ở nhà chủ mà mua bán với nhau. Cách mua bán hoặc dùng cách gắp thăm, hoặc dùng cách bỏ tiền úp bát.
Gắp thăm thì phải định hạn trước, ví dụ như mười người chơi họ, mỗi người góp mười đồng một tháng, thành ra mỗi tháng có một trăm đồng. Hôm mua bán, hạn cho chỉ được mua tám mươi đồng, còn hai mươi đồng để ra chia lãi cho các người chưa mua và để ra dăm ba đồng chi vào tiền phí tổn trầu cau và tiền chi công khó nhọc cho nhà chủ. Thăm thì đề tên mỗi người chơi họ vào một mảnh giấy rồi viên tròn lại, bỏ vào một cái ống, hễ gắp được tên ai ra trước thì người ấy được lấy họ.
Úp bát thì không có hạn định nào, ví dụ như mười người đóng thành một trăm đồng, mỗi người bỏ mấy đồng kẽm hoặc xu ở dưới, úp cái bát lên trên, mỗi đồng kẽm là một đồng bạc, bỏ lên trên bát thì mỗi đồng kẽm là một hào chỉ. úp xong cả một lượt thì nhà chủ theo lần lượt mà mở. Hễ người nào bỏ tiền nhiều hơn thì được, như Giáp bỏ mười đồng năm cắc, Ât bỏ mười hai đồng năm cắc, Bính bỏ mười ba đồng thì Bính được lấy họ v.v... Mua bao nhiêu thì được lấy bấy nhiêu, còn thừa cho các người chưa mua và cũng để tiền trầu cau cho nhà chủ.
Mua rồi thì ký vào sổ, từ tháng sau người chưa mua lại họp mà mua bán, người mua rồi thì thôi, hoặc được ăn lãi theo thì phải đóng cả số tiền của mình chơi cho đến khi hết họ.
Họ ấy gọi là họ mùa, đến tháng năm lại bắt đầu mở họ khác, gọi là họ chiêm. Họ đóng nhiều năm ít năm, tùy lúc đính ước, nhưng phần nhiều thì chỉ chơi một năm.
Người cầm cái được phép lấy dưng một tháng họ, nghĩa là lấy cả toàn số tiền không phải chia lời cho ai đồng nào.
Họ của một người có tư bản cầm cái thì là kế sinh lợi được bao nhiêu lời một mình người ấy hưởng; họ cầm chung của một hội thì tiền lời đế làm công nhu cho trong hàng hội
Cách họ mua bán này, ai có cần đến tiền buôn bán hoặc tiêu việc gì mới mua, ai không cần thì đê đánh lấy lời rồi cuối năm hoặc khi hết họ mới lấy, gọi là lấy dốc ống.
Người cầm cái phải khó nhọc đi mời, đi thu tiền, hễ người mua rồi mà không đóng được thì người ta chỉ trách cứ người cầm cái mà lấy tiền. Cho nên người cầm cái kể tiếng được ăn nhiều lời, mà cũng lắm khi phải bồi thường cho người khác, có khi đến vỡ nợ.

2.Họ hiếu
Hội này cũng cắt lần nhau mỗi người làm chủ một năm
Hễ trong họ, ai có tứ thăn phụ mẫu mất thì người chủ tang đưa giấy hoặc trầu cau nói với người trưởng họ, trưởng họ phải báo cáo cho hết người trong hội, mỗi người phải đóng một vài đồng bạc hoặc góp bằng thóc gạo, để giúp cho nhà tang chủ, có nơi chơi họ bánh chưng, bánh dầy thì hàng hội phải làm bánh sẵn mà đem đến nhà tang chủ. Họ hiếu lại thường có tế, hàng hội phải đủ đồ tang phục mà trợ tế cho hiếu chủ. Hôm cất ma, họ hiếu đều phải mặc áo trắng đi đưa đám.
Họ hiếu nhà chủ hoặc phải cơm rượu khoản đãi hoặc không phải tùy lệ định với nhau.

3.Họ hỉ.
Hội này hoặc làm nhà, hoặc cưới vợ cho con, hoặc có việc gì vui mừng, đều được phép lấy họ. Trong họ mỗi người cấp bao nhiêu, tùy lệ định trước. Người có việc hỉ đưa trầu đến trưởng họ, rồi họ đính ước ngày nào đến mừng thì đem tiền đến đóng.
Nhiều khi hiếu, hỉ họp làm một họ, hiếu thì bất kỳ lúc nào, nhà ai có người mất cũng được lấy ngay; việc hỉ thi thường mỗi năm chỉ cấp bốn kỳ, hễ ai có việc trước trình trước thì được lấy trước.

