Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp NK 62-69: Đoàn Ngọc Hoa

Ngọc Hoa 1969, Cây Phượng trước sân trường Tống Phước Hiệp

Ngọc Hoa và Bạn Oánh, hs nhất B1, năm 1969 Từ Úc về VN đến ngày14/12/2014

Ngọc Hoa, đập Đa Thiện Đà Lạt 1972

Ngọc Hoa trại Hướng Đạo toàn quốc năm 1970

Trước cửa lớp Nhất C

Ngọc Hoa, Đệ Tứ 1965-1966


Các bạn lớp Nhất C 1969

Các bạn Nhất C với cô chủ nhiệm Nguyễn Anh Cúc dạy Pháp văn.

Ảnh : Đoàn Ngọc Hoa


Bây Giờ, Ngày Hôm Nay

Bao nhiêu năm mới trở về
Bên Thầy, bên Bạn tràn trề niềm vui
Ôi! Ơn Thầy - Tình bằng hữu
Tóc bạc pha sương: tình càng thắm
Má hóp nhăn nheo: Nghĩa vẫn tròn
Răng rụng lưa thưa: còn vài cái
Thế mà thương lắm! Đẹp làm sao!
Nói làm sao hết bạn hiền ơi!
Phượng thắm, tình son thuở thiếu thời.
Về đây mới biết tình chưa dứt
Nho nhỏ trong tim những bóng hình!
                               Bạch Tuyết
(Viết cho lần Họp Mặt CHS Tống Phước Hiệp NK 62-69 ngày 14-12-2014)



Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Bồi Giang Phiếm Chu Tống Vi Ban Quy Kinh - Đỗ Phủ

Bồi Giang Phiếm Chu 
   Tống Vi Ban Quy Kinh 
                                     Đỗ Phủ 
涪江泛舟

     送韋班歸京

追餞同舟日,
傷春一水間。
飄零為客久,
衰老羨君還。
花雜重重樹,
雲輕處處山。
天涯故人少,
更益鬢毛斑。


Truy tiễn đồng chu nhật 
Thương xuân nhất thủy gian 
Phiêu linh vi khách cửu 
Suy lão tiện quân hoàn 
Hoa tạp trùng trùng thụ 
Vân khinh xứ xứ sơn 
Thiên nhai cố nhân thiểu 
Cánh ích mấn mao ban.


Dịch Nghĩa:


Nhớ ngày cùng thuyền đi một đoạn đường tiễn bạn
Trên sông nước mênh mông trong một trời xuân buồn
Nối trôi làm khách lâu rồi ở nơi đất khách
Tuổi già suy yếu mừng cho nhau còn được trở về chốn cũ phố xưa
Hoa dại nở rộ đầy rừng
Mây bay giăng giăng khắp núi
Ven trời từ nay thiếu vắng cố nhân
Râu tóc chắc lại càng thêm bạc trắng loang lổ cằn cỗi


Dịch Thơ :

  Lênh Đênh Thuyền Tiễn
Ngày tiễn thuyền xuôi nước ,
Xuân buồn nặng nỗi quê .
Tuổi xanh mòn đất khách,
Đầu bạc mừng nhau về .
Hoa dại đầy rừng vắng ,
Mây bay ngập núi cao.
Ven trời nay thiếu bạn ,
Tóc rối mờ trăng sao.  
                  PKT  12/01/2014

--Bản dịch của Mailoc—

Sông Bồi dong thuyền tiễn Vi Ban về Kinh
(1)
Hôm ngồi tiễn bạn chiếc thuyền dong ,
Sông nước tình Xuân ý một dòng .
Luân lạc lâu rồi sầu viễn khách ,
Tuổi già gặp lại thỏa lòng mong .
 
