Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Việt Nam Phong Tục : Hương Đảng Phần 1

Thiên thứ nhì
NÓI VỀ PHONG TỤC HƯƠNG ĐẢNG


I.   SỰ THẦN

Thần Hoàng - Mỗi làng phụng sự một vị Thần Hoàng, có làng thò hai ba vị, có làng thờ năm, bảy vị tục gọi là Phúc thần. Phúc thần chia làm ba hạng:
1-   Thượng đẳng thần.
2-   Trung đẳng thần.
3-   Hạ đẳng thần.
Thượng đắng thần là những thần Danh Sơn Đại Xuyên, và các bậc Thiên thần như Đông Thiên Vương Sóc Thiên Vương, sử Đồng Tử, Liễu Hạnh v.v...
Các vị ấy có sự tích linh dị, mằ không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần. Hai là các vị Nhân thần như là Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, v.v... Các vị này khi sanh tiền có đại công lao với dân với nước, lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ.
Các bực ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tự bao phong làm Thượng đẳng thần.

Trung đắng thần là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng, hoặc có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc những thần có chút linh dị, tới khi nhà vua sai kỳ tình đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điên, mà phong làm Trung đẳng thần.

Hạ đắng thần dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về bực chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần. Ngoài ba bực thần ấy, còn nhiều nơi thờ bậy thờ bạ, nơi thì thờ thần bán lợn, nơi thì thờ thần trẻ con, và thần ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thần rắn, thần rết v.v... Các hạng ấy gọi là tà thần, yêu thần, đê tiện thần vì dân ngu xuẩn tin bậy mà thờ chớ không được vào tự điển không có phong tặng gì.

Đình miếu - Mỗi làng thờ thần phải có một tòa miếu. Có nơi thì vừa có miếu vừa có đình. Làng nào to thì mỗi thôn lại có lập riêng một đình.
Miếu là chỗ quỷ thần bằng y, đình là nơi thờ vọng, và để làm nơi công sở cho dân hội họp. Miếu thường hay kén những nơi đất thắng cảnh, nhất là trên gò cao, hoặc ở nơi gần hồ to sông lớn thì mới hay. Đình thì tùy chỗ nào trung độ, tiện cho dân lành hội họp thì thôi. Đình và miếu rất thường triồng nhiều cây cốĩ cho sầm uất, nơi nào lắm cổ thụ, tức là nơi thắng cảnh và là đình miếu rất lâu đời.
Đình miếu cũng theo một kiểu mẫu chỉ khác nhau to với nhỏ mà thôi. Đại để đình miếu nào cũng có một nội điện là chỗ rất thâm nghiêm, để an phụng thần vị. Ở ngoài thì nhà đại bái, chia làm ba khoảng: khoảng giữa gọi là trung đình, để làm nơi tế tự, và các người có ngôi thứ cao mới được ngồi. Hai bên gọi là tả gian, hữu gian, ở trong có bàn thờ thổ công, hoặc thờ bộ hạ của thần, hoặc thờ hậu thần, ở ngoài thì làm chỗ cho tư văn, hàng giáp ngồi giải lao.
Đình nhiều nơi làm rộng rãi đến năm bảy gian, tám chín gian, cột to tới hai người ôm. Các dân xã lớn, đình miếu nguy nga, cột sơn son vẽ rồng, rui hoành trổ chạm sơn thếp, hoành biển, cửa võng rực rỡ trang hoàng.
Phía ngoài nhà đại bái có hai bàn Tả mạc, hữu mạc, tục gọi là hai dãy muống, để làm chỗ quan viên áo mũ vào tế và để khi có việc to thì lấy chỗ ngồi.
Ngoài cùng có cửa tam quan, làm cách tôn nghiêm rộng rãi, tường hoa cột trụ, xây đắp chung quanh. Hai bên vách tường, nhiều nơi đắp con rồng con cọp, hoặc vẽ hình đôi võ tướng cầm long đao, hoặc vẽ voi, vẽ ngựa, hoặc làm voi đá đứng đối bên, trên đầu cột trụ thì xây đắp con sấu sành.