6.Họ ăn tết
Về chốn quê thôn, thường có họ bánh chưng, họ thịt bò, thịt lợn, họ gạo v.v... Người cầm cái mỗi tháng đi thu mỗi người chơi họ độ một vài hào. Tiền ấy đem ra sinh lợi, rồi cuối năm thì bỏ hết tiền ấy ra để hàng hội tậu bò, mua lợn,' đong gạo làm bánh, phân phát cho mỗi người một phần để ăn tết. Cách này là mỗi người bỏ dần ra ít tiền từ trưốc để đến tết đỡ khỏi phải lo.
Cách tư cấp lẫn nhau của ta, mỗi người bỏ ra một ít tiền, đắp đổi lần hồi, tốn kém không bao nhiêu mà giúp cho một ngưòi nên được công việc, cũng là một cách lý tài khéo.
Song hiềm cách lý tài nhỏ nhặt quá, cả hội nhiều cho lắm chẳng qua vài chục người, đóng góp thì mỗi người nhiều mới đến một vài đồng, dăm sáu đồng, ít thì dăm ba hào, hạn kỳ lại ngắn ngủi, ngưòi có việc chẳng qua lấy được mươi mười hai đồng cho chí bảy tám chục. Nói đến cách lý tài bao nhiêu thì lại buồn cho cuộc sinh lý của ta bấy nhiêu.
Thế mà đã chắc gì đâu, ở chốn hương thôn mỗi khi đóng một vài đồng bạc hoặc dăm bảy hào mà cũng nhiều khi có người không đóng được, ở thành phố thì mỗi kỳ đóng độ dăm sáu đồng cho đến một vài chục, mà thường thấy các bà cầm cái phải vất của nhà ra đóng đậy cho người khác, mà vỡ họ cũng nhan nhản chẳng thiếu gì.
Vậy thì kết cuộc đã nhỏ nhặt mà lại không có quy trình chắc chắn, đường sinh lý tài nào mỗi ngày mở mang ra được?
Tiếc rằng có cách hay mà không mấy người chịu mở cho to làm cho chắc chắn. Giá thử cứ ý ấy mà suy rộng ra thì một là sinh lợi cho mình, hai là giúp được cho người khác nên việc to, có khi nhờ cách ấy mà buôn bán to được.
Còn như họ hiếu, họ hỉ, họ ăn tết, cũng là một cách nhỏ nhặt, chẳng đỡ được bao nhiêu, mà lại sinh phiền cho lúc thu lúc đóng. Lắm nơi lại bày ra cách ăn uổng thì lại phiền nữa. Cả họ đỡ độ ba bốn chục, ăn uổng lại tốn mất một hai chục thì còn ích gì cho ngưòi có việc.

XXXII.   HỘI BÁCH NGHỆ


Dân làng thường hay có hội bách nghệ. Hội bách nghệ là bao nhiêu người trong làng làm chung một nghề gì, hoặc thợ mộc, hoặc thợ nề, hoặc thợ sơn, thợ sắt v. v. Người làm nghề nào vào hội ấy, cho cử một ngưòi làm trưởng hội hoặc mỗi năm cắt lượt nhau làm trưởng một lần, đế chứa việc hội.

Mỗi năm hội tại nhà trưởng ăn lệ với nhau một kỳ. Ngày ăn lệ hội to làm bò, hội nhỏ làm lợn, trước hết lễ thánh sư, rồi thì hội tụ ăn uống chơi bời vối nhau.

Chủ ý hội thì chỉ cốt để liên lạc cái tình ý đồng sự vối nhau, trong hội ai có việc hiếu, hỉ thì hội cũng có lệ mừng, phúng, hoặc là giúp đỡ tiền nong cho nhau.

Hội thường hay lập ra họ mua bán trưốc là giúp đỡ sau là lấy lời. Cái lời ấy dễ làm vốn công của hàng hội, khi nào nhiều vốn rồi thì hội lại tìm nhiều kể ra mà sinh lời nữa, rồi mỗi năm chia cho nhau một đôi chút. Hoặc hàng hội muốn lấy danh tiếng với làng thì cung tiến về sự thần, như cúng cái nghi mon tàu, hoặc cúng cò cúng tán, cúng áo đại trào v.v... Cúng thứ gì thì đề tên của hội ấy vào thứ ấy, thế là danh giá.
Hội cũng đặt ra có đàn anh, có đàn em, có người giữ sổ, có người giữ tiền công, cũng như một xã hội nhỏ vậy.

Tục ta nghề nào lập hội ấy, một là để giữ gìn công việc cho nhau, hai là để liên lạc tình nghĩa vối nhau, ba là để bênh vực nhau, cứu giúp nhau, vậy thì cái chủ ý cũng hay, mà lại có thể sinh lợi để làm được sự công ích nữa. Tiếc thay dân trí ta hẹp hòi, chỉ biết có tiền thì lo ngay đến một mảnh danh giá, cúng về dân để lấy cái tên ghi ở trong đồ sự thần, cho ai nấy trông thấy đồ thờ thì lại nhớ đến tên mình, thế cho là vinh hạnh rồi. Giả sử hội nào cũng gây lấy một cái vốn to rồi chung nhau mà mở một nghề buôn bán to tát, hoặc công xưởng gì cho có ích lợi to thì chẳng hay lắm ru?

XXXIII.   TUẦN ĐINH


Mỗi làng phải có mươi mười hai tên tuần đinh, làng nhỏ cũng phải có bảy tám tên. Tuần đinh là những hạng trai trong làng, kẻ nghèo hèn không được dự vào ngôi thứ gì thì phải ra tuần, có nơi thì cắt lần lượt các trai tráng từ mười tám tuổi trở lên phải ra tuần mấy tháng hoặc mấy năm. Gọi là tuần phiên cũng là bọn ấy.

Tuần đinh phải theo khán thủ, trưởng tuần canh gác tại nơi điếm sở, đánh trống, đánh mõ cầm canh. Hoặc rúc tù và đi tuần la trong làng, coi sóc đồng điền lúa má, và giữ gìn kẻ gian phi.

Khi có cướp hoặc khi có hỏa hoạn, dân làng hô hoán thì lý dịch phải lập tức đem tuần đinh đến cứu. Dân làng cũng đổ ra mà giúp sức vối tuần đinh.