Trùng trùng rừng lá hoa tươi thắm ,
Lớp lớp mây giăng đỉnh chập chùng .
Tri kỷ bên trời đâu có mấy ,
Mái đầu vì thế trắng như bông .
                                        ML
(2)
Bạn cùng thuyền hôm nao đưa tiễn ,
Nước sông xuân , xao xuyến một dòng .
Bấy lâu thân khách long đong ,
Lúc già gặp lại thỏa lòng hằng mong .
 
Cây trùng trùng đơm bông sặc sỡ ,
Mây giăng giăng chớn chở non cao .
Bên trời bạn cũ là bao ,
Chỉ làm cho tóc bạc mau mái đầu !
                                ML
(3)
Trên thuyền ngày tiễn bạn ,
Tình xuân nước một dòng .
Long đong nơi đất khách ,
Già gặp thỏa lòng mong .
 
Trùng trùng hoa rực rỡ ,
Mây giăng khắp non cao .
Bên trời đâu tri kỷ ,
Chỉ khiến bạc đầu mau !
                         ML


Trên Thuyền Tiễn Bạn Về Kinh
Lúc lên thuyền tiễn bạn
Xuân tiếc buồn trên sông
Thân gởi lâu trời lạ
Tuổi già mới gặp ông
Đầu cành hoa lớp lớp
Đỉnh núi mây song song
Bạn cũ chân trời vắng
Càng trơ lọn tóc bông.
                    Quên Đi

Xướng Hoạ : Ẩn Dật



Bài Xướng

               Ẩn Dật
 
CÀN qua gió bụi nhuộm thêm sầu
Áo rách vẫn còn KHẢM dạ châu
Ngược gió lỏi luồn  mà chạy CẤN
Xa nơi CHẤN động để ngồi câu
Nuôi thân gạo TỐN ngày hai bữa
Dưỡng khí thân LY tháng một chầu
KHÔN dại thường lên voi xuống chó
Tôi ĐOÀI mạc kiếp được gì đâu ?
                          Cao Linh Tử
                            13/11/2014
 Bài Hoạ

              Bát Tiên (1)
Lộn xác ăn xin Thiết Quải sầu (2)
Tiên Cô rực rỡ tựa minh châu
Hàn Tương truyền sấm khuyên ông chú (3)
Trương Quả tướng người giống lão câu
Lam Thái trẻ trung hay nhảy múa
Chung Ly quan lớn chán đi chầu
Hoàng thân Quốc Cữu không màng đến
Chó cắn Đồng Tân chẳng có đâu.(4)
                                  Quên Đi

- (1) Bát Tiên gồm : Lý Thiết Quải, Hà Tiên Cô, Hàn Tương Tử, Trương Quả Lão, Lam Thái Hoà, Hớn Chung Ly, Tào Quốc Cữu, Lã Đồng Ta6n.
- (2) Lý Thiết Quảy xuất hồn đi gặp Lão Tử, căn dặn học trò quá 7 ngày mới được chôn. Nhưng vì mẹ bệnh nặng nên người học trò phải chôn sớm. Khi hồn Thiết Quảy về không thấy xác, đành phải nhập vào xác ăn mày bị chết đói.
- (3) Hàn Tương Tử khuyên chú là Hàn Dũ đi tu đạo. Nhưng Hàn Dũ chê mê tín. Hàn Tương mới tặng cho Hàn Vũ 2 câu thơ :
Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại (Mây giăng Tần Lĩnh nhà nơi đâu)
Tuyết ủng Vân Quan mã bất tiền ( Tuyết phủ Vân Quan ngựa không đi tới được)
Hàn Dũ không hiểu. Sau đi nhậm chức ở Triều Châu đếm Lam Quan thì gặp cảnh y như 2 câu thơ trên. Bấy giờ mới hiểu ra.
- (4) - Câu " Cẩu Yểu Lữ Đồng Tân" dựa vào câu chuyện của Cẩu Yểu và Lã Đồng Tân, ý nói không biết lòng người tốt, nghĩ xấu cho lòng tốt của người khác. Vì chữ Cẩu Yểu đồng âm với "cẩu giảo" (chó cắn) nên truyền tới truyền lui thành ra "Chó cắn Lữ Đồng Tân"


Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Thơ Vui Dã Quỳ

            Đóa Qùy
Một sáng ra thăm đóa dã quỳ
Sương mai còn đọng hạt lưu ly
Cũng màu sắc thắm khoe duyên ấy
Rộn rã con tim thuở dậy thì
                      Kim Phượng

                Dã Qùy
Anh ước hoá thân một "Quỷ Già" (*)
Mỗi ngày em đến gặp như hoa
Cho vơi nhung nhớ vì xa cách
Được thấy mắt đầy vẻ thiết tha 
                                 Quên Đi
(*) Âm nói láy của Dã Quỳ.

             "Dĩ Hòa"
Em ước hoá Tiên để "dĩ hoà" *
Mỗi ngày miệng nở nụ cười hoa
Cho hai anh chị đừng cải cọ
Để đời tươi đẹp chớ có la...hi..hi..... 
                          Kim Oanh
(*) Âm nói láy của Dã Quỳ.

Việt Nam Phong Tục : Trong Gia Tộc Phần 5

XV.   VỢ LẺ

Phận lấy lẽ - Người giàu có hoặc người hiếm hoi thường có vợ lẽ. Người chịu lấy lẽ là người: một là vì nghèo hèn, hai là vì sa cơ thất thế, ba là vì tham giàu, tham danh giá, bốn là vì tuổi trẻ góa chồng, chưa có con, phải bước đi bước nữa thì mới chịu lấy, chớ con nhà tử tế không mây người chịu.
Lấy vợ lẽ không mây người cưới xin như khi lấy vợ cả, chỉ dùng lễ cưới sơ sài, đưa ít tiền bạc và nộp cheo cho làng mà thôi.
Người phú quý có khi lấy năm, lấy bảy vợ lẽ, mỗi người có riêng một dinh cơ, phận ai người nấy. Người bình thường vì hiếm hoi mà lấy, hoặc là vợ cả lấy cho, hoặc là tự mình lấy, nhưng cũng phải nói cho vợ cả bằng lòng mới được. Có khi vợ cả ghen tuông không cho lấy thì chồng lại lấy giấu mà để ở riêng một nơi.

Đối với chồng - Vợ lẽ đối với chồng thì trọng về sự nâng khăn sửa túi, hoặc người thì trọng về sự kế tự, chớ không có trách nhiệm đảm đang công việc nhà chồng như người vợ cả.
Khi nào người vợ cả hèn yếu, không cáng đáng nổi công kia việc nọ, thì cũng cậy về vợ lẽ nhiều.
Vợ lẽ ở vối chồng, cũng nhiều người rất trọng hậu, hết lòng lo cho chồng, biết chiều chuộng chồng, biết phân trách nhiệm cho vợ cả. Có người chỉ cốt lấy chỗ nương nhò, chẳng biết lo lắng cho nhà chồng một tí gì.

Đối với vợ cả - Vợ lẽ không có quyền bằng người vợ cả, phải phục tòng vợ cả như là chồng. Được người vợ cả có lượng khoan dung, thì coi vợ lẽ 'như chị em một nhà. Nếu phải người vợ cả cay nghiệt, thì sai bảo hành hạ như kẻ ăn người ở, vợ lẽ cũng phải chịu.
Nhiều khi vợ lẽ can cường, không chịu người vợ cả áp chế thì thường sinh ra sự cãi nhau. Đàn ông thì có người ở công bình, mà phần nhiều thì hay bênh vực vợ bé. Có khi vợ lẽ cậy được thế chồng yêu mà lăng ngược người vợ cả, có khi vợ lẽ cậy giàu có của, lo được cho chồng nên danh phận thì lại khinh bỉ vợ cả mà tranh lấy quyền trên.

