Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Mẫn Nông Kỳ 1 - Lý Thân





Từ trước đến giờ ở Tàu cũng như ở VN chúng ta những Nông dân một nắng hai sương,trăm ngàn khổ cực làm ra hạt thóc cho xã hội. Công khó thì nhiều. Nhưng nhận chẳng bao nhiêu. Thật là xót xa cho nhà Nông, tạo ra lương thực mà cả nhà phải chịu đói, thiếu ăn.

憫農 其一
              李紳
春種一粒
秋收萬顆子。
四海無閑田
農夫猶餓死。

Mẫn nông  kỳ 1
                    Lý Thân
Xuân chủng nhất lạp túc
Thu thâu vạn khoả tử
Tứ hải vô nhàn điền
Nông phu do ngã tử.
ịch
  
Dịch nghĩa: Xót cho người làm ruộng  kỳ 1 

Mùa Xuân gieo một hạt thóc
Sang mùa thu sẽ thu hoạch mười ngàn hạt
Khắp mọi nơi ruộng đất không bị bỏ hoang
Vậy mà người làm ruộng vẫn phải chết đói
  
Dịch thơ : 
                   1

Gieo hạt thóc mùa Xuân
Sang thu được mười ngàn
Ruộng đất không bỏ hoang
Nhà Nông vẫn chết đói
                                Quên Đi
                   2
             
     Xuân gieo một hạt thóc vàng 
 Sang thu sẽ được mười ngàn ai ơi
     Đất ruộng chẳng phí một nơi
Nhà nông vẫn đói sao đời bất công 
                                          Quên Đi


Mưa... Vẫn Chờ



Mưa vẫn rơi rơi đều trên phiến lá
Mưa vẫn buồn buồn đá cứ mãi trơ
Mưa vẫn rơi rơi sâu vào nỗi nhớ
Mưa vẫn buồn buồn xót cuộc tình xa

Mưa thương ai ai xuôi về dĩ vãng
Mưa thương đời đời lắm kẻ cô đơn
Mưa thương ai ai tìm vào quên lãng
Mưa thương đời đời bao cảnh trái ngang

Mưa chờ ta ta nhoà trong mộng tưởng
Mưa chờ người người thiếu vắng tình thương
Mưa chờ ta ta chìm trong đêm lạnh
Mưa chờ người người lại đợi tàn canh.

                                                   Quên Đi

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Hạt Táo Bình An




Tại một xứ Hồi giáo nọ, có một người đàn ông bị vua truyền lệnh treo cổ vì đã ăn cắp thức ăn của một người khác. Như thường lệ, trước khi bị treo cổ, tù nhân được nhà vua cho phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội bèn xin với nhà vua như sau: "Tâu bệ hạ, xin cho thần được trồng một cây táo. Chỉ trong một đêm thôi, hạt giống sẽ nảy mầm, thành cây và có trái ăn ngay tức khắc. Ðây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại cho thần. Thần tiếc là bí quyết này không được truyền lại cho hậu thế".
Nhà vua truyền lệnh cho chuẩn bị mọi sự sẵn sàng để sáng hôm sau người tử tội sẽ biểu diễn cách trồng táo. Ðúng giờ hẹn, trước mặt nhà vua và các quan văn võ trong triều đình, tên trộm đào một cái lỗ nhỏ và nói: "Chỉ có người nào chưa hề ăn cắp hoặc lấy của người khác, người đó mới co thể trồng được hạt giống này. Vì đã từng ăn trộm nên tôi không thể trồng được hạt giống này".
Nhà vua tin người tử tội, nên mới quay sang nhìn vị tể tướng, có ý nhờ ông ta làm công tác ấy. Nhưng sau một hồi do dự, vị tể tướng mới thưa: "Tâu bệ hạ, thần nhớ lại lúc còn niên thiếu, thần cũng đã có lần lấy của người khác... Thần cảm thấy mình không đủ điều kiện để trồng hạt táo này". Nhà vua đảo mắt nhìn quanh các quan văn võ đang có mặt, ông nghĩ bụng: may ra quan thủ kho trong triều đình là người nổi tiếng trong sạch có thể hội đủ điều kiện. nhưng cũng giống như vị tể tướng, quan thủ kho cũng lắc đầu từ chối và tuyên bố trước mặt mọi người rằng, ông cũng đã có một lần gian lận trong chuyện tiền bạc. không còn tìm được người nào có thể thực hiện được bí quyết trồng cây ấy, nha vua định cầm hạt giống đến cho vào lỗ đã đào sẵn. Nhưng ông cũng chợt nhớ rằng lúc còn niên thiếu, ông cũng có lần đánh cắp một báu vật của vua cha...
Lúc bấy giờ, người tử tội chỉ vì ăn cắp thức ăn, mới chua xót thốt lên: "Các ngài là những kẻ quyền thế cao trọng. Các ngài không hề thiếu thốn điều gì. Vậy mà các ngài cũng không thể trồng được hạt giống này, bởi vì các ngài cũng đã hơn một lần lấy của người khác. Còn tôi, một con người khốn khổ, chỉ lỡ lấy thức ăn của người khác để ăn cho đỡ đói qua ngày, thì lại bị các ngài nghị án treo cổ...". Nhà vua và cả triều thần nghe như xốn xáo trong lương tâm. Ông ra lệnh phóng thích cho người ăn trộm.
Hạt giống bình an đó chỉ có thể nảy mầm thành cây và mang lại hoa trái là nếu mỗi người ai cũng dọn sẵn đất đai cho nó. Ðất đai thuận tiện để cho hạt giống của Bình An ấy được nảy mầm, chính là lòng sám hối thực sự. Sám hối nghĩa là biết chấp nhận chính bản thân và sẵn sàng cảm thông, tha thứ cho người khác. Có nhận ra những yếu đuối bất toàn của mình, con người mới dễ dàng cảm thông và tha thứ cho người. Và có cư sử như thế, chúng ta mới thấy được hạt giống Bình An nảy mầm trong tâm hồn chúng ta và mang lại hoa trái cho người xung quanh‏
Mai Lộc Sưu Tầm 