Khi có việc bắt phu phen, hoặc đến vụ thuế thì tuần đinh phải đi gọi phu và phải đi thúc thuế. Ai bỏ phu hoặc thiếu thuế, lý dịch được phép sai tuần đinh bắt ra điếm đóng cùm. Khi tha về, người có lỗi phải nộp tiền tuần dăm ba hào cho tuần đinh uống rượu. Ai ăn trộm ăn cắp hoặc đánh nhau nằm vạ, hoặc trái khoán ước gì của làng thì lý dịch cũng được phép sai tuần đinh bắt ra điếm để phân xử, tuần đinh canh giữ, lỗi nhỏ thì bắt nộp dăm ba hào, đồng bạc, lỗi lớn thì tuần đinh được phép bắt gà bắt chó ra ngả vạ.
Tiền cấp dưỡng cho tuần đinh, có ruộng thì để cho một vài mẫu, hoặc đến vụ gặt thì để cho một vài lượm lúa trong mỗi mẫu, hoặc ai có trâu thì mỗi con trâu phải cho mấy hào. về nơi không có ruộng thì tính từng nóc nhà, đồng niên mỗi nóc nhà phải cho một vài hào, hoặc nơi thì trừ cho khỏi đóng thuế trong khi ra tuần, tùy tục riêng từng làng.
Việc tuần phòng cũng là một việc hệ trọng, giữ kẻ gian phi, cứu khi nguy cấp để giữ sự yên ổn trong làng, vậy thì bọn tuần đinh tức là một đội cảnh sát của dân xã.

Song ta không hiểu nghĩa ấy thường cho bọn tuần phu như bọn nô lệ của lý dịch, cho nên lắm nơi cắt cử những kẻ hèn hạ yếu đuối cho ra làm tuần. Bọn ấy chỉ sai khiến là được, chứ đến việc canh giờ, chắng qua đi cho đủ đầu, thường khi thấy kẻ gian phi, phải im hơi lặng tiếng, còn làm trò gì được?
Ai có chí cải lương về dân tục, tưởng cũng nên đê lòng đến việc ấy.

XXXIV.   ĐẠC PHU


Dưới bọn tuần đinh, làng nào cũng có một người làm nô lệ chung cho cả hàng xã gọi là đạc phu (thằng mõ).

Khi nào trong làng có việc gì thì tên đạc phu phải đi mời mọc cả làng ra đình hội họp. Hoặc có việc gì lý dịch báo cáo cho làng biết thì đạc phu gõ mõ đi rao suốt các ngõ, nhà tư gia ai có việc hiếu hỉ hoặc có việc giỗ kỵ muốn mời làng thì cũng sai đạc phu đi mời.

Đạc phu chỉ trông cậy về những khi giỗ tết của các tư gia và những khi dân làng tế lễ ăn uống, đem nghề hầu hạ điếu đóm mà kiếm ăn. Đạc phu thấy nhà ai có việc mà vào thì dẫu nhà nghèo cũng phải để cho nó một cỗ. Cỗ của nó gọi là cỗ tiếp dư, nghĩa là những món thừa thãi mới cho nó.

Đạc phu là một kẻ đê tiện hơn hết các loài người, chỉ những kẻ khốn khó mới đi nơi xa khuất chịu làm nghề ấy mà thôi. Mà ai đã nhỡ phải bước ấy thì con cháu về sau, muốn làm nghề gì mặc lòng, cũng không rửa được tiếng xấu.


Thiên thứ ba

NÓI VỀ PHONG TỤC XÃ HỘI


I.   VUA TÔI



Vua làm chủ tể trong một nước, khắp trong nước từ quan đến dân, ai ai cũng là tôi tớ nhà vua. Có chữ rằng: "Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ, suất thổ chi tân, mạc phi vương thân" nghĩa là khắp nơi dưới trờ đâu cũng là đất nhà vua, suốt mặt đất, ai cũng là tôi tớ nhà vua.

Vua thay mặt trời để cai trị muôn dân, cho nên uy quyền của vua rất trọng, vị trí của vua rất tôn. Mà phàm danh hiệu gì cũng có một danh hiệu đặc biệt cho khỏi lẫn với danh hiệu của người thường.

Chỗ của vua ở gọi là Ngự cung, sập vua ngồi gọi là Ngự tọa, đồ vua dùng gọi là Ngự dụng, cơm vua xơi gọi là Ngự thiện, vua đi chơi gọi là Ngự du...