Đôi với con chồng - Con chồng gọi vợ lẽ của cha là dì ghẻ nếu mẹ mất rồi, phải nương nhờ dì ghẻ, thì người vợ lẽ ấy có quyền làm kế mẫu, coi được con chồng như con mình, thì con chồng cũng phải coi mình như mẹ đẻ. Nhưng ít được hiền hậu, nhiều người không thương đến con chồng.

Tục vợ lẽ cũng là một tục trái với cách văn minh đời nay, vì là làm cho loài người mất tự do, mất bình đẳng, thì là trái với đạo công bằng của tạo hóa, tức là không hợp cách văn minh, vả lại vợ cả vợ lẽ, ít người biết lấy cách hòa thuận ở với nhau, còn phần nhiều thường hay ghen tuông nhau.
Người chồng cũng ít người khéo khu xử, mà cũng rất khó khu xử cho vừa lòng cả đôi bên. Có câu rằng: "Cai trăm quân không khó bằng cai bốn vó đàn bà". Vì thế trong nhà hay sinh ra lục đục, chồng ở giữa thật là khó nghĩ, bênh vợ cả thì vợ lẽ oán, bênh vực vợ lẽ thì vợ cả giận, thành ra gia đình giảm thất sự vui vẻ. Mà lắm khi người vợ cả ác nghiệt, thì vại dấm chua cũng khá chê thay! Hoặc gặp phải ngưòi vợ lẽ tai ngược thì cũng khó chịu! Cầu lấy lớn ra phận lớn, nhỏ ra phận nhỏ, hồ dễ đã được mấy người.
Song cứ suy cái tình thế trong phong tục ta thì chưa có thể bỏ được. Ta trọng nhất là việc thừa tự, nếu người vợ cả không có con mà không lấy vợ lẽ thì không nghĩ đến việc thừa tự, tục cho là bất hiếu, vả người nước ta, đàn bà thì nhiều mà lại lắm người nghèo khó vất vả. Có cái tục lấy vợ lẽ cũng giúp được cho nhiều người có chỗ nương nhờ.
Cứ như thế thì lấy vợ lẽ cũng là phải. Song thiết tưởng có ngươi nên lấy, có ngưòi không nên lấy. Ai mà lượng cái sức mình có thể bao dung được vợ lẽ và đàn con của vợ lẽ hãy nên lấy, chớ lấy mà đê cho ngưòi ta khổ sở và để cho đàn con nheo nhóc thì đừng. Ai mà tin cái tài mình có thế giữ được hòa mục trong gia đình hãy lấy, chứ lấy mà nay tiếng này mai tiếng khác, sinh ra tan cửa nát nhà thì đừng. Mà lấy thì phải coi người ta là một ngưòi vợ khác của mình, chớ đừng coi là kẻ sai khiến của nhà mình, đừng đê cho vợ lẽ đê tiện, mà cũng đừng đê cho vợ cả mất lòng.
Sau nữa là cái đạo vợ lẽ ở với chồng, ở với vợ cả, cũng phải giữ hai chữ kính thuận mới được. Mình đã chẳng may sa cơ thất thế, phận hẩm duyên hôi, thân cát đằng đà phải nương đến bóng tùng quân thì đừng có nên cậy nhan sắc, cậy có con, cậy chồng vêu mà hoành hành với người vợ cả, dẫu ở chung ở riêng mặc lòng', phải cho trên thuận dưới hòa thì mới vui vẻ.
Người vợ cả ở với vợ lẽ, nên giữ lấy lượng bao dong chớ đừng giữ thói ghen tuông mà mang tiếng nhỏ nhen làm bia cho miệng cười.