Đồ phụng sự - Mỗi vị thần có một bài vị an phụng vào một bộ long ngai, hoặc an phụng ở trong long khám. Bình nhật để khi có việc hội hè thì phong áo mũ đai mãng đại trào để thò hoặc để rước. Vị thần nào có sắc phong thì dùng các chữ mỹ tự trong lòng sắp làm duệ hiệu của thần. Phải có hòm sắc để chứa sắc, có kim sách để ghi chép sự tích của thần. Còn đồ thờ như đồ tam sự, ngủ sự, đài rượu, quả trầu thì cũng đồ thờ tư gia. Ngoại giả thì đại để các đồ nghi trượng, loan giá, lộ bộ như long kiệu, long đình, cờ quạt, tàn tán, bát bỉu, gươm trường, biển tĩnh túc, biển hồi ty, tay văn, tay võ, dùi đồng phủ việt, chiêng trông v.v...
Có nơi làm đôi hạc gỗ đứng chầu đôi bên cửa điện.
Có nơi làm đôi ngựa gỗ hoặc hai con voi rút bằng mây để thờ.

Tự điển tự trạch - Mỗi làng phải để riêng mấy mẫu ruộng làm tự điền. Hoặc có hồ có đầm riêng của làng thì để làm tự trạch mỗi năm lấy hoa lợi, ngư lợi ở đó ra mà cúng vào việc tế tự. Làng nào không có tự điển, tự trạch thì lấy vào khoản công nho nào hoặc phải đóng góp với nhau.

Người thủ từ - Mỗi đình miếu làng cắt một ngưòi thủ từ. Người thủ từ ấy phải ngày đêm ở luôn chốn đình miếu, coi việc đèn hương, giữ đồ phúng tự và coi việc sai tảo cho được sạch sẽ. Nhiều nơi bắt ngưòi thủ từ phải chay sạch, không được ở gần đàn bà. Cũng có nơi thì cho ngưòi thủ từ đem cả vợ con đến ở gian ngoài, trông nom trồng trọt những đất chung quanh mà kiếm ăn.
Người thủ từ được hưỏng hoa lợi ở chỗ đình miếu và được phép miễn trừ SƯU thuế tạp dịch. Nơi nào lắm linh tích, thiên hạ khách khứa đến lễ bái đông, thì ngươi thủ từ lại được hưởng nhiều lộc thánh.

Xét về cái tục thờ Thần Hoàng này từ đời Tam quốc trở về vẫn đã có, nhưng ngày xưa thì nhà vua nhân có việc cầu đảo gì mới thiết đàn cúng tế mà thôi. Đến đời nhà Đường, Lý Đức Dụ làm tưống, mới bắt đầu lập miếu. Thần Hoàng ở Thành Đô, kế đến nhà Tổng, nhà Minh thiên hạ đâu đâu cũng có lập miếu thờ.
Nước ta thuở bấy giờ đang lúc nội thuộc, tục Tàu truyền sang đến bên này, kế đến Đinh, Lê thì việc thờ quỷ thần đã thịnh hành rồi.
Nhưng cứ xét cái chủ ý lúc trước, thì mỗi phương có danh sơn, đại xuyên, triều đình lập miếu thờ thần sơn xuyên ấy đê làm chủ tể cho việc ấm tí một phương mà thôi. Kế sau triều đình tinh biểu những bậc trung thần nghĩa sĩ và những người có công lao với nước, thì cũng lập đền cho dân xã ở gần đâu thờ đấy. Từ đó dân gian lần lần bắt chước nhau, chỗ nào cũng phải thờ một vị để làm chủ tể trong làng mình. Làng nào có sẵn người anh hùng hào kiệt mất đi rồi thì thờ ngay người ấy, làng nào không có thì đi cầu lấy một vị thần linh khác rước về nhà thờ. Hoặc nơi thì nhân việc mộng mị, việc bói khoa, việc tá khấu, tin là một sự linh dị mà thờ. Hoặc nơi thì vì một sự ngẫu nhiên, cho là thiêng liêng mà xin duệ hiệu để thờ. Té ra làng nào cũng có đền, xã nào cũng có miếu. Đến cả những xã mới lập, trước hết cũng nghĩ ngay đến việc thò thần.