Vua thay quyền trời cho nên gọi vua là Thiên tử, vua ban ơn gọi là Thiên ân, vua giận dữ gọi là Thiên uy, vua đánh đâu gọi là Thiên thảo, vua tha tội gọi là Thiên xá...
Vua quí cũng như thần long, cho nên phàm đồ dùng của vua, thức gì cũng vẽ rồng. Áo thêu rồng gọi là Long cổn, Sạp chạm rồng gọi là Long tọa, kiệu vua ngự gọi là Long giá, thuyền vua ngự gọi là Long thuyền, mà sân cùng bệ nhà vua cũng gọi là sân rồng bệ rồng.
Duy vua được tự xưng mình là trẫm, điển ấy do từ Tần Thủy Hoàng rồi các vua đời sau đều nói theo tiếng ấy, thành ra một tiếng riêng của vua tự xưng.
Vua lại như cha mẹ của muôn dân, cho nên từ quan đến dân đối với vua đều phải hết dạ trung thành, hết lòng cung kính. Các quan chầu yết tất phải hô vạn tuế, nghĩa là tôn chúc vua muôn tuối lâu dài. Vua ban ân cho ai một chút gì tất phải bái mạng (lạy tạ ơn vua). Chiếu sắc dụ chỉ ban về đâu tất phải rước xách tôn trọng. Ai được mông ơn của vua, dẫu bằng sợi tơ sợi tóc cũng quý coi như được gội nhuần mưa móc ở chín từng trời.
Vua, trong có phi tần lục cung giúp việc nội trị, ngoài có văn võ bách quan giúp việc ngoại trị. Muôn dân trong nước thì chỉ trông mong về nhân chính của vua mà thôi.
Họ nhà vua gọi là Tôn thất, làng nhà vua gọi là làng Thanh mộc, họ với làng của vua đều được hưởng phần quyền lợi hơn người thường.
Tên húy của nhà vua phải kiêng, không được dùng, mà đặt rồi thì phải cải đi. Phàm tấu sớ văn chương, dùng đến chữ trọng húy thì phải đổi làm chữ khác, dùng chữ khinh húy thì được phép tỉnh hoạch (bỏ bớt một nét): khi đọc đến tên húy phải đọc tránh ra tiếng khác. Học trò thi cử làm văn, cùng là các giấy má việc quan, phạm đến tên húy phải tội.
Vua đã có chiếu dụ mà ai dám sai lời, gọi là vi chế. phải tội; vua có chiếu sắc ban cho ai mà không nghênh bái gọi là bất kính quân lịnh, phải tội; ai dám bàn bạc đến điều lầm lỗi của vua, gọi là dương quân chi ác, cũng phải tội.
Vua băng hà, cả nước phải để tang, gọi là quốc tang. Quốc tang tùy mỗi trào gia giảm một khác. Song từ năm Tự Đức thứ ba mươi sáu thì lệ định như sau này:
Quan tam phẩm trở lên, bất câu là chưa bổ hoặc đã hồi hưu, cùng với hằng ấn quan tứ, ngũ phẩm, đều phải mặc đồ trảm thôi ba năm. Lục phẩm trở lên, áo vải trắng để tang đủ một năm. Cửu phẩm trở lên, bất câu chưa bổ hoặc hồi hưu, cũng khăn áo trắng để tang chín tháng; con cả quan nhất phẩm để một năm, con cả quan nhị phẩm để chín tháng, con cả quan tam phẩm để năm tháng, cũng đều khăn áo vải trắng. Tiến sĩ, phó bảng, cử nhân, tú tài, giám sinh, ấm sinh, học sinh cũng để tang trong chín tháng; võ cử anh danh cũng vậy. Thân phụ các quan từ thất phẩm trở lên, phải để ba tháng. Vợ mệnh phụ của quan tam phẩm trở lên và vợ cả của quan lục phẩm trỏ lên, để tang theo chồng.
Ở kinh bắt đầu từ ngày phát tang, ở ngoài bắt đầu từ ngày mới đưa tin, hạn trong một trăm ngày, quân dân cấm không được mặc đồ điều, đỏ; trong hai mươi bảy tháng, cấm không được hát xướng đàn địch.
Việc giá thú, tam phẩm trở lên cấm một trăm ngày, tứ phẩm trở xuống cấm hai tháng, quân dân cấm hai mươi bảy ngày.
Quan viên nào mới được thăng hàm hễ trong một trăm ngày thì chiếu theo phẩm hàm mới mà để tang, ngoài một trăm ngày thì cứ theo nguyên phẩm cũ mà đê tang. Các quan viên khi thường làm việc phải dùng khăn trắng áo thâm. Gặp khi có việc sai phái việc quân, thì được mặc đồ nhung phục ; còn việc thường đều mặc bận khăn trắng áo thâm. 

Nưóc ta xưa nay vốn là một nước quân chủ, phận vua tôi rất nghiêm, mà uy quyền thế lực của nhà vua rất lớn. Của trong một nước tức là của nhà vua, đất trong một nưốc cũng là đất của nhà vua, mà người suốt trong một nưóc, cũng đều là tôi tớ của nhà vua.
Phận làm thần dân lấy một chữ trung làm gốc, chữ kính làm đầu, tôn mạng vua như thánh, như thần, sợ oai vua như sấm như sét. Gặp được vua hiền minh, nhân từ thì dân được hưởng phúc sung sướng; gặp phải lúc hôn quân, bạo chúa, thì dân phải chịu khổ ải lầm than.
Than ôi! Giang sơn như hoa như gấm kia, bao nhiêu mồ hôi nước mắt mở rừng phá núi của tổ tiên nghìn muôn ngưòi để lại, có phải riêng của một mình ai? Vua là một người đứng thay mặt muôn dân, để cai quản tài sản tính mạng cho muôn dân, thì dân phải tôn kính, phải thờ phụng vẫn là cái lẽ đương nhiên. Nhưng cũng nên biết mình là người trong một nước, thì việc nước củng là việc mình, không nên coi nước là nước riêng của một mình vua, nghĩa là cũng phải đem mình mà lo lắng, gánh vác lấy một vai chung cho xã hội.

II.   THẦY TRÒ


Học trò học nghề hay là học chữ, ở với người dạy cho mình đều có nghĩa thầy trò. Học trò phải kính trọng thầy, phải quý mến thầy, mà nhất là thầy dạy học chữ lại phải kính trọng hơn nữa.