XVI.   CẦU TỰ

Nhà nào hiếm muộn thì cầu tự. cầu tự có nhiều cách: Người thì uống thuốc cho bổ huyết, người thì cho tại đất tuyệt đinh, nhờ thầy địa lý dịch mả, người thì đi lễ bái chùa này miếu nọ để cầu Phật, Thánh độ cho có con.
Về tháng giêng, tháng hai, vợ chồng thiên hạ thường dắt díu nhau vào lễ chừa Hương Tích (thuộc phủ Mỹ Đức tỉnh Hà Nội) cầu tự. Trong chùa có một hang đá, thạch nhũ mọc lổm chổm hai bên, tục gọi là núi Cô, núi Cậu. Các ngưòi cầu tự đem vàng hương oản lễ đến chùa, rồi thì đem quà bánh đến chỗ hang thạch nhũ ấy, coi hòn nào thích mắt thì xoa tay vào đầu mà khấn: Cậu về ở với vợ chồng nhà tôi nhá. Ai nhiều con trai rồi muôn cầu con gái thì sang dãy núi Cô cũng nói như vậy. Khấn xong lúc trở ra về, ăn thì thêm bát thêm đũa, đi đò thì trả thêm một xuất tiền cho người lái đò, làm như đã có một ngưòi đi theo vậy.
Nếu về nhà mà sau vợ có mang sinh con thì mỗi năm phải đem con về chùa lễ tạ ơn Phật.
Có người về lễ đền Kiếp Bạc (đền thờ ông Trần Hưng Đạo, thuộc tỉnh Hải Đương) cầu tự. Hạng ngươi này thì phần nhiều là người sinh con khó nuôi, cho là có tiền oan nghiệp chướng, cho nên đến lễ bái trừ tà thì về sau đẻ con mối nuôi được.   '

Xét cái tục cầu tự của ta, cũng bởi tin sự quỷ thần mà ra. Tục này từ thượng cổ đã có, như vua Đế Cốc cầu tự ồ đền Cao Môi mà sinh ra ông Hậu Tắc, ông Thúc Lương Ngột cầu tự ở núi Ni Sơn mà sinh ra Đức Khổng Tử. Nhưng thiết tưởng toàn là do bụng tin tưởng mà ra, chớ không có lẽ gì cho đích đáng tin được.
Cứ lấy sự hiển nhiên mà nói thì người không có con hay là đẻ con mà không nuôi được, hoặc là vì người đàn ông hay đàn bà có tật bệnh gì, hoặc là vì đẻ con ra tiên thiên suy nhược khó nuôi, hay là nuôi trái phép vệ sinh thì không nuôi được. Còn như người chỉ sinh con gái mà không sinh con trai, cũng bởi có một lẽ riêng nào đó, quyết không có thần thánh nào chủ trương về việc sinh con đẻ cái gì đâu.
Có người nói rằng: Sự cầu tự cũng nhiều khi linh nghiệm, xem như các người vợ chồng đã ngoài bốn mươi tuổi chưa có con, đi cầu tự rồi mới có, mà cũng nhiều khi người con ấy làm nên thế này thế khác, nếu không nghiệm thì sao thế được.
Thiết tưởng sự ấy cũng là sự ngẫu nhiên, dẫu chẳng cầu đâu cũng có. vả lại muôn sự thường hay nên ở lòng người tin tưởng. Cái bụng người ta đã tin mê ở điểu gì thì lại hay cố’ sức làm cho điều ấy phải nghiệm, vậy thì lại có một lẽ chắc được, chớ cũng không phải có chi lạ hết.
Còn như con hay con dở, bởi ở cách dạy dỗ, con thọ con yểu, bởi ở cách dưỡng sinh, không nên cho là con trời, con Phật mà nhảm quá.