Vui Cười 4


Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Trong giờ Lịch Sử, kiểm tra bài cũ, Thầy giáo gọi Tèo lên bảng và hỏi:
- Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
- Dạ thưa thầy, em không biết. Nhưng em thề là em không lấy.
Thầy bực quá nên đuổi Tèo về chỗ và hỏi cả lớp:
- Cả lớp, ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Không cánh tay nào giơ lên. Thầy gọi:
- Lớp trưởng nào. Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Lớp trưởng rụt rè đứng dậy:
- Dạ thưa thầy, em xin cam đoan với thầy là lớp em không ai lấy đâu ạ.
Thầy giáo bèn yêu cầu Tèo mời phụ huynh đến gặp để bàn về việc học của Tèo. Nhưng, khi gặp phụ huynh, thầy chưa kịp lên tiếng thì phụ huynh đã nói:
- Thầy xem xét lại cho, chứ thằng Tèo nhà tôi ngoan ngoãn, hiền lành, chưa ăn
trộm, ăn cắp cái gì của ai bao giờ cả. Mong thầy suy xét.
Buồn quá, thầy giáo đem chuyện này nói với hiệu trưởng. Nào ngờ thầy hiệu trưởng phán:
- Hư thật, mới học lớp 10, mà đã ăn trộm, ăn cắp rồi. Bé thì trộm cái nỏ thần, lớn lên, thế nào cũng tham ô, tham nhũng. Phải đuổi học ngay!!!

Phụ huynh của Tèo biết chuyện, bèn vác đơn kiện lên Sở. Mọi người trên Sở cười lăn, cười bò. Duy chỉ có Giám đốc là mặt tái đi:
- Hiệu trưởng như thế không được.
Có mỗi cái nỏ thần mà cũng định đuổi học con nhà người ta. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực gì mà lại làm như thế! Bảo với ''anh'' Dương Vương làm báo cáo, nỏ thần hết bao nhiêu tiền thì trích ra mua, mà đền, có gì mà phải làm ầm ĩ lên!

Không biết kẻ nào mách lẻo, chuyện đến tai Bộ. Các chuyên viên trên Bộ cười ha hả. Nhưng bà Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính thì cau mày:- Giám đốc như thế không được! Bạ cái gì cũng lấy ngân sách ra mà đền thì tiền đâu cho đủ! Phải bắt nhà học sinh đền. Nếu không, ''Anh'' Dương Vương phải tự đi mua cái mới. Có mỗi cái nỏ, mà cũng không giữ nổi, lại còn báo cáo cấp trên!

******************************
Thánh cũng chịu
 Một cô gái tới đền cầu khấn:
- Con lạy Thánh mớ bái, xin Thánh ban cho con lấy được người chồng: một là vô cùng giàu có, hai là có chức quyền cao, ba là vừa trẻ lại vừa đẹp trai, bốn là luôn chung thủy với con.

Thánh (cười): Ba điều trên, con xin ta đều có thể ban cho con được. Nhưng đã có ba điều
ấy mà lại còn xin kèm theo điều thứ tư kia nữa thì đến ta là Thánh cũng phải chịu.

*************************************
Chàng trai gặp một bạn học trên phố đang khoác tay âu yếm với 1 cô gái.
Anh ta hỏi, giọng nghiêm nghị:
- Ai đây?
Người bạn nói:
- Người yêu mới của tao.
Chàng trai:
- Tao không hỏi mày, tao hỏi vợ tao.

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Cô Giáo :
- Dạ chính là anh K. Rong Pleime.Hội Đồng Làng :
- Anh K. Rong Pleime có nhận tội không?
K. Rong Pleime :
- Thưa không.
Hội Đồng Làng :
- Tội anh rành rành ra đó, sao không nhận?
- Thưa Hội Đồng: giết người mới có tội, còn tôi... "làm ra người" sao gọi là có tội.
- ???