Học trò khi mới vào học gọi là nhập môn, phải kiếm buồng cau lạy yết kiến thầy hai lạy. Lúc học gặp khi mồng năm ngày Tết như Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh, Tết Đoan dương, Tết Trung thu, mùa nào thức ấy hoặc cặp gà thúng gạo, hoặc đương mứt bánh trái, hoặc dăm ba quan tiền, tùy tình đa thiểu mà đem đến lễ thầy.

Khi nhà thầy có việc, hoặc việc hiếu, hoặc việc hỉ, hoặc khi có kỵ, học trò cũng kiếm lễ vật đến lễ, và giúp đáp công việc cho nhà thầy.

Cả bao nhiêu học trò hội lại gọi là hội đồng môn. Hội đồng môn của thầy lập ra, hoặc của học trò hội lại mà đặt ra. Thầy xem trong môn sinh ai là người hiển đạt hơn hoặc có tuổi hơn thì bầu làm Trưởng tràng để đứng đầu mà coi sóc việc môn sinh. Lại bầu một người làm Giám tràng để hiệp trợ vối Trưởng tràng. Ngoài nữa thì liệu xem ai là người mẫn cán đặt ra năm bảy người hoặc mươi, mười hai người Cán tràng, để giúp cho Trưởng, Giám, mà coi công việc chạy chọt vành ngoài.
Thầy đặt ra trưởng, giám, cán, phải có chữ của thầy, thì đồng môn mới phục tùng. Khi thầy có việc cần đến đồng môn phải giúp thì thầy bảo qua với Trưởng, Giám một tiếng, Trưởng, Giám tuần lời thầy đặt tờ cho cán tràng, Cán tràng lại thông báo cho các môn sinh hội lại bổ bán mà giúp đỡ cho thầy.
Khi cha mẹ thầy mất, đồng môn cũng phải hội giúp thầy ít tiền, và phải sửa lễ phúng viếng đưa đón phân minh. Đến khi thầy hoặc vợ thầy mất thì đồng môn phải xử trọng thể hơn, mà phải phục tùng quyển thế huynh là người kế tự của thầy. Phải bổ bán mỗi người dăm ba đồng bạc để giúp cho thế huynh. Lúc đưa ma, hết thảy môn sinh phải khăn trắng áo trắng đưa đến huyệt, lạy tạ bốn lạy mới trở về. Về đến nhà, hội họp với nhau giết bò giết lợn tế thầy một tuần.
Môn sinh cũng phải để tang thầy học 3 năm song không phải phục tang chế, gọi là tâm tang, nghĩa là đế tang trong bụng mà thôi.
Trong môn sinh thể thống rất nghiêm, ai đã vào học đều phải đóng đồng môn cả. Hễ ai bỏ không đóng góp hoặc ai trái lễ phép với nhà thầy, Trưởng, Giám tràng có phép bắt bớ cùm trói, cho nên có câu rằng: Môn sinh tiểu triều đình.
Từ sau mỗi năm đến ngày giỗ thầy hoặc vợ thầy, đồng môn phải biện lễ đem đến lễ giỗ. Hoặc nhà thầy suy đồi đi rồi, không có ngưòi kế tự thì đồng môn họp 3 nhà Trưởng tràng mà làm lễ giỗ thầy và vợ thầy. Giữ giỗ cho đến hết đời thì thôi
Có nơi môn sinh đóng tiền làm nhà thờ thầy và tậu đất ruộng đê làm ruộng kỵ, cứ năm năm lấy hoa lợi mà sung vào việc cúng giỗ cho khỏi phải đóng tiền. Nơi ấy thì học trò thường đời đời nối dõi giữ giỗ ông thầy và vợ thầy.

Người ta ở đời nhò có cha mẹ sình ra mình, lại phải nhờ có thầy dạy cho mình thì mình mới khôn biết việc này việc nọ, mới nên con người, cho nên học trò ở với thầy cũng như con ở với cha mẹ, ấy cũng là một môi luân thường của Á Đông ta.
Song cũng vì tục trọng sư đạo ấy mà sinh ra mấy thói dỏ. Kìa như các bực đáng mặt mô phạm, có công dạy dỗ, có ân đức giáo hóa nhuần thấm đến người thì người ta không nên quên đã đành. Còn như mấy ông đồ quèn học hành chưa hiểu vỡ mạch sách, văn chương chưa thuộc đủ lề lối, mà đã đi về các vùng nhà quê tìm nơi thiết trường, gõ đầu năm ba đứa trẻ nửa mường nửa mán để hộ khẩu cho qua đời. Vậy mà cũng dám lên mặt đạo mạo, động một tí thì bổ cho đồng môn, nào khi nhà thầy có giỗ, nào khi thầy có việc mừng vui, nào khi thầy lấy vợ, nào khi thầy lên lão làng cũng lôi đồng môn ra mà bắt gánh vác, ấy lại là cái mọt của thiên hạ.

III.   BẦU BẠN


Bầu bạn là người đồng học, đồng nghệ, đồng liêu, đồng sự, hoặc là người thuở nhỏ quen biết nhau, hoặc là khi lớn mới gặp nhau một lần, mà trong câu trò chuyện tâm đầu ý hợp thì cũng kết làm bầu bạn với nhau.

Nghĩa bầu bạn trọng nhất là tư ích lẫn cho nhau. Tư ích có hai cách: một là khuyên bảo nhau lấy điều hơn lẽ thiệt, hai là khi anh em có tai nạn nguy cấp thì giúp đỡ lẫn nhau. Bạn ấy mới gọi là bạn ích hữu.