Tổng chi là dân ta tin rằng: Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá, cảnh thổ nào phải có Thần Hoàng ấy, vậy phải thờ phụng để thần ủng hộ cho dân, vì thế mỗi ngày việc sự thần một thịnh.
Quỷ thần là việc u minh huyền viễn, cũng chưa dám chắc thế nào mà nói được. Nnưng xét hai chữ quỷ thần của Thánh hiền đặt ra, thần là gì? Thần nghĩa là thần diệu, quỷ là gì? Quỷ nghĩa là quỷ tàng. Chỉ là nói cái lẽ tạo hóa huyền diệu, lúc đương không tự nhiên hóa có, thế là khéo, cho nên gọi là thần khi đang có tự nhiên hóa không, thế là về, cho nên gọi là quỷ. Vậy thì nói cái lẽ như thế mà thôi, chớ không phải có quỷ thần thực. Và thánh nhân có dạy rằng: "Vị tri sinh, yên trì tả. Vị tri sự nhân, yên tri sự quỷ" nghĩa là sự sống còn chưa biết hết, đã biết thế nào được sự chết, việc ăn ở với người còn chưa xong, đã biết thế nào mà thờ quỷ thần. Cứ như lời ấy thì ý thánh nhân cũng không muốn cho người ta nói đến việc quỷ thần. Ngài nói rằng: "Kính quỷ thần nhi viễn chi" nghĩa là quỷ thần vẫn kính nhưng phải xa đi mới được. Lời ấy thì lại có ý khuyên người ta không nên thờ nhảm.
Vả lại muôn sự ở đời, do ở sức người làm ra mới gọi là tài trí, nếu cứ cậy về quỷ thần thì sức người chẳng hóa ra hèn đốn lắm ru?
Xem như các nước Ầu châu, trừ ra thờ Giáo tổ là để tỏ lòng kỷ niệm, còn không có thờ đến thần thánh nào, không phải nhờ đến sức âm phù mặc hộ bao giờ, vậy sao mà nước nào cũng thịnh vượng, dân nào cũng phú cường. Mà Á Đông này thờ thần thành kính là thế, sao thần lại chẳng phù hộ cho giàu mạnh bằng các nưổc đó? Một lẽ ấy đủ làm chứng cho sự ta tin nhảm.
Thiết tưởng chỉ những miếu trung thần nghĩa sĩ và miếu những bậc đại anh hùng hào kiệt, thì mới đáng nên thờ. Mà thờ thì là để tỏ cái lòng kỷ niệm, chớ không phải thờ mà cầu phúc. Ta nên coi cái miếu đó như một tượng đồng của người Âu châu.

II.   VIỆC TẾ TỰ

Lễ sóc vọng - Mỗi tháng ngày sóc (mồng một) ngày vọng (hôm rằm), dân làng biện lễ oản chuốỉ, trầu rượu, đem tại miếu hoặc tại đình để lễ thần. Năm bảy người hoặc mươi, mười lăm bô lão trong làng mặc áo thụng vào lễ. Đoạn đem ra chia lấy một nửa làm cỗ kiến viên đế các lão hiện có tại đó uống rượu, còn một nửa chia mỗi người một miếng cho được quân chiêm thần huệ. Phần dẫu một miếng trầu, một miếng oản, một quả chuối, cũng phải phân minh. Nếu ngưòi đương cai lỡ ra làm thiếu của ai thì sinh ra hiềm khích, có khi đi kiện nhau cũng nên.
Ngoài sự lễ Phúc thần, làng nào có thần miếu khác ở trong xã phận, cũng thường phải biện lễ oản gà, hoa quả đến lễ.