Mai Lộc Sưu Tầm


Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Lá Thu



Nhặt lá thu tàn nỗi nhớ tuôn
Nắng vàng nung ấm kỷ niệm buồn
Bao mùa lá đổ bao mùa nhớ
Dĩ vãng tìm về tựa giấc mơ

Thu phong lay động mối tình xưa
Nhớ lắm tình thu mấy cho vừa
Một thuở yêu ai rồi vỡ mộng
Nhưng tình lưu luyến đọng nơi lòng

Nay gió thu về trong nắng mai
Ngõ vắng tình xưa chẳng đổi thay
Em còn lưu giữ thời áo trắng
Hay đã tàn theo giấc mộng phai

Anh vẫn chờ đây nhặt lá vàng
Đếm từng chiếc lá đợi thu sang
Hoài niệm tình yêu dù đã úa
Gìn chút hương xưa đã sớm tàn

                                 Quên Đi

CHS TPH Trong Chuyến Đi Biển Ba Động


Bãi biển Ba Động hãy còn sơ sài.
Từ trong ra ngoài, từ trái sang phải : Liên, Anh Minh, Dũng, Điệp Lê, Thơ, Thanh, Sương, Duyên.
Anh Minh đang giới thiệu một đặc sản của Ba Động :  Chù Ụ rang me (con Chù Ụ rất giống với con Còng trong kinh rạch Miền Tây)
Các Món đặc sản của Biển Ba Động
Từ trái sang phải: Liên, Sanh, Thơ, Điệp Lê.
Từ trái sang phải: Dũng, Thơ, Diệp Lê, Anh Minh, Liên, Đức
Huỳnh Hữu Đức

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Thơ Tranh : Mê Linh Thệ



Thơ : Quên Đi
Thiết Kế Tranh : Hữu Đức


Luật Thơ : Lục Bát & Song Thất Lục Bát


Lời mở đầu:

      Trong chúng ta, đôi lúc có máu thơ thẩn, thích làm thơ để trải lòng, nhưng lại không dám thực hiện. Vì sao?
      Chúng tôi xin phép được suy bụng ta ra bụng người, để trả lời. Chúng ta ngần ngại vì bởi không biết rõ luật thơ, luôn e sợ lỡ sai luật.
      Chính vì lý do đó, ngoài sự hiểu biết, đến việc cố công sưu tầm và tổng hợp một số bài viết từ
Internet
      Với chủ ý cùng nhau trao đổi, chúng tôi đã chọn lọc một số bài
của Thân Hữu. Những Cây Viết Nghiệp Dư này đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều thi phẩm để mang ra thí dụ, hầu dẫn chứng về Luật  của các Thể Thơ.
      Với khả năng hạn chế, kính mong quý độc giả góp ý và bổ sung để chúng ta có được một bài viết đầy đủ hơn.
                                                 
 A - Thơ Lục Bát
     Thơ Lục Bát là một thể thơ thuần túy của Việt Nam, rất êm dịu, nhẹ nhàng, giống như bản chất hiền hòa của dân tộc ta. Xuất xứ từ Ca Dao.
 Phạm Quỳnh cho  rằng: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn .”
     Câu này mang hàm ý: "Thơ Lục Bát còn dân tộc Việt còn, thơ Lục Bát mất dân tộc Việt mất". Bởi vì, Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được viết bằng Chữ Nôm theo thể thơ Lục Bát (nguyên tác là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân).
     Chính vì thế, là con cháu, chúng ta cần nên gìn giữ tinh hoa văn hóa của ông cha lưu truyền, nhất là hạn chế việc làm biến  dạng hình thức của thể Thơ Lục Bát. Đó  một thể thơ đại diện cho tinh hoa dân Việt chúng ta.

1 - Luật Bằng Trắc 
     - câu 6 chữ : b B t T b B
     - câu 8 chữ : b B t T b B t B
Những chữ có dấu huyền hay không dấu là vần Bằng.
Thí dụ: đi, về
Những chữ có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng là vần Trắc
Thí dụ: bát, trả, chữ, nợ .
Những chữ in lớn (B, T) là bắt buộc phải theo luật được qui định

2 - Cách giao vần 
      a - Cách gieo vần 1
Trong thơ Luc Bát thông thường chỉ sử dụng vần Bằng.
      - Bắt đầu từ chữ cuối của câu 6 chữ, gieo vần với chữ thứ 6 của câu 8 chữ. Cách gieo vần này  gọi là Vần Lưng (yêu vận), nghĩa là gieo vần ở giữa câu.
      - Tiếp đến, chữ cuối của câu 8 chữ, gieo vần với chữ cuối câu 6 chữ tiếp theo. Gọi là Vần Chân(Cước vận).
Cứ thế tiếp tục mãi và số câu trong bài thơ không giới hạn.
Thí dụ: Bài thơ sau đây

                      Mộng Đêm Thu

               Men hương ấp ủ thu về
                b        B      t   T   b    B
     Muôn cành lá rụng đê mê nổi buồn
        b      B      t    T      b   B    t      B
       Không gian một chút loạn cuồng
Gặp nàng thơ diện cành buông trăng thề
...
                              