Đôi khi anh em qua lại thăm nhau, lấy chén chè chén rượu khoản đãi nhau làm vuì. Hoặc khi nhà anh em có công việc vui mừng, hoặc việc tang ma, hoặc ngày giỗ kỵ, thường cũng có mời mọc nhau, ấy là quí mến nhau lắm.

Bực giàu có thì thường khi làm tiệc mời nhau ăn uống vui chơi. Hoặc giở ra tổ tôm ít sì, làm cuộc tiêu khiển. Còn hạng nữa thì mỗi tôi dắt díu nhau năm bảy người, nay cao lâu, mai chả cá khi thăm các ả, khi giở bàn đèn, ấy cũng là một cách sum họp của anh em bạn.
Trong bầu bạn, người nào là người đồng tâm đồng chí với mình gọi là bạn tri kỷ. Bạn tri kỷ là bạn rất thiết chẩng nề giàu nghèo sang hèn, lúc nào cũng yêu mến nhau, có khi sống chết cũng chịu với nhau nữa. Song cũng nhiều kẻ lúc trước chơi với nhau rất thân thiết, đến lúc một người sang một người hèn, hoặc một người giàu một người nghèo thì đã coi trọng coi khinh có phần khác trước.
Lại còn một thói anh em chơi với nhau, chỉ lấy cái lá mặt thết đãi nhau từ chầu hát bữa tiệc, tốn kém vài ba chục bạc chẳng coi vào đâu, làm ra bộ hào phóng lắm mà giả thử anh em có nhỡ nhàng, giật tạm năm ba đồng thì một xu không dám lòi ra, vả lại có ý kẻ một quan khinh rẻ chín tiền, tục ấy cũng là môt tục tệ.

Xưa nay bầu bạn ở với nhau; nước ta thì có Lưu Bình Dương Lễ, nước Tàu thì có Quản Trọng, Bảo Thúc là có tiếng ở với nhau thủy chung hết lòng. Dương Lễ cho vợ thứ ba đi nuôi bạn, chuyện ấy ở sách Tuồng ta đã chép, và ta thường đi xem hát bội thì ai ai cũng đã biết rồi. Còn chuyện Quản Trọng, Bảo Thúc, tưởng nên nói qua ra đây để các người chưa xem sách Tàu coi chơi, cũng có thể làm gương được cho trong đạo bầu bạn.
Quản Trọng thuở hàn vi cùng với Bảo Thúc đi buôn, cứ chia lời thì Quản Trọng chiếm lấy phần hơn, vậy mà Bảo Thúc cũng không chê Quản Trọng là tham, vì biết Quản Trọng nghèo hơn. Đến khi Quản Trọng gặp nạn Công Tử Củ, Bảo Thúc cố sức giúp thoát nạn, lại dưng lên vua Tề Hoàn Công để vua dùng làm tướng; mà mình lại chịu ở hàng dưới, mà Bảo Thúc cũng không lấy thế làm hiểm, về sau Quản Trọng sắp mất, vua hỏi ai thay được ngôi mình, thì Quản Trọng tiến cử người khác, mà bác Bảo Thúc đi không tiến, Bảo Thúc lại càng phục chớ không dám giận. Ây là vì Bảo Thúc biết cái tài Quản Trọng hơn mình nhiều, mà Quản Trọng thì một lòng vì nước, coi việc nước trọng hơn tình riêng anh em, cho nên Bảo Thúc càng sợ bụng công bình của Quản Trọng, mà Quản Trọng cũng càng phục cái lượng to của Bảo Thúc. Vậy cho nên Quản Trọng có câu than rằng: "Sinh ra ta là cha mẹ, mà biết bụng ta thì là Bảo Thúc".   '
Giả thử thường tình của thiên hạ thì khi Quản Trọng tham lời cũng đủ ghét rồi. Huống chi đến sau lại ra công cứu nạn, lại tiến lên làm tướng mà mình chịu ở dưới, thế mà đến khi mình gần mất vua muốn dùng người có ân với mình, thì mình lại bác đi. Như thế thì ai không giận, ai không cho là người phụ ơn. Vậy mà Bảo Thúc không lấy làm hiềm, Quản Trọng cũng không lấy làm ngượng. Ảy mới thực là anh em tri kỷ.
Nước ta anh em bạn mấy người đã được biết bụng mà chiều tính nhau như thế. Trừ ra mấy người bạn thiển giao, chẳng qua gặp gỡ nhau thì lấy câu chuyện làm cách chơi bời không kể. Còn những người thuở nhỏ ăn cùng một mâm, nằm cùng một chiếu, ngày đêm to nhỏ ân tình đằm thắm biết là dường nào. Vậy mà đến khi kẻ sang người hèn thì đã coi nhau như rác, đi qua trông mặt chẳng thèm hỏi, vào chơi không thèm tiếp. Lại còn có kẻ đã chẳng giúp gì cho nhau thì chớ, ví dụ thấy anh em khá, lại sinh ra tính ghen ghét, chực hại nhau nữa cũng nên. Sách có chữ rằng: "nhất quí nhất tiện, giao tình nãi kiến; nhất tử nhất sinh, nải kiến giao tình" nghĩa là một kẻ quí một kẻ tiện, mới rõ cái tình bầu bạn, một người sống một người chết, mới tỏ cái tình anh em, quả nhiên thế thực.
Than ôi! Kết bạn với nhau, cốt để mài giũa nhau cho cùng nên người, và để khi hoạn nạn thì giúp đỡ nhau. Gần mực thì đen, gần đèn lại rạng, ai là không muốn được người bạn tử tế thủy chung, nhưng hồ dễ đã được mấy người tử tế, cho nên muốn tìm một người để làm bạn tri kỷ thì phải cẩn thận mới được. Nếu không cấn thận mà chơi với phỉ nhân, thì sự bầu bạn chẳng những là vô ích cho mình, mà lại sinh ra đua nhau những thói du đãng làm lụy cho mình nữa.