XVII.   NUÔI NGHĨA TỬ

Người không có con, thường nuôi con nhà anh em hay là người ngoài làm nghĩa tử. Nghĩa tử ấy cũng như con đẻ ra.
Cha mẹ nuôi con phải vun trồng dạy dỗ, con nuôi ở với cha mẹ, ọũng phải hiếu kính phụng dưỡng, coi như cha mẹ đẻ, mai sau cũng được thừa hưởng gia tài.
Người phú quý có nhiều con rồi, thường cũng có nuôi nghĩa tử. Nghĩa tử này, một là vì ngưòi nuôi thương kẻ cơ hàn mà nuôi, hai là vì người muốn nương thân vào cửa quyền quý mà tình nguyện làm con nuôi. Những con nuôi ấy có người ở hết lòng trung nghĩa, như Quan Bình ở với Quan Công, có người ở phản trắc bất nhân như Lộc Sơn ồ với Đường Minh Hoàng.
Nhiều người nuôi con nuôi từ khi đứa trẻ còn thơ bé, hoặc vì cha mẹ nó mất sớm, thấy trẻ mồ côi mà nuôi, hoặc vì cha mẹ nó nghèo khó đem bán, người hiếm hoi thì nuôi cho nó đứng đầu đứng số. Đứa con ấy lớn lên, nhiều khi không nhớ đến bản thân phụ mẫu là đâu. Mà dẫu cò nhớ cũng không có phép coi cha mẹ đẻ trọng hơn cha mẹ nuôi được vì cha sinh không bằng mẹ dưỡng, nếu quên ơn người nuôi thì bất nghĩa.

Ta trọng nhất là việc kế tự, nếu không có người kế tự cho mình, thì mình tức là người bất hiếu với tổ phụ. Cho nên không có con, thì phải nuôi, chủ ý là để mai sau có người giữ hương hỏa cho nhà mình.
Cái bổn tâm đối với tổ tiên như thế thì cũng phải, nhưng xét cho kỹ thì cũng có điều nên bàn: Giả thử người bất hạnh mà không có con, nuôi được con anh em hoặc con nuôi đồng họ, để mà nối dõi tông đường, thì dẫu là con nuôi, nhưng cũng là huyết mạch, trong một nhà, chẳng hại gì. Còn những người nuôi con người ngoài, mà thường lại yêu thương quý trọng hơn con anh em, thì tưởng cũng là không phải.
Về phần người con nuôi, người ta đã có công nuôi dạy dỗ mình như con, thì mình cũng phải nên mong mà đền báo cái ơn ấy, chớ đừng nên nghĩ người ta không phải là người sinh ra mình, mà ăn ở phụ bạc.
Còn như những người thấy người ta có quyền thế mà hạ cái mình quý báu để xin vào làm con nuôi người ta thì là một thói du mị nịnh đời, để cầu lấy các sự ước ao của mình, ấy là một cách rất đê tiện.

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Chợ Lách Thân Thương

Chợ Lách thân thương mãi giờ tôi vẫn nhớ!
Hai buổi đến trường qua một chiếc đò ngang, 
Vật đổi sao dời, gặp lại quá bẽ bàng
Lòng uẩn khúc, sao lâu rồi không trở lại?
Ngôi trường cũ nay giờ xa chốn cũ
Kỷ niệm xưa trong ký ức mơ màng
Tần ngần đứng, nhìn quanh lòng khắc khoải
Nhớ thầy xưa, bạn cũ đã xa rồi!
Nhìn cảnh cũ đoanh tròng mờ nước mắt
Cuộc vui nào nay cũng vội quay lưng
Ngày chân sáo tung tăng bước đến trường
Tình trong sáng, bạn bè trong khoảnh khắc
Giờ tan biến, nỗi lòng như oặn thắt
Bạn xa tôi, tôi xa bạn đổ buồn
Quẳng vào túi, làm hành trang suốt kiếp
Giã biệt rồi, còn khoảng vắng chia xa
Giờ trở lại ta cũng vẫn là ta
Nhớ Chợ Lách và nhớ về bạn cũ!!!
                                     Hoa Đăng(*)

(*) Ngoài bút hiệu Hoa Đăng, Ngọc Hoa còn bút hiệu khác là Khê Đăng.