                      Lục Lạc
                     Tình Hoa

                
Hoa hồng gợi chút ý thơ
Đọng sương lóng lánh như mơ chuyện tình
              Gọi nhau hẹn ước cưới xin
Hồng thơm hương tỏa lung linh nguyệt cầm...
                                                            Lãng Tử
             b - Cách gieo vần 2

         Ngoài ra, chúng ta có thể gieo vần như thế này : từ chữ cuối câu 6 chữ, ta gieo vần với chữ thứ 4 của câu 8 chữ
Thí dụ :

         
Anh đi ghe rổi chín chèo
Bởi anh thua bạc nên nghèo nợ treo
          Nợ treo kệ mặc nợ treo
  Em bán bánh bèo trả nợ nuôi anh
                                    (Ca Dao)
Hoặc:

         
Ăn no rồi lại nằm quèo
Thấy giục trống chèo vội vã đi xem
                              
       (Ca Dao)  


3 - Trường hợp ngoại lệ

     Tuy nhiên, trong thơ Lục Bát vẫn có những trường hợp phá cách, không theo qui luật trên.
a - Thí dụ :

                          Trách
      Nghìn dậm  nhớ dáng trong mơ (chữ thứ hai vần trắc)
Bên ngoài Mai rụng ta chờ người sang
        Giờ thấm thoát xuân đã tàn
Bóng người biền biệt hạ vàng đến nơi
        Đâu tăm cá đâu chim trời
  Nên ta còn đứng đợi người về đây

                              
                  (Quên Đi)

b - Hoặc là sử dụng vần TRẮC

        Tò vò mà nuôi con nhện
  Đến khi nó lớn nó quện nhau đi
           Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhện hỡi mầy đi đằng nào

                                             (Ca Dao)
hay là:
             Đêm năm canh ngày sáu khắc
Thương nhớ chàng không một giấc nào nguôi

                                                           (Ca Dao)
        Qua cầu một trăm cái nhịp

Em không theo kịp kêu bớ hỡi chàng 
                                            (Ca Dao)

     Tình thương gươm trường không sợ
Sét đánh bên mình duyên nợ không buông 
                                                 (Ca Dao) 

B - Thơ Song Thất Lục Bát
Thơ Song Thất Lục Bát cũng là thể thơ của Việt Nam, gồm hai câu Bẩy chữ, kế đến một câu Sáu và một câu Tám chữ. Cứ như thế tiếp tục, không giới hạn số câu.

Luật Bằng Trắc và cách gieo vần :

" b , t " : không bắt buộc
" T " : Vần Trắc bắt buộc
" B " : Vần Bằng bắt buộc

Trong thơ Song thất Lục Bát, chữ cuối của câu Thất trên gieo vần với chữ thứ 5 của câu Thất thứ hai.
Chữ thứ 7 câu thất thứ hai gieo vần với chữ cuối của câu Lục. Chữ cuối của câu Lục gieo vần với chữ thứ Sáu của Câu Bát.  Chữ cuối của Câu Bát sẽ gieo vần với chữ thứ Năm của câu Thất đoạn hai.
Cứ tiếp tuc như thế và không giới hạn số câu trong một bài thơ.

Câu Thất 1 : b bT t B b T
Câu Thất 2 : t  t B b T t B
Câu Lục :    b B t T b B
Câu Bát : b B t T b B t B
Đoạn hai :   b b T t B b T (giống 4 câu trên )
                    t t B b T 
t B
                    b B t T b B
                  b B t T b B 
t B

Thí dụ :

           Vầng Trăng Khuyết

  Khép nép giữa dòng vầng trăng khuyết
      Ai tình nhân biền biệt phương nao
            Để người thơ thẩn ra vào
Trăng không tròn vẹn bến nào trăng neo
   Trên sông vắng trăng 
theo sóng nước
    Thuyền có về chở được hay không
         Chớ gieo hy vọng chờ
 mong
  Để trăng lại nhớ đau lòng cho trăng
                              
                     (Quên Đi)

Tuy nhiên, trong thơ Song Thất Lục Bát luật Bằng Trắc cũng có ngoại lệ :

                      Khúc Hát Sai Mùa

           Thả tâm hồn vô thinh lá đổ    ( Chữ thứ ba vần Bằng)
         Ngơ ngác đời bể khổ mù bơi...
    Chuông ngân thánh thoát nhẹ rơi...
Cửa thiền mở rộng luân hồi... nhân sinh

                              
                        ( Kim Oanh)

Huỳnh Hữu Đức


Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Hùng Ca Sử Việt 1:Tiếng Hờn Sông Hát



       Thi Sách chàng ơi trọn kiếp này
     Thù nhà hận nước nặng đôi vai
Liều thân nhi nữ vì sông núi
       Thề diệt xâm lăng dạ chẳng thay
                                                                                          Quên Đi