Các tuần tiết - Mỗi năm về các tuần tiết như ba ngày chính đán, ngày Đoan dương, ngày Thượng nguyên, ngày Trùng thập v.v... và ngày hạ điền là ngày mới bắt đầu bước chân xuống ruộng, ngày thượng điền là ngày mới có gạo mới; ngày thuần húy, ngày thần đản là ngày sinh nhật hóa nhật của thần, các ngày ây đều có lễ, tùy tục làng và tùy năm phong khiếm, hoặc dùng bò lợn hoặc dùng gà xôi, nơi thì tế, nơi thì lễ. Lễ thượng điền, hạ điền về làng nào có ruộng mới tế lễ, mà nhiều làng chỉ tế lễ vào ngày hạ điền mà thôi. Lễ ấy có làng tế Phúc thần có làng chỉ lễ thần Tiên nông. Tục thường kén một ông bô lão hiền lành phúc hậu( mà hai vợ chồng còn sống toàn để làm lễ hạ điền. Nghĩa là ông ây phải xuống cấy vài nắm mạ trước, rồi từ đó trở đi cả xã mới cấy.

Tế kỳ phúc - Mỗi năm trong tứ thời hoậc hai kỳ Xuân, Thu có một tuần đại tế gọi là tế kỳ phúc, nghĩa là cầu cho dân được bình an.
Trước một ngày, làm lễ cáo yết, dắt trâu bò ra xem xét rồi đổ một chén rượu vào đầu trâu bò, gọi là tỉnh sinh. Tỉnh sinh rồi mới được giết thịt
Trước khi tế phải rước văn. Dân làng đem long đình cờ quạt, tài tử đồng văn và cắt một người viên chức đội mũ, mặc áo thụng đến tại nhà người điển văn (người coi việc tả văn tế) mà rước bản văn về đình.
Người tả văn cũng phải đội mũ mặc áo thụng đi theo sau long đình.
Vào đến cửa đình, người tế chủ phải ra tại cửa ngoài mà nghênh tiếp bản văn đem vào an trí trong nội hương án, đâu đấy mới tế.
Tế phải có một người làm tê' chủ, kén người nào có chức tước ngôi thứ cao nhất trong làng mới được làm. Có làng thì lại kén người ngôi thứ cao mà vợ chồng song toàn, con trai con gái đề huề mới được làm tế chủ.
Hai người hoặc bốn người bô lão làm bồi tế. Bồi tế đứng dưới người tế chủ và cứ trông mà lễ theo.
Có hai người Đông xướng, Tây xướng đứng đôi bên cạnh cái hương án bày đài rượu để xướng lễ. Lại có hai người nội tán đứng đôi bên người tế chủ, để dẫn người tế chủ khi ra khi vào, và trợ xướng những khi tế chủ đã vào chiếu xong.
Còn phải mươi mười hai người nữa đứng hai bên vào chấp sự, hoặc dâng hương, hoặc dâng rượu, hoặc chuyển chúc đọc chúc vân vân.
Trước chỗ hương án trải bốn chiếu tế: thứ nhất là chiếu thần vị, thứ nhì là chiếu tế chủ thụ lộ, thứ ba là chiếu ngôi tế chủ, thứ tư là chiếu bồi tế.
Lúc gần tế, tự người tế chủ cho chí các người viên chức vào chấp sự, ai nấy đội mũ, mặc áo thụng, đi hia chỉnh tề, đứng sắp hàng hai bên. Đồng văn (người đánh trông) rung xong ba hồi trống tế thì người Đông xướng, xưổng: khởi chinh cổ, thì có hai người chấp sự đi hai bên vào chỗ giá chiêng giá trống, một ngưòi đánh ba hồi chiêng, một người đánh ba hồi trông, rồi mỗi bên đánh thêm ba tiếng nữa, mối vái một vái mà lui ra.
Kế đến xướng: nhạc sinh tựu vị, thì phường bắt âm tài tử kéo nhị, thổi sáo, gẩy đờn, gõ kiểng và bọn đồng văn đánh trống rầm rĩ lên một lúc mới thôi.
Kế đến xướng: củ soát tế vật thì hai người mỗi người cầm một cây nến, một người phủng cái đế cắm một bó hương, dẫn người tế chủ vào mãi nội điện xem xét đồ lễ, có được thành kính hay thiếu thứ gì chăng. Đoạn rồi trở ra, khi vào thì vào phía hữu, khi ra thì ra phía tả, lúc nào ra vào cũng vậy.
Kế đến xướng: ế mao huyết thì có một người cầm một cái đĩa đựng một ít tiết và mấy cái lông trâu bò đổ đi.
Kế đến xưống: chấp sự giả các tư kỳ sự thì người nào việc gì phải chăm chú để giữ việc ấy.