Xướng Hoạ : Vui Sống

 Bài Thơ Xướng

            Vui Sống 
Gẫm lại thì mình tuổi đã cao 
Nhưng đời mong giữ đẹp muôn màu. 
Tâm hồn nghệ thuật còn lai láng 
Cảm hứng thi ca vẫn dạt dào. 
Vui với bạn bè khi xướng họa 
Bạn cùng mây nước lúc tiêu dao. 
Mặc ai chen chúc đường danh lợi 
Ta chẳng quan tâm một chút nào . 
                   Los Gatos (10/11/14)   
                 Quang Tuấn

 Bài Thơ Hoạ

        Còn Gì Hơn 
Cho dù tuổi có thấp hay cao 
Cuộc sống mình đang đủ sắc màu 
Lục Bát gieo êm tình thắm thiết 
Đường Thi lắng động tứ dồi dào 
Đêm buồn hí hoáy vài câu xướng 
Ngày hứng hò ơ mấy khúc dao 
Trà rượu thơ ca quên thế sự 
Nghĩ đi như thế thú không nào?
                                         Quên Đi

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Họp Mặt CHS Tống Phước Hiệp nk 1962-1969 Lần 6: Phần 1


Thành Phần Khách Mời
Trong lần họp mặt lần thứ 6 này, Ngoài những Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp Vĩnh Long Niên Khoá 1962-1969, còn có sự  hiện diện của Quý Thầy và Bạn :
Thầy Lê Minh Thuận , thầy Lê Tương Ứng, thầy Lê Quang Liêm, Thầy Lê Thiện Quí, Thầy Nguyễn Nhã, Thầy Nguyễn Bá Tường đương nhiệm Hiệu Trưởng trường Lưu Văn Liệt, Anh Trần Ngọc Tuyến.

Từ Trái sang phải:
Hàng đứng : Thơ, Mui, Điệp (Lê), Thầy Nhã, Hồng, Tuyết Nga.
Hàng ngồi : Ngọc Hoa, Bạch Tuyết, Sương.


Hàng đứng : Ngọc Hoa, Thơ, Mui, Hồng, Thầy Nhã, Tuyết Nga.
Hàng ngồi : Đức, Bạch Tuyết, Sương.


Từ trái sang phải : Thầy Quí, Thầy Thuận, Thầy Nhã, Thầy Liêm.


Thầy Tường, thầy Ứng, thầy Quí, thầy Thuận.



Từ trái sang phải : Phụng (Lưu), Thông, Mẫn, thầy Tường, thầy Ứng.


Thầy Thuận, thầy Nhã, thầy Liêm, Đức, Thới.


Hên, Khanh, Hiền, Định.


Xuyên, Tuyến, Hiếu, Xuân.

Hạnh 49, Lệ Tuyết, Mỹ, Phỉ.

Mời xem tiếp phần 2

Họp Mặt CHS Tống Phước Hiệp nk 1962-1969 Lần 6: Phần 2

Thế Lang, thầy Ứng, Khải (Dương).

Sương, Duyên, Chí Thanh,Ánh, Chúc.
Thầy Thuận, thầy Nhã đang quay hình, thầy Liêm.
Phía sau, Thơ và Đức đang trao đổi chương trình trong buổi tiệc.

Bạch Tuyết, Trường, Hồng, Chi.

Ngọc Hoa (đứng) và Bạch Tuyết (ngồi) đang chuẩn bị máy để tác nghiệp!
Thơ (đứng phía sau Tuyết), Phỉ (mặc áo xanh) .

Thông, Mẫn, Tường, Khai.

Thới, Phụng, Thông, Mẫn, Khai.

Thầy Quí, thầy Thuận, thầy Nhã, thầy Liêm.
Phía sau là thầy Ứng, Chí Thanh và Điệp (Lê).
Ngọc Hoa, Thế Lang, Mui, Tuyết Nga, Sương, Hồng,Hạnh 49.
Thới, Phụng, Thông, Mẫn.

Mời xem tiếp phần 3