          Từ ngày lập nước Văn Lang, trải qua hàng ngàn năm, các vua Hùng đã đem đến cho dân Lạc Việt cuộc sống ấm no. Nhưng đến đời Hùng Vương thứ 18 thì thế nước bắt đầu suy tàn, vua Hùng Vương thứ 18 vốn nhu nhược, nên bị vua  nước Âu Việt là Thục Phán chiếm lấy. Sau khi giành được đất Lạc Việt của họ Hồng Bàng, Thục phán sát nhập thành nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, đóng đô tại Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh-Hà Nội).
          An Dương vương lúc nào cũng phòng bị, cho xây thành Cổ Loa, luôn huấn luyện quân lính để bảo vệ đất nước. Lúc bấy giờ chúa quận Nam Hải (Quảng Đông ngày nay) là Triệu Đà nhiều lần kéo quân xâm chiếm, nhưng đều thất bại. Sau cùng Triệu Đà dùng kế nội gián, cho con là Trọng Thuỷ sang cưới Mỵ Châu con An Dương Vương (tạo nên câu chuyện tình thương tâm trong sử Việt).
        Thôn tính xong nước Âu Lạc, Triệu Đà lập nước Nam Việt mở đầu kỷ nguyên nhà Triệu. Đến cuối thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, Thái Hậu Cù Thị cùng Vua Triệu Ai Vương định dâng nước cho nhà Hán, bị tể tướng Lữ Gia chống đối và tiêu diệt. Lữ Gia kêu gọi người dân đứng lên chống giặc Hán xâm lược. Nhưng thế cô  lực lượng mỏng, bị Hán quân tiêu diệt.
         Thế là thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ nhất bắt đầu.
         Nhà  Hán chia nước ta thành quận huyện. Đứng đầu mỗi quận là một viên Thái thú người Hán, còn dưới mỗi huyện phần lớn vẫn để các Lạc tướng người Việt trông coi, theo chính sách "dùng tục cũ mà cai trị".
         Tuy nhiên các quan lại nhà Hán cai trị rất hà khắc, rất tham lam và tàn bạo. . bắt dân ta xuống biển mò ngọc trai, lên rừng săn sừng tê, ngà voi, sưu cao thuế nặng ... Các quan Lạc tướng cũng bị khinh thường và đối xử tàn tệ, khiến các Lạc Tướng vô cùng căm phẩn.
         Vốn căm thù quân Hán xâm lược, lúc bấy giờ có Lạc Tướng huyện Chu Diên (nay là Hà Nam và Nam Hà), có con trai là Thi Sách, là người chí lớn, tinh thần bất khuất quật cường,  cưới con gái Lạc Tướng Huyện Mê Linh (nay là vùng Sơn Tây cũ và tỉnh Vĩnh Phú), thuộc dòng dõi Hùng Vương, là Trưng Trắc tài trí hơn người.
         Hai gia đình Lạc tướng thông gia  cùng mưu tính liên kết đứng lên đuổi giặc, cùng lo chuẩn bị lực lượng, tập hợp dân chúng, rèn đúc vũ khí .
         Nhưng  việc bại lộ. Thi Sách bị viên Thái thú TôĐịnh bắt và giết đi.
          Vốn là người có chí lớn, tài trí hơn người, Tuy việc khởi nghĩa bị lộ, không hề rung sợ,  hai Bà Trưng vẫn tiếp tục sự nghiệp mà Thi Sách đã để lại.
Tháng 3 năm 40 (theo dương lịch), Hai Bà phất cờ
 khởi nghĩa ở Mê Linh. Những lời tuyên thệ trước ba quân tướng sĩ :
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này.