IV.   QUAN DÂN



Tục ta coi quan cũng là cha mẹ dân, thường gọi quan sở tại là quan phụ mẫu. Cho nên dân coi quan cũng rất trọng vọng, rất tôn kính. Dân động có việc gì vào đến quan, trước hết còn phải nói với lính canh cửa, lính canh cửa bẩm với quan, quan có cho vào hầu mới được vào. Nếu quan còn đương giấc, hoặc còn đang thời cơm, hoặc có khách thì phải đứng chực ở ngoài cửa.

Vào đến quan phải bỏ giầy, phải có đồ lễ. Đồ lễ ít cũng phải vài bao trà tàu hoặc buồng cau, và phải lạy hai lạy gọi là lạy trình. Quan rộng lượng không lấy, cho mang ra thì còn cằn nhằn van vỉ, bứt đầu, bứt tai, gọi là chút vi thành, nói cho quan thâu nhận mới yên tâm. Việc gì mà nhờ quan làm ơn cho thì khi xong việc phải có cái lễ tạ, tùy việc to nhỏ mà tạ cho đáng ơn.

Vài mươi năm về trước, quan đi đến đâu, lính tráng theo hầu rầm rập. Kẻ khiêng võng, người vác hèo, đứa cắp tráp, đứa xách điếu. Lại có mấy tên lính cắp bao roi, đánh trống tiêu cổ đi trước mở đường. Dân ai gặp phải ngả nón, phải tránh đưòng, đương ngồi thì phải đứng dậy. Nhất là quan tỉnh đi đến đâu lại uy vệ hơn nữa, tiền hô hậu hét làm cho kinh động mọi người.

Quan to đi qua dân nào dân ấy cắm cờ che tàn bày đồ hương án bái hạ, các kỳ dịch bô lão thì phải ra ứng chực bái vọng.
Xã nào có việc gì mà quan đến thì xã ấy phải phục dịch cung ứng, lý dịch chạy ngược chạy xuôi, mà động lầm lỗi chậm trễ điều gì thì quan lại sai lính vật cổ đánh liền. Lý dịch có câu tục ngữ rằng: đầu chày mày, đít thớt, nghĩa là đầu phải gật gù lạy luôn như chày giã gạo mà đít thì phải đòn luôn như thớt băm thịt.
Quan không được phép làm quan tại bản quán, và không được phép lấy vợ ở trong bản hạt, vì sợ có thân thuộc nhà quan ở lẫn với dân trong hạt thì có khi dùng phép không được công minh.
Quan mới đáo nhậm hạt nào, tổng lý hạt ấy phải kiếm lễ vào chào quan, gọi là lễ nghinh, đến lúc đổi đi nơi khác, tổng lý lại có lễ tiễn nữa.
Quan nào có lòng thương dân, nhiều điều nhân đức dân được nhờ, thì khi phải đổi hoặc khi thăng chức khác, dân tại địa phương ấy thường có đơn ái mộ kêu với quan trên để xin lưu lại cai trị hạt mình.
Quan nào có công đức to với dân thì sau khi mất, dân có khi lập bia kỷ niệm nữa.

Cũng vì cách chuyên chế mà quan với dân xa cách nhau một vực một trời, quan thì coi dân như cỏ như rác, dân thì coi quan như cọp như beo. Dân vào đến cửa quan nhiều kẻ so vai rụt cổ, run lập cập nói chẳng ra hơi, mà quan động đi đến đâu thì ầm ầm như sấm như sét làm thực rõ ra mặt hách dịch. Thậm chí có ngưòi thuở nhỏ vẫn chơi với nhau, hoặc cùng làm việc với nhau, đến lúc một người làm quan' một người làm dân, vào đến cửa đã nhất tự cách trùng ngay rồi. Có người chịu nhận mình phận dưới mà phải lạy người cố tri, mà ngươi cố tri cũng nghiễm nhiên coi mình là bậc quan trưởng mà nhận cái lạy của người bạn cũ lạy mình. Ảy đều bởi cái cách phân biệt một trọng một khinh, đã in sâu vào óc người nước ta, cho nên đôi bên cùng không cho là lạ.
Tuy vậy, dân càng sợ quan bao nhiêu, thì cái tình thân ái lại càng xa cách ra bấy nhiêu. Sợ là sợ phép nước, sợ bề ngoài, chứ trong bụng thì chắc nhiều người oán ghét. Vì thế dân không mấy khi mà đem tình thực nói với quan, mà quan cũng không tài nào mà soi cho thấu cái thói gian của dân được, ấy cũng là một điều tệ ngăn trở cho chính công bình.
Lại nữa trái với cách văn minh là cách bắt dân phải lạy và cách đánh đòn. Cứ cái lẽ của tạo hóa sinh ra người thì ai cũng chân tay, ai cũng mặt mũi, thì ai cũng là người. Ai cũng là người, nhưng phải mỗi người một việc, ngươi đi cày, người làm thợ, người làm công này việc nọ, có thế mổi đủ mà giúp lẫn cho nhau, chớ không người nào một tay mà làm được hết cả mọi việc. Như vậy thì làm quan chẳng qua cũng là một việc, cũng là một nghề. Mà nghề làm quan thì lại tựa như dân góp tiền nhờ một người cầm đỡ cái cân trung bình cho dân mà thôi, có lẽ nào coi dân rẻ rúng được. Loài người trọng nhất là nhân cách, mình có nhân cách mình thì người ta cũng có nhân cách của người ta. Nếu bắt người ta phải lạy và bắt ngươi ta nằm mà đánh thì làm cho nhân cách người ta đê tiện quá, bất luận người bị nhục, bị cái thế bất đắc dĩ mà phải oán tức trong lòng, mà ngươi coi mình tự tôn quá sao cho đành lòng được.   '
May nhờ nhà nước bỏ hai cách hủ ấy cho dân ta, thì dân ta thực đỡ được một mối phiền não. Nhưng lại còn hiềm những chốn thôn ổ, phần nhiều người chưa biết trọng cái thân mình, và biết hưởng cái ơn rộng của nhà nưóc, vào đến cửa quan, còn thấy có kẻ khủ lủ lạy lục; ở những nơi xa khuất, một đôi khi còn thấy quan dùng roi mà nạt. Dân thôi chẳng trách gì, chỉ trách người đã có kiến thức và đã được thượng lịnh mà vẫn giữ thói tự kiêu, trái lịnh trên đê lấy oai với kẻ khác.