Kế đến xướng: tế chủ giữ chấp sự giả các nghệ quân tẩy sở thì người tế chủ và các ngưòi chấp sự đến cả chỗ cạnh hương án có để một chậu nưóc trên cái kỷ vào treo một cái khăn tay.
Kế đến xướng: quán tẩy thì người tế chủ rửa tay vào chậu nước. Lại xướng thuế căn thì người tế chủ lấy cái khăn ấy lau tay.
Kế đến xướng: Bồi tế viên tựu vị thì mấy người bồi tế bưốc vào đứng sắp hàng chiếu cuối cùng.
Kế đến xưống: Tế chủ viên tựu vị thì người tế chủ bước vào chiếu vị mình.
Kế đến xướng: thượng hương thì hai người chấp sự, một người phủng một cái lư hương, một người phủng hộp trầm đem đến trước mặt tế chủ, tế chủ lấy gói trầm bỏ vào cái lư rồi cầm lấy cái lư vái một vái, lại đưa cho ngươi chấp sự bưng vào đặt trên hương án gian giữa.
Kế đến xướng: nghênh thần cúc cung bái thì tế chủ và mấy người bồi tế đều lạy thụp cả xu ông, ngươi Tây xướng, xướng một tiếng hưng thì đứng dậy. Lễ xong bôn lễ xướng bình thân thì đứng ngay mình cho nghiêm.
Kế đến xướng: hành sơ hiên lễ thì là lúc dâng rượu lần đầu.
Kế đến ngươi nội tán xướng: nghệ tửu tương sở, tư tôn giả cử mịch thì tế chủ đi ra chỗ án để đài rượu và ngươi chấp sự mở cái miếng vải phủ trên mâm đài ra, Xướng chước tửu thì rót rượu. Kế xướng: nghệ đại vương thần vị tiền thì hai người nội tán dẫn người tế chủ lên chiếu nhất. Xướng quy thì tế chủ và bồi tế đều quỳ cả xuống.
Kế xướng: tiến tước thì một ngươi chấp sự dưng đài rượu đưa cho tế chủ vái một vái lại giao trả ngưòi chấp sự. Xướng hiến tửu thì các ngươi chấp sự dưng rượu đi hai bên đểu phải phủng cao đài rượu mà dưng vào nội điện.
Xong rồi trở ra. Xướng: hưng, bình thân, phục vị. thì tế chủ, bồi tế cùng phục xuống rồi đứng dậy, tế chủ lui ra chiếu ngoài.   ,
Kế Xướng: độc chúc thì có hai người chấp sự vào bàn trong phủng văn tê ra. Người nội tán xướng, nghệ độc chúc vị rồi lại dẫn tế chủ lên chiếu trên xướng đai quy thì tế chủ, bồi tế và hai ngươi phủng chúc đọc chúc đều quỳ cả xuổng. Xướng chuyên chúc thì người phủng bản văn đưa cho tế chủ cầm lấy vái một vái rồi đưa cho ngươi đọc chúc.
Xướng: độc chúc lần nữa thì người đọc chúc tuyên đọc bài văn tế lên.
Trong văn tế trước hết kể niên hiệu ngày tháng, kế nói đến tỉnh, phủ, huyện, xã, rồi liệt hết tên các tiên thứ chỉ, chức sắc, kỳ mục và các ngưòi lão hạng trong xã, kính dưng lễ vật cáo với thần vị nào, kê hết duệ hiệu và những mỹ tự của nhà vua phong cho thần.
Đọc xong, tế chủ lạy hai lạy lui ra chiếu ngoài. Kế dưng hai tuần rượu nữa: tuần thứ hai gọi là á hiến tế, tuần thứ ba gọi là chung hiến tế. Cách xướng lễ cũng như tuần trước.
Xong cả ba tuần rượu rồi thì xướng ẩm phúc, có hai người vào nội điện bưng một chén rượu và một khay trầu. Xướng nghệ ẩm phúc vị thì người tế chủ quay ra bước lên chiêu thứ nhì. Xướng quỵ thì tê chủ quỳ xuống, rồi hai người đưa chén rượu khay trầu cho ngươi tế chủ. Xướng ẩm phúc thì ngưòi tế chủ bưng lấy chén rượu vái một vái rồi uống hết ngay một hơi. Xướng thụ lộ thì tế chủ cầm khay trầu cũng vái rồi mới ăn một miếng. Nghĩa là thần ban phúc lộc cho thì phải uống ngay ăn ngay mới là kính trọng thần.
Đoạn lễ hai lễ rồi đứng dậy lui,ra chiếu ngoài.
Kế xướng: tạ lễ cúc cung bái thì tế chủ, bồi tế, cùng lạy tạ bốn lạy, xưống phần chúc thì người đọc chúc đem bản văn phóng hỏa đi.
Đến xướng: lễ tất là việc tế xong hết.
Trong khi tế, những lúc dâng rượu, lúc phần chúc, nhạc sinh đều phải cử nhạc. Đến lúc tế xong, dân làng theo thứ tự vào lễ, cũng có đánh trông gọi là trông lễ.
Lễ xong đâu đấy thì đem làm cỗ ăn uống vui vẻ với nhau.