 
         Hai Bà Trưng là những hậu duệ trực tiếp của các vua Hùng, còn mẹ của Hai Bà, bà Man Thiện, cũng là cháu chắt bên ngoại của vua Hùng. Bà góa chồng sớm nhưng đã nuôi dạy hai con gái thành những trang anh hùng kiệt xuất, mở đầu cho lịch sử chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc. Khi hai con gái và con rể chuẩn bị khởi nghĩa, bà đã không quản đường xa mệt mỏi, đi lại khắp nơi để hẹn ước với nghĩa quân các địa phương. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng sở dĩ mau chóng thắng lợi là vì các lực lượng trong nước đều nhất tề đứng đậy một lần, làm cho quân giặc trở tay không kịp. Với danh nghĩa là vợ một vị Lạc tướng lẫy lừng, đã quán xuyến mọi công việc sau khi chồng chết, nên lời nói của bà được mọi người trong nước tin tưởng và hưởng ứng nhiệt liệt.       
         Trước đó trên mọi miền đất nước, đã có những cuộc nổi dậy lẻ tẻ. Nay nghe tin hai Bà, vốn là dòng Hùng Vương dấy nghiệp, đều nhất tề đứng lên, Mê Linh đã trở thành nơi tụ nghĩa của đồng bào cả nước.
          Từ Mê Linh, nghĩa quân tiến đánh Luy Lâu
 (thuộc Thuận Thành, Hà Bắc) là thủ phủ của chính quyền Đông Hán ở Giao Chỉ. Thành Luy Lâu bị hạ, Tô Định phải cắt tóc cạo râu, ăn mặc giả làm con gái, tìm đường lẻn trốn về Nam Hải (thuộc Quảng Tây, Trung Hoa).
        Từ Luy Lâu, nghĩa quân tiến đánh nhiều phủ                                  
huyện khác, phối hợp với lực lượng nổi dậy ở các địa phương. Bọn quan lại ở Đông Hán hoảng sợ, có nơi mới chỉ nghe tin nghĩa quân đang đến, đã phải bỏ lại cả của cải, ấn tín, giấy tờ ... để cốt chạy tháo thân về nước.
         "65 huyện thành", nghĩa là toàn bộ nước ta hồi đó đã sạch bóng quân xâm lược. Bà Trưng Trắc được tất cả các tướng sĩ và quân lính suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh. Bà Trưng Nhị và các tướng lĩnh khác đều được phong tước, chia nhau ra giữ các miền xung yếu. Hai năm liền, mọi người cả nước được miễn tất cả các khoản sưu thuế, sống trong nền độc lập tự chủ.       
         Tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa và xưng vương đã làm chấn động cả vương triều Hán. Hán Quang Vũ vô cùng tức giận, lập tức hạ lệnh bắt các quận miền Nam (Trung Hoa) lo trưng tập binh mã, sắm sửa thuyền bè khí giới, sửa sang đường sá, tích trữ lương thảo ... để chuẩn bị đánh chiếm lại nước ta.
         Tháng 4 năm 42, vua nhà Hán phong Mã Viện làm "Phục Ba Tướng Quân" đem hai vạn quân cùng hai nghìn thuyền xe, vừa thủy vừa bộ, từ Hợp phố
 (Quảng Đông) tiến thẳng vào vùng Lãng Bạc (Tiên Sơn, Hà Bắc).
         Mã Viện là viên tướng già có nhiều mưu gian kế hiểm, và thuộc vào loại sừng sỏ nhất của nhà Hán thời đó. Một tay y đã từng đánh dẹp người Khương và đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong nước.      
        Trưng Nữ Vương và các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng đã đưa quân ra chống giặc từ biên giới, trước thế giặc rất hung hãn, quân ta đã chống cự mãnh liệt, các trận chiến ác liệt đã diễn ra ở Lăng Bạc, Ðông Triều, Yên Phong, Hà bắc.
                Cuối cùng quân ta yếu thế hơn phải rút lui về Cẩm Khê (Yên Lạc, Vĩnh Phú). Mã Viện đem quân đuổi theo. Tại Cẩm Khê và các vùng lân cận lại diễn ra nhiều cuộc chiến đấu ác liệt nữa, kéo dài gần một năm sau.
         Hai bên đều bị hao binh tổn tướng. Hàng vạn người Việt đã ngã xuống trong các trận chiến ác liệt để bảo vệ Tổ Quốc thiêng liêng của mình. Nhưng quân giặc do đông hơn, lại có nguồn chi viện thường xuyên, còn quân ta lực lượng ít hơn, lại bị chặn các nẻo đường tiếp tế. Cuối cùng, do lực lượng quá chênh lệch, quân ta đã thất bại.
         Khi chạy tới vùng cửa sông Hát, thấy không còn cứu vãn nổi tình thế được nữa, Hai Bà Trưng thà chết chứ nhất định không chịu rơi vào tay giặc, đã cùng nhảy xuống sông tự tử. Đó là ngày mồng 6 tháng 2 Âm lịch, (Dương lịch là tháng 3 năm 43).
         Chiếm được nước ta, nhà Hán sáp nhập vào Ðông Hán. Mã Viện còn cho dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới và cho khắc sáu chữ : "Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (cây đồng trụ đổ, thì người Giao Chỉ mất nòi). Dân ta ai qua đó cũng ném một hòn đá vào, dần dần thành gò cao, đến nay không biết cột trụ đâu
         Thế là nước Ta lại bị giặc Tàu đô hộ.
         Sau khi vua Trưng cùng 162 tướng tuẩn tiết, cả nước vô vùng thương tiếc, đã lập đền thờ ghi công đức của hai vị nữ anh hùng của dân tộc. Hàng năm, vào ngày 6 tháng 2 Âm Lịnh, là ngày giỗ hay là lễ hội tưởng nhớ Hai bà (cũng là Ngày Phụ nữ Việt Nam tại miền Nam trước kia) được tổ chức tại Miền Nam Việt Nam  trước năm 1975 và hiện nay tại nhiều nơi trong nước Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt tại nước ngoài
         Tương truyền vua Anh Tông nhà Lý, nhân trời đại hạn, khiến thiền sư Tịnh Giới đến đền cầu mưa, quả được mưa, khí mát buốt người. Vua mừng liền qua xem, hốt nhiên ngủ mộng thấy hai thiếu nữ mặt hoa mày liễu, áo lục quần hồng, mão đỏ, thắt lưng, cỡi ngựa sắt theo mưa mà chạy ngang. Vua lấy làm lạ mới hỏi. Đáp rằng:
- Thiếp là chị em Nhị Trưng đây, vâng mệnh Thượng đế xuống làm mưa.
Vua tỉnh dậy mà cảm, sắc phong trùng tu từ vũ, rồi sắm lễ vật đến tế, sai sứ rước về phía Bắc Đại nội, dựng đền Vũ Sư mà thờ phụng. Sau lại thác mộng cho vua xin lập đền thờ ở làng Cổ Lai, vua nghe theo, sắc phong Trinh Linh Phu Nhân.
Năm Trùng Hưng thứ tư, phong bà chị là Chế Thắng phu nhân, năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia thêm hai chữ Thuần Trinh. Lại gia phong thêm cả bà chị và bà em hai chữ Bảo Thuận, thường thường vẫn có linh ứng.