V.   CHỦ KHÁCH


Bất cứ quen lạ thân sơ, người đến chơi với mình thì mình là chủ, người ta là khách.

Khách đến chơi nhà phải có trầu nước khoản đãi. Tình nhạt nhẽo thì mòi ăn khẩu trầu, hút điếu thuốc, nói vài ba câu chuyện; mặn mà thì pha ấm nước chè hạt, hoặc chè mạn mời khách uống, thân quý hơn thì nước chè tàu, trầu cơ thiếc, ấy là lịch sự. Khách xa đến chơi, thân thiết thì thết đãi cơm rượu. Chỗ thành thị thì sẵn đồ xào đồ nấu, phong vận nữa thì mời ra cao lâu, ô- ten ; nơi quê mùa thì con gà, con cá, kiếm đồ gia vị, uống chén rượu chơi. Xa xôi lâu ngày mới đến chơi nhau thì mời lưu lại ở chơi một vài hôm, hoặc năm bữa nửa tháng.

Người làm quan, có khách đến thăm, bực sang trọng thì rượu chè rồi giở ra là tổ tôm, thuốc phiện, hát xướng, người thân thích họ hàng hoặc bạn kiết thì khách về phải tặng đãi ít tiền ăn đường, hoặc kiếm thức gì như chè thuốc, lụa nhiễu hay là đồ sản vật gì để làm quà cho bà con. Người nào thân tình thì tặng nhiều, người nào sơ tình thì tặng ít, thế nào cũng'phải có mới xong, nếu không có gì thì bà con cho là đồ bủn xỉn. Có khi anh em cùng kiết đến thăm rồi nhờ giúp cho ít tiền tiêu, cũng phải lượng tình mà chu cấp ít nhiều.

Ông thầy nào có học trò làm nên quí hiển, đôi khi thầy có lòng hạ cố, học trò phải thò phụng hết lòng, quĩ dị tất phải phong hậu.

Khách khứa qua lại chơi bời, cũng là một cách vãng lai thù tạc, không có thể khiết nhiên đi được. Mà người đã không có ai là kẻ qua lại thăm viếng, thì chắc nhân phẩm cũng chẳng ra gì. Song trò ở đời, nhân tình khản lãnh noãn, thế diện trục cao đê. Hễ người phú quý hiển đạt thì chẳng thiếu gì kẻ thăm người viếng, động khi nhức đầu sổ mũi cũng có kẻ quà bánh đến thăm, mà dẫu ở xa đến đâu, bà con cũng có lòng vồ vập. Còn người cùng kiệt thì chẳng mấy khi bà con rỗi công đến chơi được, dẫu ở gần nhau, nhưng cũng ít khi có câu chuyện gì mà đến. Có câu rằng : "Bần cư thành thị vô nhân vấn, phú tại sơn lâm hữu khách tầm", nghĩa là người nghèo ngay chôn thành thị, cũng không ai hỏi, người giàu dẫu ở rừng xa núi thắm cũng có người tìm, ấy là cái thói thường rất đáng khinh bỉ của thiên hạ.
Vả, khách đến thăm chủ nhà, ít khi vô cớ mà đến, và cũng ít khi vì nhớ nhau mến nhau mà đến, phần nhiều là có lòng yêu cầu gì mới lấy nê đến thăm mà nói chuyện, phi giật mượn thì là nhờ làm ơn việc gì. Cũng nhiều người tính hay quấy quả anh em, không giúp thì sinh ra hiềm khích, mà giúp mãi thi lấy đâu được,
Song cái tình của người chủ nhà đối với bà con khách khứa thì cũng nên lượng cái sức mình và tùy cái tình người mà khu xử cho một vừa hai phải mới là phải đạo. Chớ thấy anh em đến chơi có ý nhờ vả mà đem lòng khinh bỉ thì lại là một người bạc tình. Còn như người nhờ trời làm nên giàu có phú quý, động thấy bà con anh em đến thăm thì sợ người ta kéo cúi, phải thác việc này việc khác để cho người ta khỏi quấy đến mình, người ấy lại là người biển lận đáng khinh lắm.

x X x