Trong việc tế tự, có điển đốt hương là do tự Tây vực, đốt hương nghĩa là cầu cho quỷ thần giáng cách. Khi xưa tục Tàu tế Tôn miếu chỉ dùng cỏ tiêu (cỏ thơm) trộn vối mỡ mà đốt cho thơm, chưa có đốt hương. Đến đời vua Vũ Đế nhà Hán, sai tướng sang đánh nước Hồn Gia xứ Tây Vực (thuộc về vùng Ân Độ), vua nước ấy phải đầu hàng, dâng một thần tượng bằng vàng, đem về đặt trong cung Cam Toàn. Người nước Hồn Gia cũng tế thần ấy, không phải dùng đến dê bò, chỉ đốt hương lễ bái mà thôi. Từ đó Tàu mới có tục đốt hương.
Nước ta có tục đốt hương chưa biết tự đâu nhưng ở Ngộ truyện có nói rằng: Trương Tân làm Thứ sử Giao Châu thường đốt hương ở nhà Cát Lập tinh xá để đọc đạo thư. Tục ta có lẽ khởi từ đó.
Còn như hiến đồ tế vật, ngoài Bắc Kỳ ta chỉ hiến rượu chứ không hiến các món đồ ăn, vì ta hay để toàn sinh mới là thành kính, ở về Nam Kỳ thì món đồ ăn gì cũng có hiến. Trong khi hiến rượu, người ta đi một cách rẩt khoang thai nghiêm trang. Ớ Nam Kỳ khi hiến rượu hiến đồ ăn thường có hai người đóng tuồng, mặc đồ nhung trang cầm nến đi trước; kế đến mỗi bên ba bổn con hát, áo mũ rực rỡ, mỗi ả cầm vài nén hương, vừa đi vừa đọc câu chúc hỗ rồi mới đến các người hiến rượu hiến đồ ăn đi sau. Mà cách đi thì rất kỳ ngộ: người nào mắt cũng nhưng nhưng, nháo nháo, nghiêng đầu nghiêng cổ, chân bên nọ đá chân bên kia, làm cho ai lạ mắt cũng phải phì cười, mà họ thì cho thế mới là đi vào kiểu.

III.   NHẬP TỊCH

Trà nhập tịch - Làng nào mỗi năm cũng có một trà nhập tịch (vào đám), nhất là hay làm về tháng giêng, tháng hai. Hôm ấy là hôm bắt đầu vào tiệc hội hát, nhưng hội hát thì thỉnh thoảng năm nào phong đăng mới mở to, còn thường thường mỗi năm chiếu lệ làm sơ sài dăm bảy ngày cho chí mười ngày là cùng.