                                             Đền Thờ Hai Bà Trưng ở Vĩnh Phúc

         Theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, Sử-gia Lê văn Hưu 黎文休nói rằng:
« Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn-bà nổi lên đánh lấy được 65 thành-trì, lập quốc xưng vương dễ như giở
bàn tay. Thế mà từ cuối đời nhà Triệu cho đến đời nhà Ngô hơn một nghìn năm, người mình cứ cúi đầu bó tay làm tôi-tớ người Tàu, mà không biết xấu-hổ với hai người đàn-bà họ Trưng! ».
        Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Sử thần Ngô Sĩ Liên nói:
Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà [4a] quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa. Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư ?
         Vua Tự Đức viết trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục:
Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh
sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm                  
         Phải chăng những nhận xét trên quá khắc khe với đấng mày râu chăng? Chúng ta thử nhìn lại trên thế giới  những Nữ Vương vang danh thiên hạ
 1 - Cleopatra VII Philopator : gốc người Hy Lạp( 69 trước Công Nguyên-30 trước Công Nguyên) là Nữ Hoàng thời cổ đại của Ai Cập. Bà rất nổi tiếng trên thế giới, là người thông minh tài giỏi. Tuy nhiên, quyền lực của bà do vua cha truyền lại .
2 - Võ Tắc Thiên ( Võ Chiếu 625 - 705 ) Chặng đường lên ngôi vua của bà dựa vào nhiều yếu tố khách quan. Nhờ vào sự ganh tỵ trong nội cung, bà được Vương Hoàng Hậu ( Vua Đường Cao Tông) đưa vào cung cất nhắc lên làm Võ Hoàng Phi hiệu là Chiêu Nghi. Sau đó được Đường Cao Tông phong làm Hoàng Hậu....
                 Nhìn con đường dẫn đến ngai vàng của hai vị Nữ Hoàng nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới, nếu đem so với con đường đi đến ngôi vua của Trưng Nữ Vương, chúng ta thấy Bà Trưng không hề thua kém nếu không muốn nói là bi hùng hơn hẳn.

Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn

Hai Cô Gái Và Cuc Bướu




Xưa có một cô gái con nhà nghèo khó, không may cho cô là khi sinh ra đã mang một cục bướu ở mặt. Người càng lớn, cục bướu càng to, vì vậy nhan sắc của cô thua em kém chị. Tuy nhiên cô gái không lấy thế làm buồn, suốt ngày vẫn thường vui đùa ca hát. cổ tích
Một buổi trưa hè, cô theo bạn lên rừng kiếm củi. Vì mải mê tìm nấm, cô vui chân quá bước vào rừng sâu, quên bẵng mất trời đã về chiều và mây thì đang kéo tới mỗi lúc một đen sầm, báo hiệu một cơn dông sắp tới. Quả nhiên khi cô định trở về để gặp chúng bạn thì không kịp nữa. Gió thổi mạnh làm cây rừng xào xạc, cành khô gãy răng rắc, những giọt mưa hắt vào mặt. Bất đắc dĩ cô phải tìm chỗ ẩn. May làm sao cô chạy kịp đến một gốc cây cổ thụ, thu mình chui vào một cái hốc để tránh mưa. Nhưng đến lúc mưa tạnh bước ra khỏi hốc thì trời cũng đã tối mịt. “Các bạn ta bây giờ chắc đã rủ nhau về cả. Đường rừng lại tối đi một mình thật là đáng sợ. Thôi đành ở đây đợi sáng, không còn cách nào khác”. Nghĩ vậy, cô dọn lại chỗ hốc sạch sẽ rồi lách mình vào đó nằm nghỉ, không quên đặt bó củi chắn cửa để đề phòng thú dữ. truyen co tich
Đến khuya, có những tiếng hát, tiếng cười và tiếng đàn sáo làm cho cô tỉnh giấc. Cô nhìn ra thấy trăng sáng như ban ngày. Ở một bãi đất bằng phẳng phía bên kia gốc cổ thụ có một đám người đang múa hát vui vẻ. Cô bước ra khỏi hốc. Thoạt đầu cô cứ ngỡ là một đám người đi rừng nào đó lên đây sớm ngồi đợi trời sáng nên bày ra múa hát mua vui. Nhưng khi nhìn kỹ thì hoá ra không phải. Đó là những người hình dung dị thường, ăn mặc khác lạ, có những bộ mặt đen đúa đầy lông lá gớm ghiếc. Cô gái bụng bảo dạ: “Đúng là một bọn quỷ”, và cô bỗng rùng mình, nhưng rồi cô liền đánh bạo bước lại nấp sau cây cổ thụ rình xem. Bọn quỷ vẫn múa hát không biết có người đang rình mình. Giọng hát của chúng không hay nhưng thật là vui làm cho cô vui lây. Cho nên cô cũng lẩm bẩm hát theo bằng một giọng nho nhỏ trong cổ họng. Dần dần hứng lên, tự nhiên cô cất cao giọng, quên bẵng là mình đang nấp.
Nghe tiếng hát, bọn quỷ bỗng im bặt. Rồi cả bọn ùa nhau đến gốc cây. Một đứa nói:
- Hà hà, khá quá! Ra đây, ra đây, ta cùng hát cho vui.
Rồi chúng dắt cô ra bãi, bảo cô hát tiếp. Cô lấy can đảm hát lại bài hát vừa rồi. Giọng cô rất ngọt làm cho bọn quỷ phải lắng nghe. Xong một bài, chúng tấm tắc khen ngợi rồi nhảy múa thích thú. Chúng lại đưa những quả sim, quả ổi mời cô ăn. Ăn xong, lại bảo cô hát tiếp, rồi chúng còn lần lượt đàn hát và nhảy nhót suốt đêm.
Tiếng gà rừng gáy buộc bọn quỷ phải ngừng cuộc vui. Một đứa bảo:
- Cô hát hay quá! Tối mai đến đây hát nữa nhá!
Cô gái đáp:
- Cái đó thì cũng còn tuỳ.
Nó kêu lên: truyện cổ tích
- Ấy, còn tùy thế nào? Chúng mày ơi! Ngộ tối mai cô ấy không đến thì sao?
Một đứa chỉ vào cái bướu:
- Ta hãy giữ lấy cái này, chắc là của quý. Mai cô đến đây mà lấy nhé!
Nói xong phẩy tay một cái, rồi cả lũ biến đi lúc nào không hay.
Sáng hôm sau cô gái ra về, lòng mừng khấp khởi. Cục bướu đã được bọn quỷ lấy đi một cách thần diệu, làm cho cô trở nên nhẹ nhõm. Gặp ai cô cũng kể chuyện tối hôm trước cho họ nghe. Chẳng mấy chốc, tiếng đồn đã lan khắp đầu đường xó chợ. Một cô gái con nhà phú ông ở làng bên cạnh cũng không may mang một cục bướu trên mặt, khi nghe câu chuyện, cô này vội vàng đến gặp cô kia xin chỉ chỗ cho mình đi thay, hy vọng nhờ lũ quỷ nhổ cho cái bướu xấu xí trên mặt. Cuối cùng, cô gái nhà phú hộ cũng tìm được đến gốc cây cổ thụ nọ và nấp sẵn trong hốc cây. Nửa đêm, bọn quỷ hiện ra dưới ánh trăng. Chúng tìm đến chỗ cô gái nấp:
- Nào, cô hãy xuống hát với chúng tôi đi! việt nam
Vốn quen thói gắt gỏng, lại thấy những cánh tay lông lá giơ ra kéo lấy áo, cô vội gạt đi:
- Buông ra đã nào, tránh để cho tôi xuống. Ôi, kinh tởm!
Rồi cô cũng nhảy xuống khỏi hốc, nhưng vẫn tỏ vẻ sợ hãi, gớm ghiếc, không dám lại gần lũ quỷ. Cô để cho chúng giục hai ba lần mới cất giọng hát, song nét mặt thì không được vui. Giọng của cô cũng vì thế mà mất tự nhiên. Mỗi lần cô cố gắng cất cao thì giọng lại the thé, nghe chẳng hay ho gì. Cô mới hát được một bài, bọn quỷ đã tỏ ý không hài lòng! Một đứa nói:
- Hôm qua hát hay thế, sao bây giờ thì chán ngắt! Thôi cô về đi cho rảnh.
Cả lũ quỷ đồng thanh:
- Phải đấy, về đi!
Tiếng đuổi của lũ quỷ nhao nhao làm cho cô gái phật ý, quay lưng trở lui. Nhưng mới đi được mấy bước, cô đã nghe có tiếng chạy theo: Này cô kia, trả lại cô cái làm tin hôm qua.
Cô vừa ngoảnh lại thì thấy có vật gì mềm nhũn văng vào má. Sờ tay vào mới biết bây giờ không phải là một mà có tới hai cục bướu.

(Theo http://truyencotich.vn)