Lễ mộc dục - Trưốc một ngày nhập tịch, hoặc nửa đêm, hoặc buổi sáng, dùng lễ trầu rượu gà xôi cáo yết rồi dùng nước trong lau tắm thần vị, tắm xong lại lau phủ một lượt nưóc trầm hương, gọi là lễ mộc dục. Tắm rửa xong thì phong áo mũ đại trào hoặc bằng thực, hoặc bằng đồ giấy, đâu đấy tế một tuần, gọi là tế gia quan. Lễ vật thì tùy tục riêng từng làng hoặc dùng bò lợn, hoặc dùng gà xôi, có nơi chỉ dùng bảy quả trứng luộc mà thôi, nhưng thế nào cũng phải có trầu rượu.
Tế lễ xong, các bô lão viên chức ngồi giải toạ, hạ đồ lễ làm cỗ ăn uốhg, rồi đem chậu nước trầm lau thần vị khi nãy, đồng dân theo thứ tự trên dưới mỗi ngưòi nhúng tay vào chậu nước lau lên 'mặt một chút, gọi là quân chiêm thần huệ. Còn cái khăn vải đỏ dùng đê lau thần vị thì xé ra mà biếu viên chức và chia mỗi người một mảnh con cho đều. Mảnh ấy gọi là cái mụn đỏ, ai được phần đem về đeo cổ hoặc buộc cổ tay cho con thì con được mạnh khỏe, khước lắm.

Đại tế - Hôm sau, rước thần vị ở miếu về đình giết trâu mô bò tế một tuần. Tế xong suốt thượng hạ trong xã đều được ăn uống.

Xướng ca - Tối hôm nhập tịch hoặc cách một vài hôm, dùng cỗ bánh cỗ xôi hay là cỗ nấu tế một tuần nữa. Trong khi tế mỗi tuần hiến rượu, có ả đào ra múa nhạc. Tê xong, đào kép hát chúc thánh mừng dân rồi thì hát thờ suôt đêm. Cả hàng xã đều ngồi giải tọa nghe hát, viên chức cắt lần nhau ra đánh trông chầu. Được nửa chừng, ông thủ chỉ gõ cắc cắc vào tang trông một hồi, gọi là gia tang thì hàng xã mới uống rượu. Trong khi uống rượu, ông thủ chĩ đánh ba tiếng trông tiêu cô (trông khẩu) thì đàn em trong làng, một người đứng dậy reo hoan thanh ba tiếng: "hi, hả, hả, hả hà... !" mỗi một tiếng reo thì cả dân đều họa lại một tiếng dài: "hi..." rồi thì pháo đốt, tù và thổi um lên một lúc, cách một giờ nữa lại reo sáu tiếng như thế, cách một giò nữa thì lại reo chín tiếng như thế, cả thảy ba lần reo thì mới tan cuộc rượu. Rượu tan rồi vẫn cứ hát, đến sáng hát bỏ bộ rồi mới thôi.
Tự hôm ấy trở đi, ban ngày thì chèo hát hoặc đánh vật hoặc đánh cờ bỏi, ban đêm thì xướng ca cho đến hôm xuất tịch (giã đám) mới tan.
Có làng dùng cách giản dị, từ hôm nhập tịch trở đi, mỗi tối chỉ dùng trầu rượu làm lễ túc trực, mấy người bô lão ra lễ, ngủ tại đình để chầu chực nhà Thánh. Đến hôm xuất tịch, mới dùng cỗ bàn tế một tuần xướng ca một đêm gọi là chiếu lệ mà thôi.

Giao hiếu - Trong mấy hôm nhập tịch, các thôn xã gần nhau, hoặc 2, 3 xã, hoặc 5, 7 xã cùng thờ một vị, thì rước lẫn sang nhau, gọi là rước đánh giải, trước là lễ thần, sau là giải tọa uống rượu nghe hát, để tỏ tình hiếu với nhau. Cũng có nơi mỗi xã làm chủ một năm, các xã lân cận rước lại cả xã ấy mà hội tế. Cũng có nơi cách xa tổng khác huyện khác .mà cũng thờ một vị thì cũng rước giao hiếu với nhau.

Cơm quả, cơm quan viên - Khi xã này rước sang xã khác, các người đi rưóc thường làm sẵn một mâm cơm lịch sự, đựng vào cái quả đỏ cho người đem sang đám rước, gọi là cơm quả. Những viên chức thì đã có đương cai sửa năm ba mâm, nấu đồ ngũ trân bát vị, đủ các thứ bánh đường bánh ngọt, gọi là cơm quan viên. Khi rước sang đến xã khác rồi, lễ thánh đâu đấy thì nghỉ ngơi ra ăn uống. Thường dân trải chiếu cạp đỏ ra bờ đê bờ ruộng hoặc chỗ dưói gốc cây bóng mát mà ngồi, viên chức thì tìm kiêm chỗ sạch sẽ lịch sự, hoặc trong nhà tả mạc, trải chiếu ngồi ăn tiệc với nhau. Ăn uống đâu đấy, mới vào đình giải tọa nghe hát.

Khoản đãi - Cỗ bàn khoản đãi làng giao hiếu, hoặc dùng cỗ mặn (có thịt trâu thịt bò) hoặc dùng cỗ chay. Nhưng thường dùng cỗ chay nhiều hơn. Mỗi cỗ có một đĩa mía, một đĩa lạc luộc, một đĩa mứt, một đĩa trám, mơ, nhót, dừa v.v... Trong khi uống rượu, xã sở tại phải cử người mặc áo thụng ra mời mọc rất là cung kính, mà mời hạng người nào thì phải cử hạng người ấy, ví như mời hạng bô lão thì cử ngưòi bô lão, mời viên chức thì cử người viên chức v.v... Ngồi giải tọa một lúc, reo hoan thanh ba lần (lần trưốc ba tiếng, lần thứ nhì sáu tiếng, lần thứ ba chín tiêng), rồi mới tan.
Các làng giao hiếu, thường hay câu nệ giữ lễ phép vối nhau từng tí. Nếu hơi sai lệ một chút hay là sơ ý một điều gì thì hạch lạc nhau ngay, tức thì giận dỗi đứng dậy. Có khi xã nọ xã kia ganh tị nhau, mà sinh sự đánh nhau đến vỡ đầu sứt tai.

Lễ nhập tịch này cũng đồng ý nghĩ với cách ăn Têt đầu năm, nghĩa là dân mình khó nhọc vất vả quanh năm, thì phải có một dịp ăn uống vui chơi cho giải trí. Vả lại khi xưa nước ta chưa có giao thiệp với ngoại quốc, chỉ có thông thương với nước Tàu ít nhiều, mà cũng không có cách nào cho vui chung. Vậy mới nhân cái tục sùng thượng quỷ thần, bày ra trò này trò nọ, nhưng rút lại chỉ để cầu vui mà thôi.
Tuy vậy mỗi thời một khác, ngày xưa làm nhiều, ăn tiêu ít, dư tiền dư thóc. Bây giò đã mở mang, khắp hoàn cầu toàn là đường đất thông thương, nếu trí khôn ngoan kém đi chút nào là lợi quyền hao hụt đi chút nấy, mà cách ăn tiêu bây giờ lại tôn kém gấp trăm gấp mười khi trước. Người canh nông buôn bán, kiếm được đồng tiền rất khó khăn. Ngưòi đi làm thuê làm mướn, kiếm được đồng nào tiêu hết đồng ấy, mấy người có mà đê dư.
Vậy mà ta không biết xoay đổi cách khác, cứ giữ lối cổ mỗi năm trong việc sự thần tổn phí biết bao. Tuy vậy việc ấy cũng tùy làng phong kiệm, tùy năm được mùa mất mùa, có khi gia có khi giảm, nhưng giảm được ít nhiều chớ chưa thấy đâu bỏ được lệ gì. Con em ngoài sự sưu sai thuế má, lo lắng việc cửa việc nhà, lại lo về gánh vác đóng góp với làng xóm công kia việc nọ, một đồng một tốn, tính dồn lại kể biết chừng nào, trách nào mồ hôi nước mắt quanh năm, mà xơ xác vẫn hoàn xơ xác.
Xét ở luật lệ bản quốc "trong làng hát xướng thờ thần chỉ được phép làm một ngày một đêm, nếu làm quá thì lấy luật vị chế mà luận tội". Đã có luật cấm như thế sao không thấy mấy nơi tuân hành được?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét